Giải pháp tài chính và huy động vốn

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 76 - 79)

- Tiếp tục hoạt động theo mô hình Công ty mẹCông ty con để tạo sự chủ

4.6- Giải pháp tài chính và huy động vốn

Cho đến nay, EVN đã đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn đầu tư và trả nợ vay; huy động vốn và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tự có như: Vốn khấu hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển…; tận dụng tối đa các nguồn vốn ngân sách Nhà Nước như: Vốn ngân sách cấp, vốn chênh lệch tăng giá điện, nguồn thu sử dụng vốn, huy động các nguồn vốn vay thương mại trong nước và ngoài nước với chi phí vay ít nhất và đạt hiệu quả cao nhất, tận dụng tối đa các nguồn vốn vay ODA, vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Đồng thời tổng công ty đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng lộ trình giá điện phù hợp và chênh lệch giá điện chuyển sang dùng cho đầu tư. Bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, công tác cổ phần hoá được quan tâm nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó đã thu hút các nhà đầu tư tài chính thông qua việc bán cổ phần.

Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển nguồn và lưới điện ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì nhu cầu vốn ngày càng lớn, đòi hỏi công tác huy động nguồn đầu tư cũng phức tạp hơn, chuyên nghiệp hơn và có khả năng tiếp cận nhiều nguồn vốn hơn.

4.6.1) Thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế

Bằng các cách:

a) Phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu trong nước, có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi cho một số dự án thủy điện chuẩn bị đóng điện 2005-2010, sau này các nhà máy sang cổ phần hóa thì trái phiếu công trình sẽ chuyển sang hình thức góp cổ phần. Dự kiến sẽ phát hành cho 6 dự án là thủy điện A Vương, Buôn Tua Srah, Đồng Nai3, Đồng Nai 4, Sông Ba Hạ bổ sung nguồn vốn đầu tư là 5.425 tỷ đồng. Đồng thời phát hành trái phiếu không chuyển đổi cho 2 công trình là Sơn La và Bản Vẽ với dự kiến đến năm 2010 là 1.673 tỷ đồng. Tổng các công trình dự kiến phát hành trái phiếu là đến năm 2010 là 3.068 tỷ đồng.

Hiện đã tính phát hành trái phiếu quốc tế cho 2 công trình là Ô Môn 3 với lượng là 85% tổng vốn đầu tư. Có thể đề nghị huy động thêm trong giai đoạn 2006-2010 khoảng 33.438 tỷ đồng cho một số công trình đầu tư dự kiến. Trong năm đầu tiên 2006 đề nghị Bộ Tài Chính đứng ra phát hành hộ, từ các năm sau EVN phát hành.

b) Đa dạng hóa đầu tư ngành điện

Theo tiến trình cải tổ ngành điện và để tiếp tục đảm bảo nhu cầu đầu tư cho khâu phát điện, từ nay đến năm 2020 sẽ tiến hành đa dạng hóa đầu tư các công trình nguồn điện.

Như vậy trong giai đoạn thực hiện chiến lược, ngoài các công trình đã có nguồn vốn vay theo dự kiến thực hiện mà EVN là chủ đầu tư, còn lại EVN chỉ đầu tư các công trình thủy điện trọng yếu đa mục tiêu và công trình điện nguyên

tử. Các công trình nguồn điện khác là đầu tư từ ngoài EVN dưới dạng các công ty phát điện độc lập (IPP), các công ty cổ phần, liên doanh. Khi đó gánh nặng đầu tư phần nguồn của EVN đã giảm nhiều. Đối với lưới điện, EVN sẽ đầu tư trực tiếp lưới truyền tải và đóng góp đầu tư lưới điện phân phối.

c) Tiếp tục cổ phần hoá các nhà máy và đơn vị phân phối điện, vay các ngân hàng thương mại trong nước

Ngoài nhà máy thuỷ điện Vinh Sơn-Sông Hinh đã cổ phần hoá năm 2005, cần tiến hành cổ phần hoá 7 nhà máy còn lại là nhịệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí, Bà Rịa, thuỷ điện Thác Bà, Hàm Thuận-Đa Mi, Thác Mơ và một số điện lực, các công ty tư vấn xây dựng điện với tổng giá trị dự kiến thu được trong 3 năm 2005-2007 của các nhà máy điện là 5.632 tỷ đồng.

Tổng giá trị các nhà máy điện sau khi cổ phần hoá là 25.298 tỷ đồng. Nếu tính khầu hao 10% thì hàng năm, trừ đi phần vốn vay phải trả gốc (tính trả trong 10 năm, phần vốn góp dư ra sử dụng góp vốn đầu tư công trình điện.

d) Vay tín dụng xuất khẩu ECA

Các công trình điện của EVN đầu tư cần nhập các thiết bị từ nước ngoài, đề nghị Bộ Tài Chính bảo lãnh để EVN có thể sử dụng hình thức tín dụng người cấp hàng hoặc tín dụng người mua hàng (ECA) với tỷ lệ 85%.

- Tổng chí phí đầu tư cho dự án Mông Dương là 1,1 tỉ USD. ADB và các nhà đồng tài trợ sẽ tài trợ 85% tổng chi phí này. Phần 15% vốn đầu tư còn lại là của EVN.

- Dự án nhiệt điện Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và giao Bộ Kế Hoạch và Đầu tư làm việc với Chinh phủ Nhật Bản để vay vốn JBIC với gía trị 85% tổng đầu tư.

- Nhà máy thuỷ điện Sông Boung 4 đã được ADB thẩm tra và có khả năng cho vay với giá trị 70% vốn đầu tư.

e) Ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay song phương của nước ngoài cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam để thực hiện đầu tư các công trình điện trọng điểm của quốc gia.

- Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm điện từ 10% xuống còn 5% để giảm sức ép tăng giá điện.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành điện lực việt nam đến năm 2020 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w