1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại huyện cam lâm

145 823 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 4,2 MB

Nội dung

Xuất phát từ những thực tiễn trên, luận văn thạc sĩ “Tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện nhằm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRƯƠNG VĂN HIẾN

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN CAM LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - Năm 2014

Trang 2

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRƯƠNG VĂN HIẾN

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN CAM LÂM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Thị Kim Anh

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào

Học viên

Trương Văn Hiến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:

 Quý Thầy, Cô Trường Đại học Nha Trang vì những kiến thức được truyền đạt trong suốt thời gian học tại trường

 PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh vì sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài

 Lãnh đạo và Chuyên viên các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa

 Lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm, Trưởng các phòng: Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Chuyên viên công tác tại các phòng, ban thuộc huyện

 ThS Bùi Nguyễn Phúc Thiên Chương đã giúp thực hiện các cuộc thảo luận nhóm, các cuộc điều tra hộ gia đình, và cung cấp tài liệu có liên quan

 Các hộ dân sinh sống ven biển trên địa bàn thị trấn Cam Đức, các xã Cam Thành Bắc, Cam Hòa, Cam Hải Đông và Cam Hải Tây đã dành thời gian để trả lời câu hỏi phỏng vấn của tác giả

 Gia đình, bè bạn vì sự động viên và khích lệ trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5

1.1 Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu 5

1.2 Lược khảo các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu 7

1.2.1 Lược khảo các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới 7 1.2.2 Lược khảo các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam 16

1.3 Chiến lược thích ứng và chiến lược giảm thiểu 23

1.4 Phân tích kinh tế các chiến lược thích ứng 25

1.4.1 Phân tích hiệu quả - chi phí (CEA) 26

1.4.2 Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) 29

1.4.3 Phân tích đa mục tiêu (MCA) 30

Chương 2: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 33

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

2.1.2 Các nguồn tài nguyên 33

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 41

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 41

2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 42

2.3 Tóm tắt đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu 43

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

3.1 Thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGDs) 46

3.1.1 Thảo luận nhóm tập trung lần thứ nhất 46

Trang 6

3.1.2 Thảo luận nhóm tập trung lần thứ hai 47

3.1.3 Thảo luận nhóm tập trung lần thứ ba 48

3.2 Điều tra hộ gia đình (Household Survey) 48

3.3 Đánh giá thiệt hại 49

3.4 Nhận dạng những chiến lược thích ứng 50

3.5 Đánh giá hiệu quả và chi phí các chiến lược thích ứng 50

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51

4.1 Kết quả của thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGD……… 51

4.1.1 Thảo luận nhóm tập trung lần thứ nhất 51

4.1.2 Thảo luận nhóm tập trung lần thứ hai 52

4.1.3 Thảo luận nhóm tập trung lần thứ ba 53

4.2 Tác động của BĐKH và nước biển dâng đến môi trường tự nhiên 53

4.3 Phân tích lược sử cộng đồng biến đổi khí hậu ở huyện Cam Lâm, tỉnh

Khánh Hòa (Historical Timeline Analysis of Biogeophysical Impacts)… 58

4.4 Ma trận mức độ dễ bị tổn thương (Vulnerability Matrix) 58

4.5 Một số hình ảnh minh họa cho hiện tượng nước biển dâng ……… …… 60

4.6 Đánh giá thiệt hại từ rủi ro khí hậu (Valuing Damages from Climate Risk) 4.6.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu nghiên cứu (Socio-economic Characteristics of the Respondents)……….……… 64

4.6.2 Phân tích cơ bản: Đánh giá thiệt hại do rủi ro khí hậu (Damages and Valuation of Damages)……….65

4.7 Thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ gia đình (Household Adaptation) 72 4.7.1 Sự nhận thức về rủi ro của hộ gia đình (HH Perception and Awareness of Risk……… 72

4.7.2 Cơ chế đối phó hộ gia đình (Household Coping Mechanism)…… 73

4.7.3 Các chiến lược thích ứng hộ gia đình (Household Adaptation Strategies)……….…….75

4.8 Kế hoạch chiến lược thích ứng khả thi cho cộng đồng (Viable Planned Adaptation Strategies for the Community)……….…… 77

4.8.1 Những chiến lược thích ứng hiện tại (Current Planned Adaptation Strategy)……….77

Trang 7

4.8.2 Đề nghị các chiến lược thích ứng để phân tích CEA

……… 79

4.9 Lợi ích và chi phí của các chiến lược thích ứng ……… 79

4.9.1 Lợi ích của dự án xây dựng Hồ chứa nước Tà lua……….79

4.9.2 Lợi ích và chi phí của chiến lược thích ứng xây dựng nhà cung cấp nước sạch 85

4.10 Kết quả phân tích hiệu quả chi phí và thảo luận ……… 90

4.10.1 Kết quả phân tích hiệu quả chi phí 90

4.10.2 Thảo luận 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……… 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 96 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng 1.1 Diện tích đất có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (%

diện tích)……… ……… 17

Bảng 1.2 Điểm mạnh, điểm yếu các dạng phân tích kinh tế 31

Bảng 2.1 Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính ……… 34

Bảng 4.1 Diện tích và tỷ lệ ngập của các huyện tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình 54

Bảng 4.2 Diện tích và tỷ lệ ngập của các huyện tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản cao 56

Bảng 4.3 Ma trận mức độ tổn thương tại các xã Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây và thị trấn Cam Đức 58

Bảng 4.4 Phân phối số người trả lời theo các xã, thị trấn 64

Bảng 4.5 Đặc điểm kinh tế xã hội của những hộ gia đình phỏng vấn 65

Bảng 4.6 Tóm tắt diện tích bị ngập của các kịch bản khi nước biển dâng 69

Bảng 4.7: Diện tích ngập của các thành phố/thị xã/huyện, tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình 69

Bảng 4.8 Thống kê giá trị thiệt hại do mưa lũ những năm gần đây 70

Bảng 4.9 Thống kê tình hình xâm nhập mặn 71

Bảng 4.10 Thiệt hại và lượng giá thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra 71

Bảng 4.11 Bảng thống kê nguyên nhân sạc lở đất 72

Bảng 4.12 Thiệt hại và lượng giá thiệt hại do sạt lở đất gây ra 72

Bảng 4.13 Sự nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu……… 73

Bảng 4.14 Những hoạt động đối phó với xâm nhập mặn trong tương lai…… ….74

Bảng 4.15 Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với xâm nhập mặn .76

Bảng 4.16 Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với sạt lở đất và nước biển dâng……….… 77

Bảng 4.17 Danh mục chi phí đầu tư xây dựng hồ chứa nước Tà lua ……… 81

Bảng 4.18 Hiệu quả sản xuất khi chưa đầu tư xây dựng hồ chứa nước Tà lua 82

Trang 9

Bảng 4.19 Hiệu quả sản xuất khi đầu tư xây dựng hồ chứa nước Tà

lua 83 Bảng 4.20 Danh mục chi phí đầu tư xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch 87 Bảng 4.21 Hiệu quả - chi phí của 2 dự án ……… 91 Bảng 4.22 So sánh giữa dự án nhà máy cung cấp nước sạch và dự án hồ chứa nước

Tà Lua 92

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Biến đổi khí hậu: quá trình, đặc điểm, nguy cơ 8

Hình 1.2 Sơ đồ hiệu ứng nhà kính 9

Hình 1.3 Bản đồ nguy cơ ngập ven biển Việt Nam……….18

Hình 2.1 Bản đồ huyện Cam Lâm …….……….33

Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu ……… 46

Hình 4.1 Biểu đồ diện tích ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình…… 54

Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch trung bình… 55

Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản cao 55

Hình 4.4 Tổng hợp lược sử cộng đồng các hiện tượng khí hậu ……… … 58

Hình 4.5 Bản đồ các giải thửa đất đìa trước đây năm 2001 60

Hình 4.6 Bản đồ các giải thửa đất hiện nay (đo đạc theo dự án Vlap) 61

Hình 4.7 Nước biển dâng làm phá vỡ các bờ đìa 62

Hình 4.8 Nước biển dâng làm xói mòn các bờ đìa 62

Hình 4.9 Hiện trạng đất đìa bỏ hoang 63

Hình 4.10 Bản đồ nguy cơ bị ngập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 66

Hình 4.11 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị ngập theo kịch bản trung bình 68

Hình 4.12 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị ngập theo kịch bản cao 68

Hình 4.13 Tỷ lệ diện tích ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình 69

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB: The Asian Development Bank

BĐKH: Biến đổi khí hậu

Bộ TN và MT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

CBA: Cost - Effectiveness Analysis

CCSP: The Climate Change Science Program

CEA: Cost - Benefit Analysis

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

EPA: The United States Environmental Protection Agency

FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations

FGDs: Focus Group Discussions

GDP: Gross Domestic Product

HHQ: Household Questionnaires

HCN: Hồ chứa nước

IPCC: The Intergovernmental Panel on Climate Change

IPCC TAR: The Intergovernmental Panel on Climate Change-Third Assessment

Report

MCA: Multi - Criteria Analysis

NPV: Net Present Value

SLR: Sea level rise

UKCIP: United Kingdom Climate Impacts Programme

UNFCCC: United Nations Framework Convention on Climate Change

UNDP: United Nations Development Programme

WB: World Bank

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân

tự nhiên và nhân tạo Đó là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây

ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người (vi.wikipedia.org) Có thể dễ nhận thấy biểu hiện của biến đổi khí hậu như là:

Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển

Các bằng chứng khoa học hiện nay chứng minh rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề nhất đến sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, người nghèo, môi trường và an ninh lương thực trên toàn thế giới (Oxfam 2008; FAO 2008) Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên trái đất Nhiệt độ, sự xâm nhập mặn, sạt lở đất và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do sự thay đổi khí hậu (Oxfam 2008) Những thay đổi dần dần như mực nước biển dâng, nhiệt độ tăng lên, sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và các cơn bão mạnh được dự đoán sẽ xảy ra và có tác động nghiêm trọng đối với con người và nền kinh tế của Việt Nam Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tại Việt Nam đã tăng 0,70C và mực nước biển đã dâng khoảng 20cm Hiện tượng El-Nino và La-Nina tác động mạnh mẽ đến Việt Nam Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng lên 1m vào năm

Trang 13

2100 Nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng Sông Hồng, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) Nhận thức được tác hại đó, ngày 02 tháng 12 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg Đây là một trong những thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam với mục tiêu phát triển bền vững

Khánh Hòa là tỉnh có đường bờ biển dài với nhiều cửa, lạch, đầm vịnh và một mạng lưới sông ngòi ngắn, dốc, phân bố khá dày đặc Điều kiện địa lý tự nhiên đặc thù này là một lợi thế lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, điều kiện địa lý tự nhiên đó cũng là nguyên nhân chính tạo nên mức độ dễ tổn thương cao của Khánh Hòa trước những diễn biến thất thường của BĐKH Theo số liệu quan trắc khí tượng thủy văn trong địa bàn tỉnh thì trong những năm gần đây lượng mưa thay đổi thất thường, hạn hán, nhiễm mặn, thiếu nước có xu hướng tăng cao Đồng thời, tần suất và cường độ của các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh cũng tăng đột biến, gây thiệt hại đáng kể về người và đe dọa đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trong đó, Cam Lâm là huyện có bờ biển dài hơn 13km và tiếp giáp với Đầm Thủy triều Điều kiện địa lý tự nhiên này là một đặc thù và là một thuận lợi lớn để phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, điều kiện địa lý kinh tế đó cũng là nguyên nhân chính tạo nên mức độ dễ tổn thương của huyện trước những diễn biến bất thường của BĐKH Theo số liệu quan trắc khí tượng thủy văn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa những năm gần đây lượng mưa thay đổi thất thường, hạn hán, nhiễm mặn, thiếu nước có xu hướng tăng cao Đồng thời tần suất và cường độ ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới cũng tăng đột biến gây thiệt hại và đe dọa đến sự phát triển bên vững của huyện nhà Mỗi năm những tổn thất do hiện tượng biến đổi gây ra lên đến hàng trăm tỷ đồng như thiệt hại về nuôi trồng thủy sản, thiệt hại do mưa lũ bất thường trong sản xuất nông nghiệp, thiệt hại về nhà cửa, giao thông cơ sở hạ tầng…

Trang 14

Xuất phát từ những thực tiễn trên, luận văn thạc sĩ “Tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện nhằm hệ thống hóa phương pháp luận, đánh giá những tác động

của biến đổi khí hậu, lượng giá những thiệt hại, đánh giá các chiến lược thích ứng và giúp cho chính quyền địa phương có cơ sở khoa học vững chắc để lựa chọn những chiến lược thích ứng tối ưu để ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ cho huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa có được sự hiểu biết tốt hơn về những rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, đánh giá những chiến lược thích ứng và lựa chọn chiến lược tốt nhất để đối phó với những rủi ro này hiệu quả hơn

Những mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là:

- Xác định và đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa;

- Lượng giá những tổn thất kinh tế do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ngành nuôi trồng thủy sản của huyện;

- Đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của người dân khu vực ven biển huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa;

- Đánh giá những chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của các hộ gia đình

và cộng đồng ở khu vực ven biển huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa;

- Thực hiện phân tích kinh tế hai chiến lược thích ứng đã được xác định

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tác động, mức độ nhận thức và khả năng ứng phó của

hộ gia đình với biến đổi khí hậu

Phạm vi nghiên cứu: Các hộ gia đình tại một số xã ven biển (Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây, Cam Hòa, Cam Hải Đông và thị trấn Cam Đức) thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa Điều tra hộ gia đình được tiến hành trong năm 2013 và đánh giá thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho hộ gia đình là trong 12 năm từ 2000 đến 2013

Trang 15

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thảo luận nhóm và điều tra hộ gia đình

Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGDs) và điều tra hộ gia đình (Household Survey) Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu tại bàn (Deak Study) được sử dụng cụ thể là Bản đồ khu vực nghiên cứu, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012, cũng như dữ liệu về xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt lở đất và lũ lụt được cung cấp bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, UBND huyện Cam Lâm

Phương pháp phân tích hiệu quả chi phí

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả chi phí (cost-effectiveness analysis) để phân tích hai dự án ứng phó biến đổi khí hậu mà Ủy Ban Nhân Dân huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa quyết định đưa vào danh mục các dự án để thực hiện Mục đích của việc phân tích hiệu quả chi phí là để đưa ra khuyến nghị cho huyện về việc nên ưu tiên thực hiện dự án nào trước trong điều kiện địa phương không có đủ ngân sách để thực hiện hai dự án cùng lúc Dữ liệu phục vụ cho việc phân tích hiệu quả chi phí là dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học

Đề tài hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở trong và ngoài nước Kết quả và bộ dữ liệu của đề tài có thể giúp phát triển các nghiên cứu tiếp theo

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu chỉ ra những thiệt hại gần đây nhất do biến đổi khí hậu gây ra trên đời sống của người dân huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa Mặc dù con số thiệt hại chỉ được thống kê dựa trên 226 mẫu nhưng đã giúp hình dung về những tác động to lớn

mà biến đổi khí hậu có thể gây ra Qua đó, giúp địa phương chủ động có biện pháp đối phó và hoạch định những chính sách đầu tư phù hợp nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu

Trang 16

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan lý thuyết

Chương 2: Khái quát khu vực nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu

Khí hậu – Climate: Tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống

kê dài hạn (trung bình, xác suất các cực trị…) của các yếu tố khí tượng biến động trong một khu vực địa lý Thời kỳ tính trung bình là vài thập kỷ Theo định nghĩa của WMO: Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó

Biến đổi khí hậu – Climate Change: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của

Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một thông số hay thống kê khí hậu Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ

Tác động khí hậu được định nghĩa bởi IPCC TAR (The Intergovernmental

Panel on Climate Change - Third Assessment Report, 2001) là những hậu quả của BĐKH trên hệ thống tự nhiên và con người Tùy thuộc vào việc xem xét của sự thích ứng, ta có thể phân biệt giữa tác động tiềm năng và tác động dư Tác động tiềm năng - tất cả những tác động có thể xảy ra do một sự thay đổi dự kiến của khí hậu, mà không xem xét thích ứng Tác động dư - các tác động của biến đổi khí hậu sẽ xảy ra sau khi thích ứng

Độ nhạy được định nghĩa bởi IPCC TAR (2001) là mức độ mà một hệ thống bị

ảnh hưởng, hoặc bất lợi hoặc có lợi bởi những tác động liên quan đến biến đổi khí hậu Các ảnh hưởng có thể trực tiếp (ví dụ như một sự thay đổi trong sản lượng cây trồng

do sự thay đổi phạm vi hoặc biến thiên của nhiệt độ) hoặc gián tiếp (ví dụ như thiệt hại gây ra do tăng tần số của lũ lụt ven biển hoặc do mực nước biển tăng lên)

Khả năng bị tổn thương được định nghĩa bởi IPCC TAR (2001) là mức độ mà

một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) dễ bị tác động, hoặc không thể đương đầu với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu

Trang 18

Thích ứng được định nghĩa bởi IPCC TAR (2001) là sự điều chỉnh hệ thống tự

nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng

và tận dụng các cơ hội do nó mang lại Các loại khác nhau của thích ứng có thể phân biệt, bao gồm thích ứng lần đầu và thích ứng với sự tác động lại, thích ứng của cá nhân

và thích ứng của công cộng, thích ứng đột xuất và thích ứng theo kế hoạch Levina và Tirpak tìm thấy định nghĩa từ UNFCCC, UKCIP và UNDP

Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống để thích ứng với biến đổi khí

hậu, để kiểm duyệt các thiệt hại tiềm năng, để tận dụng những lợi thế của cơ hội, hoặc

để đối phó với những hậu quả

Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự

tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động (Kịch bản biến đổi khí hậu huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, 2011)

Nước biển dâng (Sea Level Rise - SLR) là sự dâng mực nước của đại dương trên

toàn cầu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác (Kịch bản biến đổi khí hậu huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, 2011)

Hiệu ứng nhà kính – Greenhouse Effect: Hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí

quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây và các khí như hơi nước, cacbon ddiooxxit, nito oxit, metan và chlorofluorocacrbon, làm giảm lượng nhiệt thoát ra không trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30oC so với khi không có các chất khí đó

Khí quyển – Atmotsphere: Lớp khí bao quanh trái đất và bị giữ ở đây do lực hấp

dẫn của trái đất Khí quyển được chia thành nhiều tầng: tầng đối lưu (từ mặt đất đến khoảng 8 – 17 km); tầng bình lưu (lên đến 50 km); tầng giữa (50 – 90 km) và tầng nhiệt tạo thành vùng chuyển tiếp ra vũ trụ Sự pha trộn giữa các tầng là cực chậm

Sinh quyển - Biosphere: Bộ phận của trái đất và khí quyển của nó, trong đó

chứa các sinh vật sống (thực vật và động vật và vật chất hữu cơ từ sự sống (rác và

Trang 19

mùn)) Sinh quyển trái đất gồm hệ sinh vật (động vật và thực vật), rác và vật chất hữu

cơ trong đất trên lục địa và sinh quyển gồm hệ sinh vật và mùn ở đại dương

Thạch quyển - Lithosphere: Lớp bên trên (thuộc đại dương và lục địa) của phần

trái đất rắn, gồm toàn bộ đá ở vỏ trái đất và phần cứng, dòn của vỏ trên cùng của trái đất Độ dày của nó thay đổi từ 1 đến 2 km ở dãy sống núi giữa đại dương, nhưng dần dần tăng từ 60 km gần sống núi tới 120 km – 140 km bên dưới vỏ ở đại dương có tuổi cao hơn

Thủy quyển - Hydrosphere: Phần của trái đất bao gồm nước, đó là đại dương,

biển, băng, hồ, sông…

1.2 Lược khảo các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu

1.2.1 Lược khảo các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới

Biến đổi khí hậu đã được các nhà khoa học kinh tế môi trường nghiên cứu rộng rãi trong những năm vừa qua

Trang 20

CH 4

Nông nghiệp

Công nghiệp Đốt nóng

kỳ Carbon

Phá rừng

(Tăng) Hiệu ứng nhà kính

Sự tan băng chóp

Mây

Thay đổi lượng mưa

Độ mặn

Nhiệt độ nước biển

Sự thay đổi đột ngột dòng chảy đại dương

Biến đổi khí hậu đột ngột

Hơi lạnh

ở Châu

Âu

Khô cạn những con suối

Nhiệt độ trung bình tăng

“Ấm lên toàn cầu”

Mực nước biển dâng

Bệnh lây lan

Những thảm họa

Nạn đói

Thiệt hại kinh tế

Tổn thất môi trường sống động thực vật

Mất giá trị truyền thống

Sự chết chóc

Hạn hán

Lũ lụt Nắng nóng

Gió bão hung dữ

Đặc điểm khí hậu chính

Những hoạt động của con người Những nguy cơ chủ yếu

Nguồn: UNEP/GRID–Arendal, 'Climate change: processes, characteristics and threats',

designed by Philippe Rekacewicz, UNEP/GRID–Arendal Maps and Graphics Library,

2005,

<http://maps.grida.no/go/graphic/climate_change_processes_characteristics_and_threats> Hình 1.1 Biến đổi khí hậu: quá trình, đặc điểm và nguy cơ

Trang 21

Nguồn: http://www.masternewmedia.org

Hình 1.2: Sơ đồ hiệu ứng nhà kính

Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu kết luận rằng “sự nóng lên của hệ thống khí hậu là rõ ràng”(IPCC, 2007b) đã xua tan sự không chắc chắn về BĐKH Trong báo cáo nghiên cứu “Biến đổi khí hậu: Quy trình, những đặc điểm và các nguy cơ” (Philippe Rekacewicz, 2005) cũng như báo cáo nghiên cứu “Biến đổi khí hậu: Những tác động, những tổn thương và sự thích ứng ở các quốc gia đang phát triển” được thực hiện bởi Công ước Khung Liên hợp quốc về BĐKH (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC, 2007) đã thể hiện đầy đủ quy trình, đặc điểm và nguy cơ của biến đổi khí hậu Hình 1.1 giải thích rằng việc tăng đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất đã

và đang tiếp tục phát ra và làm tăng số lượng các khí nhà kính vào bầu khí quyển của Trái đất Các khí nhà kính bao gồm khí carbonic (CO2), khí mêtan (CH4) và khí ôxit nitơ (N2O), và sự gia tăng những chất khí này là nguyên nhân làm gia tăng đáng kể lượng nhiệt từ mặt trời chiếu xuống bầu khí quyển của trái đất, điều mà lẽ ra trong điều kiện bình thường nó được bức xạ trở lại vào không gian (Hình 1.2) Sự gia tăng nhiệt

đã dẫn đến hiệu ứng nhà kính và hậu quả cuối cùng là biến đổi khí hậu Các bằng

Trang 22

chứng khoa học chỉ ra thế giới của chúng ta đang trải qua những thay đổi khí hậu bất thường đã được xây dựng rất thuyết phục và nhanh chóng (IPCC, 2007a; CCSP, 2008b) Những đặc điểm chính của BĐKH là sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu (sự ấm lên toàn cầu); sự phân bố lượng mưa không đều, và tầng suất mưa thay đổi, gây ra hiện tượng ngập lụt và hạn hán ở một số nơi; sự tan chảy của các núi băng và sông băng và giảm lượng tuyết bao phủ; và gia tăng nhiệt độ nước biển và tính axit đại dương do nước biển hấp thụ nhiệt và khí carbonic từ bầu khí quyển Và hiện tượng ấm lên toàn cầu và băng tan làm cho mực nước biển dâng Nước biển dâng lên cao, gây ra hiện tượng xâm nhập mặn nghiêm trọng Mực nước biển dâng kết hợp với biến đổi khí hậu xảy ra đột ngột làm cho hạn hán, bão, lũ lụt xảy ra bất thường với sức tàn phá chưa từng có gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân và giảm sút nghiêm trọng tính đa dạng sinh học trên trái đất

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra nhiều tác động lên đời sống kinh tế, văn hóa xã hội Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những ảnh hưởng này, bao gồm: the IPCC Third Assessment Report (TAR), 2001; Bigio, 2003; McEvoy, 2007; Wibly, 2007; IPCC Fourth Assessment Report (AR4) 2007b; Huq & ctg, 2007; Alistair Hunt

và Paul Watkiss, 2007 Những tác động quan trọng nhất của biến đổi khí hậu được nhận dạng như sau:

- Những tác động của BĐKH đến nguồn nước sinh hoạt của người dân

- Những tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Những tác động của BĐKH đến hoạt động đánh bắt thủy sản

- Những tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

- Những tác động của BĐKH đến sức khỏe và di dân của người dân

- Những tác động của BĐKH đến thu nhập, đời sống của người dân và an sinh

Trang 23

thể hiện qua các hiện tượng như: sự gia tăng tần số của sóng nhiệt, tăng cường độ bão

và lũ lụt, nước biển dâng và sạt lở đất ven biển và sự xâm nhập mặn Mực nước biển dâng (SLR) đặt ra một mối đe dọa đặc biệt lớn cho các nước có mật độ dân số lớn và hoạt động kinh tế ở khu vực ven biển SLR sẽ làm tăng tính nhạy cảm của cộng đồng dân cư và hệ sinh thái ven biển do hiện tượng ngập lụt xảy ra thường xuyên của khu vực có địa hình thấp, sự tác động ngày càng nghiêm trọng của những trận lũ lụt, và sự gia tăng sạt lở đất ven biển và xâm nhập mặn (Mclean, 2001) Bờ biển sẽ rút lui hàng trăm mét, gây nên sự biến mất của các vùng đầm lầy Nguồn nước ngọt sẽ bị ảnh hưởng do sự nhiễm mặn của nước bề mặt và nguồn nước ngầm do nước biển Cuối cùng, SLR sẽ dẫn đến sự di dời của hàng triệu người dân, thiệt hại đáng kể tới tài sản

và cơ sở hạ tầng và sự mất mát nghiêm trọng của các hệ sinh thái ven biển vào cuối thế

kỷ 21 (Nicholls và Lowe, 2004)

Biến đổi khí hậu còn gây ra những thay đổi vật lý tác động đáng kể đến đặc tính sinh học các loài thông qua một loạt các hệ thống tự nhiên Ví dụ trên khắp Bắc Mỹ các loại cây thay lá và ra hoa sớm hơn, các loài chim, bướm, lưỡng cư và các loài động vật hoang dã khác sinh sản và di cư sớm hơn; các loài khác cũng đang di chuyển lên phía Bắc và khu vực cao hơn (Parmesan and Galbraith, 2004; Parmesan and Yohe, 2003; Root, et al 2003) Nhiệt độ nước biển trong các rạng san hô tăng lên ở miền Nam Florida, Caribbean, và các quần đảo Thái Bình Dương đã góp phần làm cho hiện tượng “tẩy trắng” san hô và bệnh dịch xảy ra nhanh chưa từng có (Donner, Knutson, Oppenheimer, 2006; Harvell, et al, 2007) Tần suất và cường độ bão tăng lên, nước biển dâng và xâm nhập mặn là những nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm môi trường sống những vùng đất ngập nước ven biển từ bờ biển Đại Tây Dương đến vịnh Mexico (Janetos, et al 2008; Kennedy, et al 2002; Field, et al 2001) Các loài hải sản: cá hồi, các vược… trong vùng từ miền Bắc California đến phía Tây Bắc Thái Bình Dương đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi thay đổi khí hậu gây ra sự nóng lên toàn cầu, tác động tiêu cực đến điều kiện môi trường sống trong suốt chu kỳ sống phức tạp của chúng (Glick và Martin, 2008; ISAB, 2007; Glick năm 2005; Mantua và Francis, 2004) Hệ thống rừng và đồng cỏ trên khắp phương Tây đã bị tổn hại nghiêm trọng bởi hạn hán, cháy rừng thảm khốc, dịch côn trùng, và các loài xâm hại gia tăng (NSTC, 2008; Ryan, et al, 2008; Fischlin, et al, 2007) Một số nghiên cứu cho rằng một số khu vực của Bắc Mỹ sẽ trải qua những thay đổi trong các quần xã sinh vật, theo đó các

Trang 24

thành phần và chức năng của hệ sinh thái trong khu vực sẽ thay đổi (Fischlin, A., et al, 2007; Gonzalez, Neilson, và Drapek, 2005)

Các tác động sinh thái liên quan đến biến đổi khí hậu không tồn tại trong sự cô lập, mà kết hợp với và làm trầm trọng thêm các áp lực khác trên các hệ thống tự nhiên Khoảng một nửa số hệ san hô trên thế giới bị “tẩy trắng” do nước biển ấm lên Tính axit ngày càng cao ở các đại dương cũng là một mối đe dọa đối với các hệ sinh thái biển về lâu dài Nếu nhiệt độ tăng lên 30C thì 20-30% các loài sinh vật trên đất liền có nguy cơ bị tuyệt chủng (United Nations Development program, 2007) Các mối đe dọa hàng đầu đối với đa dạng sinh học bao gồm phá hủy môi trường sống, thay đổi quá trình sinh thái quan trọng như hỏa hoạn, sự lây lan của các loài có hại, và sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh mới và dịch bệnh (Wilcove, et al, 1998) Sức khỏe và khả năng phục hồi của nhiều hệ thống tự nhiên của chúng ta đã bị tổn hại nghiêm trọng bởi những căng thẳng “truyền thống” và những thay đổi trong khí hậu sẽ có ảnh hưởng làm tăng tác động của chúng, thường theo những cách không thể đoán trước Sự mất mát và phân mảnh môi trường sống tự nhiên do sự phát triển đường giao thông, các tòa nhà, và các trang trại là đặc biệt đáng lo ngại bởi vì nó cản trở khả năng di chuyển của các loài tới những vùng đất tốt để phù hợp với điều kiện khí hậu thuận lợi (Ibanez, et

al, 2006; Schneider, 2002; Myers, 1992) Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) kết luận trong báo cáo khoa học gần đây nhất rằng một triệu loài thực vật và động vật trên khắp thế giới có thể bị đe dọa tuyệt chủng từ nay đến năm 2050 nếu chúng ta không thực hiện các hoạt động có ý nghĩa để giải quyết vấn đề (IPCC, 2007b)

Trong báo cáo Cơ sở Khoa học Vật lý (the Physical Science Basis report) của IPCC cho thấy nhiệt độ trung bình của bề mặt trên toàn cầu tăng 0,74±0,180C trong giai đoạn 1906-2005 (Solomon et al, 2007) Và sự nóng lên toàn cầu chủ yếu là do con người phát thải những khí gây hiệu ứng nhà kính (chủ yếu là CO2), chính điều này làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu Trong thế kỷ qua, nồng độ khí carbonic trong khí quyển tăng lên rất nhanh, và nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,74°C Theo các nhà khoa học, đây là xu hướng nóng lên lớn nhất và nhanh nhất mà họ có thể phân biệt trong lịch sử của Trái Đất Sự nóng lên toàn cầu đã diễn ra phức tạp trong vòng 25 năm qua, và 11 trong số 12 năm nóng nhất được ghi nhận đã xảy ra trong 12 năm qua Báo cáo của IPCC đưa ra dự báo chi tiết cho thế kỷ 21 và cho thấy rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ tiếp tục và đẩy nhanh Ước tính tốt nhất chỉ ra rằng, nhiệt độ trái đất có thể

Trang 25

tăng thêm 3°C vào năm 2100 Ngay cả nếu các quốc gia giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, trái đất cũng sẽ tiếp tục ấm lên Dự đoán vào năm 2100 phạm vi tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ mức tối thiểu là 1,8°C đến tối đa 4°C

Thay đổi trong hệ thống khí hậu, như nước biển dâng toàn cầu, thay đổi chế độ mưa và các sự kiện cực đoan đã được quan sát trong thế kỷ qua Solomon và các cộng

sự đã chỉ ra mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên 1,8±0,5 mm mỗi năm từ

1960 đến 2003 và lượng mưa cũng đã thay đổi (Solomon et al 2007) Các nhà khoa học cũng quan sát thấy lượng mưa có xu hướng tăng mạnh trong thời gian dài ở các khu vực tại phía đông của Bắc và Nam Mỹ, Bắc Âu và khu vực miền bắc và miền trung châu Á từ 1900 đến 2005 Trong khi các khu vực ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới bị ảnh hưởng bởi hạn hán lâu hơn và dữ dội hơn từ năm 1970 Ngoài ra, họ quan sát thấy sự gia tăng các sự kiện cực đoan, chẳng hạn như những trận mưa lớn bất thường và mức độ nóng gay gắt diễn ra thường xuyên hơn trong vòng 50 năm qua (Solomon et al 2007)

Hơn nữa, trong Báo cáo IPCC đã dự đoán về những tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai (IPCC, 2007d), dựa trên những tư liệu khoa học có giá trị Có tính đến một loạt các kịch bản phát thải và đưa ra các khoảng thời gian không chắc chắn khác nhau, báo cáo dự báo rằng trái đất sẽ nóng thêm lên khoảng 0,20C mỗi thập kỷ trong 2 thập kỷ tới Dự đoán dựa trên mô hình, mực nước biển toàn cầu cuối thế kỷ 21 tăng lên trong khoảng từ 0,18 đến 0,59 m và thay đổi lượng mưa sẽ xảy ra phức tạp, các sự kiện hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn (Solomon et al 2007)

Một số biện pháp cần được thực hiện để giảm thiểu những rủi ro trong cuộc sống hoặc thiệt hại để duy trì hoạt động kinh tế ở những vùng ven biển Đề xuất để duy trì hoạt động kinh tế và môi trường ở những khu vực ven biển bao gồm sự bảo vệ thông qua các công trình vững chắc như đê và bờ kè ven biển, nhưng điều này sẽ rất tốn kém Ví dụ, chi phí đầu từ và duy trì những công trình phòng vệ ven biển cũng như kiểm soát sự ô nhiễm ở bãi biển và cồn cỏ ở Belgium khoảng 25 triệu Euro (Lebbe và Meir 2000) Ngoài ra, Kojima (2004) ước tính cần 115 tỷ USD để bảo vệ cơ sở hạ tầng tại cảng để chống chọi khi nước biển dâng 1,0 m ở Nhật

Thiết lập các công trình bảo vệ bờ biển như một lựa chọn thích ứng đã bị làm ngơ ở Indonesia bởi vì điều này vô cùng tốn kém cho một nước có chiều dài bờ biển khoảng 81.000 km Lau (2005) báo cáo rằng chi phí cho một con đê dài 500 km để

Trang 26

ngăn chặn thiệt hại từ 1,0 m SLR cho đồng bằng Bắc Trung Quốc ước tính khoảng 370 triệu USD Trong khi tại Việt Nam các công trình bảo vệ ven biển này cũng chưa được chú trọng thích đáng Bến Tre là một trong những tỉnh đối phó tốt nhất với biến đổi khí hậu khi đã và đang xây dựng hệ thống đê biển để ngăn chặn nước biển dâng và hệ thống cống đập để ngăn chặn sự xâm nhập mặn

Một phương pháp để đo lường tính dễ tổn thương kinh tế do mực nước biển dâng được phát triển bởi Yohe (1989) cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (the United States Environmental Protection Agency - EPA) Yohe lượng giá kinh tế tính

dễ bị tổn thương do mực nước biển dâng là chi phí của việc không giữ lại bờ biển, trong đó bao gồm giá trị của các công trình kiến trúc bị đe dọa, tài sản bị đe dọa, và các dịch vụ xã hội từ bờ biển Phương pháp luận này được áp dụng tại Long Beach Island, New Jersey, Mỹ, nơi có một bờ biển dài 18 dặm Giá trị của những tài sản và các công trình hạ tầng bị đe dọa được lấy từ hồ sơ thuế được cung cấp bởi Văn phòng giám định chính phủ và được tính toán bằng cách tổng hợp tất cả giá trị thị trường của tài sản và công trình hạ tầng được dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng Giá trị xã hội của bờ biển được tính toán nhờ sử dụng phương pháp Knetsch-David, trong đó giá trị được ước tính là tổng hợp của sự khác biệt giữa các giá trị tài sản của những người này khi ở gần bờ biển và những người ở xa bờ biển

Một phương pháp tương tự của Yohe được ứng dụng ở vùng biển Ferry và Camp Ellis, Maine, Mỹ, bởi Viện Luật biển, Văn phòng Kế hoạch bang Maine và Cục Khảo sát địa chất bang Maine (1995) Tương tự, Mc Culloch, Forbes and Shaw (2002)

sử dụng giá trị thị trường của những tài sản thuộc nhà và không thuộc nhà để tính toán những tác động của nước biển dâng ở đảo Prince Edward, Mỹ Một phương pháp phức tạp hơn đã được áp dụng bằng cách sử dụng một mô hình tài sản hưởng thụ để mô phỏng tác động của mực nước biển tăng lên trên thị trường bất động sản, và phương pháp chi phí du lịch để ước tích giá trị giải trí của các bãi biển bị đe dọa (Bin et al 2007) Giá cả hưởng thụ cũng được sử dụng bởi Parsons và Powell (2001) trong việc ước tính chi phí của rút lui bãi biển ở Delaware, Mỹ

Trong báo cáo “Nước biển dâng ở tỉnh Nam Kalimantan, Indonesia - Một phân tích kinh tế các chiến lược thích ứng trong nông nghiệp” Akhmad R Saidy và Yusuf Azis đã cung cấp cách ước tính thiệt hại trong nông nghiệp do SLR Có 6 trong 13 huyện ở tỉnh Nam Kalimantan có sản xuất nông nghiệp bị tác động bởi SLR Huyện

Trang 27

Barito Kuala bị thiệt hại nặng nhất với 630,26 tỷ IDR khi nước biển dâng lên 0,5 m và thiệt hại 729,42 tỷ IDR khi nước biển dâng lên 1,0 m Tổng sản phẩm nông nghiệp bị mất trong tỉnh Nam Kalimanta lên tới 19,19% với 1,0 m SLR Kết quả điều tra hộ gia đình của nghiên cứu này cũng cho biết trong tổng số 1.222 người trả lời, chỉ có 35% hiểu biết SLR và sự tác động của nó lên nông nghiệp của họ Hai chiến lược thích ứng được Akhmad R Saidy và Yusuf Azis chọn phân tích kinh tế (phân tích chi phí - lợi ích CBA) là đầu tư vào hệ thống đê nông nghiệp và di dời tới một khu sản xuất nông nghiệp mới Vòng đời của cả 2 dự án là 66 năm, từ 2007 tới 2072 (khi nước biển dâng lên 1,0 m) Tổng lợi ích được ước tính khoảng 50.449,65 tỷ IDR cho việc thiết lập hệ thống đê nông nghiệp và 17.306,60 tỷ IDR cho việc di dời tới khu vực nông nghiệp mới Mặc khác, tổng chí phí ước tính khoảng 355,58 tỷ IDR cho dự án xây dựng đê nông nghiệp và 18.717,29 tỷ IDR cho dự án thiết lập khu nông nghiệp mới Với lợi ích

và chi phí như trên, Saidy và Yusuf Azis đã tính toán NPV của dự án thiết lập hệ thống

đê nông nghiệp là 2.654,80 tỷ IDR (tại mức chiết khấu r = 8%) và NPV của dự án di dời tới khu nông nghiệp mới là 2.284,55 tỷ IDR (tại mức chiết khấu r = 8%)

Hiện tượng xói mòn bờ biển đã được nghiên cứu phổ biến ở các nước trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Malaysia (Zamali và Lee 1991), Việt Nam (Mazda et al 1997; Ngô et.al 2006), Indonesia (Prasetya và Black 2003), và Thái Lan (Prinya 1989)

Ở các nước phát triển, như Canada, Hoa Kỳ, và Úc sự xói mòn bờ biển/ rút lui ven biển cũng được coi là một vấn đề quan trọng vì vậy nó đã được nghiên cứu rất rộng rãi Các công trình nghiên cứu về hiện tượng này có thể được phân thành bốn chủ

đề chính: (a) sự rút lui bờ biển , (b) đo lường những tác động và tính dễ tổn thương; (c) đánh giá các biện pháp bảo vệ và giảm nhẹ; và (d) phân tích chính sách và pháp lý Nội dung của nghiên cứu này tập trung vào các dạng thứ hai, thứ ba và thứ tư

Trong báo cáo “Sự tổn thất kinh tế và sự thích ứng có thể với hiện tượng sạt lở đất ven biển ở thành phố San Fernando, Philippines” Jaimie Kim E Bayani, Moises A Dorado và Rowena A Dorado (2009) đã xây dựng kịch bản cho sự tác động gồm kịch bản A: Bờ biển không có khả năng phục hồi và kịch bản B: Bờ biển có khả năng tự phục hồi Jaimie Kim và cộng sự đã lượng giá tổn thất kinh tế do hiện tượng xói mòn

bờ biển ở thành phố San Fernado bao gồm: ước tính giá trị của những vùng đất bị đe dọa (932,5 triệu Php hoặc 21 triệu USD), giá trị của những công trình và cơ sở hạ tầng

bị đe dọa (112,1 triệu Php hoặc 2,5 triệu USD), và giá trị của những dịch vụ xã hội từ

Trang 28

bờ biển bị đe dọa (7,99 triệu Php trên một năm) Ba chiến lược thích ứng đã được lựa chọn phân tích CBA gồm (1) chiến lược “Kinh doanh như bình thường - Business as Usual” có NPV (6%): từ 51,74 triệu Php đến 194,62 triệu Php (Kịch bản A) và từ 45,6 triệu Php đến 122,37 triệu Php (Kịch bản B); (2) kế hoạch bảo vệ có NPV (6%): từ 63,19 triệu Php đến 265 triệu Php (Kịch bản A) và từ 57,05 triệu Php đến 192,75 triệu Php (Kịch bản B); (3) kế hoạch rút rui/di dời có NPV (6%) từ -150,02 triệu Php đến -450,06 triệu Php (Kịch bản A) và từ -143,88 triệu Php đến -377,81 triệu Php (Kịch bản B)

1.2.2 Lược khảo các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật theo lộ trình Theo PGS.TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, người chủ trì nhóm nghiên cứu xây dựng kịch bản cả 2 phiên bản, năm 2009 và hiện nay, cho biết, một số chỉ số khí hậu có xu hướng gia tăng so với kịch bản 2009 khi được chi tiết hóa cho các vùng

Theo PGS.TS Trần Thục, các chỉ số biến đổi khí hậu có xu hướng gia tăng Mức tăng nhiệt độ dao động trong phạm vi lớn hơn so với kịch bản năm 2009 Chẳng hạn, theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ trung bình năm có thể tới 3,5oC ở các khu vực nhỏ thuộc Bắc Trung Bộ Theo kịch bản năm

2009, mức tăng chung cho vùng khí hậu này là 2,8oC vào năm 2100 Tương tự đối với mưa, lượng mưa mùa khô có thể giảm đến 30% vào năm 2100 ở một vài nơi thuộc Nam Bộ, trong khi đó theo phiên bản năm 2009 thì trung bình cho toàn vùng chỉ giảm 18%

Theo các kịch bản, đến năm 2100, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang, thấp nhất ở vùng Móng Cái đến Hòn Dáu Cụ thể, theo kịch bản phát thải trung bình (B2), nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 cm đến 82 cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng

từ 49 cm đến 65 cm Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 60,3 cm đến 74,2 cm Còn theo kịch bản phát thải cao (A1FI), ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang mực nước biển dâng từ 85 cm đến 105 cm; khu vực Móng Cái có mức dâng từ 66 cm đến 85 cm Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78,5 cm đến 95,3 cm

Trang 29

Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng Nếu mực nước biển dâng cao 1 m và nếu không có các giải pháp ứng phó, sẽ có khoảng 39% diện tích vùng đồng bằng này có nguy cơ bị ngập và khoảng 35% dân số

bị ảnh hưởng trực tiếp Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ có khoảng 11% diện tích có nguy cơ bị ngập và 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp Đối với các tỉnh ven biển miền Trung, khoảng 2,5% tổng diện tích của khu vực có nguy cơ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 10% số dân Riêng đối với TP Hồ Chí Minh, sẽ có khoảng 20% diện tích bị ngập và 9% số dân bị ảnh hưởng

Bảng 1.1 Diện tích đất có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích)

dâng (m)

Đồng Bằng Sông Hồng và Quảng Ninh

Ven biển miền Trung

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 30

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012

Hình 1.1 Bản đồ nguy cơ ngập khu vực ven biển Việt Nam ứng với mực nước biển dâng 1m

Trang 31

Trong báo cáo nghiên cứu: “Tổng quan về nghiên cứu với BĐKH và các hoạt động thích ứng của miền nam Việt Nam” (2009) Lê Anh Tuấn đã lược khảo các kết quả nghiên cứu về BĐKH ảnh hưởng đến Việt Nam và tổng hợp các hoạt động nghiên cứu thích ứng ở miền nam Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1994) đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng Hiệp định khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (UNFCCC, 2003) đã dẫn chứng Thông báo Đầu tiên của Việt Nam về Biến đổi Khí hậu (SRV, MONRE 2003) cho biết trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33 cm

và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1 mét Với nguy cơ này, Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD (chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP) Nhiều nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng - Thuỷ văn và Môi trường Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam đều có những nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long

Reiner và các cộng sự (2004) đã công bố một nghiên cứu trên mô hình toán thuỷ lực để phỏng đoán các diễn biến ngập lũ ở Đồng bằng sông Mekong trong thời đoạn tháng 8 đến tháng 11 với kịch bản mực nước biển dâng 20 cm và 50 cm Kết quả cho thấy đường đồng mức ngập lũ sẽ mở rộng tương ứng với mức nước dâng 20 cm và

50 cm sẽ là 25 km và 50 km về phía hạ lưu Ở giai đoạn đầu của lũ (tháng 8), mực nước trung bình vùng Đồng bằng sẽ gia tăng thêm 14,1 cm (khi nước biển dâng 20 cm) và 32,2 cm (khi nước biển dâng 50 cm) Đến kỳ đỉnh lũ (tháng 10), mức gia tăng mức ngập tương ứng này sẽ là 11,9 cm và 27,4 cm

Nicholls và Lowe (2006) tính rằng khi mực nước biển dâng cao 40 cm, số nạn nhân của lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người sẽ tăng lên 94 triệu người Khoảng 20% trong số họ sống ở vùng Đông Nam Á, trong đó vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng

Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc - UNDP (2007) đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 mét, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội) ĐBSCL sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dưới mực nước biển”

Trang 32

Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân hàng Thế giới (WB) xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do biến đổi khí hậu Tại Việt Nam, hai đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất Khi nước biển dâng cao 1 mét, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng Rủi ro ở ĐBSCL, bao gồm cả hạn hán

và lũ lụt, sẽ gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài (Peter

và Greet, 2008) Hanh và Furukawa (2007) dựa vào những ghi nhận ở trạm đo thuỷ triều ở Việt Nam để kết luận về những bằng chứng của sự dâng lên của mực nước biển: trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75 – 2,56 mm/năm

Trong báo cáo nghiên cứu “tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai và giải pháp ứng phó cho khu vực TPHCM”của PGS.TS Lê Mạnh Hùng (2009) chỉ ra rằng biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình những năm qua tại TPHCM tăng lên 0,80C, lượng mưa tăng và diễn biến bất thường theo không gian và thời gian, hạn hán xảy ra cực đoan, triều cường và mực nước biển dâng cao dẫn đến nhiều vùng bị ngập lụt, nước mặn xâm nhập tiến sâu vào nội đồng v.v…Hậu quả của biến đổi khí hậu là những thảm họa khó lường mà loài người phải đối mặt

Qua một số điều tra, nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế của các hộ nông dân (qua hơn 250 cuộc phỏng vấn điều tra, thảo luận) của Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ cho thấy trong khoảng 5-10 năm qua, thời tiết

ở khu vực biến đổi khá bất thường và gây nhiều thiệt hại đến cuộc sống và thành quả sản xuất của người dân Nhóm đối tượng bị nhiều tổn thương nhất là người nghèo, trẻ con, người già, người khuyết tật và phụ nữ Các bệnh tật liên quan đến thời tiết chiếm

vị trí hàng đầu trong thống kê bệnh tật Các hộ nghèo, buôn bán nhỏ, ruộng đất ít, thiếu vốn chịu nhiều tổn thất do yếu tố khí hậu

Trong báo cáo “Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long” tại hội thảo Biến đổi khí hậu: Tác động, Thích ứng và Chính sách trong nông nghiệp tổ chức tại Quảng Trị tháng 4 năm 2011, TS Lê Anh Tuấn đã chỉ ra biến đổi khí hậu gây nhiều tổn thất trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực thế giới Mặc khác, biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng lớn đến nghề cá ở Việt Nam, đặc biệt là

Trang 33

nghề cá có quy mô nhỏ ven bờ Nước biển dâng gây tổn hại đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, làm cho xâm nhập mặn xảy ra trầm trọng hơn gây thiệt hại vô cùng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ ven bờ, nhất là nuôi quản canh Lượng mưa thay đổi, nhiệt độ thay đổi cũng gây thiệt hại nặng nề đến năng suất nuôi tôm (Cao Lệ Quyên, 2011) Báo cáo này còn cho biết các sản lượng đánh bắt thủy sản đánh bắt ven

bờ biển miền Trung suy giảm rõ rệt Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng tác động đến hoạt động chăn nuôi ở Việt Nam (Lê Thị Hoa Sen & ctg, 2011)

Hoạt động lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng đã được nghiên cứu, áp dụng khá thành công trong các hoạt động của trường học, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã tại tỉnh Quảng Trị dưới

sự hỗ trợ của Đại sứ quán Phần Lan Nghiên cứu này mở ra một hướng mới trong việc nghiên cứu đánh giá tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Lâm Thị Thu Sử và cộng sự (2010) đã công bố kết quả nghiên cứu với đề tài:

“Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế” Đề tài đã nêu được: (1) Các đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội, sử dụng và quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Hương; (2) Đưa ra các phương pháp nghiên cứu dựa vào cộng đồng (PRA, RRA, thảo luận nhóm tập trung…); (3) Một số kết quả nghiên cứu về nhận thức của người dân về BĐKH, sự thích ứng với BĐKH ở hiện tại và tương lai, các tác động có thể xảy ra do BĐKH, sử dụng và quản lý tài nguyên nước Các kết quả nghiên cứu được thực hiện ở 3 vùng địa hình khác nhau của lưu vực sông Hương là: xã Hương Lộc - huyện Nam Đông, phường Thủy Biều - thành phố Huế và

xã Hải Dương - huyện Hương Trà

Tại cuộc hội thảo lần thứ nhất của “Dự án trình diễn chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu ở hạ lưu sông Mê Kông kinh nghiệm và bài học chia sẻ” tổ chức tại

TP Hồ Chí Minh vào ngày 21-22 tháng 7 năm 2011, Tiến sĩ Trương Hồng Tiến và các cộng sự tại Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã báo cáo nghiên cứu “Đánh giá những tác động của Biến đổi khí hậu ở tỉnh Kiên Giang, Đồng bằng Sông Mêkông, Việt Nam” Trong bài báo cáo này, một nghiên cứu toàn diện về nguy cơ biến đổi khí hậu

và đánh giá tổn thương ở tỉnh Kiên Giang được trình bày Khung hỗ trợ quyết định (The Decision Support Framework - DSF) của Ủy ban Sông Mê Kông được sử dụng

để mô hình các kịch bản trong tương lai ở tỉnh Kiên Giang, có tính đến biến đổi khí hậu và điều kiện phát triển thượng nguồn Nghiên cứu “Phương pháp đánh giá tổn

Trang 34

thương do sự tác động của biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại Bến Tre” đã được báo cáo bởi Bùi Kim Hữu (tổ chức Oxfam) trong hội nghị này Hiện tại, Oxfam đang thực thi một dự án nhỏ trong bốn xã ở huyện Bình Đại và Thạnh Phú, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa Với đề tài nghiên cứu “Kế hoạch hành động dựa vào cộng đồng với điều kiện biến đổi khí hậu ở xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” Tô Quang Toản và các cộng sự tại Viện nghiên cứu thủy lợi Miền Nam đã báo cáo kết quả điều tra về kiến thức của người dân ở xã Bình Giang về những thay đổi của điều kiện khí hậu tại khu vực họ sinh sống; thông tin mà họ nhận được về biến đổi khí hậu; đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu tại Bình Giang; và bước đầu đề xuất kế hoạch hành động của Bình Giang dựa vào cộng đồng để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về biến đổi khí hậu được thực hiện dưới sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới Nổi bật là dự án

“Đẩy mạnh khả năng thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và nguồn lợi thủy sản ở khu vực Nam và Đông Nam Á” Dự án được triển khai ở bốn quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Philippines và Sri Lanka Dự án được triển khai trong 3 năm (2009-2012) với kinh phí tài trợ từ Cơ quan hợp tác phát triển Nauy (NORAD) và điều phối bởi NACA Các đơn vị tham gia thực hiện: Akvaplan-niva ÅS - Viện Nghiên cứu về Địa cực Nauy; Bioforsk - Viện Nghiên cứu Môi trường và Nông nghiệp Nauy; Khoa Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp, Trường đại học Kasetsart (KU), Bangkok; Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á; Văn phòng vùng Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức lương thực (FAO); Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thuỷ sản châu Á - Thái Bình Dương (NACA) và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở những nước mà dự án thực hiện Tại Việt Nam, NACA

đã ký hợp đồng với Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để thực hiện 2 trường hợp nghiên cứu sự tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ là cá da trơn và tôm sú Dự án thực hiện từ tháng 3 năm

2009 đến tháng 3 năm 2012

Bên cạnh đó, dự án nghiên cứu “Những tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá tổn thương, phân tích kinh tế và chính sách những chiến lược thích ứng ở những vùng ven biển được chọn ở Indonesia, Philippines và Việt Nam” được tài trợ bởi Chương trình Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), thực hiện trong giai đoạn

Trang 35

7/2011 đến 3/2012 đang được điều phối bởi Trung tâm nghề cá thế giới (the Worldfish Center) và Khoa Kinh tế trường Đại học LOS BAÑOS Philippines Kết quả của nghiên cứu này hy vọng sẽ có nhiều đóng góp cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

1.3 Chiến lược thích ứng và chiến lược giảm thiểu

Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hai cách tiếp cận đã được xác định để đối phó với nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Sự giảm thiểu (Mitigation) tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính trong khi sự thích ứng (Adaptation) lại tập trung vào giảm những thiệt hại tiềm năng do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra (Kariannede Bruin, 2011) Sự giảm thiểu được sử dụng để giảm những tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu (hạn chế phát thải khí CO2) trong khi sự thích ứng được dùng để giảm những tổn thương xã hội do những tác động của biến đổi khí hậu (European Commission, 2010) Sự giảm thiểu tạo ra những lợi ích (toàn cầu) trong dài hạn (30 - 40 năm), sự thích ứng tạo ra những thích ứng trong ngắn và trung hạn Sự giảm thiểu được dùng cho tất cả các lĩnh vực ở tất cả các quốc gia, trong khi sự thích ứng chỉ dùng cho những lĩnh vực và quốc gia cụ thể (European Commission, 2010) Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào những chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu Sự thích ứng liên quan đến việc đưa ra các quyết định đầu tư để giảm thiểu những thiệt hại tiềm năng của biến đổi khí hậu và tận dụng những cơ hội mới Thông qua việc thực hiện các chiến lược thích ứng, khả năng thích ứng của hệ thống tăng lên

và mức độ nhạy cảm giảm đi, do đó làm giảm tính dễ tổn thương của xã hội do sự tác động của biến đổi khí hậu (Mastrandrea et al., 2010) Có nhiều dạng thích ứng khác nhau được phân biệt, bao gồm thích ứng phản ứng (Reactive), thích ứng chủ động (Proactive), thích ứng tự trị (Autonomous) và lên kế hoạch thích ứng (Planned), trong

đó thích ứng chủ động là một phần không thể thiếu trong các chiến lược thích ứng tối

ưu với biến đổi khí hậu (Fankhauser et al 1999) Sự thích ứng được thực hiện theo quy mô không gian khác nhau và đòi hỏi phải có sự tích hợp nhiều phản ứng Thích ứng cũng có thể chia làm 2 loại: thích ứng cứng (Hard Adaptation) và thích ứng mềm (Soft Adaptation) (World Bank, 2009) Thích ứng cứng là chúng ta thực hiện các chiến lược thích ứng như: xây đê ngăn mặn, xây đê ngăn nước biển dâng, xây nhà trú bão… Còn thích ứng mềm là chúng ta thực hiện các chiến lược thích ứng như: dựa vào cộng đồng để nâng cao nhận thức người dân, tái định cư hộ gia đình… Người làm chính

Trang 36

sách đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thực hiện những chính sách tối ưu nhất nhằm giảm tính dễ tổn thương với biến đổi khí hậu (Klein et al, 2003) Theo IPCC, thách thức đối với người ra quyết định là “tìm ra một hành động thích hợp với hiện tại và có khả năng chống chọi với những yếu tố không chắc chắn trong dài hạn” (Klein et al, 2007) Trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, đòi hỏi các nhà lập chính sách phải phân tích kinh tế các chiến lược thích ứng, từ đó chọn ra những chiến lược cấp thiết nhất để thực hiện phù hợp với mục tiêu đã xác định

Ước tính thiệt hại kinh tế của biến đổi khí hậu cho ta nhiều giá trị khác nhau Tol (2002a) ước tính thiệt hại do biến đổi khí hậu toàn cầu trung bình nằm trong khoảng từ -3% đến 2% GDP toàn cầu Báo cáo tổng hợp của Stern (Stern, 2006) đã trình bày ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nền kinh tế thế giới và chỉ ra những thiệt hại tăng gấp đôi so với báo cáo trên (5 - 20% GDP toàn cầu) Tuy nhiên, có nhiều phê bình về báo cáo trên của Stern (Byatt et al., 2006; Carter et al., 2006; Dietz et al., 2007; Mendelsohn, 2006; Nordhaus, 2007; Weitzman, 2007) vì đã áp dụng lãi suất chiết khấu thấp, lợi ích và chi phí lớn, đánh giá quá cao tác động của biến đổi khí hậu,

lo ngại rủi ro, và thiếu xem xét tính không chắc chắn của biến đổi khí hậu

Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu và những chi phí của sự thích ứng ở các nước đang phát triển đã nhận nhiều sự chú ý WorldBank (2009) đã lượng giá chi phí của sự thích ứng với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển và đã kết luận rằng “chi phí thích ứng với sự ấm lên khoảng 20C trên thế giới từ 2010 đến 2050

sẽ nằm trong khoảng từ 75 đến 100 tỷ USD mỗi năm Watkiss và các cộng sự (2010)

đã sử dụng mô hình đánh giá tổng hợp để ước tính thiệt hại do biến đổi khí hậu ở châu Phi, với sự không chắc chắn cao có thể dao động từ 1,5-3% GDP mỗi năm Hơn nữa, tìm ra sự thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới là một chủ đề quan trọng của các cuộc hội nghị của UNFCCC tổ chức ở Copenhagen (UNFCCC, 2009) và Cancun (UNFCCC, 2010b) và được bàn luận trong nhiều tài liệu (Dellink et al., 2009; Paavola and Adger, 2006)

Tuy nhiên, vẫn có những dự đoán không chắc chắn về biến đổi khí hậu cũng như những tác động của nó, và chi phí và lợi ích của những biện pháp thích ứng/ giảm thiểu cũng không chắc chắn vì còn có những tác động tiềm ẩn sau khi đầu tư vào những chiến lược thích ứng/ giảm thiểu Ví dụ, nghiên cứu về những tác động của biến đổi khí hậu đối với nguy cơ lũ lụt ở lưu vực sông chỉ ra nhiều kết quả, mô tả trong một

Trang 37

số trường hợp cho thấy xu hướng lũ liên quan tới dòng chảy tại các sông (Milly et al., 2002; Petrow and Merz, 2009), nhưng những báo cáo khác nhau cho kết quả khác nhau, có báo cáo nêu ra sự thay đổi tăng trong khi có báo cáo lại cho rằng sự thay đổi

đã giảm và có báo cáo lại cho rằng nó không đổi trong thời gian dài (Kundzewicz et al., 2005; Mudelsee et al., 2003)

1.4 Phân tích kinh tế các chiến lược thích ứng

Thích ứng với biến đổi khí hậu đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các cuộc hội nghị khoa học và hoạch định chính sách, đặc biệt trong việc thẩm định các chiến lược thích ứng Các tài liệu khoa học về sự thích ứng tập trung giải quyết những tác động, tính dễ tổn thương và những hạn chế của chiến lược thích ứng (Adger, 2006; Smit and Wandel, 2006; Smit et al., 2001), nhưng có rất ít tài liệu đề cập phân tích những lợi ích và chi phí của chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu Phân tích các lựa chọn thích ứng yêu cầu phải có sự đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu, thiết kế và lựa chọn các chiến lược thích ứng trong sự tham vấn chặt chẽ với các tác nhân liên quan và các chuyên gia, và phân tích những lựa chọn thích ứng dựa vào một tập hợp các mục tiêu Các chiến lược thích ứng tốt nhất được lựa chọn nhờ vào sử dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định khác nhau, dựa vào những mục tiêu khác nhau như hiệu quả, hiệu suất và tính khả thi

Những đánh giá định lượng và định tính tập trung phân tích toàn diện những khía cạnh cụ thể của từng chiến lược thích ứng: chi phí, lợi ích, kết quả sau khi thực hiện chiến lược, hiệu quả xã hội… (Ebi and Burton, 2008; Rosenzweig et al., 2007) và

nó được thực hiện để chọn ra các chiến lược thích ứng cấp quốc gia Nhiều phương pháp kinh tế khác nhau được phát triển với mục đích là nhận dạng và đo lường những chiến lược thích ứng như phân tích hiệu quả - chi phí (Cost-Effectiveness Analysis), phân tích lợi ích - chi phí (Cost - Benefit Analysis) và phân tích đa mục tiêu (Multi-Criteria Analysis) Hiện nay, những phân tích trên được phát triển rộng hơn gồm hai khái niệm liên quan là phân tích tài chính và phân tích kinh tế Phân tích tài chính chỉ liên quan đến dòng tiền vào và dòng tiền ra của nhà đầu tư, hay người ta thường gọi dạng phân tích này là dựa trên quan điểm cá nhân Còn phân tích kinh tế không chỉ tính toán đến dòng tiền vào và dòng tiền ra của nhà đầu tư mà còn liên quan đến những tác động tiêu cực và tích cực tới môi trường và xã hội, do vậy dạng phân tích này thường được gọi dựa trên quan điểm xã hội Như vậy đều là CBA hoặc CEA nhưng

Trang 38

kết quả phân tích tài chính sẽ có sự khác biệt so với phân tích kinh tế, đây là điểm mấu chốt đòi hỏi các nhà làm CBA hoặc CEA cần hết sức lưu ý Đối với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu thường sử dụng phân tích kinh tế sẽ phù hợp hơn (Nguyễn Thế Chinh, 2009) Các nhà kinh tế học thường sử dụng CBA để phân tích các chiến lược thích ứng với BĐKH Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc định lượng lợi ích

do đầu tư mang lại đối với môi trường và xã hội gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể, để khắc phục tồn tại này người ta đã sử dụng phương pháp phân tích đa mục tiêu và phân tích chi phí hiệu quả, trường hợp này vận dụng rất tốt cho biến đổi khí hậu khi lựa chọn công nghệ cho giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính như CO2 và CH4, bởi lẽ việc tính toán cho giảm một đơn vị phát thải tiến hành dễ dàng nhưng lợi ích của việc giảm thải đó có tính xã hội không thể định lượng được

1.4.1 Phân tích hiệu quả - chi phí (CEA)

1.4.1.1 Giới thiệu

Như với tất cả các phân tích kinh tế, mục đích của CEA là để tối đa hóa mức độ lợi ích liên quan đến nguồn lực sẵn có Thuật ngữ “hiệu quả” có nghĩa là một chiến lược thích ứng có khả năng đạt được những kết quả dự định của nó Điều này giúp các nhà hoạch định chính sách chọn ra những chiến lược thích ứng với BĐKH mà tổng số tiền đầu vào (tổng chi phí) để đạt được mục tiêu/ lợi ích (outcomes) cho trước là thấp nhất (European Commission, 2008) Thông thường, phân tích hiệu quả chi phí sử dụng

“phương pháp chi phí thấp nhất” để tính toán tỷ số hiệu quả - chi phí, với kết quả (outcomes) là một hằng số và tìm kiếm cách “rẻ nhất” để đạt được nó (ví dụ chi phí bình quân trên một hộ gia đình thấp nhất)

CEA được sử dụng đầu tiên vào năm 1950 bởi Bộ Quốc phòng Mỹ (The United States Department of Defense) như một lời khuyên để quyết định các nhu cầu dịch vụ

vũ trang ở những ngành khác nhau trong khi hệ thống quân đội ngày càng tốn kém (Hitch and McKean, 2006) Năm 1960 nó đã được sử dụng rộng hơn như một công cụ

để phân tích hiệu quả của những chương trình phúc lợi quốc gia Những năm 1970 nó được sử dụng để hoạch định những chính sách y tế, chủ yếu để tránh những tranh cãi liên quan đến xác định giá trị của kết quả (outcomes) liên quan đến sức khỏe bằng đô

la (http://www.cdc.gov/owcd/eet/CostEffect2/fixed/1.html) Và gần đây CEA cũng đã được sử dụng để đánh giá các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu (NAO, 2007)

1.4.1.2 Những điều kiện sử dụng phân tích CEA

Trang 39

a Những chiến lược thích ứng phải có cùng đối tượng hưởng lợi (outcomes)

CEA rất hữu ích khi mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định chiến lược với hiệu quả chi phí tốt nhất từ một nhóm các lựa chọn thay thế có cùng một mục tiêu chung và cạnh tranh các nguồn lực tương tự nhau (CDC, 2009) Ví dụ, để giảm sự tác động của xâm nhập mặn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển, người dân có thể sử dụng một trong hai biện pháp thích ứng: (1) xây dựng đê ngăn mặn tại các cửa sông và (2) đưa nước ngọt từ thượng nguồn về ao nuôi để pha loãng độ mặn Hai chiến lược thích ứng này có cùng một mục tiêu là giảm bớt số diện tích ao nuôi bị nhiễm mặn quá nồng độ cho phép Tuy nhiên khi sử dụng CEA để so sánh hiệu quả chi phí của 2 chiến lược thích ứng này ta phải hướng tới một kết quả (outcomes) chung như diện tích ao nuôi hưởng lợi

b Nghiên cứu trên những vùng, lĩnh vực cụ thể

Kết quả CEA không thể khái quát cho tất cả các vùng, các lĩnh vực Bởi vì mỗi vùng, mỗi lĩnh vực có những đặc trưng cụ thể (chẳng hạn như ngưỡng mặn cho phép),

có thể chi phí chương trình, thiệt hại về năng suất khác nhau Ví dụ, xây dựng hệ thống

đê ven biển để ngăn chặn những tác động của nước biển dâng sẽ giảm thiệt hại trong nông nghiệp, nhưng không thể khẳng định là giảm thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản

vì người dân có thể tận dụng những vùng sản xuất lúa trước đây bị ngập nước để nuôi trồng thủy sản, hiệu quả mang lại có thể sẽ cao hơn rất nhiều lần

1.4.1.3 Đo lường hiệu quả - chi phí

Hiệu quả/ lợi ích của giải pháp thích ứng được tính bằng các thiệt hại, tổn thất được ngăn chặn, chẳng hạn như số hộ dân được hưởng lợi, cơ sở hạ tầng và sinh kế được bảo vệ, diện tích đất được bảo vệ Các lợi ích cũng bao gồm cả những lợi ích về

xã hội và môi trường (Karianne, 2011; Ceri Phililps, 2009; Nikhil, 2008)

Chi phí của các giải pháp thích ứng bao gồm: (i) Chi phí trực tiếp như chi phí triển khai thực hiện, chi phí hoạt động và chi phí duy trì trong suốt thời gian thực hiện giải pháp; (ii) Các chi phí phát sinh trong tương lai được chiết khấu bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định hàng năm, được gọi là tỷ suất chiết khấu; (iii) Những chi phí khác Những chi phí này có thể được phân loại thành chi phí xã hội và môi trường và cũng cần được xét đến trong quá trình đánh giá giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu (Karianne, 2011) Nikhil (2008) đã sử dụng CEA để phân tích dự án cung cấp nước

Trang 40

sạch tại Bangladesh và đã sử dụng công thức sau để tính giá trị hiện tại của chi phí:

1.4.1.4 Phân tích hiệu quả chi phí

Phân tích hiệu quả chi phí là một loại phân tích kinh tế so sánh chi phí và kết quả thích ứng với biến đổi khí hậu của các chiến lược can thiệp thay thế với để xem xét mức độ cấp thiết của các chiến lược đó bằng việc sử dụng giá trị tiền tệ CEA được

sử dụng để xác định các chiến lược hiệu quả nhất về chi phí từ một tập hợp các biện pháp mà có kết quả tương tự nhau Điều này giúp người làm quyết định giải quyết bài toán phân bổ nguồn lực trong điều kiện nguồn lực hạn chế

Nhiều cuộc hội thảo kết luận rằng việc xác định các sự can thiệp (Interventions) trong các dự án cộng đồng là rất quan trọng (Nikhil, 2008) Có 2 dạng can thiệp cần được phân biệt là can thiệp hoàn toàn độc lập (completely independent) - chi phí và hiệu quả của những can thiệp không bị ảnh hưởng bởi những can thiệp khác và can thiệp loại trừ lẫn nhau (mutually exclusive) - khi thực hiện can thiệp này đồng nghĩa với can thiệp khác không được thực hiện, hoặc khi thực hiện can thiệp này sẽ làm thay đổi chi phí và lợi ích của can thiệp khác

Sử dụng CEA với những chiến lược thích ứng độc lập yêu cầu các tỷ số hiệu quả chi phí (CE Ratios) phải được tính toán cho từng dự án và xếp theo thứ tự ưu tiên Hildred và Watkins (1996) đã sử dụng CEA để phân tích các chương trình/ dự án y tế cộng đồng, và lược khảo công thức tính CER như sau:

(pt 1.2)

Khi phân tích CEA các chiến lược loại trừ nhau yêu cầu người lập chính sách phải sử dụng tỷ số gia tăng hiệu quả chi phí (ICERs):

(pt 1.3)

Chi phí bằng tiền của những can thiệp

CER =

Lợi ích bằng số lượng không bằng tiền

Sự khác nhau trong chi phí giữa những can thiệp

ICER =

Sự khác nhau trong lợi ích giữa những can thiệp

Ngày đăng: 06/03/2015, 10:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w