Giải pháp về hình thành và phát triển thị trường điện

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 80 - 83)

- Tiếp tục hoạt động theo mô hình Công ty mẹCông ty con để tạo sự chủ

4.7) Giải pháp về hình thành và phát triển thị trường điện

Phát triển thị trường điện cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời tạo ra một môi trường hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước. Một môi trường lành mạnh sẽ giúp bảo vệ lợi ích của khách hàng sử dụng điện và quyền lợi xứng đáng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện

Vì vậy thị trường điện Việt Nam trong tương lai sẽ hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là một cấp độ như quy định trong Luật điện lực. Mỗi cấp độ thị trường điện sẽ được phát triển qua hai bước: Bước thử nghiệm và hoàn chỉnh tiếp.

Giai đoạn 1: Thị trường phát điện cạnh tranh

Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ năm 2010 đến năm 2015.

Giai đoạn 2: Thị trường bán buôn cạnh tranh

Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ 2016-2020. Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ năm 2021

-2025

Giai đoạn 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ năm 2021-2025 Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh dư kiến sau năm 2025

4.8) Giải pháp về công tác cung cấp điện ở nông thôn

Cung cấp điện ở nông thôn giữ một vai trò quan trọng trong Chương trình điện khí hoá nông thôn Việt Nam.

- Hỗ trợ vốn ngân sách cho các dự án điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm mục đích phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho các khu vực này.

- Với các địa phương miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không có khả năng đưa điện lưới quốc gia tới hoặc việc đưa điện lưới quốc gia đến không có lợi về mặt kinh tế thì khi xây dựng nguồn điện tại chỗ như thủy điện nhỏ, điện điezen, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác được nhà nước cấp vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thông qua các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…

- Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế, để đảm bảo phát triển bền vững, kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng kiến nghị được đầu tư từ Ngân sách Nhà nước là 85% tổng nguồn vốn đầu tư, 15% còn lại do EVN tự thu xếp từ các nguồn vốn khác.

- Đối với những dự án sử dụng vốn vay được hưởng chính sách ưu đãi về lãi suất, giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu cho các thiết bị, phụ kiện mà trong nước chưa sản xuất được để xây dựng các hệ thống cấp điện độc lập, hoặc có thể miễn thuế VAT cho các loại thiệt bị, phụ kiện.

- Trong khoảng thời gian 10 năm tới, kinh doanh điện nông thôn là loại hình cung cấp dịch vụ có tính chất công ích, không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các tổ chức kinh doanh điện nông thôn được hưởng một tỉ lệ thu nhập đủ để trang trải các chi phí vận hành, bảo dưỡng và có lợi nhuận hợp lý để đủ điều kiện duy trì việc kinh doanh bán điện.

- Trong thời gian tới cần tách bạch giữa trách nhiệm đầu tư và trách nhiệm quản lý kinh doanh để phù hợp với chủ trương khuyến khích mọi tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư lưới điện nông thôn. Sau khi đầu tư xây dựng chủ đầu tư có thể chuyển giao cho một pháp nhân khác quản lý kinh doanh theo các hình thức giao tài sản, góp hoặc bán cổ phần, cho thuê tài sản.

- Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý luới điện nông thôn trên cơ sở tăng cường kiểm soát giá bán điện ở nông thôn để đảm bảo không vượt giá trần do Chính phủ quy định

- Nhằm giảm thiếu mọi rủi ro cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực phân phối điện khu vực nông thôn, hoặc phải tăng giá điện để phán ánh đúng chi phí gia tăng, hoặc phải thanh toán trợ cấp trực tiếp để bù lỗ hoạt động.

- Chính phủ phải có cơ chế hỗ trợ trợ cấp rõ ràng để các công ty điện lực tính toán và bù đắp các chi phí khi thực hiện nghĩa vụ công ích, đồng thời phải có cơ chế phân bổ chi phí trợ cấp giữa các đối tượng tiêu dùng khác và thu hồi doanh thu.

Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy: Với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực và giải quyết bài toán trên thì giá điện ở nông thôn phải ở mức bù đắp chi phí. Nếu

trợ cấp là cần thiết thì bất kỳ cơ chế nào cũng nên rõ ràng về mặt tài chính và quản lý hành chính. Việc giải quyết các vấn đề nông thôn và xã hội ngay trong giai đoạn đầu cải cách là quan trọng và khi đã cải cách xong thì khó thay đổi. Vì vậy nên xây dựng một cơ quan quản lý quỹ trợ cấp độc lập hay cơ quan điện khí hoá nông thôn (đứng ngoài EVN) để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính trị đó.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w