Đánh giá thành tựu, hạn chế của ngành Điên lực Việt Nam trong giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 45 - 48)

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng Mục 2001 2002 2003 2004 2005

Giá trị sản xuất (giá cố định

1994) 12.05 14.405,7 16.615,6 18.879

Doanh thu sản xuất điện 17.520,2 21.468,5 27.462 .155 5.952 Lợi nhuận 1817,5 2.11,1 1.972,6 1.704 1.72 Nộp ngân sách nhà nước 2.480,5 2.249, 2.795, 2.720

Trả nợ vốn vay .266 1.58 1.81 2.850 2.991

Nguồn: EVN

Tuy nhiên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh của toàn EVN năm 2004 chỉ đạt 6,5%.

III) Đánh giá thành tựu, hạn chế của ngành Điên lực Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 đoạn 2001-2005

1) Những thành tựu đạt được của ngành Điện trong giai đoạn 2001-2005

- Nhờ sự chỉ đạo điều hành kịp thời của Chính Phù, cùng với sự nỗ lực vượt bậc, ngành điện đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế xã hội, mặc dù chi phí ngày càng cao, giá điện thực tế không tăng đáng kể.

- Tập trung được nguồn tài chính cho đầu tư phát triển nguồn, lưới điện. Giúp Nhà Nước xử lý bù chéo giá điện cho nhiệm vụ công ích đồng thời vẫn đáp ứng

được mục tiêu kinh doanh điện không bị lỗ và có lãi như đã trình bày ở phần tình hình tài chính ở trên.

- Tiếp cận dịch vụ điện ở nông thôn đã tăng một cách ấn tượng trong giai đoạn 1996-2004 và là một trong những chương trình điện khí hoá nông thôn thành công nhất thế giới. Số hộ vùng nông thôn được sử dụng điện đã tăng từ 50,7% năm 1996 lên 88% năm 2004. Tỉ lệ hộ nông dân đựoc sử dụng điện dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới cho dù việc cấp điện cho khoảng 5% số hộ cuối cùng ở vùng nông thôn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Thành công có được là do cam kết của Chính Phủ Việt Nam đối với điện khí hoá nông thôn, việc xác định và thực hiện một cách hệ thống chương trình quốc gia được ưu tiên, và hỗ trợ của đầu tư chính phủ phù hợp với ngân sách của cộng đồng địa phưong.

- Tổn thất truyền tải và phân phối của EVN đã giảm đểu đặn trong thập kỷ qua, xuống còn 12% và năm 2005. Đây là một tỉ lệ có thể chấp nhận được khi Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là khi các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt ở cấp hạ thế chiếm tỷ trọng lớn. Kết qủa giảm tổn thất đều đặn trong truyền tải và phân phối là những thành quả đáng lưu ý.

2) Phân tích, đánh giá các hạn chế

2.1) Những hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh

- Mặc dù đã được phân cấp mạnh nhưng các nhà máy điện vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào EVN trong các quyết định đầu tư và điều hành sản xuất.

- Đối với khối truyền tải, do cơ chế hạch toán phụ thuộc, các đơn vị không được chủ động hoàn toàn trong công tác lập kế hoạch, sửa chữa và cải tạo nâng cấp đường dây và trạm. Mô hình tổ chức và sản xuất của các công ty truyền tải rất khác nhau làm cho việc đánh giá hiệu quả quản lý và chuẩn hóa chi phí thông qua định mức khó khăn, có thể dẫn đến lãng phí về trang bị, vật tư dự phòng. Mô

hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty truyền tải chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nên chưa tạo ra các đông lực đủ mạnh khuyến khích các Công ty truyền tải điện giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Hiệu quả kinh doanh thuộc khối truyền tải điện không đánh giá được do chưa phân tách được chi phí truyền tải riêng trong toàn bộ quá trình kinh doanh của EVN.

- Với mục đích dài hạn là đa dạng hoá sở hữu ngành điện và thiết lập thị trường điện, việc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, một đơn vị thuộc EVN có chức năng điều hành hệ thống và điều hành thị trường là chưa đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch và công bằng đối với môi trường cạnh tranh.

- Đối với khối các Công ty Điện Lực: EVN chịu trách nhiệm hạch toán tổng hợp, các công ty điện lực hạch toán độc lập, và các Điện lực tỉnh, thành phố hạch toán phụ thuộc như hiện nay làm giảm thấp tính chủ động và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Điện Lực. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước giao cho các công ty Điện lực chưa được xem là thước đo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh do chưa có cơ chế hạch toán tách phần hoạt động công ích và còn có “bù chéo” trong giá bán điện nội bộ.

2.2) Hạn chế về giá điện

Cơ chế xây dựng và phê duyệt giá điện chưa hợp lý, không phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh điện năng. Đây là yếu tố cơ bản hạn chế các nhà đầu tư không thuộc thành phần kinh tế nhà nước tham gia sản xuất kinh doanh điện năng. Giá điện không tăng theo lộ trình điều chỉnh giá điện làm cho EVN gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới.

2.3) Hạn chế về hiện trạng kỹ thuật lưới điện 500, 220, 110 KV

- Việc thay thế dần các thiết bị cũ lạc hậu diễn ra không đồng bộ và ở nhiều nơi tình trạng thiết bị không đồng bộ, tồn tại quá nhiều cấp điện áp trong một trạm, nhiều loại thiết bị sơ cấp, hai-ba hệ thống rơ le bảo vệ và điều khiển

cùng vận hành song song đã gây nên không ít khó khăn, hậu quả cho việc quản lý vận hành lưới điện, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp điện an toàn đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

- Một số đường dây đã vận hành nhiều năm, tiết diện dây rất bé, không đủ đáp ứng yêu cầu về khả năng tải, dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ trong lưới điện ỏ một số thời điểm.

2.4) Chất lượng dịch vụ điện

- Chất lượng dịch vụ điện mặc dù đã được nâng cao trong vòng 10 năm qua, nhưng vẫn thiếu hẳn sự giám sát một cách có hệ thống sử dụng phương pháp thống kê về cắt điện và mức sụt điện áp theo vùng phục vụ và theo mức điện áp. Hiện tượng mất điện hoặc điện tăng đột ngột ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp.

- Dự phòng công suất quá mỏng, không thể huy động vào giờ cao điểm nên phải xa thải một số phụ tải và gây nên tình trạng thiếu điện.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w