Do nhu cầu phụ tải tăng nhanh, một số nguồn điện vào chậm, khu vực miền Bắc có nguy cơ thiếu điện liên tục từ năm 2004, Việt Nam đã nhập khẩu qua đường dây 110 kv về cửa khẩu Hà Khẩu-Lào Cai, cung cấp điện cho khu vực Lào Cai và Lai Châu. Đến tháng 5 có thêm 2 điểm nhập khẩu bằng lưới 110 kv là Đông Hưng (TQ) về móng Cái-Tiên Yên và từ cửa khẩu Thanh Thủy về Hà Giang. Tổng công suất nhập khẩu phía 110kv qua điểm hiện nay khoảng 200 MW. Hiện nay đã nhập khẩu qua đường dây 220 kv Hà Khẩu-Lào Cai- Việt Trì. Đầu năm 2007 Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm từ Vân Nam (TQ) bằng đường dây 220 kv từ Vân Sơn-Hà Giang-Thái Nguyên.
4) Về giá điện
Giá bán điện trung bình năm 2004 không gồm thuế VAT là 800 đồng/kwh và 880 đồng/kwh bao gồm cả thuế VAT. Mức giá này thấp hơn mức giá trung bình ở nhiều nước. EVN đã duy trì được tình hình tài chính lành mạnh với mức giá bán trên trong vài năm gần đây, đến năm 2004, tuy nhiên mức giá này sẽ không thoả đáng trong tương lai.
Hệ thống điện giá của Việt Nam khá phức tạp, mức giá thay đổi theo mức điện áp, mục đích sử dụng và theo thời gian sử dụng đối với các khách hàng lớn. Mức giá áp dụng cho sinh hoạt ở vùng nông thành thị tăng nhanh theo mức độ tiêu thụ. Mức giá áp dụng cho vùng nông thôn được bù giá chéo từ các khách hàng khác. Mức giá trung bình cho sinh hoạt của cả vùng nông thôn và thành thị đều được bù giá chéo từ giá điện cao hơn áp dụng cho công nghiệp, thương mại và cơ sở nước ngoài.
VND/kwh a/
Các hạng mục chính b/ Cao điểm Ngoài giờ cao điểm Trung bình Công nghiệp ≥ 110 kv 125 425 785 22kv-110kv 170 445 815 6 kv-22kv 140 480 860 < 6kv 1480 505 895 Thương mại ≥ 6 kv 2190 790 150 < 6 kv 200 815 1410 Nông nghiệp ≥ 6 kv 950 240 600 < 6 kv 1000 250 60 Nhà đô thị 100 kwh đầu tiên/tháng 550 50 kwh tiếp theo/tháng 900 50 kwh tiếp theo/tháng 1210 100 kwh tiếp theo/tháng 140 Trên 10 kwh/Tháng 1400
Nông thôn không bao gồm nông nghiệp
Nối trực tiếp vào nhà dân 90
Nối trực tiếp khác 70
Công tơ chung của các hộ dân 570-580
Công tơ chung khác 770
a/ Tỷ giá hối đoái tháng 6 năm 2005 = VND 15,856/USD
b/ Các hạng mục bổ xung bao gồm nước và rác thải đô thị, tính bằng cấp điện áp, thời gian sử dụng trong ngày, quản lý, các cơ sở nước ngoài tính theo loại; Điện áp và thời gian sử dụng trong ngày
5) Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển hệ thống điện
Hiện nay hệ thống này còn chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cho hoạt động của một thị trường điện, khả năng đo đếm và điều khiển từ xa còn rất hạn chế. Để có thể bắt đầu thị trường điện, hệ thống thông tin đo lường và truyền dẫn số liệu phải được đầu tư đồng bộ để các đơn vị tham gia thị trường có thể kiểm soát
được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thị trường điện. Đồng thời cần trang bị các phần mềm tính toán mới nhất phục vụ cho công tác vận hành hệ thống và vận hành thị trường, lắp đặt các thiết bị đo đếm nhằm phục vụ cho công việc thanh toán giữa người bán và nguuời mua trong thị trường.
6) Thực trạng vốn đầu tư
Để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, tổng vốn đầu tư cần phải huy động cho các công trình điện của EVN là 101.540 tỷ đồng, trong đó:
Nguồn điện Lưới truyền tải Lưới phân phối
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
42.797 42,1 24.54 24,2 4200 ,7
Thực tế trong giai đoạn từ 2001-2004, tổng vốn đầu tư của EVN thực hiện là 55.604 tỷ đồng (không kể trả nợ vốn vay), kế hoạch 2005 là 25.576 tỷ đồng. Ước trong giai đoạn 2001-2005 là 81.180 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư cho nguồn điện: 6.258 tỷ đồng, đạt khoảng 84,7%; lưới điện truyền tải và phân phối: 7.618 tỷ đồng, đạt 64%.
Thực hiện chủ trương của nhà nước về chuyển đổi cơ chế tài chính từ chỗ Nhà nước cấp vốn trực tiếp cho các công trình phát triển điện lực sang cơ chế EVN tự trả. Để huy động đủ vốn đầu tư cho đầu tư xây các công trình, với sự giúp đỡ của Nhà Nước, EVN đã huy động từ nhiều nguồn vốn như: ODA đa phương, song phương, vốn vay tín dụng nước ngoài, vay tín dụng trong nước, vốn khấu hao cơ bản, vốn ngân sách…Trong cơ cấu nguồn vốn vay, vốn vay nưóc ngoài chiếm tỷ trọng 22%, vốn khấu hao cơ bản 44%, tín dụng trong nước 15% và còn lại là vốn đầu tư phát triển, tăng giá điện chuyển đầu tư, vốn ngân sách, vốn khác chiếm tỷ trọng 19%.
Đối với các nguồn vốn vay nước ngoài, trong giai đoạn này, EVN đã vay gần , tỷ USD những khoản tín dụng có giá trị dưới dạng ODA hoăc tín dụng xuất khẩu từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân Hàng thế giới (WB) 610 triệu USD, ngân hàng
đầu tư hải ngoại (JBIC) của Nhật Bản: 2,170 tỷ USD. Ngân hàng phát triển Chân Á (ADB): 250 triệu USD. Ngoài ra còn có tín dụng song phương từ các nước phát triển như: Thuỵ Điển, Phần Lan, Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ…270 triệu USD, ngoài vốn vay JBIC cho đầu tư các nhà máy điện Phả Lại, Hàm Thuận-Đa Mi, Phú Mỹ 1 hầu hết số vốn này được đầu tư cho các công trình lưới điện. Khối lượng vốn vay huy động giai đoạn 2001-2005 được trình bày như trong bảng:
Vốn huy động qua các năm 2000-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng nguồn vốn đầu tư Tỷ đồng 12450 13276 18489 23529 23434
Ngân sách “ 426 294 239 59 155
Nguồn tín dụng “ 1979 3641 2604 4294 5181
Khầu hao cơ bản “ 5519 5057 9033 11638 8698
Vay nước ngoài “ 3903 3120 2654 4677 5053
Tăng giá điện “ 0 0 2096 1555 0
Vốn khác “ 622 1163 1864 1306 4347
7) Về tài chính ngành Điện
Doanh thu của EVN năm 2004 đạt trên 33 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2000. Lơi nhuận duy trì từ 1,7 đến 2 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách hàng năm 2,2-2,7 nghìn tỷ đồng.
Từ năm 2000 đến nay, Tổng công ty liên tục sản xuất kinh doanh có lãi, giá trị sản xuất tăng bình quân 11,7%/năm, doanh thu sản xuất điện tăng 2 lần, tăng bình quân 15,%/năm. Đồng thời, Tổng công ty đã luôn thực hiện đủ nghĩa vụ Ngân sách với Nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Kết quả sản xuất của tổng công ty trong các năm như sau: