Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 58 - 63)

I) Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Điện lực Việt Nam đến năm

2)Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện

2.1) Dự báo nhu cầu về công suất và điện năng quốc gia

Trong cơ chế thị trường, những năm gần đây, nhiếu khách sạn nhà hàng, công sở, nhà cho thuê làm văn phòng, cửa hàng, trung tâm nghỉ ngơi và giải trí… được xây dựng nhanh chóng. Số lượng trang thiết bị trong khu vực này tăng khá nhanh và lượng điện năng tiêu thụ cũng rất lớn. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong khu vực này là 18%/ năm (tăng khá nhanh) và lượng điện năng tiêu thụ cũng rất lớn.

Hệ thống các cơ sở thương mại và dịch vụ tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tiêu thụ điện năng cho thành phần dịch vụ thương mại của Hà Nội chiếm tỷ lệ 18,4% trên toàn quốc. Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 49,2%. Số lựơng các khách hàng lớn (có giá trị công suất 10 KW trở lên) của Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh được cho ở bảng sau:

Phụ tải công nghiệp:

Kết quả dự báo nhu cầu điện theo các ngành trong toàn quốc, phần điện năng cho công nghiệp và xây dựng đến năm 2005 là 21,3 TWH và 199,3 TWh vào năm 2025.

Tốc độ tăng trưởng các phương án nhu cầu điện giai đoạn 2006-2025

Tăng trưởng diện thương phẩm

Tăng trưởng điện sản xuất

Hạng mục 2005 2010 2005 2010

Tổng số khách hàng 774 787 .625 .785

Công suất (KW) 175.26 4.677 472.894 885.042

Giai đoạn Giai đoạnPA Cao 2004-2005 2004-2005 2006-2010 17.% 2006-2010 17% 2011-2015 1.1% 2011-2015 1.0% 2016-2020 9.% 2016-2020 9.1% 2021-2025 8.1% 2021-2025 8.0% 2006-2025 11.9% 2006-2025 11.7%

Nguồn: Vụ Công Nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu Tư

Cơ cấu điện thương phẩm có xu hướng tăng dần tỷ trọng điện cho công nghiệp, dịch vụ thương mại. Thành phần điện gia dụng sẽ có tỷ trọng ngày càng giảm.

Cơ cấu tiêu thụ điện đến năm 2015

Đơn vị: %

Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại&KS,NH Quản lý&tiêu dùng dân cư

Các hoạt động khác

1 49.4 6.4 6.2 7.0

Cơ cấu tiêu thụ điện đến năm 2025

Đơn vị: %

Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại&KS,NH Quản lý&tiêu dùng dân cư Các hoạt động khác 0.7 52. 7.2 1.2 8.6

Nguồn: Vụ Công nghiệp-Bộ Kế Hoạch Đầu Tư

Mức độ tăng trưởng của nhu cầu điện trong giai đoạn 2006-2010 là 16%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 11%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 9,1%/năm. Đây thực sự là một thách thức to lớn đối với Việt Nam. Tổng công suất của hệ thống phải tăng gấp đôi trong vòng 5 năm 2006-2010 và tăng tiếp 2,5 lần trong giai đoạn tiếp theo từ 2011-2020. Yêu cầu phát triển trên sẽ thách thức tối đa khả năng lập kế hoạch, huy động tài chính, tổ chức và thực hiện của ngành điện Việt Nam với mức độ chưa từng có từ trước đến nay.

Tăng trưởng nhu cầu điện của các ngành (2010-2020)

2004 2010 2015 2020 2004-2010

Kế hoạch phát triển lần thứ 5

Tổng điện năng thương phẩm 39,7 81,2 113,8 12,7

Điện năng sản xuất 46,2 98 129,8 12,4

Ước tính của EVN (2004)

Điện năng sản xuất (TWh) 46,2 98 228 13,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công suất yêu cầu (MWh) 11,197 24,447 42 13,9

Nguồn: Tổng sơ đồ phát triển điện lực lần 5 (2000-2010); ước tính của EVN

2.3) Dự báo nhu cầu vốn đầu tư

Theo tính toán, giai đoạn 2006-2010, nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành Điện khoảng 325.478 tỷ đồng, trong đó vốn huy động khoảng 222.771 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 70%, phần còn lại từ các nhà đầu tư bên ngoài. Hiện nguồn vốn EVN đã cấn đối được cho đến năm 2010 là khoảng 157.094 tỷ đồng, còn thiếu 94.266 tỷ đồng cho đầu tư thuần và và trả nợ chưa thu xếp được. Như vậy so với nhu cầu đầu tư quá lớn như trên thì khả năng đáp ứng vốn của EVN còn rất khó khăn.

Đối với các công trình thủy điện và nhiệt điện đã có dự án đầu tư, vốn đầu tư sẽ được xác định trên cơ sở các dự án đã phê duyệt và được điểu chỉnh về mặt bằng giá hiện tại

Đối với các công trình chưa có dự án chi tiết, vốn đầu tư được xác định từ suất vốn đầu tư tùy thuộc theo quy mô công suất từng loại nhà máy.

Để đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế, nhu cầu đầu tư cho ngành điện trong giai đoạn 2006-2025 là rất lớn, ngoài tổng công ty điện lực Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư phát triển các công trình điện, các đơn vị khác cũng đang đầu tư xây dựng các công trình nhà máy điện

2.4) Dự báo một số xu thế chủ yếu năng lượng thế giới và khu vực trong tương lai: trong tương lai:

2.4.1) Xu thế năng lượng thế giới

- Than vẫn là nguồn năng lượng sơ cấp ổn định cho nhu cầu dài hạn của thế giới. Tuy vậy, sẽ tập trung nghiên cứu để ứng dụng công nghệ mới đốt than ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

- Nhu cầu khí đốt sẽ tăng nhanh do có ưu việt về môi trường và vốn đầu tư. Khí đốt được sử dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là sản xuất điện và công nghiệp.

- Tiêu thụ dầu tăng chậm hơn so với khí đốt do sự biến động bất thường về giá, nhiều nước có chính sách chuyển từ sử dụng dầu sang năng lượng khác. Tuy nhiên tiêu thụ dầu trong cân bằng năng lượng thế giới vẫn có tỷ trọng cao.

- Năng lượng hạt nhân trong nhu cầu năng lượng sơ cấp thế giới vẫn tăng, do các trung tâm tiêu thụ năng lượng lớn trên thế giới là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc chủ trương tăng cường phát triển điện hạt nhân để giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm dầu và giảm khí nhà kính theo nghị định thư Kyoto.

- Năng lượng thuỷ điện trong nhu cầu năng lượng sơ cấp của thế giới tăng ít. Các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời, thuỷ triều và địa nhiệt sẽ tăng nhanh, nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 1%) trong tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp năm 2010.

- Hai xu hướng phát triển mạnh trong năng lượng thế giới là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và áp dụng các công nghệ lành mạnh về môi trường.

- Hợp tác quốc tế trong năng lượng sẽ phát triển mạnh mẽ theo hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá cả trong lĩnh vực trao đổi năng lượng cũng như công nghệ sản xuất, sử dụng năng lượng.

- Thị trường năng lượng ngày càng sôi động, giá cả có những biến động khó lường, đặc biệt là giá dầu mỏ.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất và sử dụng năng lượng, đặc biệt là phát thải khí nhà kính vẫn là mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới.

- Đa số các nước đã và đang thực hiện tái cấu trúc lại ngành năng lượng theo hướng tổ chức hoạt động theo cơ chế thị trường, phi điều tiết hoá.

2.4.2) Xu thế trong chính sách năng lượng của các nước trong khối ASEAN: ASEAN:

- Đa dạng hoá các nguồn tài nguyên năng lượng, tăng cường sủ dụng khí đốt, than

- Phát triển thuỷ điện, nguồn năng lượng mới tái tạo

- Nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng, bảo tồn tài nguyên năng lượng

- Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ năng lượng sạch

- Tăng cường hợp tác, trao đổi năng lượng giữa các thành viên trong khối

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 58 - 63)