I) Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Điện lực Việt Nam đến năm
1) Dự báo khả năng khai thác các nguồn để cung cấp cho sản xuất điện
1.6) Đánh giá tính khả thi về nhập khẩu điện giai đoạn 2011-
- Lào hiện nay chưa có kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải quốc gia nên việc nhập khẩu sẽ chủ yếu qua các dự án thủy điện riêng rẽ. Điều đó làm giảm hiệu quả kinh tế của nhập khẩu. Đa số các dự án thủy điện của Lào sẽ phát triển bởi các nhà đầu tư nước ngoài nên thuơng thảo về giá điện phức tạp, khó khăn. Như vậy, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng thủy điện tại Lào, Việt Nam sẽ phải chủ động sang đầu tư.
- Campuchia vẫn chưa có quy hoạch thủy điện dài hạn rõ ràng, các dự án thủy điện chưa được nghiên cứu sâu. Vì thế việc xúc tiến nhập khẩu, kể cả các nhà đầu tư Việt Nam sang xây dụng công trình để đưa điện về giai đoạn từ nay đến trước sau 2010 cũng chưa thuận lợi.
- Vân Nam-Trung Quốc có tiềm năng lớn về thủy điện và tỉnh Vân Nam có chính sách phát triển thủy điện dành cho mục tiêu xuất khẩu tuy nhiên các nghiên cứu về tính khả thi của nhập khẩu điện với quy mô lớn từ khu vực phía nam Trung Quốc mới vừa bắt đầu.
Dựa vào dự báo nhu cầu điện và khả năng đưa vào các nguồn thủy điện- nhiệt điện của Việt Nam, giai đoạn 2011-2025, ta sẽ thiếu công suất và điện năng vào khoảng từ 2015. Vì vậy, ngoài những công trình đang triển khai, EVN đang nghiên cứu kế hoạch nhập khẩu sớm từ hệ thống điện Trung Quốc qua đường
dây 220 và 500kV, kế hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện khu vực Lào và Campuchia để đưa điện về Việt Nam vào giai đoạn khoảng 2012-2013 trở đi.