Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP hải phòng

117 640 1
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện cát hải, TP  hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ------------------ HOÀNG THỊ NGỌC HÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN CÁT HẢI, TP. HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ------------------ HOÀNG THỊ NGỌC HÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN CÁT HẢI, TP. HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Trƣơng Quang Học HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của tác giả, trong đó có một số hoạt động đƣợc thực hiện trong các dự án do chính tác giả chủ trì (hợp đồng với tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam và Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng - MCD); các số liệu là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chƣa đƣợc công bố; các kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015 Tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà i LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn khoa học, Thầy giáo - GS.TSKH. Trƣơng Quang Học là ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy đã không chỉ cho kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà còn truyền tâm huyết và thúc đẩy nhiệt huyết phấn đấu cho ngƣời trẻ tuổi trên con đƣờng làm nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy - cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học – Đại học quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hƣớng dẫn tôi hoàn thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn. Các thầy cô đã luôn động viên và có những chia sẻ ý tƣởng, góp ý cho luận văn của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ dự án HRCD – tổ chức Tầm nhìn thế giới ở Việt Nam và dự án PRC 46 của Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD). Xin chân thành cảm ơn các cán bộ Phòng Nông nghiệp và UBND huyện Cát Hải (Tp. Hải Phòng) đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu liên quan. Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện, đặc biệt là sự hỗ trợ của nhóm Nghiên cứu – Triển khai liên ngành ECODE của Khoa Sau Đại học – ĐHQG Hà Nội. Xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của UBQG Việt Nam – Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển (MAB Việt Nam) – nơi tôi đang công tác đã hỗ trợ về tài liệu và tạo thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và đối tác – những ngƣời đã cung cấp thông tin và góp ý, giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Và sau hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia đình, những ngƣời luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015 Tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà ii Mục lục LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 3 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................................. 4 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................... 5 1.1 Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 5 1.1.1 Một số khái niệm .......................................................................................................... 5 1.1.2 Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 9 1.1.3 Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu và triển khai (R&D) về BĐKH ........ 10 1.1.4 Ứng phó với BĐKH theo tiếp cận dựa trên hệ sinh thái ............................................ 12 1.2 Tổng quan tài liệu .............................................................................................................. 13 1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................................ 13 1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................................. 18 1.2.3 Nghiên cứu tại Hải Phòng và huyện Cát Hải ............................................................ 22 1.2.4 Việc ứng dụng cách tiếp cận hệ thống và liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái và thích ứng dựa vào cộng đồng trong các nghiên cứu về BĐKH và sinh kế ....................................... 24 CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU .......................................................................................................................................... 25 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 25 2.2.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................. 25 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 28 2.3. Số liệu................................................................................................................................ 33 iii CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI ĐẢO CÁT HẢI VÀ GIẢI PHÁP SINH KẾ THÍCH ỨNG ĐƢỢC ĐỀ XUẤT .............................................................................................................................................. 34 3.1 Những đặc trƣng về hệ sinh thái – xã hội của huyện Cát Hải ........................................... 34 3.1.1 Đặc trưng về hệ sinh thái tự nhiên............................................................................. 36 3.1.2 Đặc trưng kinh tế-xã hội ............................................................................................ 42 3.1.3 Định hướng và Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện Cát Hải giai đoạn đến 2015 – 2020 44 3.2 Diễn biến của các yếu tố thời tiết, khí hậu của huyện Cát Hải ......................................... 46 3.2.1 Trong quá khứ và hiện tại .......................................................................................... 46 3.2.2 Trong tương lai (Kịch bản BĐKH và NBD của Tp. Hải Phòng) ............................... 49 3.3 Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH đến khu vực huyện Cát Hải ......................... 52 3.3.1 Đặc điểm chung về các mẫu điều tra thu thập thông tin ........................................... 52 3.3.2 Đánh giá chung về tác động của BĐKH đến đảo Cát Hải ........................................ 54 3.3.3 Tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên ................................................... 55 3.3.4 Tác động của BĐKH đến hệ xã hội - cộng đồng dân cư ........................................... 57 3.3.5 Tác động của BĐKH nhìn từ góc độ giới .................................................................. 60 3.3.6 Tác động tiềm tàng của BĐKH đối với khu vực nghiên cứu ..................................... 60 3.4 Khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải .................................................................................................................................. 64 3.5 Thực trạng phát triển sinh kế của xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải .......... 71 3.6 Tác động từ sự thay đổi quy hoạch sử dụng đất trong Quy hoạch mới về phát triển KTXH đảo Cát Hải ............................................................................................................................ 80 3.7 Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng BĐKH cho 3 xã, thị trấn ......................... 83 3.7.1 Cơ sở, nguyên tắc đề xuất .......................................................................................... 83 3.7.2 Đề xuất cụ thể các giải pháp sinh kế thích ứng BĐKH ............................................. 83 3.7.3 Các yêu cầu cần đảm bảo khi áp dụng mô hình/ giải pháp sinh kế thích ứng .......... 86 Thảo luận ..................................................................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 88 Kết luận ........................................................................................................................................ 88 Khuyến nghị ................................................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 91 PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 98 Phụ lục 1: Các công cụ đã sử dụng để thu thập thông tin và đánh giá ................................... 98 Phụ lục 2: Ví dụ về một trong ba mẫu phiếu điều tra sử dụng trong đánh giá tác động BĐKH và thực trạng sinh kế hộ trên đảo Cát Hải ................................................................................ 99 Phụ lục 3: Một số hình ảnh hoạt động ................................................................................... 105 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BĐKH BREES Bộ NN & PTNT CBA CCA CCWG Tiếng Anh Conference of the Parties ĐDSH Bio-diversity Department for International Development Biosphere Reserve DTSQ Biến đổi khí hậu Cimate change Biosphere Reserves for Environmental and Economic Security Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) Community Based Approach/ Adaptation Climate change Adaptation Climate change Working Group COP DFID Tiếng Việt Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trƣờng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiếp cận dựa vào cộng đồng Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng Thích ứng biến đổi khí hậu Nhóm làm việc về biến đổi khí hậu Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu Đa dạng sinh học Cơ quan phát triển quốc tế Vƣơng quốc Anh Dự trữ sinh quyển EbA Ecosystem-based Adaptation Thích ứng dựa vào hệ sinh thái HVCA Hazard – Vulnerability – Capacity Assessment Đánh giá hiểm họa, tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực ứng phó Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Môi trƣờng IMHEN IPCC IUCN Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu Intergovernmental Panel on Climate Change International Union for Conservation of Nature Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế KHKT KNK Khoa học kỹ thuật Green house Gas Khí nhà kính KT-XH Kinh tế - xã hội KTTS Fishing Khai thác thủy sản MAB Vietnam Man and Biosphere Centre for Marinelife Conservation and Community Development Ministry of Natural Resources MAB Vietnam MCD MONRE Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng v and Environment NBD Center for Marinelife Conservation and Community Development Non-Government Organnization Sea Level Rise NTTS Aquaculture PRA Participatory Rural Appraisal RRTT Disaster risk MCD NGO Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng Tổ chức phi chính phủ Nƣớc biển dâng Nuôi trồng thủy sản Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia Rủi ro thiên tai PCLB Phòng chống lụt bão WB Strength – Weekness – Opportunity – Threats United Nations Development Programme United Nations Environment Programme United Nations Educational, Scientific and Cultural Oganization United Nations Framework Convention on Climate Change World Commision on Environment and Development World Meteorological Organization World Bank WW World Vision SWOT UNDP UNEP UNESCO UNFCCC WCED WMO Điểm mạnh – Yếu – Cơ hội – Thách thức Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu Ủy ban thế giới về Môi trƣờng và Phát triển Tổ chức Khí tƣợng Thế giới Ngân hàng Thế giới Tổ chức Tầm nhìn thế giới vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Ma trận 5*5 ……………………………………………………….... 33 Bảng 3.1. Diện tích sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản các xã, thị trấn trên đảo Cát Hải ……………………………………………………… 40 Bảng 3.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) …………………………………………… 49 Bảng 3.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải thấp (B1)…………………………………………………….. 50 Bảng 3.4. Các nguồn thu nhập chính của cá nhân và nhóm hộ điều tra…... 53 Bảng 3.5. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao A2…………… 61 Bảng 3.6. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình B2……. 62 Bảng 3.7. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp B1…………… 62 Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá chung của người dân 3 xã, thị trấn thông qua thảo luận bằng công cụ ma trận 5*5….……….……….………. 69 Bảng 3.9. Đánh giá tình hình sinh kế tại TT Cát Hải, xã Hoàng Châu và Văn Phong………………………………………………………………. 73 Bảng 3.10. Xếp loại mức độ ưu tiên can thiệp, hỗ trợ cho các sinh kế trên địa bàn 3 xã, thị trấn……….………….……….……….……….…… 76 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ……………………………………... 10 Hình 1.2. Sơ đồ tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu – triển khai đánh giá tác động BĐKH và đề xuất các giải pháp ứng phó thông qua sinh kế……... 12 Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình bề mặt của đất và đại dương toàn cầu giai đoạn từ 1850 đến 2012 (a) và Thay đổi mực nước biển trung bình toàn cầu giai đoạn 1901 – 2012 (b) …..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..……………..... 14 Hình 2.1. Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái-nhân văn (A) và Khung các vấn đề của BĐKH (B) …………………………………. 26 Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững DFID. …………………………..…..…..…………… 28 Hình 2.3. Công cụ Lịch mùa vụ để đánh giá tác động của thiên tai, thời tiết đến sinh kế 31 của cộng đồng ……………………………………………………………. Hình 3.1. Các hoạt động nghiên cứu của luận văn trong quy trình đánh giá tác động BĐKH và phát triển sinh kế thích ứng cho huyện Cát Hải……………. 34 Hình 3.2. Bản đồ hành chính Tp. Hải Phòng ……………………………………………. 35 Hình 3.3. Bản đồ huyện Cát Hải …………………………………………………………... 36 Hình 3.4. Bản đồ khu vực nghiên cứu trên đảo Cát Hải……..…..…..…..…..………… 37 Hình 3.5. Đặc trưng nhiệt độ khu vực Hải Phòng…..…..…..…..…..…..…..………….. 38 Hình 3.6. Diện tích nuôi thủy sản năm 2013 của 3 xã, thị trấn …………………......... 40 Hình 3.7. Ruộng muối ở xã Văn Phong – đảo Cát Bà ……………………………......... 41 Hình 3.8. Cơ cấu kinh tế các xã năm 2013……………………………………………….. 43 Hình 3.9. Xu thế biến đổi của nhiệt độ qua các năm tại trạm Phù Liễn…..…..……… 47 Hình 3.10. Mực nước biển dâng tại trạm Hòn Dáu – Đồ Sơn – Hải Phòng………… 47 Hình 3.11. Xu thế biến đổi của lượng mưa mùa khô tại trạm Phù Liễn (a) và Xu thế biến đổi của lượng mưa mùa mưa tại trạm Phù Liễn (b) …..…..……........... 48 Hình 3.12 a,b. Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa hè và mùa đông vào giai đoạn 2050 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)…………………………………………………………………….. 51 Hình. 3.13. Sơ đồ các tác động của biến đổi khí hậu đến đảo Cát Hải…..…..……..... 54 Hình. 3.14. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực Hải Phòng ứng với mực NBD 1m.…..…... 63 Hình 3.15. Chuỗi nguyên nhân – hậu quả của tác động BĐKH lên sinh kế khu vực đồng bằng ven biển…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..…..………………….. 72 Hình 3.16. Sơ đồ đánh giá tác động của BĐKH và Quy hoạch mới về phát triển KTXH đến sinh kế của người đảo Cát Hải…..…..…..…..…..…..…..……..... 82 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dải ven biển (DVB) Việt Nam chạy dài suốt 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam với hơn 3.260 km bờ biển, có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nhiều mặt: phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo an ninh quốc phòng. DVB vừa là vùng có nhiều tiềm năng phát triển, nhƣng cũng là vùng có nhiều biến động, thách thức và chịu những tác động mạnh nhất của tự nhiên và họat động của con ngƣời. Theo dự đoán, DVB cũng là nơi chịu nhiều tác động nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trực tiếp là mực nƣớc dâng, thiên tai, lũ lụt, hứng chịu những hậu quả về môi trƣờng của biển đổ vào và các lƣu vực sông đổ ra… Theo tính toán, nếu mực nƣớc biển dâng thêm 1m thì Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỉ USD/năm (10% GDP) 1/5 dân số mất nhà cửa; 12,3% diện tích đất trồng trọt biến mất; 40.000km2 diện tích đồng bằng (39% ĐBSCL và 10% ĐBSH), 17km2 bờ biển ở khu vực các tỉnh lƣu vực sông Cửu Long sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thể dự đoán (World Bank, 2007). Hải Phòng – thành phố biển thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong các tỉnh thành đƣợc đánh giá là đang và sẽ chịu nhiều tác động mạnh mẽ của BĐKH, dấu hiệu nổi bật nhất là nhiệt độ tăng, nƣớc biển dâng và gia tăng thiên tai cực đoan [6, 52, 59]. Khu vực điển hình ở Hải Phòng đang phải đối mặt trực tiếp với những hiểm họa đó là huyện đảo Cát Hải – một trong 12 huyện hải đảo của Việt Nam, nằm ở khu vực Đông Bắc giáp với biển Đông. Huyện đảo Cát Hải gồm quần đảo Cát Bà và đảo Cát Hải. Bên cạnh những nét độc đáo riêng về địa lý, sinh thái tự nhiên, xã hội, văn hóa tạo thuận lợi cho Cát Hải phát triển KT-XH thì cũng chính vị trí “chênh vênh” giữa biển, tách biệt với đất liền và thƣờng xuyên phải đối mặt với các điều kiện thời tiết, thiên tai phức tạp đã khiến đời sống của dân cƣ trên đảo gặp nhiều khó khăn. Với riêng đảo Cát Hải, vấn đề càng trở nên khó khăn hơn khi khu vực này đồng thời phải đối mặt với các rủi ro của BĐKH và thực tế thay đổi quy hoạch sử dụng đất, dự kiến biến một vùng dân cƣ có truyền thống kinh tế nông nghiệp và thủy sản thành khu cảng công nghiệp – dịch vụ trong tƣơng lai. Nhiều sự thay đổi chƣa từng có tiền lệ về tự nhiên, xã hội đang cùng diễn ra đã tác động không mấy tích cực đến các hệ sinh thái và cộng đồng dân cƣ nơi đây, gây ra sự xáo trộn trong phát triển kinh tế của ngƣời dân. Trong khi đó, phần lớn các sinh kế của ngƣời dân đảo đều gắn bó và phụ thuộc nhiều vào 1 các hệ sinh thái biển, bất cứ sự suy giảm hay biến động tiêu cực nào của hệ sinh thái cũng gây rủi ro, tác động xấu đến sinh kế và đời sống cộng đồng. Và nhƣ vậy, những rủi ro, thách thức từ sự biến đổi tự nhiên hay thay đổi quy hoạch phát triển vùng có đƣợc hóa giải, giảm nhẹ hay không, mức độ tổn thƣơng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào khả năng chống chịu của con ngƣời và các hệ sinh thái mà họ phụ thuộc. Và trong bối cảnh đó, các sinh kế truyền thống của ngƣời dân chắc chắn có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện vẫn chƣa có các nghiên cứu đánh giá toàn diện về tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên, xã hội và kinh tế của đảo Cát Hải cũng nhƣ vẫn thiếu các giải pháp cụ thể cho phát triển sinh kế của ngƣời dân đảo trong giai đoạn khó khăn này. Trong khi đó, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đƣa nƣớc ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển… và trong đó nhấn mạnh việc ƣu tiên phát triển kinh tế cho ngƣời dân hải đảo trong bối cảnh BĐKH. Nhƣ vậy, nếu có các nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH và các đề xuất phù hợp cho sinh kế, huyện đảo Cát Hải sẽ có thêm cơ hội và tranh thủ đƣợc nguồn lực từ các chƣơng trình, dự án quốc gia ƣu tiên cho vùng biển đảo. Từ thực tế đó, chúng tôi đã chọn đề tài cho Luận văn tốt nghiệp là “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng”. Nghiên cứu đƣợc triển khai tại của huyện đảo Cát Hải nhƣng tập trung chủ yếu tại 3 xã, thị trấn (case study) gồm xã Hoàng Châu, xã Văn Phong và thị trấn Cát Hải nằm trên đảo Cát Hải. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đƣợc diễn biến, biểu hiện và tác động của BĐKH tại địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá đƣợc nguy cơ bị tổn thƣơng và năng lực chống chịu với BĐKH của hệ sinh thái – xã hội (với trọng tâm là sinh kế) và thực trạng năng lực ứng phó BĐKH của địa phƣơng trong bối cảnh có những thay đổi về quy hoạch phát triển KT-XH. - Đề xuất đƣợc các giải pháp phát triển sinh kế cho cộng đồng nhằm tăng cƣờng khả năng chống chịu của hệ sinh thái - xã hội khu vực nghiên cứu, góp phần hỗ trợ thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phƣơng. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng; - Các giải pháp phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH. 2 Theo đó, đối tƣợng khảo sát của đề tài gồm: Các yếu tố thời tiết, khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan; Các yếu tố về tự nhiên, KT-XH, hệ sinh thái, Các nguồn lực và sinh kế của cộng đồng; Các thể chế chính sách, quy hoạch, quy định có liên quan đến Cát Hải. 4. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại 3 xã, thị trấn (TT) trên đảo Cát Hải, thuộc huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng: xã Văn Phong, Hoàng Châu và TT Cát Hải. b. Phạm vi thời gian: Luận văn đƣợc thực hiện trong 11 tháng, từ tháng 12/2013 đến tháng 11/2014; các số liệu hồi cứu trong khoảng 30 năm trở lại đây. c. Phạm vi chuyên môn: đƣợc giới hạn trong các vấn đề sau: - BĐKH: BĐKH đƣợc phân tích dựa trên các biểu hiện chính: nhiệt độ trung bình và tính bất thƣờng của thời tiết tăng; Nƣớc biển dâng và gia tăng xâm nhập mặn; các thiên tai/hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan gia tăng về tần xuất, cƣờng độ và độ bất thƣờng. Diễn biến BĐKH đƣợc phân tích từ quá khứ (30 năm trở lại đây), hiện tai và trong tƣơng lai (theo kịch bản BĐKH cho Hải Phòng). - Đánh giá tác động: tới các hợp phần của hệ sinh thái (rừng ngập mặn, bãi nuôi trồng thủy hải sản…) và hệ xã hội (chủ yếu là sinh kế và cơ sở hạ tầng…); Đánh giá tính (nguy cơ) dễ bị tổn thƣơng của hệ sinh thái - xã hội (lấy trọng tâm là sinh kế); Đánh giá năng lực thích ứng thể hiện qua các nguồn lực, chính sách và tổ chức. - Sinh kế: tập trung vào các loại sinh kế chính hiện tại và đề xuất giải pháp can thiệp hỗ trợ phát triển sinh kế thích ứng BĐKH. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu  Câu hỏi nghiên cứu: - Điều tự nhiên và KT-XH của khu vực nghiên cứu có những đặc trƣng gì? - Diễn biến của các yếu tố khí hậu (đặc biệt là các hiện tƣợng khí hậu, thời tiết cực đoan) đã xảy ra thế nào trong quá khứ (30 năm qua) và trong tƣơng lai tại khu vực Cát Hải? - Các hợp phần của hệ sinh thái – xã hội của khu vực nghiên cứu bị tác động và tác động tiềm tàng bởi BĐKH và nƣớc biển dâng thế nào? - Khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu với BĐKH ra sao? (về kinh tế, vật chất, xã hội, môi trƣờng, thế chế chính sách). - Sinh kế của ngƣời dân khu vực nghiên cứu hiện bị ảnh hƣởng bởi BĐKH và tác động bởi quy hoạch mới về phát triển KT-XH nhƣ thế nào? 3 - Cần có những giải pháp gì để phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH cho ngƣời dân trên đảo Cát Hải?  Giả thuyết nghiên cứu Nếu áp dụng cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái, và cách tiếp cận thích ứng dựa vào cộng đồng, đồng thời kết hợp với sử dụng Khung sinh kế bền vững DFID để nghiên cứu thì sẽ đánh giá đƣợc tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của địa phƣơng. Nếu đánh giá đƣợc tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của địa phƣơng thì sẽ đề xuất đƣợc các giải pháp sinh kế thích ứng phù hợp cho cộng đồng nhằm ứng phó với BĐKH. 6. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa khoa học: Theo các cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái và cách tiếp cận thích ứng dựa vào cộng đồng, kết hợp với sử dụng Khung sinh kế bền vững DFID, và những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp, Luận văn, lần đầu tiên đã đánh giá đƣợc một cách toàn diện tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội của 3 xã, thị trấn của huyện đảo Cát Hải và đề xuất đƣợc các giải pháp phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH cho cộng đồng địa phƣơng.  Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung, kế hoạch phòng tránh thiên tai, nâng cao nhận thức và năng lực nói riêng cho địa phƣơng trong bối cảnh BĐKH hiện nay; đồng thời cũng là một điển hình tốt có thể nhân rộng ra các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm các phần chính sau: Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu; Đối tƣợng, Phạm vi, Câu hỏi và Giả thuyết nghiên cứu, Ý nghĩa của đề tài. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và khuyến nghị 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm Những khái niệm chính đƣợc lựa chọn giới thiệu và phân tích trong luận văn này có mối liên hệ logic và hệ thống với nhau nhằm tập trung vào các nội dung nghiên cứu chính là: Tác động của BĐKH, hệ sinh thái – xã hội, tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng, sinh kế và sinh kế thích ứng, cụ thể: Biến đổi khí hậu (Climate change): Theo IPCC, BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển (IPCC, 2007). Tính dễ bị tổn thương do BĐKH (Vunerability): Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau do đó cũng đƣợc ứng dụng theo các hƣớng khác nhau. Trong BĐKH, IPCC đã nhiều năm nghiên cứu và phát triển nhằm có đƣợc định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng đối với BĐKH và NBD một cách chính xác nhất. Khái niệm đƣợc ứng dụng rộng rãi hiện nay là khái niệm do IPCC 2007 xây dựng: “Tình trạng dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống dễ bị ảnh hƣởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của BĐKH, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tình trạng dễ bị tổn thƣơng là hàm số của tính chất, cƣờng độ và mức độ phơi lộ (hứng chịu) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống [IPCC, 2007). Tóm lại, tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thƣơng do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH. Ứng phó với BĐKH (Responding to climate change): Là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Nhƣ vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính 5 là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH (Bộ TN&MT, 2008). Với nhận thức rằng BĐKH là một quá trình không thể đảo ngƣợc đƣợc, chúng ta cần có những nỗ lực để ổn định khí nhà kính (KNK) trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp tiêu cực của con ngƣời đối với hệ thống khí hậu (giảm nhẹ BĐKH) và giảm nhẹ các thiệt hại do BĐKH gây ra (thích ứng với BĐKH). Thích ứng với BĐKH (Adaptation) là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KT-XH đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ TN&MT, 2008). Giảm nhẹ BĐKH (Mitigation) là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải KNK (Bộ TN&MT, 2008). Tính chống chịu (Resillient): là khả năng của một hệ thống chịu đƣợc các nhiễu loạn mà không bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác. Một hệ thống có khả năng chống chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều chỉnh, sau đó tái tổ chức và vẫn giữ đƣợc các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của nó (Trƣơng Quang Học, 2013). Nói cách khác, theo nghĩa chung nhất có thể hiểu tính chống chịu là khả năng phục hồi/trở về trạng thái/hính dạng/kích thƣớc ban đầu của một vật, một hệ thống, một tình trạng sau khi bị tác động từ bên ngoài. Hệ sinh thái (Hệ sinh thái tự nhiên hay Hệ trái đất) (Ecosystem/natural ecosystem/Earth’s system - HST): đƣợc hiểu là một tổ hợp động của quần xã thực vật, động vật, vi sinh vật, và các điều kiện môi trƣờng vô sinh xung quanh trong sự tƣơng tác lẫn nhau nhƣ một đơn vị chức năng thông qua các dòng năng lƣợng và các chu trình vật chất. Nhƣ vậy, HST là đơn vị tổ chức cơ bản của sinh quyển, có quy mô thay đổi, từ nhỏ bé nhƣ một bể cá cảnh, đến rộng lớn nhƣ rừng mƣa nhiệt đới. Giới hạn của HST thƣờng đƣợc xác định theo mục đích của từng nghiên cứu cụ thể. Hệ sinh thái là một hệ mở, luôn có sự liên hệ với các hệ khác xung quanh (Trƣơng Quang Học, 2008b, 2011c, 2013). Khả năng chống chịu sinh thái (Ecological resilience): Khái niệm tính chống chịu của HST do nhà sinh thái học Canada, Holling, lần đầu tiên đƣa ra (1973) để mô tả tính ổn định của các HST tự nhiên dƣới sự tác động của các yếu tố tự nhiên hay nhân tác từ bên 6 ngoài. Tính chống chịu đƣợc định nghĩa theo hai cách: - Là khoảng thời gian cần thiết mà một HST có thể hồi phục trạng thái ban đầu / trạng thái ổn định sau khi bị môt tác động từ bên ngoài (một số tác giả còn gọi đó là tính ổn định (stability) hay khả năng thích ứng (adaptive capacity/adaptability). Định nghĩa này cũng đƣợc sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhƣ Vật lý, Kỹ thuật. (Westerman, Oleson and Harris, 2012). - Khả năng của một hệ thống hoá giải đƣợc những tác động bên ngoài và tự tổ chức lại những thay đổi xảy ra sao cho vẫn bảo toàn đƣợc cấu trúc, chức năng, đặc tính và những phản hồi của hệ. Trong định nghĩa này, tính chống chịu đƣợc đo bằng lƣợng của yếu tố tác động, và còn đƣợc gọi là “tính chống chịu sinh thái” (ecological resilience), nó ám chỉ trạng thái/chế độ ổn định đa chiều của HST (Trƣơng Quang Học, 2011c, 2013). Hệ xã hội (Social system) bao gồm tất cả các sản phẩm khác nhau của văn hóa con ngƣời ở mức độ quần thể, bao gồm các yếu tố chính: dân số, văn hóa, sản phẩm vật chất, tổ chức xã hội, và thể chế xã hội…Tuy sống trong xã hội nhƣng con ngƣời vẫn luôn luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, tác động và khai thác tài nguyên ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao của mình. Từ đó, dần hình thành các Hệ sinh thái nhân văn (Human ecology) (Lê Trọng Cúc, 1995; Trƣơng Quang Học, 2011c, 2013). Hệ sinh thái - xã hội (Socio-ecological system): là một biến thể của HST nhân văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài ngƣời và đƣợc định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con ngƣời và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế đi kèm. Hệ sinh thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trƣng khác nhau đƣợc nhấn mạnh (Trƣơng Quang Học, 2013). Con ngƣời, theo quan niệm hiện đại, đã trở thành trung tâm của HST, với hai nghĩa: i) Con ngƣời là nhân tố tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất, và ii) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hƣớng tới và đem lại phúc lợi cho con ngƣời (MEA, 2005). Tính chống chịu – thích ứng (Adaptive resilience): Giữa tính dễ bị tổn thƣơng, tính chống chịu và tính thích ứng của HST có mối liên quan với nhau (mối quan hệ trong nội bộ hệ thống) và liên quan với yếu tố tác động (tần xuất, cƣờng độ, tính chất của các tác động từ bên ngoài. Trong thực tế, thì hai quá trình chống chịu và thích ứng xảy ra xen kẽ với nhau. 7 Khi sự chống chịu xảy ra thì cũng là lúc bắt đầu có quá trình thích ứng, và sự thích ứng sẽ làm tăng khả năng chống chịu. Vì vậy, thuật ngữ tính chống chịu - thích ứng (Adaptive resilience) đặc trƣng cho các HST, vừa nói lên khả năng chống chịu ở thời điểm bị tác động, vừa nói nên khả năng tự phục hồi lại trạng thái ban đầu sau khi bị tác động. Từ đó, có thể nói khi tính chống chịuthích ứng của một HST tăng sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng và rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống. Vì thế, xây dựng/tăng cƣờng tính chống chịu của hệ thống là nguyên tắc chung nhất nhằm phát triển hệ thống một cách bền vững và ứng phó hiệu quả với những tác động từ bên ngoài (Trƣơng Quang Học, 2013). Sinh kế (Livelihood): Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999, 2007). Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood): một sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên (DFID, 2007). Sinh kế thích ứng (với BĐKH) (Climate change adaptive livelihood): Sinh kế thích ứng là hệ thống sinh kế, trƣớc hết phải có khả năng chống chịu với BĐKH/ giảm nhẹ phát thải KNK và phục hồi trƣớc các tác động của BĐKH, đặc biệt là thiên tai/hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, v.v), đảm bảo, duy trì hoặc tăng năng suất/ sản lƣợng một cách ổn định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phƣơng (CARE, 2013; ELAN, 2011). Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based approach/EbA) Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái đã đƣợc phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX, là chiến lƣợc do Công ƣớc đa dạng sinh học (CBD) đề xuất, ban đầu nhằm mục đích phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo tồn ĐDSH, sau đó đƣợc áp dụng rộng rãi cho PTBV và hiện nay cho ứng phó với BĐKH, theo nguyên tắc xây dựng/tăng cƣờng tính chống chịu-thích ứng của các hệ sinh thái - xã hội (Trƣơng Quang Học, 2008b, 2012, 2013). Cách tiếp cận dựa trên HST nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa HST/dịch vụ HST với phúc lợi của con ngƣời. Con ngƣời, một mặt, sống nhờ vào HST thông qua các dịch vụ của nó, gồm: (i) Dịch vụ cung cấp, Dịch vụ điều tiết, dịch vụ văn hóa-tinh thần và dịch vụ 8 hỗ trợ; Mặt khác, con ngƣời lại tác động vào hệ HST thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp và các hoạt động phát triển KT-XH, chính sách, làm suy thoái HST/ĐDSH. Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận HST, các vấn đề đƣợc xem xét trong mối quan hệ đa chiều, hữu cơ với nhau (liên ngành) của hệ sinh thái - xã hội với sự thay đổi theo không gian và thời gian (MEA, 2005; Trƣơng Quang Học, 2011a). Cách tiến cận kết hợp Từ dưới lên (Bottom-up) và Từ trên xuống (Top-down) Cách tiếp từ dƣới lên hay cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based approach) nhấn mạnh vào vai trò chủ động và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong cả quá trình ứng phó với thiên tai và BĐKH. Cộng đồng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, đánh giá các hoạt động ứng phó với sự hỗ trợ, thúc đẩy của chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực, năng lực của cộng đồng đƣợc xem xét trƣớc tiên (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2014a, 2014). Cách tiếp cận từ trên xuống nhấn mạnh vào các thể chế, chính sách của nhà nƣớc cũng nhƣ các chủ trƣơng, định hƣớng, quy hoạch, kế hoạch của trung ƣơng và địa phƣơng. 1.1.2 Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Luận văn xác định các vấn đề nghiên cứu chính là: Đánh giá các tác động của BĐKH đến hệ sinh thái tự nhiên – xã hội của địa bàn nghiên cứu trong đó tập trung vào các tác động đến sinh kế của cộng đồng và thực trạng năng lực ứng phó của địa phƣơng, có tính đến yếu tố thể chế, chính sách. Từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó cho cộng đồng với trọng tâm là sinh kế thích ứng trong bối cảnh BĐKH. Các đề xuất này đƣợc đƣợc phát triển thành chiến lƣợc phát triển sinh kế trên cơ sở kết hợp kết quả rà soát hệ thống thể chế chính sách và tham vấn chính quyền với việc tổng hợp, phân tích các thông tin, kiến thức và kinh nghiệm địa phƣơng (tri thức bản địa). Các chiến lƣợc phát triển sinh kế cho địa phƣơng sẽ đƣợc cụ thể hóa thành các kế hoạch thực hiện ở các cấp khác nhau, các địa bàn khác nhau và có sự điều chỉnh linh hoạt theo thực tiễn (các nguồn lực phát triển, cơ chế chính sách và sự tác động từ BĐKH). Trong quá trình này, việc giám sát, đánh giá và điều chỉnh hoặc hoặc phát triển tiếp là hoạt động cần thiết nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. 9 Toàn bộ ý tƣởng, cách tiếp cận và quy trình thực hiện nghiên cứu cho luận văn đƣợc mô tả bằng sơ đồ dƣới đây. Khung lý thuyết này nhấn mạnh tới:  Tính hệ thống và mối quan hệ giữa các hợp phần chuyên môn của vấn đề nghiên cứu;  Dựa trên hệ sơ đồ Khung sinh kế bền vững của DFID (1999 và 2007) để phát triển hƣớng nghiên cứu và phân tích, trong đó nhấn mạnh yếu tố sinh kế thích ứng BĐKH. 1.1.3 Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu và triển khai (R&D) về BĐKH Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC về BĐKH (2007) kết luận những biến đổi trong khí quyển, đại dƣơng và các sông băng, núi băng chứng tỏ Trái đất đang nóng lên. Cũng trong Báo cáo này, các nhà khoa học của IPCC khẳng định, BĐKH hiện nay chủ yếu là do các hoạt động của con ngƣời, và “sự ấm lên của hệ khí hậu là điều không còn phải hoài nghi”. BĐKH tác động tới tất cả các lĩnh vực, các vùng miền, các hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại của loài ngƣời, của Trái đất (IPCC, 2007) [36]. Liên Hợp Quốc, nhân ngày Môi trƣờng Thế giới, đã kêu gọi tất cả thế giới hãy liên hiệp lại trong cuộc chiến chống BĐKH và bảo tồn ĐDSH và phải “hành động ngay, cùng nhau và theo cách khác” (WB, 2010) [100]. Cách khác ở đây bao hàm cả cách tiếp cận khác. Theo báo cáo tổng hợp “Biến đổi khí hậu 2007” của IPCC, chiến lƣợc giảm nhẹ BĐKH cũng nhƣ chiến lƣợc thích ứng đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH. Do đó, nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, nguy cơ tổn thƣơng nhằm có giải 10 pháp ứng phó kịp thời là rất cần thiết. Để thích ứng với BĐKH cần phải lƣờng trƣớc đƣợc tác động của BĐKH sẽ gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với từng đối tƣợng cụ thể. Muốn đánh giá đƣợc tác động của nó cần phải xác định đƣợc kịch bản của BĐKH. Những tính toán này càng chính xác bao nhiêu thì công tác ứng phó với BĐKH càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì vậy, nghiên cứu - triển khai về BĐKH cần phải đặt dƣới sự liên kết của nhiều ngành khoa học khác nhau. Việc nghiên cứu BĐKH có thể đƣợc chia thành 3 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý của sự BĐKH; (ii) Đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và giải pháp thích ứng; (iii) Giải pháp, chiến lƣợc và kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Xét trên quy mô toàn cầu, về logic, việc nghiên cứu BĐKH cần phải đƣợc thực hiện một cách tuần tự theo các bƣớc trên (Trƣơng Quang Học, 2007, 2011a). Ở quy mô quốc gia, Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH, bởi thế các hoạt động nghiên cứu về thích ứng với BĐKH đang đƣợc ƣu tiên. Các hoạt động này nhằm trả lời những câu hỏi: Những khu vực nào của Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của BĐKH; những ngành kinh tế nào sẽ chịu ảnh hƣởng xấu; có thể tận dụng đƣợc những lợi ích, mặt có lợi nào từ tác động của ĐKH; những biện pháp nào có thể giảm đƣợc nhiều nhất tính dễ bị tổn thƣơng; và làm thế nào để lồng ghép việc ứng phó với BĐKH vào những chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chƣơng trình phát triển ƣu tiên khác mà trọng tâm là phát triển KT-XH. Ở quy mô nhỏ hơn, cụ thể là đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng, phạm vi nghiên cứu của luận văn này, BĐKH và NBD đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu đánh giá toàn diện và hệ thống. Mục đích chính của luận văn là đánh giá đƣợc các biểu hiện, tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội của 3 xã, thị trấn ven biển trên đảo Cát Hải và các nguồn lực, khả năng ứng phó của địa phƣơng, từ đó nghiên cứu giải pháp phát triển sinh kế thích ứng trong bối cảnh BĐKH và địa phƣơng đang có những thay đổi về quy hoạch phát triển KT-XH (Hình 1.2). 11 Hình 1.2. Sơ đồ tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu – triển khai đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất các giải pháp ứng phó thông qua sinh kế 1.1.4 Ứng phó với BĐKH theo tiếp cận dựa trên hệ sinh thái Đa dạng sinh học/Hệ sinh thái và BĐKH có sự tƣơng tác lẫn nhau. Một mặt, các HST trên cạn, đất ngập nƣớc và biển là bể hấp thụ và bể chứa cacbon khổng lồ, lƣu trữ tới trên 50% lƣợng cácbon trên Trái đất. Mặt khác, các HST lại là hệ thống hỗ trợ cho sự sống. Hơn thế nữa, mức độ và tính chất của những tƣơng tác này lại thay đổi theo không gian và thời gian. BĐKH là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy giảm ĐDSH (Trƣơng Quang Học, 2007) [23]. Ngƣợc lại, sự suy giảm ĐDSH, sự xuống cấp của các sinh cảnh tự nhiên/HST cũng góp phần làm gia tăng BĐKH và tạo ra các rủi ro cho đời sống con ngƣời. Nếu đƣợc quản lý, bảo tồn hiệu quả thì ĐDSH thông qua các dịch vụ HST lại hỗ trợ tích cực cho ứng phó BĐKH. Sự tƣơng tác hai chiều giữa BĐKH và ĐDSH mà hậu quả trực tiếp là sự mất đất, sự suy thoái của các HST nông nghiệp, rừng, đất ngập nƣớc có ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống và sự phát triển của con ngƣời. Các phân tích chi tiết về mối tƣơng tác giữa ĐDSH và BĐKH sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH nói chung và đối với ĐDSH nói riêng. Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các thành phần của HST và lên toàn HST nói chung; và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST. Theo đó, EbA đƣợc lựa chọn nhƣ cách tiếp cận chủ đạo trong ứng phó với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là tăng cƣờng tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thƣơng/rủi ro khí hậu nhằm hạn chế thiệt 12 hại do BĐKH gây ra cho các hệ sinh thái - xã hội (IUCN, 2006, 2008; WB, 2007, 2010). Tổng hợp các nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu theo hƣớng tiếp cận này trong ứng phó với BĐKH, World Bank đã xuất bản Sách Convinient Solutions to Inconvinient True: Ecossystem-Based Approach to Climate Change, (Những giải pháp tiện lợi giải quyết thực tế phiền phức: Cách tiếp cận dựa trên HST để giải quyết vấn đề BĐKH, 2010). WB đã khuyến cáo rằng Tiếp cận dựa trên HST phải đƣợc áp dụng nhƣ cách tiếp cận chủ đạo nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH và phải là một nội dung quan trọng trong các chiến lƣợc quốc gia, bao gồm cả thích ứng và giảm nhẹ BĐKH (WB, 2010). 1.2 Tổng quan tài liệu 1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới Ở thế kỷ 21, BĐKH đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm của tất cả các quốc gia. Vào năm 1896, lần đầu tiên, vấn đề BĐKH đã đƣợc Arrhenius, nhà khoa học ngƣời Thụy Điển đề cập đến. Cuối thập niên 1980, tổ chức IPCC - Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH ra đời cùng với Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật và KT-XH cho phép tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH do con ngƣời gây ra” (IPCC, 2007). Kể từ đó đến nay, nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học đã tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là tại các quốc gia đƣợc dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH trong đó có Việt Nam. Tất cả các nghiên cứu và triển khai về BĐKH trong thời gian qua đã đƣợc phân tích và tổng kết trong 5 báo cáo của IPCC (Báo cáo lần 1, 1990; Báo cáo lần 2, 1999; Báo cáo lần 3, 2001; Báo cáo lần 4, 2007; và, báo cáo lần 5, 2013). Trong đó, báo cáo lần thứ 4 (2007) đã đƣợc nhận giải thƣởng Nobel Hòa Bình cùng với Al Gore. Trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), các nhà khoa học đã kết luận những biến đổi trong khí quyển, đại dƣơng và các sông băng, núi băng chứng tỏ thế giới đang nóng lên và các hoạt động của con ngƣời là nguyên nhân chủ yếu. Theo báo cáo này, việc tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính CO2, CH4 và N2O kể từ năm 1750 đến nay chính là hậu quả từ các hoạt động của con ngƣời. Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất đã tăng khoảng 0,740C trong 100 năm qua (1906 - 2005). Con số này cao hơn so với báo cáo năm 2001 với mức 0,60C do những năm gần đây liên tục có những đợt nóng cực điểm. Cho đến năm 2014, IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, sự tăng 13 lên của mực nƣớc biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dƣơng...), từ tác động của nó đối với tự nhiên, môi trƣờng, các đối tƣợng KT-XH đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lƣợc ứng phó toàn cầu. Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH nhƣ Hội nghị Thƣợng đỉnh của LHQ về Môi trƣờng và Phát triển ở Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nƣớc tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP 20). Qua các báo cáo của IPCC, từ cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy đƣợc xu thế chung là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,6oC (+/- 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2007) [36]. Tháng 9 năm 2013, IPCC đã công bố tóm tắt Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5-WG1) về hiện trạng BĐKH toàn cầu theo góc nhìn vật lý cơ bản, do Nhóm công tác số 1 thuộc IPCC soạn thảo (Kỷ Quang Vinh, 2013). Theo tài liệu này, trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt trái đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trƣớc đó kể từ năm 1850 (xem hình 1.3 a,b). Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến 2012 dƣờng nhƣ là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua. Hình 1.3.(a): Nhiệt độ trung bình bề mặt của đất và đại dương toàn cầu giai đoạn từ 1850 đến 2012; và (b) Thay đổi mực nước biển trung bình toàn cầu giai đoạn 1901 – 2012. Nguồn: “Giới thiệu Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC và Một số thông tin liên quan” – Kỷ Quang Vinh, Văn phòng công tác BĐKH Cần Thơ. BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh tế, xã hội của nhân loại. Xét về những tổn thất kinh tế, chi phí tiền bạc cho việc khôi phục thiệt hại sau những thiên tai do BĐKH đã làm thâm hụt vào ngân sách các quốc gia. Theo Báo cáo Stern (của chuyên gia kinh tế Nicolas Stern và cộng sự) thì, trong vòng 10 năm tới, “chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới ƣớc tính khoảng 7.000 tỉ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5 - 20% tổng sản 14 phẩm nội địa (GDP), còn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định KNK ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1% GDP” (Nicholas Stern, 2007) [92]. Đƣợc biết, tổng GDP toàn thế giới năm 2013 là 8,5 ngàn tỷ đô la (Ngân hàng thế giới, 2013). Nhƣ vậy, mỗi năm các công dân Trái đất phải chịu tổn thất kinh tế hàng tỷ đô cho việc khắc phục thiệt hại do BĐKH. Tại hội nghị lớn nhất trong lịch sử về BĐKH do Liên Hợp Quốc tổ chức tại New York (Mỹ) vào ngày 23/9/2014, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần hành động nhanh chóng để tránh các thảm họa trong tƣơng lai nhƣ: những đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, nƣớc biển dâng. Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế và Khí hậu cũng cho biết, trong vòng 15 năm tới, thế giới cần đầu tƣ 90.000 tỷ USD, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chủ chốt là năng lƣợng xanh, xây dựng thành phố ít cacbon và sử dụng đất đai hợp lí. Điều đáng mừng, các quốc gia đang dần tìm đƣợc tiếng nói chung trong các nỗ lực cùng hành động ứng phó với BĐKH. Vừa qua, Hội nghị lần thứ 20 các Bên tham gia Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP20) và Hội nghị lần thứ 10 các Bên tham gia Nghị định thƣ Kyoto (CMP10) vào tháng 12 năm 2014 tại Lima (Peru) đã diễn ra trong bối cảnh thuận lợi: Quỹ Khí hậu xanh đã nhận đƣợc cam kết đóng góp khoảng 9,7 tỷ USD cho ứng phó BĐKH, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung về ứng phó với BĐKH giai đoạn sau 2020, EU nêu cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2020-2030 và, các nƣớc ASEAN vừa ký tuyên bố chung ASEAN-Hoa Kỳ về BĐKH (Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam, 2014). Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) nhận định, BĐKH đƣợc xem nhƣ là một trong những thách thức lớn nhất đối với "an ninh môi trƣờng - phát triển toàn cầu". Đến năm 2025, khoảng 5 tỉ ngƣời có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến nƣớc và lƣơng thực. Đến năm 2050, khoảng 150 triệu ngƣời có thể phải rời khỏi những khu vực duyên hải do NBD, bão lụt hoặc nƣớc ngọt bị nhiễm mặn. Chất lƣợng sống kém, dân cƣ quá đông đúc và tình trạng thiếu nƣớc, mất vệ sinh, kém hiệu quả trong quản lý và xử lý rác thải là nguyên nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh ngày một cao. Ở quy mô địa phƣơng và khu vực, hầu hết các công trình nghiên cứu tập trung phân tích xu thế biến đổi của các yếu tố đặc trƣng và hiện tƣợng khí hậu trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong mối quan hệ với BĐKH toàn cầu. Nguồn số liệu đƣợc sử dụng rất đa dạng, chẳng hạn số liệu quan trắc hàng ngày hoặc từng 6 giờ một đƣợc phân tích về lƣới điều hòa kinh - vĩ, hoặc số liệu quan trắc trên mạng lƣới trạm khí tƣợng. Nói chung, 15 khi nghiên cứu BĐKH, ngoài các nguồn số liệu địa phƣơng đƣợc khai thác từ mạng lƣới trạm quan trắc, các tập số liệu phân tích và tái phân tích về nhiệt độ mặt nƣớc biển và các trƣờng khí quyển thƣờng đƣợc sử dụng. Trong phạm vi các nƣớc Đông Nam Á, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc đăng tải. Phan Văn Tân và cs. (2010) đã nghiên cứu xu thế giáng thủy ngày cực đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đông Nam Á và nam Thái Bình Dƣơng. Kết quả cho thấy số ngày mƣa (ngày có lƣợng mƣa từ 2mm trở lên) nhìn chung giảm đáng kể ở khu vực Đông Nam Á. Các nhân tố khí hậu và tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng đƣợc nghiên cứu chi tiết trong công trình của Hayes (2008), trong đó cho thấy nhiều minh chứng r rệt hơn về sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, ví dụ bức xạ mặt trời tăng, sóng nhiệt tăng, mƣa giảm, số ngày mƣa cực đại tăng, tần số và cƣờng độ bão tăng, tốc độ gió cực đại tăng, hoạt động bão điện trƣờng tăng, nƣớc biển dâng cao thêm, độ ẩm thay đổi... Các đối tƣợng hạ tầng cũng đƣợc xét đến khá đa dạng, bao gồm hạ tầng về điện, nƣớc, nƣớc thải, dầu khí, mạng điên thoại, đƣờng bộ, đƣờng sắt, cầu, hầm, bến cảng, công trình kiến trúc-xây dựng, tiện nghi đô thị (Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, 2011). Tóm lại, trên phạm vi quốc tế, việc nghiên cứu, đánh giá BĐKH, tác động của nó cũng nhƣ đề xuất các giải pháp, chiến lƣợc và kế hoạch ứng phó với BĐKH hiện nay đã trở thành vấn đề toàn cầu. BĐKH đang là một vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trên các diễn đàn khoa học quốc tế và thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu tham gia. Các nghiên cứu và triển khai về các giải pháp thích ứng, đặc biệt là về sinh kế cho cộng đồng vùng ven biển đang đƣợc quan tâm nhiều và đó là một trong những hoạt động trọng tâm của nhiều nghiên cứu, dự án thuộc mảng thích ứng BĐKH hiện nay. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần đƣợc thảo luận để có đƣợc sự đồng thuận nhƣ các nghiên cứu dựa vào cộng đồng đã không đƣợc chú trọng đúng mức (Reidlinger and Berkes, 2001) và các sản phẩm của mô hình khí hậu toàn cầu và các kịch bản là quá thiếu các thông tin chi tiết phục vụ quy hoạch có hiệu quả và các biện pháp thích ứng ở quy mô địa phƣơng (Dolan and Walker, 2004). Nghiên cứu về sinh kế thích ứng với BĐKH Sau hai Hội nghị Thƣợng đỉnh của Liên Hợp Quốc, Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin năm 1992, Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về PTBV ở Jahannesburg, Nam Phi năm 2002, phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hƣớng tới và cũng là mục tiêu chiến lƣợc quan 16 trọng mà Việt Nam quyết tâm thực hiện. Theo đó, trong phát triển nông thôn xuất hiện xu hƣớng phát triển “sinh kế bền vững” (sustainable livelihood) bao gồm cả mục tiêu giảm nghèo. Nhiều tác giả (Scoones, 1998; DFID, 1999, 2001) đều thống nhất đƣa ra một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phƣơng diện: kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế:  Bền vững về kinh tế: đƣợc đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập.  Bền vững về xã hội: đƣợc đánh giá thông qua một số chỉ tiêu nhƣ: tạo thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lƣơng thực,cải thiện phúc lợi.  Bền vững về môi trƣờng: đƣợc đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nƣớc, rừng, tài nguyên thủy sản…), không gây hủy hoại môi trƣờng (nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng) và có khả năng thích ứng trƣớc những tổn thƣơng và cú sốc từ bên ngoài.  Bền vững về thể chế: đƣợc đánh giá thông qua một số tiêu chí nhƣ: hệ thống pháp luật đƣợc xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự tham gia của ngƣời dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tƣ hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trƣờng thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh kế đƣợc cải thiện một cách liên tục theo thời gian (Nguyễn Văn Sửu, 2010; Nguyễn Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2012). Liên quan đến nghiên cứu về sinh kế và cộng đồng trong bối cảnh BĐKH, nghiên cứu của Badjeck và cs (2010) ở Bangladesh về tác động của những dao động và thay đổi khí hậu đến sinh kế dựa vào thủy sản cho biết, sự ấm lên toàn cầu ảnh hƣởng tiêu cực đến an ninh lƣơng thực, đe dọa sinh kế của 36 triệu ngƣ dân và ảnh hƣởng đến gần 1,5 tỷ ngƣời tiêu dùng thủy sản trên thế giới. Và để ứng phó với BĐKH thì cần chú ý: (i) cung cấp trƣớc thông tin dự báo về BĐKH hỗ trợ cho lập kế hoạch ứng phó; (ii) cần công nhận và tận dụng các cơ hội có lợi từ BĐKH đối với ngành thủy sản, (iii) các chiến lƣợc thích ứng với BĐKH cần đƣợc thiết kế trên quan điểm đa ngành, liên ngành, và (iv) phải ghi nhận những đóng góp tiềm năng của thủy sản trong các nỗ lực giảm nhẹ (Badjeck et al., 2010). Trong thời gian gần đây, dƣới tác động của BĐKH, mà nông nghiệp thƣờng là lĩnh vực chịu tác động năng nề nhất, lại xuất hiện xu hƣớng phát triển “sinh kế thích ứng” với 17 BĐKH (Climate change adaptive livelihood). Sinh kế thích ứng là hệ thống sinh kế, trƣớc hết phải có khả năng chống chịu với BĐKH/ giảm nhẹ phát thải KNK và phục hồi trƣớc các tác động của BĐKH, đặc biệt là thiên tai/hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, v.v), đảm bảo, duy trì hoặc tăng năng suất/ sản lƣợng một cách ổn định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phƣơng (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2013, 2014c, e; ELAN, 2011). Khi nghiên cứu sinh kế thích ứng, các tác giả đều thống nhất dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID để phân tích và đánh giá (USAID, 2009; Michel and Pandya, 2010; Westerman et al., 2012). 1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ những thập niên 90 của thế kỷ 20. Tháng 6 năm 1992, để chuẩn bị tham gia Hội nghị Môi trƣờng và Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro, Brazin, 1992, các nhà khoa học Việt Nam đã thực hiện và công bố báo cáo “BĐKH và tác động của chúng ở Việt Nam”. Năm 1994, các nhà khoa học nhƣ Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu… đã tham gia thực hiện dự án “BĐKH ở châu Á” do ADB tài trợ; Bộ Thủy lợi chủ trì đã hoàn thành báo cáo về: 1) BĐKH ở Việt Nam trong 100 năm qua; 2) Tác động của BĐKH đến NBD và một số ngành kinh tế quốc dân; 3) Kiểm kê quốc gia KNK năm 1990 ở Việt Nam. Từ năm 1998 đến năm 2003, Tổng Cục Khí tƣợng Thủy văn, nay là Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã hoàn thành Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC, trong đó tổng kết BĐKH của Việt Nam trong 100 năm gần đây, kiểm kê quốc gia KNK 1993 và ƣớc tính KNK các năm 2020, 2050, đánh giá tác động của nó đến các lĩnh vực KT-XH, xây dựng kịch bản BĐKH, kiến nghị các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH ở Việt Nam... (Bộ TN&MT, 2003, 2008). Ngày 02/12/2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ – TTg phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP-RCC) với mục tiêu chiến lƣợc của Chƣơng trình là nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nƣớc, ổn định cuộc sống của nhân dân (Bộ TN&MT, 2008) [2]. Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã đƣợc triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề BĐKH cũng đã đƣợc 18 thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH. Đặc biệt, trong khuôn khổ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, nhiều đề tài, dự án cũng đã và đang đƣợc triển khai. Những hoạt động trên đã đem lại những hiệu quả nhất định trong vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam. Chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc giai đoạn 2011 – 2015 “Khoa học và công nghệ phục vụ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH” đƣợc ban hành theo quyết định số 2630/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 08 năm 2011. Chƣơng trình có 3 mục tiêu và 5 nội dung chính: i) Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH và tác động của BĐKH đối với một số ngành , lĩnh vực dễ bị tổn thƣơng; ii) Nghiên cứu bản chất khoa học của BĐKH; đánh giá thực trạng và mức độ của BĐKHở Việt Nam; iii) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ tổn thƣơng do BĐKHvà các giải pháp thích ứng với BĐKH; iv) Nghiên cứu cơ chế chính sách, định hƣớng công nghệ để giảm nhẹ BĐKH (cụ thể là làm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính), tận dụng các cơ hội để phát triển hƣớng tới nền kinh tế các-bon phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, và; v) Nghiên cứu cơ sở khoa học để tích hợp vấn đề BĐKHvào các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phƣơng. Từ năm 2011 đến 2013 đã có 33 nhiệm vụ của Chƣơng trình đƣợc thực hiện (Trƣơng Quang Học và nnk, 2014). Kể từ khi ký kết UNFCCC năm 1994 và KP năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực, thông qua công tác xây dựng chính sách và luật pháp và đã có một số sáng kiến thích ứng và giảm nhẹ để ứng phó với những mối đe dọa từ BĐKH. Một đánh giá quan trọng về môi trƣờng chính sách hiện hành liên quan đến thích ứng với BĐKH bao gồm: Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP-RCC) (2008), Định hƣớng Chiến lƣợc Phát triển Bền vững ở Việt Nam (Chƣơng trình Nghị sự 21) (2008); Thông báo Quốc Gia lần thứ nhất cho UNFCCC (2003) đƣa ra đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và thích ứng đối với những tác động của BĐKH dựa trên những mô hình đang sử dụng tại thời điểm đó và đƣa ra những phƣơng án giảm nhẹ KNK. Thông báo quốc gia thứ hai cho UNFCCC đƣợc hoàn thành năm 2010, bao gồm các phát hiện của các đánh giá sâu hơn về tính dễ bị tổn thƣơng và thích ứng cũng nhƣ đƣa ra một khung chính sách thực hiện những ứng phó mang tính chiến lƣợc (Bộ TN & MT, 2010); Chiến lƣợc và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trƣởng xanh trong đó chú trọng các giải pháp kinh tế nhằm giảm phát thải KNK và nâng cao 19 khả năng thích ứng với BĐKH (QĐ của TTCP, 2014) [64]. Về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, theo xu hƣớng của thế giới, từ đầu những năm 2000, ở Việt Nam, cũng đã có những nhà nghiên cứu, ứng dụng các lý thuyết và phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đối với các ngành khoa học khác nhau. Mai Trọng Nhuận và cs. (2004, 2009) đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương về môi trường, vùng ven biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan Thiết–Hồ Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cũng theo hƣớng nghiên cứu này, Thái Thành Lƣợm và cs. (2008) đã đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên KT-XH vùng biển Hà Tiên – vịnh Cây Dương (Kiên Giang). Võ Hồng Tú và cs. (2012) đã đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy đƣợc vốn sinh kế của ngƣời dân là dễ bị tổn thƣơng cao khi có lũ, thiên về hƣớng rủi ro kinh tế (Võ Hồng Tú và cs., 2012). Viện Khí tƣợng Thủy Văn (nay là Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Môi trƣờng/IMHEN) đã thực hiện rất nhiều các công trình, dự án liên quan đến BĐKH, nhƣ: Dự án “UNDP/UNITAR/GEF – CC: TRAIN (giai đoạn 1)” (1994-1996) với mục tiêu là giúp các nƣớc xây dựng chính sách về BĐKH để thực hiện UNFCCC; Dự án “Chiến lược giảm nhẹ khí nhà kính với chi phí thấp nhất ở châu Á” (ALGAS) (1995-1997); Dự án “Kinh tế trong hạn chế phát thải khí nhà kính, Pha 1: Xây dựng phương pháp luận cho việc đánh giá giảm nhẹ biến đổi khí hậu” (1999)… Đồng thời, Viện đƣợc Bộ TN & MT giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam (2009) và kịch bản cập nhật (2012). Đặc biệt, nghiên cứu về vấn đề BĐKH đối với khu vực ven biển, hải đảo hoặc tác động của BĐKH đến nông nghiệp, cách tiếp cận hệ sinh thái trong ứng phó với BĐKH… những năm gần đây có nhiều đóng góp quan trọng trong đó có thể kể đến một số tác giả: Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết, 2013 với “Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực Nông nghiệp và giải pháp ứng phó”; Nguyễn Thị Kim Cúc, (2011) với nghiên cứu “Thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng – Nghiên cứu ở ĐB Sông Hồng”; Trƣơng Quang Học trong báo cáo “Tác động của BĐKH lên đất ngập nƣớc”; Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, (2012) với “BĐKH và sinh kế ven biển”; Nguyễn Hoàng Trí (2012) với báo cáo “Nghiên cứu và đề xuất phương pháp đánh giá nhanh tính kết nối sinh thái của các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”; Kim Thị Thúy Ngọc, (2013) với “Lồng ghép cách tiếp cận thích ứng dựa vào HST trong các chính sách và 20 chiến lược BĐKH”[45]; Bùi Xuân Thông (2010) trong báo cáo “Xác định cơ sở khoa học và các giải pháp công trình bảo vệ bờ biển, đảo Việt Nam thích ứng BĐKH và giảm nhẹ thiên tai”; Nguyễn Văn Quân và Chu Thế Cƣờng (2013) với “Đánh giá hiện trạng và tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái biển tiêu biểu trước tác động của BĐKH tại Khu DTSQ quần đảo Cát Bà”; Bùi Đại Dũng (2013) với “Một số phương pháp lượng giá tổn thất kinh tế do tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường”; Dƣ Văn Toán (2013) với báo cáo “Một số vấn đề về san hô thế giới trong bối cảnh BĐKH và đề xuất cho vùng biển Việt Nam”. Và đáng chú ý trong thời gian này phải kể đến những nghiên cứu của Trƣơng Quang Học theo hƣớng tiếp cận liên ngành, xuyên ngành trong ứng phó với BĐKH và PTBV – một vấn đề mang tính liên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay (Trƣơng Quang Học, 2008b, 2012, 2013). Năm 2011, Tổng cục Môi trƣờng đã hoàn thành báo cáo “Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thuỷ văn và sự dâng cao mực nước biển do BĐKH có nguy cơ gây tổn thương TN - MT vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh và ứng phó”. Trong báo cáo đã phân tích, đánh giá biến động, xu thế và quy luật hoạt động của các yếu tố khí tƣợng, thủy văn gây tổn thất trong mối liên hệ với sự BĐKH, trong đó khẳng định bão, ATNĐ, gió mùa, thủy triều là các nhân tố chính tạo ra sự dâng, rút của mực nƣớc biển. Thực hiện Chƣơng trình NTP-RCC, Bộ TN & MT đã hoàn thành việc cập nhật Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam và chính thức công bố vào tháng 06 năm 2012 [6]. Năm 2014, Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và BĐKH gồm Mai Văn Khiêm và cs đã công bố đề tài "Nghiên cứu xây dựng Atlas khí hậu và BĐKH Việt Nam" thuộc Chƣơng trình Khoa học và Công nghệ phục vụ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Đây là một đóng góp quan trọng do đã đúc kết và minh họa đƣợc những quy luật, đặc điểm phân bố của khí hậu và BĐKH ở Việt Nam trong thế kỷ 20 và thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đồng thời cung cấp những thông tin cơ bản nhất về khí hậu và BĐKH phục vụ các hoạt động phát triển KTXH và ứng phó BĐKH . Đặc biệt, cập nhật nghiên cứu về mảng cộng đồng và BĐKH có đóng góp của một số tác giả nhƣ: nhóm nghiên cứu Vũ Thị Diệu Hƣơng và cs, (2013) có báo cáo “Đánh giá tác động của cơ chế chi trả cho hấp thụ cacbon đến ra quyết định và tính dễ bị tổn thương của hộ gia đình với BĐKH ở Việt Nam”; Lƣu Thị Hƣơng Giang, (2013) với “Thích ứng với BĐKH dựa vào 21 cộng đồng và vấn đề sử dụng thông tin khí hậu”; Dƣ Văn Toán, (2013) có báo cáo “Tác động và giải pháp phòng chống thiên tai trước BĐKH dựa vào cộng đồng tại các xã bãi ngang vùng ven biển Việt Nam”; Phạm Thị Bích Ngọc và Trƣơng Quang Học, (2013) có báo cáo “Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH cho các tổ chức phi chính phủ”. Qua kết quả nghiên cứu tổng hợp ở trên cho thấy, Việt Nam bƣớc đầu đã có những nghiên cứu về BĐKH, gồm cả nghiên cứu đánh giá tác động và tìm kiếm các giải pháp ứng phó, trong đó đã chú ý nhiều đến vấn đề BĐKH tác động đến hệ sinh thái và cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng ven biển. Đáng lƣu ý là các nghiên cứu đã xây dựng đƣợc hệ thống thể chế, xây dựng đƣợc kịch bản BĐKH và NBD của quốc gia và có những nghiên cứu, đánh giá tác động, khả năng ứng phó và các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ BĐKH tại các địa phƣơng. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay, ở các địa phƣơng vùng ven biển Việt Nam, các nghiên cứu về BĐKH và tác động của BĐKH đến sinh kế cộng đồng vẫn còn thiếu chiều sâu và chƣa đồng bộ. Nhiều địa phƣơng còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu nhằm đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến tất cả các lĩnh vực tự nhiên, KT-XH và cộng đồng. Các nghiên cứu đánh giá nguy cơ tổn thƣơng và năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng các vùng biển, hải đảo ở Việt Nam cũng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, toàn diện trong khi các nguy cơ rủi ro về BĐKH – NBD và sự thay đổi các quy hoạch phát triển kinh tế vẫn gia tăng. Vì vậy, hƣớng nghiên cứu này trong thời gian tới cần đƣợc tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt là cần có thêm nhiều nghiên cứu về sức chống chịu và giải pháp tăng cƣờng sức chống chịu của hệ sinh thái - xã hội của các vùng hải đảo trƣớc tác động của BĐKH. 1.2.3 Nghiên cứu tại Hải Phòng và huyện Cát Hải Hải Phòng không chỉ là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, mà còn là một trong những vùng kinh tế năng động nhất của cả nƣớc. Hải Phòng nằm sát ven biển, thuộc khu vực ĐBSH và là một trong những tỉnh/thành thƣờng xuyên chịu tác động bất lợi của thiên tai trong đó có bão và nƣớc dâng do bão. Hiện nay, toàn bộ các hoạt động KT-XH và cơ sở hạ tầng của Hải Phòng đƣợc bảo vệ bởi hệ thống đê sông và đê biển bao gồm 24 tuyến đê biển và 18 tuyến đê sông. Địa hình đất liền Hải Phòng thấp với nhiều khu vực có cao độ từ 1–2m là nơi có nguy cơ cao bị ngập trong trƣờng hợp bão đổ bộ (Sở TN và MT Hải Phòng, 2012). 22 Theo Kịch bản Cập nhật BĐKH, NBD cho Việt Nam của Bộ TN và MT (2012), do ảnh hƣởng của BĐKH, mực nƣớc biển trung bình tại khu vực Hải Phòng có thể tăng từ 42 đến 86cm tùy theo từng kịch bản phát triển KT-XH (Bộ TN và MT, 2012). Nƣớc biển dâng làm tăng nguy cơ ngập lụt cho khu vực đất ven biển và có thể gây ra sự thay đổi về pha và biên độ của các sóng thủy triều do có sự thay đổi về đƣờng bờ và địa hình, và chính sự thay đổi này sẽ làm mực nƣớc cực trị trong bão khó lƣờng hơn và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các khu vực ven biển nhƣ huyện Tiên Lãng, đảo Cát Bà, đảo Cát Hải, Đồ Sơn... Đã có một số dự án, nghiên cứu về tác động của BĐKH và NBD đến Tp. Hải Phòng, về vấn đề ngập lụt,... (Nguyễn Văn Quân và Chu Thế Cƣờng, 2013; Hoàng Trung Thành, 2010; Tổng cục Môi trƣờng, 2011). Năm 2012, Sở TN và MT Tp. Hải Phòng đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD của Tp. Hải Phòng đến năm 2025. Tại khu vực huyện đảo Cát Hải của Tp Hải Phòng (gồm 2 đảo lớn là đảo Cát Hải và quần đảo Cát Bà), đã có một số nghiên cứu và chƣơng trình, dự án đánh giá các tác động của BĐKH đến khu vực này, những rủi ro tiềm tàng đe dọa các hệ sinh thái và cộng đồng địa phƣơng, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào quần đảo Cát Bà – điểm du lịch nổi tiếng, nơi có Vƣờn quốc gia Cát Bà. Năm 2011, UNESCO triển khai dự án BREES1 trong đó có hoạt động nghiên cứu tính an toàn về kinh tế và môi trƣờng của khu sinh quyển Cát Bà trong bối cảnh BĐKH. Năm 2012, Đại học Stockholm (Thụy Điển) đã phối hợp với tổ chức Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) thực hiện tại Cát Bà nghiên cứu đánh giá về các tai biến môi trƣờng và khả năng phục hồi của các khu DTSQ ven biển Việt Nam trƣớc BĐKH. Thân Thị Hiền và cs, (2013) có báo cáo nghiên cứu về “Nâng cao khả năng thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong phát triển sinh kế và quản lý tài nguyên ở xã Phù Long, Khu DTSQ Cát Bà, Hải Phòng”. Năm 2013–2015, MCD cũng thực hiện một nghiên cứu, đánh giá về tác động của BĐKH và năng lực thích ứng của cộng đồng tại khu vực đảo Cát Bà trong khuôn khổ dự án Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của các cộng đồng ven biển Việt Nam (MCD, 2013). Dự án “Nâng cao năng lực quản trị nhà nƣớc nhằm thích ứng với BĐKH” (2013–2014) do Trung tâm phát triển nông thôn Hà Nội (CRP) thực hiện đã vào nâng cao nhận thức BĐKH và PTBV cho cán bộ chính quyền, nhân 1 BREES: dự án “Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trƣờng thuộc Chƣơng trình Giảm thiểu và Thích ứng với BĐKH khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng 2010 – 2017” do UNESCO thực hiện theo các pha tại Khu Khu Dự trữ Sinh quyển quần đảo Cát Bà vàKhu Dự trữ Sinh quyển Châu thổ Sông Hồng. 23 dân và học sinh, hỗ trợ xây dựng mô hình nhằm phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân. Năm 2010, dự án của Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế thực hiện tại khu vực ĐBSH có triển khai một số hoạt động tại huyện Cát Hải mà trọng tâm là đảo Cát Bà và có thêm xã Hoàng Châu về trồng rừng ngập mặn và tập huấn giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho ngƣời dân. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu và dự án này đều áp dụng cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thông qua các khu bảo tồn thiên nhiên, Vƣờn quốc gia – nơi có đa dạng sinh học cao và hiện vẫn tồn tại một số bất cập trong việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển KT-XH, tuy vậy các nghiên cứu này chƣa đề cập sâu hoặc ít xem xét đến các tác động tiềm tàng, lâu dài của BĐKH và NBD đến hệ sinh thái - xã hội mà trọng tâm là sinh kế và đời sống của cộng đồng. Đặc biệt, với địa bàn đảo Cát Hải – một trong hai đảo chính của huyện Cát Hải thì hiện vẫn chƣa có một nghiên cứu, đánh giá bài bản nào về BĐKH và NBD đến toàn bộ cho khu vực đảo nói chung cũng nhƣ đến sinh kế của cộng đồng nói riêng. 1.2.4 Việc ứng dụng cách tiếp cận hệ thống và liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái và thích ứng dựa vào cộng đồng trong các nghiên cứu về BĐKH và sinh kế Qua lƣợc khảo, hồi cứu các tài liệu liên quan trong khoảng 20 năm trở lại về vấn đề đánh giá tác động của BĐKH và các nghiên cứu về sinh kế trong bối cảnh BĐKH cho thấy, việc sử dụng cách tiếp cận hệ thống và liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái, và cách tiếp cận thích ứng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam còn hạn chế. Trên phạm vi quốc tế, thích ứng dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem based Adaptation/EbA) đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong quản lý tài nguyên, bảo tồn ĐDSH, phát triển bền vững và gần đây là ứng phó với BĐKH. Cách tiếp cận này đƣợc Hội nghị lần thứ 5 các Bên tham gia CBD (COP 5) tại Nairobi, Kenya, (2000) thông qua tại Quyết định V/6 và đƣợc xem là cách tiếp cận chủ đạo trong hoạch định chính sách, thể chế quốc gia trong điều kiện địa phƣơng để quản lý tổng hợp tài nguyên nhằm thực hiện ba mục tiêu của CBD: i) Bảo tồn ĐDSH, ii) Sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH, và iii) Chia sẻ công bằng lợi ích thu đƣợc từ tài nguyên di truyền. Với cách tiếp cận thích ứng dựa vào cộng đồng, ở Việt Nam cho đến nay vẫn phần lớn là do các tổ chức phi chính phủ (NGO) áp dụng và phát huy đƣợc vai trò, sự tham gia của ngƣời dân, tuy nhiên còn thiếu sự kết hợp, gắn kết với cách tiếp cận từ trên xuống, thiếu sự lồng ghép vào cơ chế, chính sách và chủ trƣơng của nhà nƣớc nên hiệu quả chƣa thật cao. 24 CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 11 năm 2014. Các số liệu hồi cứu trong khoảng 30 năm trở lại đây. Địa điểm nghiên cứu: 3 xã Văn Phong, Hoàng Châu, thị trấn Cát Hải trên đảo Cát Hải thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. 2.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Cách tiếp cận Luận văn sử dụng hai cách tiếp cận chính là cách tiếp cận hệ thống và liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái, và cách tiếp cận thích ứng dựa vào cộng đồng, đồng thời kết hợp với sử dụng Khung sinh kế bền vững DFID để nghiên cứu, đánh giá thực trạng sinh kế - một trong những nội dung trọng tâm của Luận văn. 2.2.1.1. Cách tiếp cận hệ thống và liên ngành/dựa trên hệ sinh thái Cách tiếp cận hệ thống và liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái là cách tiếp cận chủ đạo cho các nghiên cứu về phát triển bền vững và BĐKH hiện nay. Con ngƣời, theo quan niệm hiện đại, đã trở thành trung tâm của HST (hệ sinh thái xã hội), với hai nghĩa: i) Con ngƣời là nhân tố tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất, và ii) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hƣớng tới và đem lại phúc lợi cho con ngƣời (MEA, 2005). Vì vậy, cách tiếp cận hệ sinh thái/dựa trên hệ sinh thái (do Công ƣớc Đa dạng sinh học đề xuất) là một chiến lƣợc, là cách thức để quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nƣớc và sinh vật) nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững một cách công bằng để hỗ trợ ngƣời dân và sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi do sự thay đổi môi trƣờng, trong đó có BĐKH (Trƣơng Quang Học, 2012, 2013). 25 Hình 2.1. Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái-nhân văn (A) và Khung các vấn đề của BĐKH (B) (Nguồn IPCC, 2007). Trong phát triển bền vững, hiện nay cách tiếp cận dựa trên HST đƣợc áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu cho hầu hết các HST và các lĩnh vực tự nhiên, KT-XH, để quản lý tổng hợp môi trƣờng, phục vụ PTBV. Theo nghĩa rộng, PTBV nhằm mục đích duy trì hoặc tăng cƣờng sức khỏe của các HST và sinh kế/sự thịnh vƣợng của ngƣời dân bao gồm nhiều yếu tố (giáo dục đƣợc nâng cao, các nhu cầu cơ bản nhƣ nƣớc sách, lƣơng thực, nhà ở …đƣợc cải thiện). Các HST chính là hệ thống hỗ trợ cơ bản cho cuộc sống. Vì thế, nguyên lý cơ bản là “bảo tồn chức năng và tính toàn vẹn của HST sẽ hoặc cần phải là một phƣơng tiện cơ bản cho PTBV”. Những năm gần đây, cách tiếp cận dựa vào HST đƣợc nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn trong giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH nhằm mang đến những giải pháp ứng phó có tính bền vững và thích hợp cho từng khu vực, từng quốc gia. Đối với giảm nhẹ BĐKH, các sinh cảnh tự nhiên, nhất là HST rừng là bể hấp thụ và bể chứa cácbon. Do vậy, việc trồng và bảo vệ rừng là các giải pháp có tính khả thi cao để giảm nhẹ BĐKH. Việc bảo tồn và phục hồi các HST trên cạn, đất ngập nƣớc và biển đã bị suy thoái là những việc làm cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu chung của cả Công ƣớc ĐDSH và Công ƣớc khung về BĐKH của LHQ, bởi vì HST giữ vai trò rất quan trọng trong chu trình cacbon toàn cầu và trong thích ứng với BĐKH. Bên cạnh đó, HST còn cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sinh kế của con ngƣời. Thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem-based Adaptation/EbA) là sử dụng các hệ tự nhiên và các dịch vụ HST nhƣ một hợp phần quan trọng trong chiến lƣợc tổng thể để quản lý tổng hợp tài nguyên, giúp con ngƣời thích ứng với các tác động bất lợi 26 từ BĐKH. Mục đích của EBA là tăng cƣờng sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ các HST thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các HST và các lợi ích mà HST mang lại (Trƣơng Quang Học, 2008a, b; WB, 2010). Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các thành phần của HST và lên toàn HST nói chung; và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST. Theo đó, cách tiếp cận HST/dựa trên HST đƣợc lựa chọn nhƣ cách tiếp cận chủ đạo trong ứng phó với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là duy trì và tăng cƣờng tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thƣơng/rủi ro khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra cho các hệ sinh thái - xã hội (IUCN, 2006, 2008; WB, 2007, 2010). 2.2.1.2. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và sự kết hợp giữa tiếp cận Từ trên xuống với Từ dưới lên BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng, miền, địa phƣơng mà cộng đồng dân cƣ là những ngƣời chịu ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp của BĐKH tại đó. Theo các chuyên gia, cộng đồng có vai trò chủ chốt trong thích ứng và ứng phó với BKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based approach - CBA) là một phƣơng pháp bền vững và đƣợc thực hiện dựa trên nguyên tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của ngƣời dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. CBA tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng đƣợc các nguồn lực nội tại, sẵn có (con ngƣời, phƣơng tiện) trong cộng đồng (Hoang Thi Ngoc Ha and Wild, R. and Vu Thuc Hien, 2014). Thích ứng với BĐKH là việc làm cấp bách và có ý nghĩa, nhƣng không dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia chủ động của cộng đồng để có hiệu quả nhanh và đáp ứng đúng nhu cầu. Hơn thế, nếu sử dụng đồng thời cách tiếp cận dựa vào cộng đồng kết hợp với “Từ trên xuống” (Top-down) thông qua việc nghiên cứu các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của các cấp, các chiến lƣợc phát triển, quy hoạch, kế hoạch hành động của các ngành, địa phƣơng và gắn với tham vấn chính quyền, phỏng vấn sâu có định hƣớng lãnh đạo các cấp thì các hoạt động đánh giá tác động, ứng phó với BĐKH sẽ hệ thống, nhất quán và do đó sẽ hiệu quả và bền vững hơn. 27 2.2.1.3. Cách tiếp cận theo khung sinh kế bền vững (DFID, 1999, 2007) Khung sinh kế bển vững DFID là một công cụ trực quan hoá đƣợc Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID) xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích là giúp ngƣời sử dụng nắm đƣợc những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề khó khăn hay những yếu tố tạo cơ hội (DFID, 1999). Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững DFI (Nguồn: DFID 2007) Khung sinh kế DFID bao gồm năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thƣơng; Các nguồn lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lƣợc, hoạt động sinh kế và các Kết quả sinh kế, trong đó nhấn mạnh vai trò của chính sách. (DFID, 1999, 2007). 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Việc đánh giá các tác động của BĐKH đến một địa bàn, cộng đồng hay sinh kế có thể áp dụng nhiều phƣơng pháp đánh giá khác nhau (tùy thuộc mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi không gian và thời gian,…) trong đó đáng chú ý là các phƣơng pháp đánh giá của IPCC, chú trọng các kết quả đánh giá định lƣợng trên cơ sở thu thập số liệu, dữ liệu từ nhiều nguồn. Với nghiên cứu cho luận văn này, tác giả tập trung đánh giá các tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái – xã hội, đặt trọng tâm vào cộng đồng và thực trạng sinh kế của ngƣời dân đảo, do vậy luận văn ƣu tiên sử dụng các phƣơng pháp nhằm có thể thu hút sự tham gia tối đa của ngƣời dân, cán bộ địa phƣơng vào quá trình đánh giá, phân tích và từ đó có đƣợc các thông tin, số liệu nghiên cứu thực tiễn, cập nhật và khách quan nhất, phản ánh rõ và toàn diện các vấn đề liên quan của cộng động. Hai phƣơng pháp quan trọng nhất trong số các phƣơng pháp đƣợc sử dụng là Đánh giá nông thôn có sự tham gia và xác định các chỉ số chống chịu khí hậu và thiên tai – CDRI (Climate Disaster Risk Index). Với hai phƣơng pháp này, ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng đƣợc trực tiếp và chủ động tham gia suốt quá trình đánh giá và đƣa ra các phân tích, nhận định, đề xuất một cách thẳng thắn, khách quan đúng với tình hình thực tiễn và nhu cầu, năng lực của địa phƣơng. 28 a) Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (Số liệu thứ cấp) Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu còn gọi là phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà đồng nghiệp đi trƣớc đã làm, không mất nhiều thời gian lặp lại những công việc đã đƣợc thực hiện (Vũ Cao Đàm, 2008). Đây là phƣơng pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu gồm các công việc chính là thu thập, phân tích và tổng hợp, đánh giá.Những thông tin cần thu thập gồm: cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; các thành tựu lý thuyết đã đạt đƣợc; các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố; chủ trƣơng, chính sách liên quan và các số liệu thống kê… (Vũ Cao Đàm, 1999, 2008). Với đề tài nghiên cứu của Luận văn là “Đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện Cát Hải’, các thông tin, số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu đã đƣợc công bố về BĐKH và rủi ro thiên tai, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chƣơng trình của quốc gia và Tp. Hải Phòng về ứng phó với BĐKH, Chiến lƣợc quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nƣớc biển dâng và BĐKH ở Việt Nam và Tp. Hải Phòng, Luật Phòng chống thiên tai, sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học, v.v…Các báo cáo, thống kê hàng năm về KT-XH của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phƣơng. Cách làm là thông qua tiếp xúc, làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với các cơ quan, tổ chức để thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung của luận văn. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập đƣợc thống kê, hệ thống và tổng hợp, bao gồm về điều kiện tự nhiên, KT-XH, những biểu hiện, diễn biến và tác động của BĐKH lên khu vực nghiên cứu, các chƣơng trình, dự án, đề tài đã thực hiện... Ngoài ra, phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng nghiên cứu tại văn phòng, giúp làm r hơn cơ sở lý luận và các hƣớng nghiên cứu. b) Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp  Điều tra khảo sát thực địa Quá trình nghiên cứu điều tra khảo sát tại thực địa đƣợc tổ chức thành nhiều đợt hƣớng tới nhiều đối tƣợng khác nhau tại địa phƣơng. Các đợt khảo sát đƣợc tiến hành theo kế hoạch định sẵn với thời gian phù hợp lần lƣợt qua 3 xã, thị trấn và trên toàn địa bàn đảo Cát Hải nhằm quan sát thực tế trực tiếp khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tƣ liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làm việc, ngƣời dân tại địa phƣơng cũng nhƣ đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đó giúp làm r hơn về các đặc điểm điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển KT-XH, các khu vực hiểm họa, các biểu hiện và dấu tích liên quan đến vấn đề về BĐKH, các loại hình sinh kế và cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng vùng hải đảo trong bối cảnh BĐKH. 29 c) Phƣơng pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA: Participatory Rural Appraisal) Tác giả sử dụng PRA nhƣ một phƣơng pháp chủ đạo trong đánh giá HVCA – Đánh giá hiểm họa, tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực ứng phó BĐKH của cộng đồng, đồng thời đây là phƣơng pháp rất hiệu quả trong nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sinh kế địa phƣơng. Phƣơng pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) là một biến thể của phƣơng pháp Đánh giá nhanh ở nông thôn (Rapid Rural Appraisal). PRA là một hoạt động học hỏi kinh nghiệm đƣợc tiến hành trong cộng đồng, có tính tập trung, hệ thống, bán cơ cấu, trong một thời gian ngắn. Hoạt động này thƣờng đƣợc thực hiện bởi một nhóm chuyên viên liên ngành và bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2010). PRA giúp cho ngƣời dân nông thôn có thể chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng nhƣ lập kế hoạch, thực hiện và giám sát và đánh giá. Ngày nay PRA đƣợc áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ nghiên cứu nghèo đói, đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng ứng phó của cộng đồng trƣớc BĐKH, nhà ở đô thị, các vấn đề sức khỏe, môi trƣờng, v.v... (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2014e). Nghiên cứu này sử dụng các công cụ khác nhau trong PRA để làm việc với chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng nhằm thu thập thông tin định tính, định lƣợng và qua đó đánh giá đƣợc (i) các nguy cơ hiểm họa từ BĐKH/ thiên tai của khu vực đảo Cát Hải; (ii) những tổn thất và thiệt hại BĐKH gây ra cho cộng đồng và các hệ sinh thái; (iii) năng lực ứng phó của cộng đồng; và (iv) thực trạng phát triển sinh kế hộ gia đình trƣớc tác động của BĐKH và những thay đổi trong quy hoạch mới về phát triển kinh tế của địa phƣơng. Trƣớc khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm, tại mỗi xã, thị trấn nghiên cứu đã có một buổi làm việc với lãnh đạo, đại diện các ban ngành và cán bộ chuyên môn liên quan. Trong các buổi làm việc, nhóm nghiên cứu thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, KT-XH và tập trung vào việc xác định và phân tích biểu hiện, sự tác động của BĐKH đến cộng đồng và các khả năng hiện có của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. Đồng thời rà soát, thăm dò về các chủ trƣơng, định hƣớng của chính quyền và ngành chuyên môn cũng nhƣ thúc đẩy các chia sẻ, ý kiến đánh giá cá nhân các cán bộ, lãnh đạo về nội dung phỏng vấn. Nhóm nghiên cứu cũng tham khảo ý kiến của nhóm cán bộ để lựa chọn ra các khu, xóm, tổ dân, cá nhân phù hợp đại diện cung cấp thông tin. Sau buổi làm việc với lãnh đạo là các cuộc khảo sát gia đình, phỏng vấn hộ dân và thực hiện các cuộc thảo luận nhóm (theo nhóm lớn và nhóm nhỏ). Các công cụ trong PRA đƣợc lựa chọn và chuẩn bị kĩ càng về nội dung, cách sử dụng, vật liệu thực hiện và ngƣời tham gia hỗ trợ. Nhóm nghiên cứu đã biên soạn một bộ tài liệu đánh giá HVCA dùng riêng cho đảo Cát Hải trên cơ sở tổng hợp, tham khảo phƣơng pháp PRA từ nhiều nguồn tài liệu của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu quốc tế và trong nƣớc (Oxfam, CARE, WWF, Bộ NT & PTNT,...), mục đích nhằm có đƣợc các công cụ và cách 30 làm phù hợp với địa bàn nghiên cứu, với đối tƣợng, thời gian và không gian sử dụng. Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc, có định hƣớng đƣợc sử dụng trong quá trình trao đổi và thu thập thông tin. Các cá nhân, hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đã kể những sự kiện, câu chuyện về thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đã xảy ra nhƣ thế nào, ảnh hƣởng ra sao đến sản xuất và đời sống, những cách mà ngƣời dân ứng phó và phục hồi sau rủi ro. Ngoài các hộ dân cung cấp thông tin thông qua phỏng vấn và thảo luận, tại mỗi xã, thị trấn có thêm 6-7 cộng tác viên hỗ trợ - họ là những ngƣời có kinh nghiệm trong sản xuất, có uy tín cộng đồng và có kĩ năng giao tiếp tốt giúp thúc đẩy thảo luận nhóm và thu thập thông tin. Nhóm cộng tác viên gồm 22 ngƣời đƣợc tập huấn trƣớc về phƣơng pháp và kĩ năng sử dụng công cụ, cách tổ chức nhóm và tổng hợp thông tin. Chính họ cũng là những ngƣời cung cấp thông tin đáng tin cậy. Đã có 09 công cụ trong phƣơng pháp PRA đƣợc sử dụng để đánh giá HVCA và đánh giá sinh kế của 3 xã, thị trấn trên đảo Cát Hải (Phụ lục 1), bao gồm: o Khảo sát trực tiếp o Phỏng vấn sâu có định hƣớng o Hồ sơ lịch sử hiểm họa thiên nhiên (Historical Timeline) o Bản đồ hiểm họa (Hazard mapping) o Lịch thiên tai và mùa vụ (Seasonal calendar) o Sơ đồ Venn (Venn Diagram) o Phân tích SWOT (Strengths – Weeks – Opportunity – Threats) o Ma trận đánh giá, xếp hạng rủi ro. o Xếp hạng đánh giá các yếu tố tác động Hình 2.3.Công cụ Lịch mùa vụ để đánh giá tác động của thiên tai, thời tiết đến sinh kế của cộng đồng 31 d) Phƣơng pháp xác định các chỉ số chống chịu khí hậu và thiên tai – CDRI (Climate Disaster Risk Index) CDRI là một một phƣơng pháp mới đƣợc áp dụng trong khoảng 10 năm trở lại trong các nghiên cứu đánh giá tình trạng, năng lực của cộng đồng địa phƣơng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH. CDRI là phƣơng pháp đo dựa trên 5 chỉ số chính là Hạ tầng/Cơ sở vật chất - Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng/Tự nhiên và Thể chế - chính sách để làm căn cứ đánh giá tính chống chịu (resilient) của một hệ thống, tổ chức hay cộng đồng (Ramasamy et al., 2011) [93]. Có thể dùng phép đo CDRI phân tích và cho điểm theo 5 chỉ số trên để đạt đƣợc các kết quả đánh giá định tính hoặc định lƣợng, tùy theo mục đích, yêu cầu, đối tƣợng áp dụng và theo điều kiện kinh phí, thời gian của nhóm nghiên cứu. Phƣơng pháp CDRI cũng bao gồm sử dụng bảng hỏi chi tiết và khung ma trận thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp. Với nghiên cứu này, tác giả áp dụng CDRI theo cách thiết kế các mẫu bảng hỏi hộ gia đình và thảo luận, tổng hợp thông tin từ ngƣời dân bằng công cụ ma trận 5*5. Các chỉ số đánh giá tính chống chịu với RRTT và BĐKH phù hợp với điều kiện, năng lực của địa phƣơng đã đƣợc đề xuất dựa trên hệ thống các chỉ số đánh giá phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UN, 2001, 2007) và bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững (Chính phủ CHXHCN Việt Nam, 2011, 2013). Đánh giá tính chống chịu của hệ sinh thái – xã hội của 3 xã, thị trấn trên đảo Cát Hải là đánh giá tình hình, thực trạng 5 yếu tố sau của địa phƣơng: Hạ tầng/Cơ sở vật chất - Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng/Tự nhiên và Thể chế - chính sách (Physical – Economy – Social – Natural – Institutional). 32 Bảng 2.1. Ma trận 5*5 phân tích 5 yếu tố của hệ thống thể hiện tính dễ tổn thương và năng lực chống chịu, ứng phó BĐKH của cộng đồng Hạ tầng/CSVC Kinh tế Xã hội Môi trƣờng/Tài nguyên Thể chế Điện Ngành nghề ……………… ……………… Dân số Vị trí địa lý ……………… ……………… Chính sách pháp luật ……………… Nƣớc ……………… Thu nhập & Đời sống ……… Y tế ……………… Tài nguyên– sinh thái ……………… Việc chấp hành pháp luật của ngƣời dân ……………… Giao thông Nhà ở – tài sản Giáo dục Sử dụng đất ……………… ……………… ……………… ……………… Lồng ghép với kế hoạch phát triển KT-XH: ……………… Hệ thống thông tin liên lạc Tài chính – Tiết kiệm ……………… ……………… Công trình xây dựng Ngân sách–trợ cấp ……………… ……………… Vốn xã hội Các chính sách về môi trƣờng Năng lực quản lý của địa phƣơng ……………… ……………… Sự hƣởng ứng của cộng đồng Các rủi ro tiềm ẩn Sự phối hợp giữa các cơ quan ……………… ……………… ……………… ……………… (Nguồn: Hoàng Thị Ngọc Hà – phát triển từ ma trận 5*5 của Ramasamy et al., 2011) Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá trên 145 mẫu là các đại diện các hộ dân/ 3 xã, thị trấn Hoàng Châu, Văn Phong và Cát Hải, bao gồm ngƣời dân, hộ gia đình, lãnh đạo địa phƣơng, cán bộ chuyên môn và trẻ em (học sinh cấp 1, 2). Các hoạt động đã tiến hành để thu thập, tổng hợp thông tin tại địa phƣơng gồm: khảo sát tại thực địa, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm lớn và thảo luận nhóm nhỏ bằng 09 công cụ PRA và CDRI. Việc lựa chọn mẫu/ đối tƣợng cung cấp thông tin đƣợc dựa theo bộ tiêu chí đã thiết kế sẵn nhằm đảm bảo tính đại diện, tính chính xác, độ tin cậy, số lƣợng thông tin phong phú và sự cân bằng giới. 2.3. Số liệu  Chuỗi số liệu về đặc trƣng khí hậu và mực nƣớc dâng tại Hải Phòng và từ 2 trạm Hòn Dáu, Phù Liễn, sau đó đối chiếu, so sánh và lựa chọn.  Số liệu từ khảo sát và đánh giá HVCA, đánh giá sinh kế trên thực địa, tham vấn cộng đồng và chính quyền.  Số liệu thứ cấp 33 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI ĐẢO CÁT HẢI VÀ GIẢI PHÁP SINH KẾ THÍCH ỨNG ĐƢỢC ĐỀ XUẤT Các hoạt động nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài luận văn đƣợc lồng ghép và thực hiện theo quy trình dƣới đây: Hình 3.1. Các hoạt động nghiên cứu của luận văn trong quy trình đánh giá tác động BĐKH và phát triển sinh kế thích ứng cho huyện Cát Hải (Nguồn: Hoàng Thị Ngọc Hà, phát triển từ Khung tiến trình phát triển sinh kể thích ứng của CARE tại Việt Nam) 3.1 Những đặc trưng về hệ sinh thái – xã hội của huyện Cát Hải Cát Hải là một trong 12 huyện đảo của Việt Nam và là một trong 2 huyện đảo của Tp. Hải Phòng. Vị trí địa lý đặc thù, tác biệt và cách xa đất liền hàng chục km, nằm trong vùng vịnh đảo ở phía Đông Bắc Việt Nam và trải qua nhiều biến cố lịch sử, thiên tai trong quá khứ đã hình thành nên một Cát Hải những đặc trƣng riêng, độc đáo và khác biệt về sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa. Về mặt sinh thái học, có thể xem đảo Cát Hải nhƣng một vùng sinh thái học cảnh quan độc đáo cần đƣợc nghiên cứu, đánh giá chi tiết và hệ thống hơn trong tƣơng lai. 34 Hình 3.2. Bản đồ hành chính Tp. Hải Phòng (Nguồn: Sở TN và MT Hải Phòng, 2012) 35 Hình 3.3. Bản đồ huyện đảo Cát Hải (Nguồn: ttp://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx) 3.1.1 Đặc trưng về hệ sinh thái tự nhiên  Vị trí địa lý – khí hậu Xã Văn Phong, Hoàng Châu và thị trấn Cát Hải – địa bàn nghiên cứu, là 3 trong tổng số 12 đơn vị hành chính của huyện đảo Cát Hải. Cả 3 xã nằm trên đảo Cát Hải – tách biệt hoàn toàn với đất liền. Đảo cách đất liền TP. Hải Phòng 12km, phƣơng tiện đi lại chính là đƣờng thủy với phà Đình Vũ và các loại tàu, thuyền Huyện Cát Hải có tổng diện tích tự nhiên là 345km2, bao gồm hai đảo lớn: Cát Hải diện tích xấp xỉ 40km2 và Cát Bà hơn 300 km2. Huyện Cát Hải có phía Bắc giáp huyện Yên Hƣng (Quảng Ninh) qua dòng sông Phƣợng; phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh Bắc Bộ. Huyện đảo Cát Hải có vị trí chiến lƣợc quan trọng của Tp. Hải Phòng và của vùng Đông Bắc tổ quốc. 36 Hình 3.4. Bản đồ khu vực nghiên cứu trên đảo Cát Hải Về địa hình, đảo Cát Hải là dải cát và bãi bồi bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 – 2,5m so với mực nƣớc biển, tƣơng đối bằng phẳng, không có đồi rừng nhƣ đảo Cát Bà. Vì địa hình thấp nên đảo dễ bị xâm thực bởi sóng triều và bị thủy triều bào mòn, nƣớc biển dâng cao và lấn sâu vào nội địa đảo mỗi khi có bão lớn. Phía nam, phía tây bị xói lở mạnh, phía bắc là bãi triều có rừng ngập mặn. Hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu là các dài rừng ngập mặn ven biển, tập trung chủ yếu ở xã Hoàng Châu, xã Nghĩa Lộ, thị trấn Cát Hải và một phần nhỏ thuộc địa bàn xã Văn Phong. Các bãi triều ven biển cũng chiếm một phần diện tích nhỏ, những khu vực này phần lớn đã đƣợc làm đê, kè chắn sóng và ngăn mặn ăn sâu vào khu dân cƣ. Một phần diện tích bãi triều ở khu vực thị trấn Cát Hải đã đƣợc quy hoạch cho khu dịch vụ cảng Đình Vũ. Về khí hậu, đảo Cát Hải nói riêng và huyện Cát Hải nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khí hậu đại dƣơng nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa cũng tƣơng đƣơng nhƣ các khu vực xung quanh (đảo Cát Bà - Hải Phòng hay đảo Tuần Châu - Quảng Ninh, mùa đông ít lạnh hơn và mùa hè ít nóng hơn so với đất liền. Cụ thể: lƣợng mƣa trung bình 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa, mùa mƣa chủ yếu là tháng 7, 8. Nhiệt độ trung bình: 25-28°C, dao động theo mùa, về mùa hè có thể lên trên 30°C, về mùa đông trung bình 15-20°C nhƣng có thời điểm 37 có thể xuống dƣới 10°C khi có gió mùa đông bắc. Độ ẩm trung bình 85%, dao động của thủy triều ở mức 3,3-3,9m. Độ mặn nƣớc biển: Từ 0,930% (mùa mƣa) đến 3,111% (mùa khô). Nhìn chung, huyện Cát Hải có đặc điểm về thời tiết, khí hậu tƣơng tự khu vực xung quanh. Tuy nhiên, đo địa hình thấp, bằng phẳng nên đảo Cát Hải có nhiều nguy cơ chịu tác động của bão, gió, gió lốc và triều cƣờng hơn so với các khu vực lân cận (Hình 3.5).  Các hệ sinh thái tiêu biểu Cả 3 xã, TT Văn Phong, Hoàng Châu và Cát Hải đều nằm sát biển, đƣợc bao bọc bởi các dải rừng ngập mặn hoặc các bãi triều và các đê kè kiên cố. Đảo Cát Hải nói riêng và khu vực huyện Cát Hải nói chung là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nơi có khu Dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. Nổi bật nhất với đảo Cát Hải là sự đa dạng về các loài thủy hải sản và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Các hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực huyện Cát Hải đã đƣợc hình thành theo quá trình vận động tự nhiên từ lâu đời và rất phong phú, đa dạng. Khu vực này mang những nét chung của đặc trƣng sinh thái cả khu sinh quyển vùng hải đảo. Về thành phần loài thủy sản, theo số liệu điều tra nghiên cứu của các đề tài, dự án trƣớc đây đã thực hiện ở khu vực huyện Cát Hải (bao gồm đảo Cát Hải và quần đảo Cát Bà), đã xác định đƣợc 2.380 loài động thực vật biển và trên cạn, trong đó động thực vật biển có 985 loài, chiếm 38,3% tổng số loài (Nguyễn Văn Quân và Chu Thế Cƣờng, 2012). Về hệ sinh thái rừng ngập mặn Rừng ngập mặn là hệ sinh thái tự nhiên điển hình nhất và có vai trò quan trọng nhất trong các hệ sinh thái tự nhiên đối với địa bàn đảo Cát Hải. Bao bọc xung quanh 2/3 38 hòn đảo Cát Hải là các dải rừng ngập mặn, chủ yếu thuộc địa phận các xã Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Văn Phong và TT Cát Hải. Tổng diện tích rừng ngập mặn của đảo Cát Hải hiện nay là 88 ha (số liệu năm 2014) trong đó xã Hoàng Châu 29ha, Văn Phong 15ha, Đồng Bài 25 ha và TT Cát Hải 19ha). Các loài cây ngập mặn chủ yếu là với một số loài cây chủ yếu là Trang, Sú, Vẹt, diện tích này đƣợc phân chia ra làm 2 kiểu loại: rừng ngập mặn phân bố ngoài khu vực đầm nuôi thủy sản, ngoài đê và rừng ngập mặn phân bố phía bên trong đầm nuôi thủy sản, trong đê biển. Các dải rừng ngập mặn ven đảo Cát Hải là ngôi nhà của hàng chục loài thủy sản, cung cấp thức ăn cho ngƣời dân đảo với nhiều loài hải sản có giá trị sinh dƣỡng và kinh tế cao nhƣ cua, tôm, cá… Việc khai thác các nguồn lợi từ rừng ngập mặn cũng là sinh kế tạo thu nhập chính của nhiều hộ dân trên đảo trong đó riêng xã Hoàng Châu có 28% hộ dân thƣờng xuyên khai thác nguồn lợi này. Không chỉ cung cấp thức ăn, thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, rừng ngập mặn còn giúp bảo vệ các khu vực ven biển, hạn chế xói lở bờ biển, góp phần bảo vệ các diện tích trồng trọt và nhà ở của ngƣời dân do giảm bớt đƣợc sức tàn phá của sóng biển và triều cƣờng. Phía đông của xã Hoàng Châu và phía nam của thị trấn Cát Hải đƣợc bảo vệ bởi các dải rừng ngập mặn kéo dài ra các bãi bồi. Các vùng rừng ngập mặn này còn đóng góp vào việc cân bằng lƣợng O2 và CO2 trong không khí, giúp điều hoà khí hậu và điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh BĐKH và thiên tai gia tăng (Bennett and Dearden, 2014). Tuy nhiên, trong bối cảnh gia tăng dân số với nhu cầu phát triển kinh tế cần lấy đất cho sản xuất và những tác động nặng nề, thƣờng xuyên hơn từ thiên tai và BĐKH, NBD, rừng ngập mặn khu vực huyện Cát Hải đã và đang bị suy giảm diện tích và chất lƣợng, gây nhiều bất lợi cho cộng đồng địa phƣơng. Trong khi đó, rừng ngập mặn với vai trò giảm nhẹ rủi ro thiên tai và điều tiết khí hậu lại có vai trò quan trọng trong ứng phó BĐKH. Khu bãi bồi ven biển đang nuôi trồng thủy sản Tận dụng các bãi đất thấp ven biển và chế độ thủy triều, ngƣời dân Cát Hải khoảng 20 năm gần đây phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản ven đảo. Thuận lợi của khu vực là địa hình đất thấp, có thể điều tiết hệ thống cấp – thoát nƣớc biển ra vào dễ dàng, một số khu vực có dải rừng ngập mặn, cây phi lao che chắn nên giúp giảm nhẹ phần nào tác động của triều cƣờng và mƣa bão. Độ mặn nƣớc biển và đặc tính chua mặn của chân đất bùn pha cát phù hợp cho một số loài nuôi nhƣ tôm, cua, cá và đây cũng là các loài nuôi chính của ngƣời dân đảo Cát Hải. 39 Hiện nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên đảo Cát Hải là 469,16ha trong đó xã Hoàng Châu là 13,99ha, xã Văn Phong là 53,5ha và TT Cát Hải là 85,4ha (Hình 3.6). Nhƣ vậy, TT Cát Hải chiếm đa số về nuôi trồng thủy sản. Dọc khu vực quanh đảo là hàng chục đầm nuôi của ngƣời dân và một số doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ. Các bãi/ ruộng muối Tổng diện tích các ruộng muối của toàn đảo Cát Hải là 118,27ha (thống kê năm 2013) trong đó diện tích của xã Văn Phong là 35,24 ha, Hoàng Châu là 6,87 ha và TT Cát Hải 15,28 ha (Bảng 3.1). Hình 3.6. Diện tích nuôi thủy sản năm 2013 của 3 xã, thị trấn địa bàn nghiên cứu (Nguồn: UBND huyện Cát Hải) Bảng 3.1. Diện tích sản xuất muối và nuôi thủy sản của các xã, TT trên đảo Cát Hải (Thống kê năm 2013) Stt Địa phƣơng Diện tích nuôi trồng thủy sản(m²) Tổng (m²) Nƣớc lợ Bãi Triều Diện tích sản xuất muối (ha) 1 Thị trấn Cát Hải 85,4 76,9 8,5 15,28 2 Xã Văn Phong 53,5 50,0 3,5 35,24 3 Xã Hoàng Châu 13,99 10,49 3,5 6,87 4 Xã Đồng Bài 111,47 24,67 86,8 25,78 5 Xã Nghĩa Lộ 204,8 200 4,8 35,1 469,16 362,06 107,1 118,27 Tổng cộng (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải, 2013) Diêm nghiệp - nghề làm muối là sinh kế truyền thống lâu đời trên đảo Cát Hải. Theo những ngƣời già đã gắn bó cả cuộc đời với hòn đảo này thì nghề làm muối đã hình thành và phát triển song hành với nghề đánh bắt thủy sản và chế biến nƣớc mắm từ cách đây hàng trăm năm. Khi xƣa, do cách biệt với đất liền và đi lại khó khăn, dƣờng nhƣ đời sống của ngƣời dân trên đảo chủ yếu là tự cung tự cấp, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. 40 Đánh bắt thủy sản là nghề chính quan trọng nhất và ngƣ dân thƣờng bán tôm cá ngay tại đảo hoặc cho các thuyền buôn. Do đi lại khó khăn và thiếu các phƣơng tiện ủ đông thủy sản để giữ lâu ngày nên một sản lƣợng không nhỏ thủy sản đánh bắt đƣợc thƣờng đƣợc ngâm, ủ tại chỗ phục vụ cho chế biến mắm nƣớc và mắm tôm. Nghề làm muối ra đời và phát triển phục vụ nhu cầu tại chỗ của ngƣ dân và nhu cầu sản xuất, đời sống của ngƣời dân quanh vùng. Những thuận lợi về địa hình, độ mặn nƣớc biển, thủy triều và kinh nghiệm làm nghề biển của ngƣời dân là những yếu tố thúc đẩy diêm nghiệp ở Cát Hải phát triển. Một thời dài, giai đoạn những năm 1960 – 1980, nghề làm muối ở đảo đã rất phát triển và đã đóng góp không nhỏ cho kinh tế của địa phƣơng. Tuy nhiên ở giai đoạn hiện nay, cùng chung khó khăn với nghề muối nói chung ở Việt Nam, nghề làm muối ở Cát Hải đang vô cùng khó khăn, và thực tế có đến hơn một một nửa diện tích ruộng muối tại 3 xã Văn Phong, Hoàng Châu và TT Cát Hải đang sản xuất cầm chừng hoặc bỏ hoang (Hình 3.7). Vì những đặc thù về chất đất, độ mặn nên rất khó chuyển đổi các diện tích ruộng này sang chăn nuôi hay trồng trọt. 41 3.1.2 Đặc trưng kinh tế-xã hội Huyện Cát Hải đƣợc thành lập năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện đảo Cát Bà và Cát Hải cũ. Tổng dân số của huyện là 29.899 ngƣời (tháng 6/2010) phân bố trên 2 thị trấn Cát Bà, Cát Hải và 10 xã, gồm: Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào. Đảo Cát Hải là 1 trong 2 đảo lớn của huyện Cát Hải với 1 thị trấn (Cát Hải) và 4 xã (Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu), dân số trên đảo là 14,000 ngƣời (2010). Ngoài cƣ dân bản địa, dân Cát Hải còn gồm ngƣời nhập cƣ từ các nơi thạo nghề sông nƣớc nhƣ Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An,… Để phân bố lại lực lƣợng trên địa bàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và bảo vệ đảo, một bộ phận cƣ dân Đồ Sơn, Tiên Lãng, An Lão đƣợc bổ sung cho huyện đảo Cát Hải, nhân dân xã Cao Minh thuộc Cát Hải đƣợc bố trí chuyển cƣ hẳn sang Cát Bà. Do đặc điểm địa hình, nên việc phân bố dân cƣ của Cát Hải không đồng đều, dân cƣ sống tập trung nhƣ TT Cát Hải, các xã khác dân sống thƣa thớt hơn nhƣ xã Văn Phong, Hoàng Châu.  Cơ cấu kinh tế Đánh giá chung tình hình tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011–2015, cơ cấu kinh tế của toàn huyện Cát Hải tăng trƣởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 10%/năm2. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hƣớng tăng dần tỷ trọng nhóm ngành du lịch – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản trong tổng giá trị sản xuất. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa hai địa bàn đảo Cát Hải và đảo Cát Bà. Trong khi Cát Bà là một trung tâm du lịch – dịch vụ nổi tiếng trong nƣớc và quốc tế với hàng vạn khách thăm mỗi năm thì đảo Cát Hải lại chủ yếu phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản với cơ cấu nông nghiệp chiếm đa số. Căn cứ vào các tài liệu thứ cấp và kết quả phỏng vấn lãnh đạo huyện và các xã, cơ cấu kinh tế của 3 xã địa bàn nghiên cứu đƣợc tổng hợp trên Hình 3.8. o TT Cát Hải: Cơ cấu kinh tế nghiêng về thƣơng mại – dịch vụ (30%), tiểu thủ công nghiệp (30%), nông nghiệp chỉ chiếm 10% còn lại là các lĩnh vực khác chiếm 30%. o Xã Văn Phong: chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế là nông nghiệp (40%), tiếp đó là thƣơng mại – dịch vụ (20%), lĩnh vực khác chiếm 35%, tiểu thủ công nghiệp 5%. 2 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Cát Hải giai đoạn 2015 - 2020 42 o Xã Hoàng Châu: chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế là ngƣ nghiệp (70%), tiếp đến diêm nghiệp (20%), còn lại 10% là thƣơng mại –dịch vụ.  Lao động– việc làm Các công việc thu hút nhiều lao động hiện nay vẫn là các nghề chính của ngƣời dân gồm khai thác và nuôi trồng thủy sản, với thị trấn Cát Hải thì lao động nhiều nhất là lĩnh vực tiểu – thủ công nghiệp. Ngƣời thiếu hoặc không có việc làm ở Cát Hải chủ yếu là phụ nữ và thanh niên. Nguyên nhân do các nghề kém hoặc không phát triển đƣợc là nghề muối, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt đã làm dôi dƣ lao động. Đàn ông chuyển sang làm lao động tự do (làm thuê thời vụ, xe ôm, đi địa phƣơng khác tìm việc làm...) còn phần lớn phụ nữ không có việc làm, chủ yếu làm công việc nội trợ hoặc làm thuê thời vụ theo ngày. Nhiều thanh niên (độ tuổi (17–25) hiện rất khó khăn khi tìm việc làm phù hợp do không đƣợc đào tạo nghề, thiếu chuyên môn, kỹ năng nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc làm công việc tạm thời với thu nhập bấp bênh. Hình 3.8. Cơ cấu kinh tế các xã năm 2013: - Xã Văn Phong - Xã Hoàng Châu - TT Cát Hải 43 3.1.3 Định hướng và Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện Cát Hải giai đoạn đến 2015 – 2020  Mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2016 – 2020 đảo Cát Hải3 Mục tiêu chung Trong 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Cát Hải là tập trung phát triển huyện đảo theo hƣớng: “Phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế so sánh để xây dựng đảo Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch sinh thái rừng – núi – biển – đảo của cả nƣớc và quốc tế; trung tâm thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố và vùng duyên hải Bắc Bộ; đảo Cát Hải trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển của thành phố và các tỉnh phía Bắc, của vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ và hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc...”. (theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg v/v phê duyệt Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Tp. Hải Phòng đến năm 2025). Theo quy hoạch mới này, đảo Cát Hải sẽ trở thành một đô thị văn minh, hiện đại với thƣơng hiệu “Đảo thông minh”.  Nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH huyện đảo Cát Hải giai đoạn 2016–2020 Dƣới đây là trích dẫn một một số điểm đáng chú ý:  Về phát triển thủy sản: - Tập trung phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, mở rộng khai thác thủy sản xa bờ; ứng dụng công nghệ cao, nuôi sinh thái; - Nuôi trồng thủy sản theo hƣớng chất lƣợng cao. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ ứng dụng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản cho ngƣ dân; Tạo điều kiện cho ngƣ dân tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi của chính phủ về phát triển thủy sản. - Lựa chọn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp phù hợp để chế biến, bảo quan, đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản theo nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu; kết hợp công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm truyền thống, bảo quản đặc sản truyền thống ở quy mô công nghiệp... 3 Theo Quy hoạch phát triển KT – XH huyện Cát Hải giai đoạn 2016 – 2020 đã đƣợc Tp. Hải Phòng phê duyệt. 44  Đối với nông , lâm nghiệp: - Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp xanh, chất lƣợng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Sản xuất nông nghiệp hƣớng đến sản xuất hàng hóa để tạo ra các nông sản sạch phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách và nhân dân huyện đảo. - Lựa chọn một số nông, thủy sản đặc thù để phát triển theo mô hình gia trại chuyên canh kết hợp VAC nhƣ: cây hồng hoa, rau xanh, ngao, tu hài, hàu, mật ong...  Đầu tƣ phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đô thị: - Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật có tính động lực cho phát triển KT-XH nhƣ cầu cảng, giao thông, công trình xử lý nƣớc thải, rác thải vệ sinh môi trƣờng. - Đầu tƣ nâng cấp, mở rộng tuyến đƣờng xuyên đảo, xây dựng bến tàu du thuyền quốc tế tại Bến Bèo, bến tàu Cái Viềng, sân bay, taxi hàng không, bến xe đầu mối Bến Gót, Bến Cái Viềng. - Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tuần hoàn, đầu tƣ khu xử lý chất thải rắn ở thị trấn Cát Hải.  Về dịch vụ - thƣơng mại: - Chú trọng phát triển các dịch vụ kinh tế biển, mở rộng hoạt động hậu cần trong lĩnh vực vận tải, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ hàng hải, xây dựng khu đô thị mới cảng cửa ngõ quốc tế, trung tâm hậu cần cảng cấp quốc gia tại Lạch Huyện. - Khuyến khích phát triển mạnh và đa dạng các loại hình dịch vụ khu vực đảo Cát Hải theo quy hoạch của thành phố, chủ động chuẩn bị trƣớc một bƣớc các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ cảng biển khi Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và đƣờng ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện đƣợc hoàn thành và đƣa vào sử dụng.  Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: - Phát triển tiểu thủ công nghiệp xanh, công nghiệp sản xuất nƣớc mắm. - Phát triển cơ khí nhỏ và vừa phục vụ ngành đánh bắt và dịch vụ, phát triển tiểu thủ công nghiệp chế biến và bảo quản nông, thủy sản; triển khai thí điểm và đầu tƣ gia công các mặt hàng lƣu niệm sử dụng nguyên liệu của địa phƣơng.. - Hỗ trợ các cơ sở sửa chữa tàu thuyền đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, nâng cao năng suất và chất lƣợng dịch vụ. 45  Tăng cƣờng quản lý đất đai, bảo vệ môi trƣờng và chủ động ứng phó BĐKH và nƣớc biển dâng: - Tăng cƣờng công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH. - Tăng cƣờng kiểm tra môi trƣờng tại các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, bảo vệ môi trƣờng các hộ gia đình, cá nhân nuôi gia súc trong khu dân cƣ; xử lý chất thải, nƣớc thải chăn nuôi. - Trong Báo cáo số 188/BC-UBND của UBND huyện Cát Hải, một trong những đề xuất, kiến nghị chính của huyện đối với UBND Tp. Hải Phòng là sớm công bố và triển khai quy hoạch chi tiết khu vực đảo Cát Hải để huyện có định hƣớng đầu tƣ và phát triển kinh tế đối với khu vực đảo Cát Hải. Đồng thời UBND huyện Cát Hải cũng kiến nghị Trung ƣơng, chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung ƣơng đảm bảo tiến độ thực hiện 2 dự án trọng điểm cấp quốc gia là Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng và đƣờng ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện, có những cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ huyện Cát Hải xây dựng kết cấu hạ tầng để khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch, thủy sản và dịch vụ cảng biển. - Nhƣ vậy, theo Quy hoạch mới đƣợc phê duyệt của thành phố Hải Phòng, đảo Cát Hải sẽ đƣợc xây dựng trở thành một “đảo thông minh” với các hoạt động kinh tế chính là công nghiệp – thƣơng mại – dich vụ. Sẽ có sự thay đổi về sử dụng đất, khu đất ruộng muối và một phần đất nông nghiệp và đất ở hiện nay của 3 xã, thị trấn Văn Phong, Hoàng Châu và TT Cát Hải đã đƣợc quy hoạch dành cho dịch vụ cảng. Điểm neo đậu tàu thuyền của ngƣ dân ở xã Hoàng Châu bị thu hẹp, điểm neo đậu của thị trấn Cát Hải đã đƣợc chuyển đến điểm mới xa hơn so với hiện nay. Những quy hoạch đất đai mới này đã và đang tác động mạnh mẽ (gồm cả tích cực và tiêu cực) đến đời sống, sản xuất của ngƣời dân, đặc biệt là tác động đến sinh kế với các sự xáo trộn thay đổi nghề nghiệp, nơi ở trong khi ngƣời dân vẫn quen với các nghề truyền thống, nếp sinh hoạt truyền thống và nền tảng trình độ kiến thức chung của đa số bà con ở mức độ hạn chế hơn nhiều so với ngƣời dân đảo Cát Bà (một trung tâm du lịch lớn) hoặc so với ngƣời dân đất liền. 3.2 Diễn biến của các yếu tố thời tiết, khí hậu của huyện Cát Hải 3.2.1 Trong quá khứ và hiện tại Xu thế biến đổi nhiệt độ Số liệu quan trắc từ các trạm Hòn Dáu và Phù Liễn của Hải Phòng cho thấy, nhiệt độ khu vực Tp. Hải Phòng đã có sự biến động theo chiều hƣớng tăng trong thời gian 2 thập kỷ gần đây. 46 Mức độ biến đổi theo thập kỷ: Theo Kịch bản BĐKH và NBD của thành phố Hải Phòng (Sở TN và MT Tp. Hải Phòng, 2012) [52] thì, nhiệt độ trung bình tháng I trong thập kỷ 1991 – 2000 là 16,70C - cao nhất so với các thập kỷ khác trong 5 thập kỷ quan trắc và thấp nhất là 16,10C trong thập kỷ 2001 - 2010. Nhiệt độ trung bình năm trong 3 thập kỷ, từ 1961 - 1990 là 230C, đến 2 thập kỷ gần đây tăng khoảng 0,10C cho mỗi thập kỷ. Theo số liệu đo đƣợc tại trạm Phù Liễn (Hải Phòng), trong vòng 15 năm, từ năm 2000 đến 2014, nhiệt độ trung bình của Hải Phòng đã tăng khoảng 0,40C (Hình 3.9). Hình 3.9 . Xu thế biến đổi của nhiệt độ qua các năm tại trạm Phù Liễn (Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia - 2014) Về mực nước biển dâng, trong khoảng 50 năm qua, mực nƣớc biển trung bình đo đƣợc tại Trạm hải văn Hòn Dáu (Đồ Sơn, HP) đã tăng lên khoảng 20cm (Hình 3.10). Hình 3.10 . Mực nước biển dâng tại trạm Hòn Dáu – Đồ Sơn, Hải Phòng (Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia - 2014) 47 Cũng theo Kịch bản BĐKH và NBD của thành phố Hải Phòng (Sở TN và MT Tp. Hải Phòng, 2012), lƣợng mƣa trung bình của Hải Phòng qua các thập kỷ có xu thế biến đổi, đƣợc thể hiện nhƣ Hình 3.11 a, b. Hình 3.11 a . Xu thế biến đổi của lượng mưa trong mùa mưa tại trạm Phù Liễn (HP) (Nguồn: Sở TN & MT Tp.Hải Phòng, 2012) Hình 3.11 b . Xu thế biến đổi của lượng mưa trong mùa khô tại trạm Phù Liễn (HP) (Nguồn: Sở TN & MT Tp.Hải Phòng, 2012) 48 Hình 3.11 a, b thể hiện xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trong mùa khô và mùa mƣa năm đo đƣợc tại trạm Phù Liễn trong giai đoạn từ 1961 - 2010. Trong 50 năm, lƣợng mƣa vào mùa khô, mùa mƣa hàng năm đều có xu thế giảm, mức giảm trong mùa mƣa cao hơn so với mùa khô. Số ngày có lƣợng mƣa trên 50mm ở trạm Phù Liễn có xu thế giảm dần, với mức giảm khoảng 0,4 ngày cho mỗi thập kỷ. 3.2.2 Trong tương lai (Kịch bản BĐKH và NBD của Tp. Hải Phòng) Căn cứ theo Kịch bản BĐKH và Nƣớc biển dâng chi tiết cho Hải Phòng do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hải Phòng xây dựng năm 2012: Nhiệt độ trung bình Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Hải Phòng có xu hƣớng tăng dần theo thời gian ở tất cả các mùa trong năm, trong đó, thời kỳ mùa đông và mùa xuân có mức tăng nhanh hơn mùa hè và thu (Bảng 3.2, 3.3). Bảng 3.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) Các thời kỳ trong năm Các mốc thời gian của TK21 XII - II III - V VI VIII IX - XI Năm 2020 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2030 0,8 0,8 0,7 0,8 0,8 2040 1,1 1,1 1,0 1,1 1,1 2050 1,4 1,4 1,3 1,4 1,4 2060 1,7 1,7 1,6 1,7 1,7 2070 2,0 2,0 1,8 2,0 1,9 2080 2,3 2,2 2,1 2,2 2,2 2090 2,5 2,4 2,3 2,5 2,4 2100 2,8 2,6 2,5 2,7 2,6 49 Bảng 3.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải thấp (B1) Các thời kỳ trong năm Các mốc thời gian của TK21 XII II III - V VI VIII IX - XI Năm 2020 0,5 0,5 0,4 0,4 0,5 2030 0,7 0,7 0,6 0,6 0,7 2040 1,0 1,0 0,9 0,9 0,9 2050 1,2 1,3 1,2 1,2 1,2 2060 1,5 1,5 1,4 1,4 1,4 2070 1,6 1,6 1,5 1,5 1,5 2080 1,7 1,7 1,6 1,6 1,6 2090 1,7 1,7 1,6 1,6 1,7 2100 1,7 1,7 1,6 1,6 1,7 Trên hình 3.10 và 3.11a, b, có thể thấy vào giữa thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải B2, trên đa phần diện tích Tp. Hải Phòng có nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,3 đến 1,40C. Vào cuối thế kỷ, trên phạm vi toàn huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, một phần nhỏ diện tích các huyện An Lão, Kiến Thụy, quận Ngô Quyền, quận Hải An và phía đông huyện Thủy Nguyên có mức tăng từ 2,4 đến 2,50C. Trên diện tích các quận, huyện còn lại nhƣ huyện Cát Hải có mức tăng nhiệt độ từ 2,5 đến 2,60C. Trên hình 3.12 a, b là mức độ tăng nhiệt độ trung bình mùa hè và mùa đông vào giai đoạn 2050 so với thời kỳ1980 – 1999. 50 Hình 3.12 b. Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa hè vào giai đoạn 2050 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Tp. Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) Hình 3.12 a. Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa đông vào giai đoạn 2050 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Tp. Hải Phòng ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hải Phòng, 2012) 51 3.3 Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH đến khu vực huyện Cát Hải Từ các phƣơng pháp, công cụ đã áp dụng, nghiên cứu đã cơ bản đánh giá đƣợc các tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội khu vực đảo Cát hải, huyện Cát Hải, cụ thể nhƣ sau: 3.3.1 Đặc điểm chung về các mẫu điều tra thu thập thông tin Việc đánh giá tác động của BĐKH đến đảo Cát Hải và năng lực ứng phó ứng phó của địa phƣơng cũng nhƣ đánh giá tình hình sinh kế cộng đồng đƣợc thực hiện với sự kết hợp đồng thời các phƣơng pháp: thu thập thông tin thứ cấp và lƣợc khảo tài liệu; khảo sát, điều tra địa bàn và hộ gia đình; phỏng vấn sâu có định hƣớng; phƣơng pháp PRA (các công cụ); phƣơng pháp đo CDRI với công cụ ma trận 5*5; và phƣơng pháp tham vấn chuyên gia.  Đối tượng tham gia cuộc điều tra khảo sát và cung cấp thông tin (trả lời phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm…) (danh sách xem Phụ lục 2): o Ngƣời dân và các hộ gia đình đại diện cho các nhóm nghề chính tại 3 địa bàn: đánh bắt và chế biến thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi – trồng trọt, kinh doanh dịch vụ, công nhân, lao động tự do. o Lãnh đạo UBND huyện Cát Hải: lãnh đạo huyện, lãnh đạo phòng Nông nghiệp, phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng. o Lãnh đạo UBND xã Văn Phong, xã Hoàng Châu và thị trấn Cát Hải o Cán bộ các xã, thị trấn thuộc các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, thủy sản, cán bộ Khuyến nông, khuyến ngƣ và lao động, đào tạo nghề. o Đại diện các chi hội, đoàn thể: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Ngƣời cao tuổi. o Chuyên gia trong lĩnh vực môi trƣờng và sinh kế.  Tiêu chí chọn mẫu và đặc điểm chung: o Những đối tƣợng/ hộ dễ bị tổn thƣơng ở các khu vực có tổn thƣơng do thiên tai và BĐKH o Các cá nhân, hộ dân thuộc đa dạng các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau trong đó chú trọng nhóm sinh kế nông nghiệp (Trồng trọt - chăn nuôi, đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy sản). o Có đại diện của 2 nhóm đối tƣợng kinh tế là: (i) nhóm hộ nghèo và cận nghèo 50% và, (ii) Nhóm hộ trung bình trở lên 50% o Có đại diện trẻ em và ngƣời khuyết tật tham gia trả lời phỏng vấn sâu. Trẻ em thuộc nhóm học sinh cấp 1 và 2 (8 học sinh/địa bàn) o 1/3 số ngƣời tham gia là phụ nữ 52 o Ngƣời đã sinh sống nhiều năm và am hiểu về tình hình địa phƣơng o Giới hạn độ tuổi của ngƣời (lớn) tham gia trả lời phỏng vấn và thảo luận nhóm: từ 22-65 tuổi, trong đó: 40% tuổi từ 50 – 70; 40% tuổi từ 35 – 49; 20% tuổi từ 22 – 34. o Ngƣời có khả năng giao tiếp, cung cấp thông tin.  Các nguồn thu nhập chính của nhóm hộ điều tra Mỗi hộ gia đình trung bình có từ 4 – 5 khẩu với ít nhất 2 nguồn thu nhập khác nhau trở lên. Do đặc thù địa bàn là khu vực hải đảo, tách biệt đất liền nên cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập chính của ngƣời dân đa phần gắn với biển, ngoài ra là thu nhập từ các công việc khác trong đó có cả nhóm cán bộ, công nhân, viên chức (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Các nguồn thu nhập chính của cá nhân và nhóm hộ điều tra Stt 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Nguồn thu nhập Làm muối Tỷ lệ giới (%) 75% nữ Khai thác thủy sản sản tự nhiên: - Đánh bắt tôm cá biển bằng tàu thuyền - Thu lƣợm hải sải trong rừng ngập mặn Chế biến thủy hải sản, gồm: chế biến nƣớc mắm, mắm tôm, tôm cá khô, chế biến sứa. Nuôi trồng thủy sản: các đầm nuôi tôm, cua, cá ven biển. 86% nam 86% nữ Cả gia đình Cả gia đình, nam là lao động chính Chăn nuôi – trồng trọt: chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm bò, dê quy mô nhỏ, số lƣợng ít; Trồng trọt chủ yếu là trồng 60% nữ rau ăn phục vụ gia đình và bán cho ngƣời dân đảo. 71% nữ Kinh doanh dịch vụ Công nhân, công chức, viên chức: có thu nhập từ lƣơng, làm việc tại bộ máy chính quyền và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn. Lao động phổ thông/tự do: thu nhập từ các công việc làm thuê theo thời vụ hoặc công việc không thƣờng xuyên, ví dụ: phu hồ, bốc vác, lái xe, nấu ăn, nội trợ, sửa xe … 81% nam Nhóm đối tƣợng kinh tế hộ4 Hộ nghèo và cận nghèo Hộ khác (từ trung bình trở lên) 50% 50% Theo xếp hạng của Bộ Lao động và Thƣơng binh xã hội cho giai đoạn 2011 – 2015: Khu vực nông thôn: hộ nghèo là thu nhập bình quân dƣới 400.000 đồng/ngƣời/tháng; cận nghèo là từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng; Khu vực thành thị: hộ nghèo là thu nhập bình quân dƣới 500.000 đồng/ngƣời/tháng, cận nghèo là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng. Nghiên cứu này chọn mức chung cho hộ nghèo và cận nghèo ở đảo Cát Hải là thu nhập dƣới 700.000 đồng/ngƣời/tháng. 4 53 3.3.2 Đánh giá chung về tác động của BĐKH đến đảo Cát Hải BĐKH tác động đến tất cả các lĩnh vực KT-XH và môi trƣờng ở các mức độ khác nhau và đặc biệt đáng lo ngại với các vùng đất thấp ven biển và hải đảo, trong khi đó địa bàn nghiên cứu là các xã trên đảo Cát Hải thuộc huyện đảo Cát Hải nằm ở vị trí cách biệt với đất liền nên không tránh khỏi bị ảnh hƣởng tiêu cực lên toàn hệ sinh thái – xã hội. Các kết quả nghiên cứu thu nhận đƣợc có nhiều điểm đáng chú nhƣ dƣới đây (Hình 3.13). Ví trí hải đảo với bốn bề là biển nƣớc khiến cho hòn đảo Cát Hải quanh năm phải đối mặt với các điều kiện môi trƣờng và thiên tai đặc thù. Hàng năm, Cát Hải chịu nhiều ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thiên tai nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, gió mùa và hiện tƣợng nƣớc dâng. Theo kết quả thảo luận bằng công cụ Hồ sơ lịch sử thiên tai và các số liệu hồi cứu của huyện Cát Hải, trung bình mỗi năm đảo Cát Hải đón khoảng từ 6 - 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới với các mức độ bị ảnh hƣởng và thiệt hại khác nhau. Đặc biệt những năm gần đây, tần suất, cƣờng độ và mức độ ảnh hƣởng của bão và nƣớc dâng có xu hƣớng gia tăng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống và sinh kế của ngƣời dân trên đảo. Những biểu hiện chính của BĐKH ở đảo Cát Hải là hiện tƣợng nƣớc biển dâng gây xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng và gia tăng thiên tai cực đoan. BĐKH tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn hệ thống hệ sinh thái – xã hội của đảo Cát Hải trong đó đối với tự nhiên tiêu biểu là rừng ngập mặn và về xã hội là các khía cạnh liên quan nhƣ sinh kế hộ, sức khỏe 54 ngƣời dân, vệ sinh môi trƣờng và bình đẳng giới. Nghiên cứu này tập trung trọng tâm vào các tác động của BĐKH đến sinh kế của cộng đồng và năng lực ứng phó của địa phƣơng. Bên cạnh đó cũng xem xét những tác động của thay đổi sử dụng đất trong Quy hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2025 đến sinh kế. Từ các kết quả đánh giá, nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển sinh kế hộ đƣợc nghiên cứu và đề xuất. 3.3.3 Tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên  Tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Rừng ngập mặn của Cát Hải phân bố rải rác ở các xã ven biển với mật độ dày – thƣa khác nhau, chủ yếu là các cây thấp (trang, sú, vẹt…) có bộ rễ vào nền đất bãi triều. Do bị tác động bởi mực nƣớc biển dâng, hiện tƣợng mƣa bão hàng năm và do nhu cầu phát triển kinh tế nên diện tích rừng ngập mặn Cát Hải đã suy giảm đáng kể. Ở phạm vi vùng, điều kiện về lƣợng mƣa quyết định loại và tính đa dạng của sự phân vùng rừng ngập mặn. Vì thế khí hậu nóng lên và lƣợng mƣa thay đổi có ảnh hƣởng rất lớn tới hệ sinh thái rừng ngập mặn. Những thay đổi về nhiệt độ, độ mặn nƣớc biển, nhiệt độ không khí và sự xuất hiện sƣơng lạnh phủ mặt đất và kết hợp với khô hạn làm hạn chế các loài cây ngập mặn. Hơn nữa, nhiệt độ không chỉ ảnh hƣởng đến tốc độ quang hợp mà còn ảnh hƣởng đến cân bằng nƣớc thông qua quá trình đóng mở khí và quá trình thoát hơi nƣớc và sự hút muối hay mất muối của cây. (IUCN, 2006; Michel and Pandya, 2010). NBD có thể tạo điều kiện cho một số loài cây ngập mặn xâm lấn đất nội địa, từ đó mà diện tích rừng ngập nặm đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, kéo theo diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và ảnh hƣởng đến sản lƣợng lƣơng thực và ĐBSH vùng nƣớc ngọt có nguy cơ biến mất. Hay NBD cũng ngăn cản sự bồi tụ các bãi triều, ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của các loài cây ngập mặn. Thêm vào đó, NBD cùng với gió mùa, bão, triều cƣờng đã làm gia tăng xói lở bờ biển, triều cƣờng đƣa cát vào bờ làm cho nhiều loài cây ngập mặn có rễ thở trên mặt đất bị vùi lấp và cây chết. Hiện tƣợng xói mòn bờ biển khi NBD làm tầng đất rừng ngập mặn có thể phát triển bị mất đi và quá trình lắng đọng xảy ra phía ngoài bờ vùng rừng ngập mặn. Khi mực NBD cao, xói mòn nền đất rừng ngập mặn là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng (Environment, 2002; IUCN, 2006). Tại Hải Phòng, hiện tƣợng xói lở tăng ở vùng ven biển, lƣợng trầm tích tăng đột biến tại các cửa sông tạo thành nhiều doi cát chắn phía ngoài cửa làm cho lục địa đƣợc mở rộng ra. Với đảo Cát Hải, theo báo cáo điều tra hàng năm của huyện Cát Hải về đất đai, 55 diện tích rừng ngập mặn khu vực xã Hoàng Châu và Văn Phong đã bị thu hẹp mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Khu vực phía Tây xã Hoàng Châu, nƣớc biển vẫn hàng năm lấn dần thêm vào trong đảo.  Tác động đến các bãi triều và khu nuôi trồng thủy sản ven biển Do địa hình đất thấp, sát biển nên cả 3 địa phƣơng xã Văn Phong, xã Hoàng Châu và trị trấn Cát Hải đều bị tác động mạnh hàng năm bởi các cơn bão, áp thấp nhiệt đới và mƣa nhiều, gây thiệt hại lớn đến khu vực ven bờ và chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất là các đầm, hồ, bãi triều nuôi thủy sản. Trong 3 xã, thị trấn thì Văn Phong chịu tác động nhiều hơn cả do số lƣợng, diện tích đầm nuôi lớn nhất. Khi bão, mƣa lớn kết hợp với nƣớc triều dâng cao sẽ làm ngập úng hoặc gây vỡ kè, đê nhỏ gây thiệt hại nghiêm trọng thậm chí mất trắng do nƣớc ngập, làm ngọt hóa nƣớc, biến đổi chất lƣợng nƣớc trong các ao, đầm nuôi. Môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc cũng bị ô nhiễm. Ví dụ cơn bão số 2 năm 2008 gây thiệt hại nghiêm trọng đến toàn huyện Cát Hải trong đó có hàng chục đầm, hồ của xã Hoàng Châu và Văn Phong. (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2014c, d). Sau mỗi trận mƣa, bão lớn, phải mất một thời gian dài với rất nhiều công sức và chi phí các hộ dân mới khôi phục lại đƣợc môi trƣờng, chất lƣợng nƣớc ở các đầm nuôi.  Hiện trạng bồi xói vùng bờ biển Xói lở bờ biển là hiện tƣợng phổ biến ở ven biển Hải Phòng, kể cả ở bờ các đảo và nhiều đoạn bờ nằm sâu phía trong các cửa sông. Xói lở bờ biển xuất hiện ở cả các đoạn bờ cát, bờ bùn; ở cả bãi triều cao và bãi triều thấp, ở cả các khu vực Đồ Sơn và các đảo, ở các đoạn bờ đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, … Xói lở bờ biển ở Cát Hải có ảnh hƣởng tác động đến nhiều mặt dân sinh kinh tế và môi trƣờng nhƣ: Xói lở đe dọa đê kè. Khi xuất hiện mƣa bão lớn, nƣớc dâng có thể gây thiệt hại trên quy mô lớn do ngập lụt và nhiễm mặn, có thể gây suy yếu hoặc sập đổ các công trình nhà cửa. Xói lở bờ biển làm biển lấn, mất đi một diện tích đất thổ cƣ, đất sản xuất và nơi cƣ trú của các sinh vật ven biển. Xói lở bờ biển đã từng làm Hải Phòng bị mất đi nhiều làng xóm phía ngoài Cát Hải. Chỉ tính riêng trong thời gian 54 năm (1938 – 1992) vùng triều phía ngoài Cát Hải đã bị xói lở mạnh (Nguyễn Văn Quân và Chu Thế Cƣờng, 2013; Sở TN và MT Hải Phòng, 2012). Hiện nay, NBD cộng với hiện tƣợng xói lở hàng năm đã khiến thu hẹp một phần diện tích ven biển xã Hoàng Châu và xã Văn Phong. 56 3.3.4 Tác động của BĐKH đến hệ xã hội - cộng đồng dân cư a. Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương Một ghi nhận rõ rệt là mặc ngƣời dân trên đảo Cát Hải đã có nhiều kinh nghiệm thích nghi và đối phó với bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn nhƣng hiểu biết về BĐKH đối với họ vẫn còn rất mới mẻ và họ vẫn chƣa có một kế hoạch cụ thể trƣớc mắt hoặc dài hạn cho việc đối phó hay thích nghi cho hiện tƣợng này. Kết quả phỏng vấn và các cuộc thảo luận theo nhóm lớn và nhóm nhỏ ở cộng đồng liên quan đến tác động của thiên tai và BĐKH trong 10 năm gần đây (2004 - 2014) cho thấy, nhóm đối tƣợng dễ bị nhiều tổn thƣơng nhất đƣợc các thảo luận nhóm thống nhất sắp xếp theo thứ tự (nói chung cho cả khu vực thị trấn Cát Hải và và các thôn giáp biển): i) ii) iii) iv) v) ngƣời nghèo ngƣời già trẻ con phụ nữ đơn thân ngƣời khuyết tật; (tỷ lệ ngƣời khuyết tật thấp và ở mức độ nhẹ). b. Tác động đến cuộc sống gia đình Với lợi thế về vị trí địa lý và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái, vùng đảo NBD có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của cộng đồng địa phƣơng. Tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đang mang lại nguồn thu nhập chính cho cộng đồng địa phƣơng – những ngƣời có cuộc sống và sinh kế gắn với tự nhiên. Tuy nhiên sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh kế kém bền vững cùng những tác động tiêu cực của thời tiết đã và đang làm cho cuộc sống của cộng đồng địa phƣơng mấy năm gần đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan diễn ra nhiều hơn, môi trƣờng ô nhiễm, v.v.. đang ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt và sinh kế của cộng đồng địa phƣơng nơi đây. BĐKH đã tác động gián tiếp đến đời sống của con ngƣời trên nhiều phƣơng diện, trong đó có cuộc sống hàng ngày của từng gia đình. Nƣớc sạch sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của ngƣời dân, thế nhƣng, ở đảo Cát Hài hiện nay hàng trăm hộ dân vẫn chƣa có nƣớc sạch để sinh hoạt. Nguồn nƣớc ăn uống của ngƣời dân từ bao đời nay đều phải phụ thuộc vào nƣớc giếng khoa và nƣớc mƣa. Nguồn nƣớc từ những chiếc giếng đào hoặc giếng khoan không đảm bảo về vệ sinh và đã bƣớc đầu bị nhiễm mặn. Vào mùa nắng nóng, khô hạn đồng thời do địa hình sâu trũng bị xâm nhập mặn nên vấn đề nƣớc sạch để sinh hoạt là mối lo lắng của hàng nghìn ngƣời dân ở đảo. 57 Theo đánh giá của nhân dân địa phƣơng, mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình cho thấy 20,6% cho rằng BĐKH tác động rất nhiều đến cuộc sống gia đình, 44,6% đánh giá BĐKH tác động nhiều đến cuộc sống gia đình và 23,3% đánh giá BĐKH tác động vừa phải đến cuộc sống gia đình, tuy nhiên vẫn còn 7,8% cho rằng cuộc sống gia đình chịu tác động ít hoặc không chịu tác động gì của BĐKH. b. Tác động của BĐKH đến sức khỏe người dân Tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan BĐKH ngày càng gia tăng, các giai đoạn có tỷ lệ tăng cao đó là giai đoạn xảy ra bão, lũ, mƣa kéo dài, nắng nóng và hạn hán do ô nhiễm môi trƣờng, thiếu nƣớc sạch để dùng,… Bão thƣờng kèm theo mƣa to gió lớn gây đổ nhà, tốc mái, đổ cột điện nên đã gây ra không ít tai nạn chết ngƣời; lũ lụt là nguyên nhân gây chết đuối ở những đối tƣợng không biết bơi hoặc bị lũ cuốn đi. Trong khi xảy ra lũ lụt, do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể mệt mỏi cộng thêm việc ăn ở tạm bợ, thiếu thốn, lại phải dầm mƣa dãi nắng, ngâm mình lâu dƣới nƣớc, lao động nặng nhọc và khẩn trƣơng nên dễ bị cảm lạnh, say nắng và các bệnh về tiêu hóa... Rét đậm và rét hại kéo dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng nhƣ các bệnh hô hấp khoảng 10-20%, đồng thời các bệnh lý này cũng là những nguyên nhân chính gây tử vong vào mùa rét. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của đợt rét đối với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch có thể kéo dài sau 7 - 14 ngày, còn đối với bệnh hô hấp từ 15 - 30 ngày (Trƣơng Quang Học và Trần Đức Hinh, 2008). Tác động này diễn ra khá phức tạp, mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố. Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trƣờng xung quanh với cơ thể, có những tác động gián tiếp thông qua các yếu tố khác nhƣ thực phẩm, nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang mầm bệnh…. IPCC đã nêu ra 6 tác động của BĐKH toàn cầu đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể là: (i) Các áp lực về nhiệt đới (đợt nắng nóng); (ii) Các hiện tƣợng cực trị và thiên tai (bão, lũ lụt, hạn); (iii) Ô nhiễm không khí (bão cát, bão từ); (iv) Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nƣớc; và (vi) Những vấn đề liên quan đến lƣơng thực và dinh dƣỡng. (IPCC, 2007). Ngƣời già, trẻ em, ngƣời khuyết tật và phụ nữ ở Cát Hải là những đối tƣợng dễ bị ảnh hƣởng nhất bởi các biến động thời tiết và thiên tai. Điều này trở nên đáng lo ngại hơn khi những dịch vụ y tế công ở Cát Hải chƣa thật đảm bảo, địa bàn cách xã đất liền nên ngƣời dân gặp khó khăn hơn không chỉ trong các trƣờng hợp cấp cứu khẩn cấp, nghiêm trọng mà cả trong quá trình điều trị bệnh kéo dài. 58 c. Tác động của BĐKH đến vệ sinh môi trường Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là một trong những vấn đề đáng lo ngại của đảo Cát Hải. Hiện đa số các nƣớc thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân và các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản trên đảo đều xả thẳng ra biển qua hệ thống cống thải. Đặc thù của ngƣời dân đảo là phát triển nghề truyền thống làm nƣớc mắm, mắm tôm và gần đây là chế biến sứa, bên cạnh đó là chăn nuôi lợn và gia cầm quy mô hộ gia đình – các nghề này đều tạo ra nhiều chất thải rắn và lỏng gây ô nhiễm mỗi trƣờng nƣớc và không khí. Trong khi đó, hệ thống cống, rãnh thoát nƣớc trên đảo đều nhỏ và hẹp, đã xây dựng từ nhiều năm, hiện không còn đáp ứng đƣợc với thực tế dân số đã tăng nhiều so với trƣớc đây. Vào mùa mƣa, nhiều cống thoát nƣớc tại khu vực thị trấn Cát Hải không thể thoát kịp ra biển, một phần do thấp hơn mực nƣớc biển và do cống nhỏ, do đó dẫn đến nhiều tổ dân khu phố bị ngập sâu và nƣớc thải tràn ra môi trƣờng, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng bị ảnh hƣởng do bão lũ làm phát tán các loại chất thải sinh hoạt và chăn nuôi vào môi trƣờng, gây ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là môi trƣờng đất, nƣớc. Hàm lƣợng các chất độc hại, vi sinh vật trong nƣớc tăng cao vào mùa lũ, ngƣời dân một số khu vực sẽ phải sử dụng các nguồn nƣớc không đảm bảo chất lƣợng, sức khỏe bị ảnh hƣởng và có thể phát sinh dịch bệnh mới. Tỷ lệ cấp nƣớc hợp vệ sinh chƣa đảm bảo. Hiện chƣa có đƣờng ống nƣớc sạch cấp cho toàn bộ đảo, các hộ ko đủ nƣớc dùng cho sinh hoạt. Ngƣời dân vẫn dùng nƣớc giếng khoan bị nhiễm mặn, phèn, điển hình cho nƣớc bị nhiễm mặn là khu vực thôn chùa Dƣới xã Hoàng Châu và các tổ dân giáp biển của thị trấn và xã Văn Phong. Mặt khác, BĐKH sẽ làm thay đổi môi trƣờng nƣớc vào mùa khô hạn, mực nƣớc ngầm tầng nông bị tụt giảm, giảm trữ lƣợng nguồn nƣớc ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời. Thiếu nƣớc sử dụng dẫn đến việc khai thác nƣớc ngầm tràn lan càng làm gia tăng tình trạng thiếu nƣớc ngọt sử dụng, rất nhiều hộ dân phải khai thác sâu vào lòng đất trên 50m mới có nƣớc dùng, tuy nhiên nguồn nƣớc này cũng không ổn định. Việc thiếu nƣớc sạch sử dụng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm chất lƣợng cuộc sống. Thêm vào đó, các bãi rác đa phần đều là các bãi rác hở, ẩm thấp. Khi có mƣa bão với cƣờng độ lớn, các bãi rác này bị ngập, nƣớc rác rò rỉ ra ngoài môi trƣờng xung quanh gây tác động đến môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân tại khu vực và làm ô nhiễm khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển. Bên cạnh đó, theo khảo sát về nhà vệ sinh của các hộ gia đình, tỷ lệ số hộ dân tại Cát Hải có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế còn rất thấp (37%), phần lớn các hộ đều sử dụng các loại hình nhà tiêu không đảm bảo tiêu chuẩn. 59 3.3.5 Tác động của BĐKH nhìn từ góc độ giới Những đóng góp tích cực và tiềm năng của phụ nữ trong việc lập kế hoạch và ứng phó với tác động của BĐKH chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng tại khu vực đảo Cát Hải. Sự vắng mặt của phụ nữ trong các cơ cấu ra quyết định chính thức (các cấp tỉnh, huyện hoặc xã) đồng nghĩa với mối quan tâm của phụ nữ chƣa đƣợc xem xét một cách đầy đủ trong quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với BĐKH. BĐKH đã gây ra tác động tiêu cực đến sinh kế của cộng đồng địa phƣơng, trong đó có sinh kế của phụ nữ. Thiên tai nhƣ bão, hạn hán và ngập lụt đã gây tác động bất lợi, giảm năng suất và sản lƣợng nghề làm muối làm giảm thu nhập và thậm chí mất việc làm của các hộ làm muối trong đó hơn 90% là lao động nữ. Thu nhập giảm, phụ nữ phải làm việc vất vả hơn để kiếm tiền trong khi họ vẫn phải chăm sóc con cái và gia đình, còn nam giới có thể tìm kiếm các công việc khác để tăng thu nhập. Về khả năng thích ứng, cơ hội tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp của nam giới lớn hơn phụ nữ và nam giới cũng có khả năng đi làm thuê theo mùa vụ ở các nơi khác nhiều hơn. Thực tế, phần lớn phụ nữ Cát Hải ở nhà nội trợ hoặc buôn bán nhỏ khi thiếu việc làm còn đa số đàn ông xin làm hợp động thời vụ ở các công ty trên đảo hoặc đi làm thuê ở đảo Cát Bà hoặc trong Tp. Hải Phòng. BĐKH ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ, ngƣời già và trẻ em trên đảo Cát Hải, đặc biệt trong hoàn cảnh phụ nữ là những ngƣời lao động chính trong nghề trồng trọt, chăn nuôi. Tác động này rất rõ ràng ở các xã Hoàng Châu, Văn Phong và khu vực thị trấn. Nắng nóng hoặc rét đậm rét hại làm giảm năng suất lao động của phụ nữ, ảnh hƣởng sức khỏe của ngƣời già, ảnh hƣởng đến sức khỏe và việ đến trƣờng của học sinh. Bên cạnh đó, với nhiều gia đình, khi nhiều lao động nam đi làm ăn xa thì phần lớn công việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai đều dồn lên vai ngƣời phụ nữ trong khi họ vẫn phải đảm nhiệm việc nhà và chăm sóc con cái. Tình trạng này phổ biến hơn đối với các hộ nghèo, do vậy phụ nữ nghèo và phụ nữ đơn thân có nguy cơ rủi ro cao về sức khỏe, giảm giao tiếp xã hội và ít cơ hội phát triển bản thân. 3.3.6 Tác động tiềm tàng của BĐKH đối với khu vực nghiên cứu BĐKH sẽ tác động trực tiếp đến tài nguyên nƣớc, năng lƣợng, sức khỏe con ngƣời, nông nghiệp, an ninh lƣơng thực, đa dạng sinh học, cơ sở hạ tầng, cộng đồng dân cƣ và các lĩnh vực khác. Cũng với đặc trƣng địa lý của một vùng hải đảo thì huyện Cát Hải chia ra thành hai đơn vị để đánh giá tổn thƣơng: một khu vực tập trung phát triển kinh tế thủy sản sẽ chịu nhiều tác động của BĐKH do nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn và bão; một khu 60 vực nằm sâu trong đảo có thể chịu ít tác động hơn hoặc khả năng thích ứng với BĐKH tốt hơn. Ngƣợc lại, Cát Hải cũng có lợi thế của một huyện thuộc một thành phố trung ƣơng có nhiều thế mạnh và tiềm lực phát triển là Hải Phòng nên hiện nay Tp. Hải Phòng nói chung và huyện Cát Hải nói riêng đang đƣợc đầu tƣ để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trình độ dân trí dần đƣợc nâng cao, kiến thức cơ bản trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân đƣợc tuyên truyền. Nguy cơ rủi ro, mức độ tổn thƣơng của Cát Hải trong tƣơng lai đƣợc xem xét trên cơ sở đánh giá đƣợc những tác động tiềm tàng của BĐKH và năng lực ứng phó của địa phƣơng. Những tác động tiềm tàng của BĐKH đến khu vực huyện Cát Hải cũng nhƣ cả Tp. Hải Phòng đã đƣợc các chuyên gia tính toán và dự báo trong các kịch bản BĐKH và NBD. Kịch bản nƣớc biển dâng xây dựng cho khu vực Tp. Hải Phòng tƣơng ứng với ba cấp độ: kịch bản A2 (kịch bản cao), B2 (kịch bản trung bình), B1 (kịch bản thấp). Dƣới đây là một số dự báo đƣợc đƣa ra theo các kịch bản: - Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nƣớc biển dâng cao nhất trong khoảng từ 66 cm đến 86 cm. Trung bình toàn thành phố, mực nƣớc biển dâng trong khoảng từ 66 cm đến 85,5 cm (Bảng 3.5). Bảng 3.5. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao A2 (cm) Khu vực Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 Bắc Hải 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 7-8 11-13 16-18 22-26 29-35 38-46 47-58 56-71 66-85 8-9 12-14 16-19 22-27 30-36 38-47 47-59 56-72 66-86 Phòng Nam Hải Phòng - Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, NBD cao nhất trong khoảng từ 60 cm đến 71cm ở khu vực biển phía nam Tp. Hải Phòng. Trung bình toàn thành phố, mực NBD trong khoảng từ 54,5 cm đến 68 cm (Bảng 3.6). 61 Bảng 3.6. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình B2 (cm) Khu vực Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 Bắc Hải 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 43-56 49-65 8-9 12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71 Phòng Nam Hải Phòng - Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, mực nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực Hải Phòng trong khoảng từ 27 cm đến 58 cm (Bảng 3.7). Bảng 3.7. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp B1 (cm) Khu vực Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 Bắc Hải 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 6-8 8-12 11-17 14-22 17-29 20-36 23-43 25-50 27-57 6-9 9-13 11-17 15-23 18-30 21-37 23-44 25-51 27-58 Phòng Nam Hải Phòng Nhƣ vậy, tƣơng ứng với các mức nƣớc dâng theo các kịch bản thì Tp. Hải Phòng sẽ bị mất hoặc bị ngập lụt số diện tích đất khác nhau. Các địa phƣơng ven biển, khu vực đảo, vùng đất thấp trũng ven biển của Hải Phòng đƣợc dự báo có nguy cơ tổn thƣơng lớn nhất, trong đó không thể không tính đến đảo Cát Hải. Trung bình toàn thành phố, mực NBD trong khoảng từ 54,5 – 68 cm. Khu vực đảo Cát Hải có mặt bằng thấp, bốn bề biển bao bọc, mật độ dân số đông, hệ thống đê biển mới chỉ đƣợc xây dựng một phần trên đảo (khu vực thị trấn và 1 phần xã Hoàng Châu), do vậy dự báo sẽ gặp nguy cơ rủi ro cao khi nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan tiếp tục gia tăng. Hình 3.14 dƣới đây là bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nƣớc biển dâng 1m của khu vực đồng bằng Sông Hồng - Quảng Ninh và khu vực Tp. Hải Phòng. Nhƣ vậy, ở khu vực Hải Phòng đƣợc dự báo có thể mất 17,4% diện tích do NBD. 62 Đảo Cát Hải Hình 3.14. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực Hải Phòng ứng với mực NBD 1m. Màu đỏ là khu vực bị ngập) (Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Sở TN và MT Hải Phòng, 2012) 63 3.4 Khả năng chống chịu BĐKH của hệ sinh thái – xã hội xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải Về mặt khái niệm, khả năng chống chịu là khả năng của một hệ thống có thể chịu đƣợc các tác động, các nhiễu loạn mà không bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác. Một hệ thống có khả năng chống chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều chỉnh, sau đó tái tổ chức và vẫn giữ đƣợc các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của nó (IUCN, 2006; Ramasamy et al., 2011; Trƣơng Quang Học, 2013). Nhƣ vậy, về mặt thực tiễn trong trƣờng hợp của đảo Cát Hải, tính chống chịu của hệ sinh thái – xã hội của các xã, thị trấn trên đảo chính là khả năng mà các xã, thị trấn đó có thể chịu đƣợc các tác động, các cú sốc (trực tiếp hoặc gián tiếp, hiển hiện hay tiềm tàng, đột ngột hay âm ỉ) do BĐKH gây ra mà không bị tổn thất lớn về tính mạng con ngƣời hay suy thoái tài nguyên sinh thái hoặc phá vỡ nền kinh tế, mà sau những cú sốc hay tác động của BĐKH, địa phƣơng này có thể tự điều chỉnh, khắc phục các tổn thất và tiếp tục phát triển. Nhƣ vậy, khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào sức mạnh nội tại của hệ thống cùng với sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài. Và do vậy, về phƣơng diện phát triển, khả năng chống chịu của huyện đảo Cát Hải trƣớc các tác động của BĐKH cao hay thấp sẽ liên quan đến năng lực, sự phát triển của địa phƣơng đó có ổn định và bền vững hay không. Đánh giá năng lực, khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội của các xã, thị trấn trên đảo Cát Hải là đánh giá vào các yếu tố chính gồm: cơ sở hạ tầng/vật chất, kinh tế (sinh kế của cộng đồng), xã hội, tài nguyên và môi trƣờng (yếu tố tự nhiên) và thể chế chính sách. Kết quả nghiên cứu đã cho các đánh giá cụ thể nhƣ sau: Về cơ sở hạ tầng/ phương tiện vật chất: Xã Hoàng Châu: là xã có 1 mặt giáp biển, 1 mặt giáp sông, có hệ thống đê kè che chắn và một số đoạn có rừng ngập mặn và cây phi lao bao bọc. Đây là xã khó khăn nhất về giao thông, hệ thống đƣờng nội xã đã xuống cấp nhiều, xa trung tâm nhất so với hai xã/thị trấn còn lại, , chiều dài đê bao 1,5km trong đó đoạn đã bê tông hóa kiên cố dài còn lại là đê đất cao 2,7km với 3 đoạn xung yếu, có nguy cơ thiếu an toàn khi có bão lớn. Xã không nằm trên tuyến đƣờng xuyên đảo, hệ thống đƣờng liên thôn đều đã xuống cấp do đó mức độ tiếp cận thông tin và sơ tán, cứu hộ cứu nạn gặp khó khăn. Xã Hoàng Châu có 2 điểm tránh trú cho tàu thuyền đó là khu vực giữa rừng phi lao và RNM và khu vực cống Tân 64 Lập. Mặc dù xã có 0,8km đê đất tuy nhiên phía ngoài đoạn đê này có dải rừng phi lao và RNM nên ảnh hƣởng do sóng bão phần nào đƣợc hạn chế. Xã Văn Phong: Nằm trên tuyến đƣờng xuyên đảo (đƣờng 256, đoạn chạy qua xã dài 2km)), 1 mặt giáp biển, hệ thống đê kè chắn sóng dài 1,72km trong đó có 1,4km đê kiên cố, 0,3km đê kè xung yếu, đặc biệt trên địa bàn xã có 2 cống xung yếu, công suất thiết kế nhỏ không đáp ứng khi xảy ra bão lũ, hỏng cánh phải nên năng suất vận hành kém,xuống cấp nghiêm trọng. Các điểm xung yếu của xã gồm: Thôn Văn Chấn nằm sát biển, là vùng thấp trũng luôn có nguy cơ ngập lụt, khoảng cách từ thôn Văn Chấn đến UBND xã dài 1km; Thôn Trung Lâm có 18 hộ phía Nam cũng dễ bị ngập lụt, từ khu vực này đến trƣờng THPT Cát Hải khoảng 100m. Sinh kế của chủ yếu của ngƣời dân là làm muối, NTTS và khai thác gần bờ đều là các nghề dễ bị tổn thƣơng cao do RRTT và BĐKH do năng suất, mùa vụ phụ thuộc trực tiếp vào các thay đổi thời tiết và khí hậu. Thị trấn Cát Hải: có 3 mặt giáp biển, chiều dài đê bao 4,5km có khả năng chịu bão cấp 9,10, đoạn đê xung yếu thuộc khu vực Cái Vỡ - Văn Trấn. Phần lớn nhà dân trong khu vực có chất lƣợng đạt mức trung bình (90% nhà cấp 4, 10% nhà mái bằng cao tầng), tính dễ bị tổn thƣơng cao (độ cao nền nhà dƣới 0,5m chiếm 80%, cao trên 0,5m chiếm 20%). Khoảng cách từ các khu dân cƣ tới các điểm tránh trú bão (3 trƣờng học, 1 trạm y tế, 1 trụ sở UBND) từ 300 – 500m. Xã có 2 tuyến đƣờng chính chạy qua (đƣờng 2A và 2B – 356), trình độ dân sinh, mức độ tiếp cận thông tin cũng nhƣ khả năng sơ tán và cứu hộ cứu nạn đều cao hơn hai khu vực còn lại. 3.4.1 Tài nguyên Khả năng chống chịu với BĐKH của hệ tự nhiên chính là khả năng tự phục hồi và thích ứng một cách tự nhiên của các tài nguyên sinh thái khi bị tác động, đồng thời đó cũng là khả năng hệ sinh thái có thể cung cấp các dịch vụ sinh thái cho hệ xã hội và làm tăng sức chống chịu của hệ xã hội mà nó liên quan hoặc phụ thuộc. Khả năng chống chịu và hồi phục của vùng ven biển phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cộng đồng dân cƣ và tình trạng của các hệ sinh thái biển và ven biển, trong đó rừng ngập mặn giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với cộng đồng dân cƣ ở khu vực hải đảo Cát Hải. Đối với Cát Hải, nguồn lợi thủy hải sản ven bờ và các dải rừng ngập mặn ven biển là một trong những nguồn lực tự nhiên vô cùng quan trọng đối với ngƣời dân trong công cuộc ứng phó lâu dài với BĐKH vì chúng cung cấp thức ăn/thực phẩm, cung cấp việc 65 làm và cho thu nhập thƣờng xuyên, cung cấp không khí trong lành và điều hòa khí hậu; đồng thời khi có mƣa, bão, lụt hay triều cƣờng thì rừng ngập mặn hỗ trợ bảo vệ các công trình ven đê, giảm sức tàn phá của thiên tai. Thực tế là khi có bão và triều cƣờng, ở những đoạn đê, kè có rừng ngập mặn bao bọc bên ngoài hoặc phía trong đê thì những nơi đó ít bị xói lở, sạt lở hơn các khu vực đê, kè không có rừng ngập mặn che chở. Cộng đồng cần hiểu vai trò của rừng ngập mặn không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn là công cụ hữu hiệu giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với BĐKH và hỗ trợ sinh kế bền vững”. Tuy nhiên, nhận thức của ngƣời dân Cát Hải về vai trò của rừng ngập mặn và các nguồn lợi thủy sản còn hạn chế, vẫn tồn tại hiện tƣợng khai thác trái phép, quá mức thủy sản và rừng ngập mặn. 3.4.2 Thể chế chính sách Hệ thống thể chế chính sách từ các cấp trung ƣơng và địa phƣơng có liên quan đến ứng phó BĐKH, phòng chống thiên tai, phát triển bền vững, phát triển sinh kế cộng đồng hay quản lý tài nguyên….là nguồn lực bổ sung, là yếu tố định hƣớng, hỗ trợ và thúc đẩy các địa phƣơng thực hiện thành công các chiến lƣợc phát triển kinh tế và ứng phó BĐKH. Đó là các văn bản, quy hoạch của Trung ƣơng, TP. Hải Phòng và huyện Cát Hải về ứng phó với BĐKH, quản lý rủi ro thiên tai và phát triển KT-XH theo hƣớng bền vững là những điều kiện thuận lợi giúp tăng cƣờng năng lực ứng phó cho địa phƣơng trƣớc những khó khăn, thách thức hiện nay. Dƣới đây là một số văn bản chính sách liên quan ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng mà chính quyền và ngƣời dân huyện đảo Cát Hải cần nắm đƣợc và áp dụng sao cho phù hợp với tình hình địa phƣơng: Cấp trung ương: - Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI về Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; - Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH; - Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh; - Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH; 66 - Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015; - Quyết định số 1651/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt các dự án thành phần thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015; - Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020 - Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 - Luật phòng chống thiên tai Cấp địa phương (Tp. Hải Phòng, huyện Cát Hải, các ban ngành liên quan tại Hải Phòng): - Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và NBD của Tp. phố Hải Phòng đến năm 2025. - Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Tp. Hải Phòng đến năm 2025 (theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg). - Nghị quyết 14 của HĐND Thành phố về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015. Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển sinh kế: - Để phát triển nghề nghiệp, sinh kế cho ngƣời dân, hiện tại địa phƣơng đã có các chính sách hỗ trợ nhƣ cho vay vốn qua ngân hàng chính sách xã hội (10 - 50 triệu đồng/hộ nghèo, 500 triệu/hợp tác xã và doanh nghiệp), tạo điều kiện về mặt cơ chế cho doanh nghiệp, tập huấn khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân, hỗ trợ sau thiên tai, kêu gọi doanh nghiệp tạo điều kiện cho lao động địa phƣơng, đào tạo nghề cho ngƣời dân (theo Quyết định 1956 của TTCP hay còn gọi là đề án 1956), đầu tƣ cơ sở hạ tầng (Quyết định 1234 của thành phố Hải Phòng, ví dụ đào mƣơng số 1...). - Huyện cũng có chƣơng trình hỗ trợ đóng tàu vƣơn khơi (theo chƣơng trình chung của nhà nƣớc) nhƣng ngƣời dân không đăng ký với lý do thiếu kinh nghiệm đánh bắt xa bờ, không có trình độ chuyên môn sâu về tàu biển, thiếu lao động, lo ngại về khả năng trả nợ vốn nhà nƣớc. Do vây, nghề khai thác thủy sản ven bờ càng khó khăn hơn. 67 - Đối với ngƣời khuyết tật, địa phƣơng có chính sách hỗ trợ phụ cấp hàng tháng theo mức độ thƣơng tật, ngoài ra có hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà đối với đối tƣợng khuyết tật là ngƣời nghèo. - Huyện có trạm Khuyến ngƣ – Khuyến nông hỗ trợ giống cá rô phi đơn tính, giống rau, có cán bộ hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời dân, đã thí điểm mô hình nuôi gà theo cách nuôi thả tự nhiên (giống gà Liên Minh tại xã Trân Châu – Cát Bà). Kết quả đánh giá chung về tình hình phát triển ở địa bàn nghiên cứu đƣợc trình bày trên Bảng 3.8 dƣới đây. 68 Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá chung của người dân và cán bộ 3 xã, TT thông qua thảo luận bằng công cụ ma trận 5*5: HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI MÔI TRƢỜNG/TÀI NGUYÊN THỂ CHẾ Điện - Không đảm bảo đƣợc điện khi có thiên tai (mƣa, bão) nên gây khó khăn cho công tác ứng phó thiên tai. - Giá điện vẫn cao là một khó khăn cho dân nghèo và cho sản xuất, ví dụ nghề chế biến mắm. Nghề Khai thác và chế biến thủy sản; Nuôi trồng TS; làm muối, chăn nuôi – TT; động PT, nghề tự do, nhỏ lẻ, thu nhập thấp. Dân số - Dân số đông, mật độ tập trung cao; - Tỷ lệ nam nữ tƣơng đối cân bằng. - Số dân trong độ tuổi lao động cao, cơ cấu dân số trẻ. Vị trí địa lý - Cả 3 xã, thị trấn đều giáp biển, xã giáp biển nhiều nhất và đối mặt với thiên tai nhiều nhất là xã Hoàng Châu, có 3 mặt giáp biển. -Trung bình mặt bằng địa hình trên đảo thấp. Chính sách pháp luật - Đã có các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến quản lý tài nguyên, nuôi trồng thủy sản, phòng chống thiên tai. Tuy nhiên chƣa nắm rõ các chính sách, văn bản này. Nƣớc - Hiện chƣa có đƣờng nƣớc sạch trên đảo, ngƣời dân vẫn dùng nƣớc giếng khoan, giếng đào không đảm bảo vệ sinh. - Nƣớc giếng khu vực giáp biển của Văn Phong và Hoàng Châu bị nhiễm mặn. Thu nhập - Thu nhập bấp bênh do nghề nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. - Giảm nhiều hoặc không có thu nhập khi có thiên tai; - Nghề muối và khai thác thủy sản không ổn định, rủi ro cao; Nghề muối suy giảm mạnh do giá muối thấp và năng suất kém. Y tế - Cơ sở vật chất,trang thiết bị thiếu, trình độ chuyên môn hạn chế. Ngƣời dân chủ yếu sang khám chữa bệnh bên đảo Cát Bà. - Công tác tuyên truyền SKSS tốt. Tài nguyên–sinh thái - HST rừng ngâp mặn suy giảm do lấy đất làm đầm nuôi tôm. - Môi trƣờng nƣớc ô nhiễm, đặc biệt các khu vực chế biến nƣớc mắm, mắm tôm và chăn nuôi do nƣớc thải xả trực tiếp ra môi trƣờng mà không qua xử lý; Nƣớc thải sinh hoạt xả thẳng ra biển. - Do đặc thù nghề làm mắm phổ biến trên đảo nên thƣờng xuyên có mùi khó chịu. Việc chấp hành pháp luật của ngƣời dân Ngƣời dân có ý thức chấp hành PL tốt. Còn tồn tại tranh chấp đất đai, chủ yếu là đất ở. - Ngƣời dân thiếu kiến thức về luật Phòng chống TT và các luật liên quan đến sử dụng đất và các tài nguyên ven biển khác. Cơ sở hạ tầng và giao thông - xuống cấp nghiêm trọng; nhiều ổ gà, sụt lún rất nguy hiểm. - nhiều đoạn đƣờng nội thôn Điều kiện nhà ở, tài sản - Nhà xây cấp 4 chiếm đa số, nhà nhỏ và thấp, nhiều nhà có nền thấp hơn nền đƣờng nên Giáo dục và nhận thức - Trên đảo hiện có 03 trƣờng liên cấp 1 và 2. Sử dụng đất - Đất nông nghiệp là chủ yếu và đất nuôi thủy sản ở ven biển, tuy nhiên đất bị nhiễm mặn nhiều nên không trồng trọt Lồng ghép với kế hoạch phát triển KT-XH: - Hiện chƣa có lồng ghép yếu tố BĐKH vào các Kế hoạch KT-XH. 69 thấp trũng, thƣờng xuyên ngập lụt trong mùa mƣa. - Đƣờng đi liên thôn, tổ/ khu phố chật chội, hệ thống cống, rãnh thoát nƣớc nhỏ hẹp, hay ách tắc và gây lụt vào mùa mƣa. thƣờng xuyên bị nƣớc vào nhà trong mùa mƣa; Nhiều nhà ở xuống cấp; - Phần lớn các hộ ga đình đều có các t tài sản tiện nghi sinh hoạt phổ biến nhƣ xe máy, ti vi, quạt,.. Nhiều nhà chƣa có tủ lạnh; ít nhà có máy điều hòa và có các vật dụng có giá trị khác. - Thiết trang thiết bị các phòng học cho HS tiểu học hạn chế, thƣ viện nghèo nàn. -Học sinh ít có điều kiện đƣợc học tập ngoại khóa, chủ yếu bó hẹp trong phạm vi lớp học; - Nhận thức của học sinh ở mức trung bình. đƣợc, bỏ hoang nhiều. - Khu vực thị trấn đất ở là chủ yếu, đƣờng đi hẹp, chật chội, - đất làm muối bị bỏ hoang do nghề muối không hiệu quả; Đất ven biển bỏ hoang nhiều do nhiễm mặn nên không trồng trọt đƣợc. - Đã có sự, phối hợp của cơ quan, đoàn thể khi có sự cố (thiên tai, kinh tế…) - Cần thêm sự hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài về nâng cao nhận thức BĐKH và phát triển sinh kế cho ngƣời dân. Hệ thống thông tin liên lạc Môi trƣờng chất thải rắn -Đảm bảo liên lạc bình thƣờng trên đảo và với đất liền trong đk bình thƣờng nhƣng rất khó khăn khi có thiên tai. -100% gia đình có điện thoại. -Đội phòng chống lụt bão đƣợc trang bị đầy đủ ph.tiện liên lạc. Tài chính và tiết kiệm - Thu nhập không ổn định, dân nghèo nên khoản tiết kiệm, tích lũy của dân ít. Vốn xã hội - Ngƣời dân đoàn kết, tƣơng trợ; có mối quan hệ họ hàng thân thiết. - Sự liên hệ, gắn kết chặt chẽ với ngƣời dân và chính quyền bên đảo Cát Bà. Chính sách về môi trƣờng - Có xử phạt hành chính nhƣng hạn chế; - Vẫn tồn tại việc kiện tụng, tranh chấp đất đai. - Nhà nƣớc có hỗ trợ chi phí phục hồi cho các hộ bị thiệt hại nặng sau thiên tai. Khả năng quản lý và chia sẻ kiến thức tại đp - Chia sẻ chƣa tốt do đội ngũ truyền thông hạn chế. - Cán bộ xã hòa nhập cộng đồng nhƣng thiếu kiến thức về BĐKH. - Thƣờng xuyên có các cuộc họp tổ dân, khu phố. Các công trình xây dựng - Nhiều nhà dân thấp, không kiên cố, thiếu chức năng ứng phó bão và ngập lụt. - Thiếu các công trình kiên cố công cộng dùng cho chống, tránh trú bão của cộng đồng Ngân sách và trợ cấp Chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ cầu của nhân dân. -khoản trợ cấp thiên tai không đáng kể. - Không có kinh phí cho công tác phòng ngừa RRTT hay truyền thông cộng đồng về BĐKH Sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng - Cao - Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau - Di dân đến nơi an toàn khi thiên tai xảy ra (ngƣ ời già và trẻ nhỏ) Thiên tai và rủi ro tiềm ẩn Thƣờng xuyên, phổ biến vào mùa mƣa, bão; khó khăn nhất là bão, mƣa kết hợp triều cƣờng; ít mƣa trong mùa khô gây hạn hán; xâm nhập mặn gia tăng vào sâu trong đảo Sự hợp tác các cơ quan - Có mối quan hệ hợp tác tốt, đồng bộ, chia sẻ tốt. - Ngƣời dân thiếu thông tin và kiến thức về luật pháp, chƣa biết về Luật Phòng phòng chống thiên tai, Luật Bảo tồn Đa dạng sinh học. 70 3.5 Thực trạng phát triển sinh kế của xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải 3.5.1 Quá trình thực hiện nghiên cứu đánh giá sinh kế Thông thƣờng, đánh giá về thực trạng phát triển sinh kế của một cộng đồng, một địa bàn dân cƣ thì cần xem xét tổng thể 5 nguồn vốn chính của ngƣời dân theo Khung sinh kế DFID, bao gồm: Vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con ngƣời và vốn xã hội. Với nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế trong phạm vi các đặc trƣng của hệ sinh thái – xã hội ở một vùng biển đảo theo 5 chỉ số Hạ tầng/CSVC – Kinh tế - Môi trƣờng/ Tài nguyên (Tự nhiên) – Con ngƣời – Thể chế. Việc đánh giá tổng hợp 5 chỉ số trên đã bao gồm toàn diện 5 loại vốn cho sinh kế nên phần phân tích thực trạng sinh kế dƣới đây tác giả không tách riêng từng loại vốn mà lồng ghép phân tích chúng trong một mối liên hệ chặt chẽ, trong đó có nhấn mạnh về nguồn lực tài chính và xu hƣớng chuyển dịch, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của ngƣời dân. Việc đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của các xã, thị trấn địa bàn nghiên cứu đƣợc thực hiện theo các nội dung sau:  Các nội dung nghiên cứu đánh giá: - Xác định các hoạt động sinh kế, nghề nghiệp phổ biến hiện tại 3 địa bàn - Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của các hoạt động sinh kế. - Đánh giá tính dễ tổn thƣơng và khả năng chống chịu của các hoạt động sinh kế, nghề nghiệp trƣớc tác động của các rủi ro thiên tai và BĐKH. - Phân tích chính sách và cơ hội lồng ghép phát triển sinh kế với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. - Chọn lựa, xác định các hoạt động sinh kế tiềm năng có tính thích ứng với BĐKH và đề xuất các giải pháp thực hiện.  Tiêu chí chọn mẫu/ đại diện hộ dân, lãnh đạo, cán bộ địa phương: - Những đối tƣợng/ hộ dễ bị tổn thƣơng ở các khu vực có tổn thƣơng do thiên tai và BĐKH - Các cá nhân, hộ dân thuộc đa dạng các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, đặc biệt là nhóm sinh kế nông nghiệp - Có đại diện hộ nghèo và ngƣời khuyết tật tham gia - Cần đảm bảo tối thiểu 1/3 ngƣời tham gia là nữ - Ngƣời đã sinh sống nhiều năm và am hiểu về tình hình địa phƣơng - Độ tuổi từ 28-70 tuổi và có khả năng giao tiếp, cung cấp thông tin. 71 3.5.2 Thực trạng phát triển sinh kế tại xã Văn Phong, Hoàng Châu và Cát Hải Các vùng ven biển nói chung và hải đảo nói riêng đƣợc xác định là những vùng nhạy cảm và dễ phơi lộ với hiện tƣợng BĐKH và NBD. Những biểu hiện tiêu cực nhƣ thiên tai gia tăng (bão, ngập lụt,…), xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng.. là những áp lực lớn gây ra những tác động trực diện và tiềm tàng đối với sinh kế của ngƣời dân. Ngƣợc lại, sinh kế không thể phát triển sẽ khiến ngƣời dân ven biển đối mặt với đói nghèo và giảm khả năng ứng phó với BĐKH. Sơ đồ dƣới đây thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – hậu của giữa tác động của BĐKH và sinh kế (Hình 3.15). Hình 3.15. Chuỗi nguyên nhân – hậu quả của tác động BĐKH lên sinh kế khu vực đồng bằng ven biển (Nguồn: Lê Anh Tuấn và nnk, 2010) Đặc trƣng về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đã hình thành nên các nhóm nghề/ sinh kế chính của ngƣời dân địa phƣơng trên Bảng 3.9, gồm: i) Làm muối ii) Khai thác thủy sản iii) Chế biến thủy hải sản (làm nƣớc mắm, mắm tôm, phơi sấy thủy sản khô và chế biến sứa) iv) Nuôi trồng thủy hải sản (nuôi tôm, cua) v) Kinh doanh dịch vụ vi) Lao động tự do, theo thời vụ vii) Chăn nuôi (gà, vịt, ngan, lợn, bò, dê), trồng trọt (trồng rau ăn) viii) Công nhân, công chức, viên chức 72 Bảng 3.9. Đánh giá tình hình sinh kế tại TT Cát Hải, xã Hoàng Châu và Văn Phong Nghề nghiệp/ sinh kế Khó khăn (trƣớc mắt và lâu dài) Nguyên nhân Tác động Giải pháp khắc phục Khai thác - Thiếu kỹ thuật, phƣơng tiện sản xuất hạn chế thủy sản - Ngƣ trƣờng thu hẹp, hải (chủ yếu sản cạn kiệt, lƣợng sụt tại xã giảm. Hoàng - Thiếu vốn đầu tƣ Châu và - Nơi neo đậu bị thay đổi TT Cát Hải) gây khó khăn cho việc di chuyển và tiêu thụ sản phẩm, tốn kém thêm nhiên liệu. - Thiên tai nhiều, thời tiết bất thƣờng - Kỹ thuật lạc hậu, không qua đào tạo. - Đầu tƣ trang thiết bị tốn kém. - không còn điểm neo đậu thuận tiện do đã bị lấy đất cho cảng. - sản lƣợng đánh bắt thấp - Thu nhập thấp hoặc bị giảm đi - Thiên tai không thể đi biển, thiếu việc làm. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật đánh bắt, sử dụng máy móc hiện đại cho ngƣ dân. - Hỗ trợ vốn mua sắm ngƣ cụ (thuyền, lƣới) - Xây dựng âu thuyền (nơi tránh trú) bão - Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm - Chính sách can thiệp/hỗ trợ giải quyết xung đột trên biển để ngƣ dân yên tâm khai thác Nuôi trồng thủy sản - Thiếu khoa học kỹ thuật - Nƣớc ô nhiễm - Con giống không đảm bảo - Hạn chế vốn, khó vay. - Phụ thuộc nhiều vào thời tiết; thiên tai nhiều. - Giá bán sản phẩm không ổn định - Chƣa đƣợc tập huấn - Không có cơ sở cung cấp con giống tại địa phƣơng - Vị trí địa lý huyện đảo cách biệt đất liền, vận chuyển không khó khăn, tốn kém. - Rủi ro cao - Thu nhập không ổn định thậm chí phá sản - Tập huấn KHKT trong NTTS - Hỗ trợ vốn - Có giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng - Có cơ sở cung cấp nguồn giống tại chỗ bảo đảm chất lƣợng - Nhà nƣớc hỗ trợ bình ổn giá - Hỗ trợ phƣơng tiện thông tin liên lạc (Icom) Chế biển thủy sản - Thiếu khoa học kỹ thuật - Tiêu thụ sản phẩm kém, quảng bá thƣơng hiệu chƣa tốt - Nguyên liệu chế biến chất lƣợng thấp - Chủ yếu chế biến theo kinh nghiệm truyền thống, lạc hậu. - Thƣơng hiệu nƣớc mắm Cát Hải chƣa đƣợc quảng bá tốt, bị cạnh tranh mạnh. - Địa bàn huyện đảo, khó khăn cho quảng bá và vận chuyển. - Thu nhập không ổn định, có dấu hiệu giảm so với các năm trƣớc - Hỗ trợ tập huấn KHKT tiên tiến trong chế biến thủy sản theo hƣớng công nghệ sạch - Hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá, tiêu thụ, sản phẩm - Cấp giấy chứng nhận chất lƣợng sản phẩm - Hỗ trợ vốn xây dựng cơ sở SX và đầu tƣ trang thiết bị - Thiếu kỹ thuật cải tiến - Thiếu vốn - Phải cạnh tranh với thịt lợn từ nơi khác về nhiều, giá rẻ hơn nên → Tiêu thụ sản phẩm kém. - Thiên tai bất thƣờng. - Chất lƣợng con giống, hạt giống không đảm bảo - Mới bƣớc đầu chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô lớn hơn nên thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật. - Nhu cầu tiêu thụ tại chỗ thấp, sản phẩm mặc dù có chất lƣợng cao hơn nhƣng khó cạnh tranh về giá với sản phẩm nơi khác. - Lãi thấp, thu nhập không đảm bảo. - Chăn nuôi gây ô nhiễm môi trƣờng. - Tập huấn kỹ thuật - Hỗ trợ vốn ban đầu (vay lãi thấp và dài hạn) - Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm - Chính quyền có chính sách hạn chế sản phẩm từ nơi khác đƣa về. - Cung cấp, giới thiệu nguồn giống vậy nuôi, cây trồng đảm bảo chất lƣợng. (TT Cát Hải, xã Hoàng Châu và VP) Chăn nuôi – trồng trọt (xã Hoàng Châu và Văn Phong) 73 - Giá bản sản phẩm thấp - Không tiêu thụ đƣợc sản phẩm - Bị tƣ thƣơng ép giá (Xã - Thiên tai nhiều Hoàng - Dự án xây dựng cảng Châu, Văn lấy mất đất làm muối Phong) - Chất lƣợng muối không phù hợp cho làm mắm - Giá muối trên thị trƣờng thấp, không đủ chi phí - Muối tồn nhiều, tƣ thƣơng ép giá thấp - Thiên tai bất thƣờng, BĐKH - Lỗ vốn - Diêm dân bỏ hoang ruộng muối, chuyển sang làm nghề khác - Hỗ trợ bình ổn giá - Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để tiếp tục giữ nghề truyền thống - Áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lƣợng muối - Hƣớng nghiệp cho diêm dân thất nghiệp - Trình độ, chuyên môn thấp - Mang tính thời vụ, không ổn định - Doanh nghiệp trên địa bàn ít sử dụng lao động địa phƣơng. - Đào tạo nghề chƣa phù hợp nhu cầu của thị trƣờng lao động - Thiếu kết nối với doanh nghiệp để tạo việc làm cho lao động đp. - Số doanh nghiệp trên địa bàn ít. - Nguồn nhân lực tại chỗ giảm do lao động rời quê đi làm ở nơi khác - Thanh niên thiếu việc làm, gây bất ổn về XH. - Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn phù hợp với nhu cầu đp. - Đào tạo nghề: quản trị khách sạn, nấu ăn, điện dân dụng, điện công nghiệp, hàn, cơ khí, lái xe, lái cẩu. - Kết nối doanh nghiệp để giới thiệu việc làm và tăng cƣờng sử dụng lao động đp. Làm muối Lao động tự do (TT Cát Hải) Kinh doanh – dịch vụ (TT Cát Hải) - Sức mua kém - Thu nhập của ngƣời dân - Thu nhập - Hỗ trợ ngƣời dân sau thiên tai thấp - Nguồn cung cấp hàng thấp - Cho vay vốn kinh doanh hóa ít và không ổn định - Dân cƣ thƣa thớt - Sau thiên tai sức mua giảm mạnh Tóm lại Các yếu tố chính tác động đến các sinh kế tại Cát Hải hiện nay bao gồm: nƣớc biển dâng gây gia tăng xâm nhập mặn, làm giảm diện tích đất sản xuất (chăn nuôi, trồng trọt, làm muối); các hiện tƣợng thiên tai cực đoan gia tăng (rét đậm rét hại, mƣa nhiều vào mùa hẹ và ít mƣa vào mùa đông, nắng nóng kéo dài trong mùa hè – tháng 6 – 7) gây nhiều khó khăn sản xuất nhƣ nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối,…. Bên cạnh đó, sinh kế của ngƣời dân cũng bị tác động bởi các yếu tố khác nhƣ thiếu vốn, thiếu lao động có chuyên môn, thiếu khoa học kỹ thuật và cơ chế chính sách chƣa phù hợp... Nghề kém phát triển nhất là nghề làm muối. Các nghề gặp khó khăn nhiều nhất là làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi. Nhóm nghề gây tác động đến môi trƣờng hoặc làm gia tăng BĐKH gồm: chế biến thủy sản (nƣớc thải, hóa chất, mùi), chăn nuôi gia súc - gia cầm (chất thải, mùi, phát thải khí Mê-tan). 74 Đánh giá nguồn lực tài chính của người dân: Các nguồn lực chủ yếu để đầu tƣ cho các sinh kế của ngƣời dân Cát Hải gồm: Tích lũy từ các sinh kế, hoạt động tạo thu nhập; Vay ngân hàng chính sách xã hội (trực tiếp hoặc thông qua các đoàn thể nhƣ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ...); vay quỹ của các đoàn thể (do các hội viên đóng góp sau đó cho vay luân phiên); Vay ngƣời thân hoặc vay lãi ngoài; Hỗ trợ của con cái và một số ít có nguồn thu nhập từ lƣơng công nhân – viên chức, phụ cấp chế độ của Nhà nƣớc. Khó khăn chung của ngƣời dân Cát Hải về mặt nguồn lực tài chính là thiếu vốn, khó huy động vốn dẫn đến thiếu vốn đầu tƣ cho sinh kế, chủ yếu làm theo quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu. Đánh giá nguồn lực cơ sở vật chất: Hệ thống đƣờng xá, phƣơng tiện vận chuyển trên đảo Cát Hải nhìn chung đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại thông thƣờng của ngƣời dân, tuy nhiên phần lớn đƣợc đầu tƣ xây dựng đã nhiều năm nên hiện nhiều tuyến đƣờng nội thôn (xã Hoàng Châu) và trong các xóm phố (khu vực thị trấn Cát Hải) đã xuống cấp nhiều, hệ thống cống tiêu thoát nƣớc kém hiệu quả, nền đƣờng thấp và đƣờng hẹp, do vậy rất khó khăn cho việc đi lại hoặc ứng phó thiên tai trong mùa mƣa bão (tháng 9 – 10 hàng năm). Bên cạnh đó, hệ thống thông cảnh báo sớm (loa đài phát thanh, loa di động....) ở Cát Hải cũng đã xuống cấp, thiếu nhiều và thiếu cả ngƣời có chuyên môn sử dụng. Về phƣơng tiện vật chất để phát triển sinh kế, tùy từng loại hình sinh kế mà mức độ trang bị phƣơng tiện sản xuất của ngƣời dân khác nhau, nhìn chung ngƣời dân tự chủ động đƣợc khoảng hơn 70% phƣơng tiện cần thiết, đơn giản và ít cần đầu tƣ nhất là nhóm nghề buôn bán tự do. Nghề khai thác thủy sản tự nhiên (đánh bắt cá) và nuôi thủy sản là cần nhiều phƣơng tiện nhƣng ngƣời dân lại thiếu nhiều (tàu, thuyền, lƣới, công cụ hỗ trợ nuôi thủy sản trên đầm, hồ) do chi phí đầu tƣ cao. Đánh giá về năng lực nhận thức của người dân: Hơn 90% số ngƣời dân đƣợc hỏi chƣa từng đƣợc học tập, tập huấn về biến đổi khí hậu hoặc giảm nhẹ rủi ro thiên tai và phát triển sinh kế bền vững. Những kiến thức mà bà con có đƣợc chủ yếu là kinh nghiệm dân gian đƣợc đúc kết và ứng dụng tự phát từ quá trình sản xuất, sinh sống tại địa phƣơng. Các kinh nghiệm này đƣợc truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác nhƣng hiện nay giới trẻ (những ngƣời dƣới 40 tuổi) không nắm đƣợc nhiều vì nhiều lý do khác nhau, họ chủ yếu nắm thông tin qua các phƣơng tiện truyền thông và qua việc học tập từ các chi hội đoàn thể của địa phƣơng (đoàn TN, Hội PN…). Tuy nhiên, nhìn các kiến thức hiểu biết của ngƣời dân về ứng phó thiên tai, BĐKH hay phát triển sinh kế đều manh mún, thiếu tính khoa học và không hệ thống nên đạt hiệu quả thấp khi áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình hay ứng phó với thiên tai cực đoan. Đánh giá các rủi ro, bất ổn đối với các sinh kế chính của người dân Cát Hải: Với đặc thù địa hình hải đảo với sự khác biệt về tài nguyên, văn hóa, đi lại..., các loại hình sinh kế/ nghề nghiệp của ngƣời dân trên đảo gặp nhiều khó khăn. Một số nghề đang phải đối mặt với nguy cơ không thể phát triển hoặc sẽ mai một nhƣ nghề làm muối, đánh bắt thủy sản ven bờ. Tổng hợp chung một số rủi ro, bất ổn chính tác động đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình trên đảo Cát Hải gồm: 75  Rủi ro do thiên tai: Do đặc thù địa lý là vùng hải đảo nên tất cả các sinh kế của Cát Hải đều bị tác động bởi thiên tai với các mức độ khác nhau trong đó bị ảnh hƣởng nhiều nhất là các nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây còn gia tăng hiện tƣợng NBD và nhiễm mặn mở rộng khu vực ven biển. Loại thiên tai phổ biến nhất là mƣa lớn hoặc bão gây ngập lụt, rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài gây thiếu nƣớc. Với nghề làm muối phụ thuộc chính vào thời tiết thì những năm gần đây năng suất muối giảm mạnh do mƣa nhiều vào mùa hè. Bị tác động mạnh hơn và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất là nghề nuôi thủy sản. Nắng nóng, mƣa nhiều hay rét đậm rét hại, bão ...đều ảnh hƣởng tiêu cực đến vật nuôi (dịch bệnh, ốm chết, ô nhiễm nƣớc...) và nhiều hộ đã từng bị phá sản.  Rủi ro do thị trường (đối với khai thác - nuôi trồng và chế biến TS, chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ): nguyên nhân chính do chất lƣợng sản phẩm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng đất liề, việc đi lại ra đảo khó khăn, ngƣời dân thiếu kiến thức…. Đây đƣợc xem lại khó khăn lớn nhất cho nghề chế biến thủy sản, chăn nuôi – trồng trọt của Cát Hải.  Rủi ro do kỹ thuật: chủ yếu cần thiết cho nghề sản xuất nƣớc mắm, làm mắm tôm và hải sản phơi khô. Hầu hết các hoạt động sản xuất đều có kỹ thuật lạc hậu, phƣơng tiện thô sơ, rất hạn chế áp dụng khoa học kỹ thuật do mặt bằng kiến thức của ngƣời sản xuất thấp, chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống.  Rủi ro về nhân lực lao động: lao động có chất lƣợng thấp, ít đƣợc đào tạo, đa phần mới học xong phổ thông nên hiệu quả lao động thấp. Tất cả các sinh kế hiện nay của ngƣời dân đều đối mặt với những khó khăn, rủi ro khác nhau và cần sự hỗ trợ từ bên ngoài với các mức độ ƣu tiên khác nhau (Bảng 3.10). Bảng 3.10. Xếp loại mức độ ưu tiên can thiệp, hỗ trợ cho các sinh kế trên địa bàn 3 xã, thị trấn (ưu tiên cao nhất là 1) TT Sinh kế/nghề nghiệp Mức độ đảm bảo an ninh lƣơng thực (1-10) Giúp giảm mức độ dễ bị tổn thƣơng (110) Nguồn lực tại chỗ (110) Mức độ bị ảnh hƣởng bởi RRTT (1-10) Tổng điểm Mức độ ƣu tiên can thiệp hỗ trợ (từ 1-5) 1 Khai thác TS 6 5 5 7 23 2 2 Nuôi trồng TS 6 6 7 7 26 1 3 Chế biến TS 4 5 5 4 18 3 4 Chăn nuôi 3 4 4 5 16 5 5 Trồng trọt 3 3 5 5 16 5 6 Làm muối 4 3 8 8 23 2 7 Lao động tự do 4 5 6 2 17 4 8 Kinh doanh dịch vụ 3 7 5 1 16 5 (Nguồn: Hoàng Thị Ngọc Hà/ World Vision, 2014) 76 Theo kết quả tổng hợp từ Bảng 3.10, ngƣời dân có nguyện vọng đƣợc hỗ trợ phát triển ƣu tiên nhất cho nghề nuôi trồng thủy sản, tiếp theo là khai thác thủy sản và làm muối. Cả 3 sinh kế đó đều là các sinh kế truyền thống và có thể phát huy đƣợc các điểm mạnh, sở trƣờng của ngƣời dân. Các nghề khác dù khó khăn nhƣng có cơ hội phát triển tiếp là nghề chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ. Đánh giá xu hướng chuyển đổi nghề/ sinh kế tại đảo Cát Hải Từ thực trạng sinh kế trên địa bàn và những thông tin có đƣợc về quy hoạch phát triển kinh tế của đảo, các cuộc thảo luận và phỏng vấn ngƣời dân đã cho thông tin về xu hƣớng thay đổi, điều chỉnh nghề của ngƣời dân nhƣ sau: (a) Nghề làm muối Hiện trên địa bàn toàn huyện có 6 hợp tác xã sản xuất muối với diện tích sản xuất là 90 ha. Sản lƣợng muối giai đoạn 2011 – 2015 ƣớc đạt bình quân 3.338 tấn/năm (UBND huyện Cát Hải, 2014). Theo đánh giá của UBND huyện, trong những năm qua, mặc dù luôn có sự quan tâm đầu tƣ của ngân sách cho việc nâng cấp, cải tạo hệ thống kênh mƣơng, thủy lợi nội đồng để đảm bảo các điều kiện cho sản xuất cùng các chính sách hỗ trợ cho diêm nghiệp đƣợc áp dụng, song do diện tích sản xuất bị thu hẹp để đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho các dự án quốc gia triển khai trên địa bàn, đồng thời các dự án triển khai trên địa bàn và khu công nghiệp Đình Vũ đã thu hút số lƣợng lớn lao động diêm dân có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp sang nghề khác có thu nhập cao hơn, vì vậy diêm nghiệp của Cát Hải đã giảm ở cả 3 tiêu chí: sản lƣợng, diện tích và lao động. Tuy nhiên, kết quả đánh giá sinh kế cho thấy nguyên nhân chính khiến nghề làm muối ở Cát Hải đang bị mai một là do giá muối quá thấp, không tiêu thụ đƣợc sản phẩm, thu không đủ bù chi nên ngƣời dân đành bỏ hoang ruộng muối, chuyển sang sinh kế khác có thu nhập cao hơn. Hiện lao động nghề muối thiếu việc làm, hơn 70% diện tích ruộng muối bỏ không sản xuất, còn lại 30% hoạt động cầm chừng trong khi giá muối rẻ và sản lƣợng không ổn định do thời tiết thất thƣờng. Nhƣ vậy, nghề làm muối ở Cát Hải đang mai một nghiêm trọng và không có nhiều cơ hội phát triển. Đây là nghề có nguy cơ chuyển đổi cao, đặc biệt là các lao động nghề muối, chủ yếu là phụ nữ sẽ cần đƣợc hỗ trợ để có sinh kế mới và thu nhập thay thế khi mất nghề và không còn đất sản xuất. 77 (b) Đối với nghề khai thác thủy sản Khai thác thủy sản Cát Hải chủ yếu là khai thác nhỏ lẻ, ven bờ, toàn huyện có gần 900 phƣơng tiện, giải quyết trên 1800 lao động, sản lƣợng khai thác giai đoạn 2011 – 2015 ƣớc đạt 3.735 tấn/năm. Với hàng loạt khó khăn nhƣ đã nêu ở trên, nghề khai thác thủy sản đang đứng trƣớc khả năng thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh, lao động dôi dƣ nhƣng khó kiếm việc làm thêm vì không có chuyên môn, kĩ năng. Tuy nhiên, ngƣời dân và chính quyền khẳng định vẫn tiếp tục đầu tƣ phát triển nghề khai thác vì nguồn tôm cá đánh bắt đƣợc cũng là đầu vào cho nghề chế biến hải sản. Ở xã Hoàng Châu và thị trấn Cát Hải, phần lớn các gia đình làm nghề đánh bắt thủy sản cũng đồng thời làm thêm nghề chế biến nƣớc mắm, mắm tôm và cá khô. Nghề khai thác thủy sản có thể bị thu hẹp lại ngƣ trƣờng khan hiếm, do thiếu lao động trẻ... nhƣng sẽ vẫn đƣợc duy trì, phát triển từng bƣớc. Địa phƣơng cần các giải pháp can thiệp hỗ trợ toàn diện về trang thiết bị, vốn, kỹ thuật và nhân lực. (c) Nghề chế biến thủy sản Khó khăn lớn nhất của chế biến thủy sản tại Cát Hải là khâu tiêu thụ sản phẩm kém, chƣa có nhiều hoạt động quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm, hiện chủ yếu tiêu thụ tro ng địa bàn Tp. Hải Phòng và bán cho khách du lịch tại đảo Cát Bà. Theo định hƣớng, đây là lĩnh vực ƣu tiên phát triển tiếp giai đoạn 2015 – 2020 gắn với tên tuổi Cát Hải, tuy nhiên huyện chƣa có các giải pháp cụ thể về cải thiện công tác quảng bá, mở rộng thị trƣờng cho các sản phẩm truyền thống. Ngƣời dân làm nghề chế biến nƣớc mắm, mắm tôm, tôm – cá khô,.. mong muốn đƣợc xét cấp giấy chứng nhận chất lƣợng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, đồng thời cải tiến kỹ thuật theo hƣớng công nghệ sạch, không gây ô nhiễm môi trƣờng. (d) Nghề nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản có bƣớc phát triển khá nhanh, có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hình thức nuôi quảng canh tại các đầm, hồ, bãi cạn sang hình thức nuôi quảng canh cải tiến và nuôi lồng, bè trên các vịnh, nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ cao. Sản lƣợng nuôi trồng giai đoạn 2011–2015 ƣớc đạt 5.200 tấn/năm (UBND huyện Cát Hải, 2014). Các khó khăn lớn chính của nghề nuôi thủy sản là nguồn nƣớc ô nhiễm, con giống không đảm bảo, hạn chế vốn đầu tƣ và thiếu khoa học kỹ thuật. Dù vậy, đây vẫn là nghề chủ đạo của một bộ phận ngƣời dân và đƣợc dự đoán diện tích nuôi sẽ tăng trong thời gian tới. 78 (e) Nghề chăn nuôi Lợn, dê, gà, bò là những loài vật nuôi chính trên đảo Cát Hải trong đó nuôi lợn thịt quy mô hộ gia đình là phổ biến nhất. Đây cũng là nghề truyền thống của ngƣời dân ở Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải. Nghề chăn nuôi gà trƣớc đây rất phổ biến thì hiện đang giảm sút nhiều do hay bị dịch bệnh, có thể chết hàng loạt dẫn đến lợi nhuận không ổn định thậm chí lỗ vốn. Chăn nuôi bò, dê cũng có xu hƣớng giảm do không có đất làm chuồng, không có nơi chăn thả, nguồn thức ăn không sẵn có. Trong khi đó huyện lại đang khuyến khích nông dân đầu tƣ sản xuất những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao và phục vụ du lịch nhƣ dê núi, mật ong... thì hai loại hình sinh kế này lại có xu hƣớng giảm mạnh ở Cát Hải. So với bò, dê, gà thì việc chăn nuôi lợn gần đây thuận tiện hơn vì sẵn có thức ăn công nghiệp, có thể tiêu thụ tại địa phƣơng và đảo Cát Bà. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn hiện gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp, thói quen chăn nuôi cũ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng, làm tăng dịch bệnh và ảnh hƣởng sức khỏe. Trong khi đó quy định của nhà nƣớc cần hạn chế nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ thiếu kỹ thuật, thay vào đó phải nuôi theo quy mô tập trung, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trƣờng, và đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực tế ngƣời dân có nhu cầu cao để tiếp tục phát triển nghề nuôi lợn này nhƣng họ thiếu vốn đầu tƣ chuồng trại, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thiếu kiến thức ứng phó thiên tai/BĐKH. (f) Nghề trồng trọt Do đặc điểm đất chua mặn, ngƣời dân trên đảo Cát Hải không trồng lúa. Các loại cây trồng hiện có gồm: dừa, chuối, hồng không hạt, nhãn, xoài, rau xanh theo mùa, hoa. Tuy nhiên, cần nhận thức r ngƣời dân Cát Hải không trồng cây trên diện tích lớn nhƣ một nghề mang lại sinh kế mà chỉ trồng nhỏ lẽ, xen kẽ trong vƣờn nhà, mặc dù các cây trồng có mang lại lợi ích kinh tế nhƣng không nhiều. Loại cây chịu tác động nhiều nhất của thiên tai là dừa, chuối và rau xanh thì cũng là 3 loại cây đóng vai trò tƣơng đối quan trọng cả về thu nhập và đời sống của ngƣời dân địa phƣơng, hiện một quả dừa có giá bán tại vƣờn từ 15.000 – 20.000 đồng/quả, 1 buồng chuối có giá từ 200.000 – 300.000 đồng/buồng còn rau xanh theo mùa tuy ngƣời dân không trồng để bán nhƣng lại là nguồn thực phẩm cho bữa ăn gia đình. 79 (g) Lao động tự do: cơ khí, xây dựng, lao động phổ thông... Lao động tự do hiện nay đang gia tăng về số lƣợng do sự dôi dƣ lao động từ các sinh kế kém phát triển nhƣ khai thác thủy sản, làm muối, chăn nuôi và trồng trọt. Đối tƣợng chủ yếu là nam giới ở độ tuổi từ 18 – 50 tuổi. Nhóm nghề lao động tự do gồm các nghề cơ khí, thợ xây, gò hàn, lao động theo yêu cầu và các nghề khác. Một bộ phận lao động tự do rời quê đi làm ở nơi khác, đây là một trong những nguyên nhân khiến lao động sẵn có tại chỗ giảm, làm tăng tính dễ bị tổn thƣơng trƣớc rủi ro thiên tai và BĐKH do những ngƣời ở lại chủ yếu là ngƣời già ngoài độ tuổi lao động và trẻ em. Khó khăn chủ yếu của nhóm nghề lao động tự do là không tìm đƣợc việc làm tại địa phƣơng, trình độ văn hóa thấp, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm do đó rất cần đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. (h) Kinh doanh – dịch vụ Nhóm nghề này chiếm số lƣợng không nhiều, chủ yếu ở thị trấn Cát Hải, ở các xã còn lại chủ yếu là hàng tạp hóa, lƣơng thực – thực phẩm, một số hộ gia đình có thể làm nghề cho thuê phông bạt, bàn ghế, bát đĩa đám cƣới. Do dân cƣ không đông, nhu cầu của ngƣời dân không cao nên ngành nghề kinh doanh – dịch vụ ở Cát Hải chỉ chiếm phần nhỏ, là nghề phụ trong gia đình. Nghề này không đòi hỏi nhiều vốn, có thể tạo thu nhập ngay trong ngày. Đánh giá cho thấy kinh doanh – dịch vụ sẽ phát triển nhanh trong những năm tới khi dự án cảng Đình Vũ hoàn thành và đảo Cát Hải đƣợc nối với đất liền bằng cầu. 3.6 Tác động từ sự thay đổi quy hoạch sử dụng đất trong Quy hoạch mới về phát triển KT-XH đảo Cát Hải Bên cạnh những tác động khách quan từ BĐKH, đảo Cát Hải còn chịu nhiều tác động từ việc thay đổi Quy hoạch sử dụng đất, phát triển KT-XH của địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Năm 2013, Thủ tƣớng chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Tp. Hải Phòng đến năm 2025 theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg trong đó có nội dung quan trọng là tập trung xây dựng “đảo Cát Hải trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển của thành phố và các tỉnh phía Bắc, của vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ và hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc...”. Theo quy hoạch mới này, đảo Cát Hải sẽ trở thành một đô thị văn minh, hiện đại với thƣơng hiệu “Đảo thông minh”. Theo Quy hoạch này, “về tính chất, Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải: - Là khu kinh tế tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của Tp. Hải Phòng và vùng duyên hải Bắc Bộ. - Là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực của khu vực duyên hải Bắc 80 Bộ và của cả nƣớc, bao gồm: Kinh tế hàng hải (trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng), trung tâm công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, thƣơng mại. - Là khu kinh tế có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh.” Đáng chú ý, một trong những hạng mục công trình quan trọng nhất trong Quy hoạch này là khu vực cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng – cảng Lạch Huyện (640 ha), một phần cảng Đình Vũ và cảng Cát Hải (cảng cá) (11 ha) sẽ đặt tại khu vực đảo Cát Hải (gồm cả diện tích đất liền và biển). Thêm vào đó là dự án xây dựng đƣờng và cầu Đình Vũ sẽ nối đất liền (Tp. Hải Phòng) với đảo Cát Hải (TTCP- QĐ số1438/QĐ-TTg, 2013;UBND Tp. Hải Phòng, 2013). Theo đó, dự báo bộ mặt đảo Cát Hải sẽ thay đổi mạnh mẽ từ kinh tế đến xã hội, môi trƣờng và văn hóa. Theo quy hoạch, một phần lớn diện tích trên đảo Cát Hải đƣợc quy hoạch sử dụng cho các công trình dịch vụ cảng Đình Vũ, cụ thể: trên đảo Cát Hải các đình chùa, miếu vẫn giữ nguyên hiện trạng, xã Hoàng Châu và một phần xã Nghĩa Lộ làm khu tái định cƣ. Tổng dân số hiện có trên đảo Cát Hải là 14.000 ngƣời sẽ đƣợc bố trí nhƣ sau: Xây dựng khu dân cƣ với quy mô dân số khoảng 8.000 ngƣời ở khu vực phía Tây Nam đảo Cát Hải "nhà ở hiện hữu và nhà ở tái định cƣ". Khu tái định cƣ cho khoảng 6.000 ngƣời còn lại đƣợc xây dựng ở khu vực Bến Rừng và khu vực Tràng Cát. Một phần diện tích đất liền và mặt nƣớc phía Tây Nam TT Cát Hải đã đƣợc sử dụng cho thi công lấy mặt bằng phục vụ việc xây dựng các công trình hạ tầng của cảng Lạch Huyện sau này. Nhƣ vậy, Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải của Tp. Hải Phòng đã và sẽ tạo ra những sự thay đổi lớn về quy hoạch sử dụng đất ở 3 xã, thị trấn Văn Phong, Hoàng Châu và Cát Hải ở hiện tại và tƣơng lai. Điển hình là, nhiều diện tích đất nông nghiệp (các khu ruộng muối, khu nuôi trồng thủy sản,..) sẽ chuyển thành đất ở (khu tái định cƣ) và ít nhất có đến 1/3 diện tích đất ở của dân hiện nay đƣợc chuyển thành đất xây dựng các công trình, dịch vụ phục vụ cảng. Sự thay đổi về mục đích sử dụng đất làm thay đổi cơ bản cơ cấu nghề nghiệp của ngƣời dân trên đảo, hình thành những xu hƣớng phát triển mới về sinh kế cùng nhiều sự xáo trộn trong cộng đồng ở giai đoạn quá độ này. 81 Đánh giá chung, các hệ sinh thái – xã hội của đảo Cát Hải hiện nay mà đặc biệt là lĩnh vực sinh kế của cộng đồng (trong khuôn khổ nghiên cứu này) không chỉ chịu những tác động mạnh mẽ, âm ỉ của vấn đề BĐKH mà còn chịu tác động ở một mức độ nhất định (bao gồm cả tích cực và hạn chế) từ Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, một trong những Quy hoạch phát triển KT-XH lớn nhất của Tp. Hải Phòng trong những năm đầu của thế kỷ 21. Tóm lƣợc những tác động của tự nhiên và con ngƣời hiện nay đến sinh kế cộng đồng mà trọng tâm là sinh kế hộ của xã Văn Phong, Hoàng Châu, TT Cát Hải nói riêng và đảo Cát Hải nói chung là: (i) làm thay đổi quy hoạch sử dụng đất; (ii) làm thu hẹp đất sản xuất (gồm đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và ngƣ trƣờng đánh bắt); (iii) làm chuyển đổi nghề nghiệp hoặc mất nghề truyền thống; và (iv) xáo trộn về cơ cấu lao động, có thể làm phát sinh tình trạng thất nghiệp, di cƣ hoặc phát sinh các vấn đề xã hội trong giai đoạn quá độ tạm thời nếu thiếu sự định hƣớng và quản lý tốt. Dƣới đây là sơ đồ đánh giá tóm tắt (Hình 3.16): Hình 3.16. Sơ đồ đánh giá tác động của BĐKH và Quy hoạch mới về phát triển KT-XH đến sinh kế của người đảo Cát Hải (Nguồn: Hoàng Thị Ngọc Hà, 2014) 82 3.7 Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng BĐKH cho 3 xã, thị trấn 3.7.1 Cơ sở, nguyên tắc đề xuất Căn cứ cho các đề xuất về sinh kế Căn cứ vào đặc trƣng riêng về địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và tính dễ bị tổn thƣơng bởi thiên tai/BDKH của từng xã, thị trấn nghiên cứu trên đảo Cát Hải; Căn cứ vào kết quả đánh giá HVCA/ Hiểm họa – Tính dễ bị tổn thƣơng – Năng lực ứng phó của cộng đồng và kết quả đánh giá thực trạng sinh kế của địa bàn nghiên cứu (thực hiện tháng 10, 11/2014); Căn cứ vào năng lực ứng phó của cộng đồng, chính quyền địa phƣơng và những định hƣớng, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện Cát Hải và Tp. Hải Phòng; Từ những căn cứ trên, chúng tôi đề xuất phát triển các giải pháp sinh kế thích ứng cho ngƣời dân khu vực nghiên cứu nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế hộ nói riêng và phát triển kinh tế địa phƣơng nói chung, từ đó tăng cƣờng khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội đảo Cát Hải trƣớc tác động của BĐKH. 3.7.2 Đề xuất cụ thể các giải pháp sinh kế thích ứng BĐKH 1) Phát triển mô hình trồng rau an toàn tại TT Cát Hải Lý do: tận dụng các diện tích đất vƣờn hiện bỏ trống hoặc sử dụng không hiệu quả; dễ tiêu thụ tại chỗ vì đảo Cát Hải hiện chủ yếu nhập rau từ đất liền; nghề trồng rau dễ làm, vốn đầu tƣ ít, rủi ro thấp; tạo việc làm cho lao động nữ. Các hoạt động chính: Chọn nguồn giống rau phù hợp với địa phƣơng và đảm bảo chất lƣợng (chịu mặn, dễ trồng, chịu hạn tốt...); Tập huấn kỹ thuật, kĩ năng bán hàng, kiến thức BĐKH và ứng phó thiên tai.; Trang bị các vật dụng che chắn ứng phó với thời tiết xấu (rét đậm/hại, mƣa lụt, nắng nóng, sƣơng muối); Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rau an toàn và quảng bá sản phẩm sang thị trƣờng Cát Bà. 2) Làm bể biogas trong chăn nuôi lợn tại các gia trại, trang trại Lý do: Chăn nuôi manh mún hiện nay ở Cát Bà đang gây ô nhiễm môi trƣờng; nghề chăn nuôi là nghề truyền thống, dễ làm và ngƣời dân muốn duy trì, phát triển thịt lợn thƣơng phẩm dễ tiêu thụ tại chỗ; có thể giúp giảm chi phí chất đốt bằng gas. Lợi ích: Bể biogas giúp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải, nƣớc thải chăn nuôi, giảm nguy cơ dịch bệnh, hạn chế dùng điện và tiết kiệm chi phí chất đốt, giải phóng lao động, phụ phẩm từ bể biogas dùng tƣới bón cho cây trồng rất tốt và an toàn. 83 Các hoạt động chính: Làm bể Biogas, Tập huấn kỹ thuật, kiến thức BĐKH và ứng phó thiên tai, Tƣ vấn nơi cung cấp giống lợn đảm bảo chất lƣợng, Tạo chuỗi liên kết sản xuất: Hộ dân – cơ sở cung cấp giống - doanh nghiệp/thƣơng lái thu mua – Thú y – Khuyến nông. 3) Xây dựng thương hiệu nước mắm Cát Hải cho các hộ chế biến mắm Địa điểm: xã Hoàng Châu, xã Văn Phong Lý do: Làm nƣớc mắm và mắm tôm là nghề truyền thống, là thế mạnh của ngƣ dân Cát Hải, sản phẩm chất lƣợng nhƣng hiện tiêu thụ chậm do địa bàn biển đảo đi lại khó khăn, tốn kém, ngƣời dân chỉ biết sản xuất, thiếu kinh nghiệm bán hàng và tiếp thị sản phẩm; mắm chất lƣợng cao của Cát Hải bị cạnh tranh bởi các hãng mắm bên ngoài có giá rẻ; địa phƣơng chƣa hỗ trợ ngƣời dân làm quảng bá, giới thiệu về sản phẩm ra ngoài địa bàn Hải Phòng. Các hoạt động chính: Đánh giá môi trƣờng khu vực sản xuất; Xây dựng chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lƣợng sản phẩm; Xây dựng nhãn mác sản phẩm; Quảng bá sản phẩm và tìm kiếm, hợp tác với doanh nghiệp thu mua (gồm cả doanh nghiệp ngoài Hải Phòng); Truyền thông về bảo vệ môi trƣờng và ứng phó thiên tai, BĐKH. 4) Thí điểm mô hình nuôi vịt trời thương phẩm quy mô hộ gia đình: kết hợp với phòng Nông nghiệp của huyện cùng thực hiện Địa điểm: xã Hoàng Châu Lý do: Nhiều hộ ngƣ dân xã Hoàng Châu hiện thiếu việc làm do nghề khai thác TS không phát triển, hộ nghèo không có vốn sắm ngƣ cụ; kỹ thuật nuôi vịt trời không phức tạp; có nguồn thức ăn tƣơi (tôm cá nhỏ) tại chỗ; sản phẩm bán đƣợc giá cao, gần đảo du lịch Cát Bà nên dễ tiêu thụ; ngƣời dân đã có kinh nghiệm chăn nuôi; Phòng NN huyện Cát Hải có chủ trƣơng khuyến khích, ủng hộ ngƣời dân nuôi và sẵn sàng hỗ trợ hoàn toàn về kỹ thuật, nhân lực hƣớng dẫn, giám sát và thúc đẩy. Các hoạt động chính: Đánh giá điều kiện vật chất hộ gia đình và môi trƣờng khu vực xã Hoàng Châu; Thăm quan mô hình tại Bắc Ninh; Tập huấn kỹ thuật nuôi vịt trời (Phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải); Hỗ trợ một phần giống vịt và hỗ trợ quảng bá – tiêu thụ sản phẩm đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Cát Bà; Thúc đẩy UBND xã Hoàng Châu và huyện Cát Hải ƣu tiên cho vay vốn đối với các hộ gia đình nuôi vịt trời. 84 5) Tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt ứng phó với thời tiết xấu; kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng (ủ phân EM hoặc phân Compost); tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học. Lý do: nông dân chỉ quen với kinh nghiệm truyền thống mà thiếu áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi – trồng trọt nên năng suất không cao, hay gặp rủi ro; hiện nông dân đang lạm dụng phân bón hóa học gây ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái đất, ảnh hƣởng sức khỏe con ngƣời; chi phí cao; địa bàn xã Đông Hƣng Lợi ích: việc áp dụng công nghệ sinh học (men vi sinh) giúp tăng tính chống chịu thiên tai và tăng năng suất, tiết kiệm chi phí phân bón, giảm công lao động và tăng hiệu quả kinh tế. Hoạt động thực hiện: Chọn các hộ phù hợp và triển khai mô hình trình diễn; Tập huấn hƣớng dẫn kỹ thuật; phát huy việc nông dân tự hƣớng dẫn cho nhau (chọn các hạt nhân nông dân tiêu biểu); Chuyên gia hƣớng dẫn kỹ thuật theo hình thức cầm tay chỉ việc và làm ngay tại mô hình; nông dân tự đánh giá và rút kinh nghiệm, chia sẻ; Đánh giá, điều chỉnh và chia sẻ nhân rộng ra cộng đồng (tổ chức các cuộc gặp trao đổi kinh nghiệm giữa các xã kết hợp đánh giá, thi đua); Khuyến khích và hƣớng dẫn ngƣời dân liên kết thành tổ/ nhóm sản xuất men vi sinh ủ phân hoặc men làm đệm lót sinh học nhằm chủ động tại chỗ nguồn phân bón hữu cơ, giảm thiểu rác thải ra môi trƣờng, tiết kiệm chi phí phân bón và góp phần cải tạo đất. 6) Liên kết với các TT đào tạo nghề mở lớp dạy nghề: nghề lái xe, nghề cơ khí, nấu ăn, nghề cắt tóc – thẩm mỹ, nghề may mặc Phối hợp với Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên đánh giá nhu cầu và lựa chọn đối tƣợng phù hợp. Liên kết với trƣờng/cơ sở đào tạo nghề mở các khóa đào tạo ngắn hạn (3 – 6 tháng). Tập huấn trang bị các kĩ năng mềm cho thanh niên và kiến thức BĐKH.Kết nối với doanh nghiệp địa phƣơng để giới thiệu việc làm. Phối hợp với doanh nghiệp và đơn vị liên quan tổ chức Hội chợ việc làm cho thanh niên và ngƣời khuyết tật. Kết hợp với các hoạt động của dự án khác có liên quan nhằm tranh thủ nguồn lực, tập trung đối tƣợng và tăng hiệu quả hoạt động. 85 3.7.3 Các yêu cầu cần đảm bảo khi áp dụng mô hình/ giải pháp sinh kế thích ứng Cần đảm bảo rằng, các giải pháp can thiệp này là: - Ngƣời dân tự nguyện tham gia thực hiện. - Phù hợp với định hƣớng, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng - Loại hình sinh kế hiện tại đang bị ảnh hƣởng bởi RRTTvà BĐKH - SK mới có khả năng chống chịu và thích ứng với RRTTvà BĐKH. - Phù hợp với điều kiện, khả năng của hộ dân (nhận thức, các nguồn lực). - Có thể tận dụng tốt các nguồn lực, tài nguyên của địa phƣơng - Giảm đƣợc chi phí đầu vào, kỹ thuật không quá phức tạp. - Có tính đến các yếu tố đảm bảo cho tính bền vững của sinh kế nhƣ nguồn nguyên liệu, thị trƣờng, chính sách,... - Có kế hoạch quản lý, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện, báo cáo định kỳ và đột xuất về tiến trình thực hiện.  Những điều cần lưu ý khi chọn hộ tham gia thực hiện thí điểm: - Chọn đối tƣợng tham gia: xác định r đối tƣợng hỗ trợ từ đầu - không nhất thiết là hộ nghèo; hộ sẵn sàng tham gia. - Loại hình/giải pháp sinh kế phải phù hợp với năng lực của hộ gia đình (kiến thức, cơ sở vật chất, vốn tài chính, quyết tâm…). - Có sự cam kết giữa các bên: hộ dân/ cá nhân – chính quyền – dự án – doanh nghiệp (nếu có) - Đảm bảo sự giám sát, hỗ trợ kịp thời tại địa phƣơng: Lãnh đạo xã, điều phối địa phƣơng và dự án, cán bộ kỹ thuật đp, các công cụ giám sát,… - Với các giải pháp can thiệp theo hình thức Nhóm/ tổ sản xuất: cùng nhu cầu, sở thích, niềm tin, vai trò ngƣời trƣởng nhóm,... - Về số lƣợng, không cần chọn nhiều hộ, nên phân bố đều ở các xã, thị trấn. 86 Thảo luận 1. Ở Việt Nam hiện nay, trong nghiên cứu phát triển cộng đồng thƣờng phổ biến hai xu hƣớng: i) Trong hoạch định và thực thi chính sách của các cấp chính quyền thƣờng làm “Từ trên xuống”, thiếu sự tham vấn cộng đồng (một cách khách quan và trực tiếp) nên trong nhiều trƣờng hợp các chủ trƣơng, chính sách khó đi vào thực tế; ii) Các hoạt động triển khai phát triển của các tổ chức phi chính phủ, ngƣợc lại thƣờng theo cách tiếp cận Từ dƣới lên nên các giải pháp thƣờng mang tính nhỏ lẻ, ngắn hạn và ít tác dụng trong vận động chính sách. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng cách tiếp cận hệ thống-liên ngành/dựa trên hệ sinh thái kết hợp giữa “Từ dƣới lên” (dựa vào cộng đồng là chủ đạo) và “Từ trên xuống” - xu hƣớng tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu - triển khai trên thế giới và đang đƣợc bắt đầu ở Việt Nam. Cách tiếp cận này đã đánh giá đúng hơn thực tiễn của địa phƣơng và cụ thể hóa đƣợc các chính sách vĩ mô phù hợp với tình hình thực tế từng địa phƣơng (đặc biệt ở cấp xã/huyện), đồng thời phát huy đƣợc vai trò và sức mạnh của cộng đồng trong quá trình thực hiện. Đây là hƣớng đánh giá toàn diện và phù hợp với logic khoa học khi nghiên cứu về hệ sinh thái - xã hội trong bối cảnh BĐKH. 2. Phát triển nông nghiệp bền vững và đặc biệt là nông nghiệp (gồm cả thủy sản) ở các vùng ven biển và hải đảo là giải pháp ƣu tiên trong bối cảnh BĐKH. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò trọng tâm. Sinh kế thích ứng với BĐKH cho cộng đồng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, tăng cƣờng năng lực chống chịu với BĐKH và phát triển bền vững KT-XH của địa phƣơng. 3. Lồng ghép các giải pháp ứng phó BĐKH vào trong kế hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng là rất cần thiết, đặc biệt trong phát triển sinh kế thích ứng. Việc lồng ghép phải đƣợc cập nhật dựa trên kết quả đánh giá hàng năm về tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng. 4. Trong nghiên cứu và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH, PTBV, cần thiết phải tổ chức các nhóm liên ngành nhằm sử dụng kết hợp và đồng thời các kiến thức, phƣơng pháp chuyên ngành của các cá nhân trên nền tảng hiếu biết, nhận thức chung của nhóm về BĐKH, PTBV để giải quyết vấn đề một cách hệ thống và liên ngành. 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận 1. Những biểu hiện của BĐKH tại đảo Cát Hải, huyện Cát Hải nói riêng và Tp Hải Phòng nói chung rất rõ rệt: - Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,60C trong vòng 30 năm qua (tăng khoảng 0,020C/năm); - Lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm về cả hai mùa, nhiều hơn vào mùa khô. - NBD đã tăng lên khoảng 20cm trong khoảng 50 năm qua và xâm nhập mặn ngày càng tăng về cả cƣờng độ và quy mô. NBD là yếu tố BĐKH đáng lo ngại nhất đối với Cát Hải. - Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão lũ, ngập lụt, hạn hán, xói lở bở biển và trở nên khắc nghiệt và bất thƣờng hơn, đặc biệt là bão. 2. Hệ sinh thái – xã hội đảo Cát Hải, huyện Cát Hải đang chịu tác động mạnh mẽ từ BĐKH, gây ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng, đặc biệt là kinh tế mà trọng tâm là sinh kế hộ. Những tác động chính bao gồm: Về tự nhiên, BĐKH và NBD làm suy giảm diện tích và chất lƣợng rừng ngập mặn, gây xói lở ven đảo với mức độ gia tăng hàng năm, gây xâm nhập mặn mở rộng làm mặn hóa nguồn nƣớc ngọt và gia tăng hạn hán. Về mặt xã hội, BĐKH gây thiệt hại về sức khỏe cộng đồng và ảnh hƣởng tiêu cực đến các lĩnh vực kinh kế chính của địa phƣơng trong đó r nét nhất là sinh kế hộ gia đình do phần lớn sinh kế của ngƣời dân phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu và các hệ sinh thái tự nhiên: giảm diện tích và sản lƣợng trồng trọt – chăn nuôi, gia tăng rủi ro cho nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, thu hẹp ngƣ trƣờng đánh bắt ven bờ, nguy cơ mất nghề làm muối,… dẫn đến ngƣời dân giảm thu nhập, gia tăng thất nghiệp, phải chuyển đổi nghề và tìm công việc ở xa. Ngoài ra, BĐKH còn tác động xấu đến vệ sinh môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân. Làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh các bệnh truyền nhiễm. Nhìn từ góc độ giới, BĐKH tác động đến quyền ra quyết định trong lập kế hoạch và ứng phó với tác động của BĐKH của phụ nữ, đến sinh kế, đến sức khỏe của phụ nữ, ngƣời già và trẻ em. 88 3. Sinh kế của ngƣời dân trên đảo Cát Hải, đặc biệt là ngƣời nghèo đang trở nên khó khăn hơn và gia tăng nguy cơ rủi ro do bị tác động đồng thời từ những ảnh hƣởng của BĐKH và áp lực từ những thay đổi về mục đích sử dụng đất theo Quy hoạch phát triển KT-XH mới của huyện Cát Hải giai đoạn 2016 – 2025. Tác động kép này gây ra sự xáo trộn trong phát triển sinh kế, tạo xu hƣớng chuyển đổi nghề trong khi thiếu đào tạo nghề và thiếu định hƣớng nghề nghiệp, một số sinh kế truyền thống có nguy cơ xóa sổ do mất đất sản xuất, thiên tai gia tăng và khó khăn từ thị trƣờng (nghề làm muối, nghề khai thác thủy sản ven bờ, chế biến hải sản khô…). 4. Năng lực ứng phó BĐKH của địa phƣơng huyện Cát Hải ở mức thấp dẫn đến khả năng rủi ro cao, lý do: Thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng (nhà cửa, đƣờng giao thông, hệ thống cấp – thoát nƣớc, y tế, vị trí tách biệt đất liền); kiến thức, trình độ ngƣời dân hạn chế, thiếu thông tin; Tài nguyên tự nhiên tiếp tục suy thoái và có nguy cơ cạn kiệt (rừng ngập mặn, thủy sản ven bờ…); Sinh kế ngƣời dân bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thiếu vốn dẫn đến thu nhập không ổn định, gia tăng hiện tƣợng chuyển đổi nghề nghiệp và mất nghề truyền thống, chính quyền thiếu ngân sách cho việc trang bị phƣơng tiện và năng lực ứng phó thiên tai; Thiếu cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho địa phƣơng hải đảo ứng phó BĐKH, áp lực từ Quy hoạch phát triển mới, địa phƣơng (huyện Cát Hải) chƣa xây dựng đƣợc Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và quản lý RRTT. 5. Phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH và phù hợp với định hƣớng quy hoạch phát triển chung của Thành phố là yếu tố quan trọng nhất nhằm tăng cƣờng năng lực ứng phó của cộng đồng với BĐKH và tiến tới phát triển bền vững. Các giải pháp cho sinh kế thích ứng có sự kết hợp giữa kiến thức khoa học với kinh nghiệm địa phƣơng, phù hợp với đặc trƣng địa lý, cảnh quan, văn hóa của vùng, có sự liên hệ, gắn kết với các vùng xung quanh (tính liên vùng), đồng thời tận dụng các cơ hội mới về thể chế chính sách, chiến lƣợc ƣu tiên của nhà nƣớc cho các vùng đặc thù nhƣ vùng biển hải đảo, vùng sâu vùng xa… 6. Kế hoạch phát triển sinh kế thích ứng BĐKH đề xuất cho địa bàn nghiên cứu bao gồm 6 giải pháp can thiệp (nhƣ đã trình bày ở trên), tập trung vào: thay đổi cơ cấu giống phù hợp, tăng cƣờng kỹ thuật và áp dụng công nghệ sinh học, nâng cao nhận thức về BĐKH, áp dụng chuỗi giá trị trong sản xuất và đào tạo nghề để hỗ trợ ngƣời chuyển đổi nghề nghiệp. 89 7. Cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển, đặc biệt là trong ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững. Sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng ven biển, bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi BĐKH. Do vậy, sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và phát huy cách tiếp cận liên ngành dựa vào hệ sinh thái là rất cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá, lập và thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển, ứng phó cho địa phƣơng. Khuyến nghị 1. Chính quyền địa phƣơng huyện Cát Hải và 3 xã, thị trấn địa bàn nghiên cứu có kế hoạch đánh giá tổng thể hàng năm tác động của BĐKH đến địa bàn và lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phƣơng; Cần tham vấn ý kiến chuyên gia và huy động nguồn lực, công cụ của các tổ chức phi chính (NGOs) đang hoạt động trên địa bàn trong việc đánh giá và lập kế hoạch cũng nhƣ triển khai các giải pháp ứng phó BĐKH, đặc biệt là sinh kế. 2. Tăng cƣờng sự liên kết, phối hợp giữa các “bên liên quan” trong quá trình nghiên cứu, triển khai các hoạt động liên quan đến BĐKH, PTBV tại địa phƣơng: các nhà khoa học, chính quyền, NGO, doanh nghiệp, cộng đồng. 3. Địa phƣơng tham khảo các kết quả nghiên cứu và đề xuất trong luận văn này khi đánh giá tác động của BĐKH và lập kế hoạch quản lý RRTT và ứng phó BĐKH cho địa phƣơng. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong Nông nghiệp, Nông thôn đến năm 2020. NXB Nông nghiệp. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009). Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam. Hà nội, tháng 6-2009. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Chƣơng trình SEMLA (Nguyễn Đức Ngữ và Trƣơng Quang Học biên soạn) (2009). Nâng cao nhận thức về BĐKH và bảo vệ môi trường vùng ven biển. Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010). Báo cáo môi trường quốc gia 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Hà Nội, 2010. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012). Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam, Hà Nội. 7. Bộ Thủy sản (2007). Tác động của BĐKH đến nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Báo cáo trình bày tại Hội thảo về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững. Hà Nội, 22-23/5/2007. 8. Lê Trọng Cúc (1995). Một số vấn đề về sinh thái nhân văn ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp. 9. Nguyễn Thị Kim Cúc (2011). Thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của NBD – Nghiên cứu ở ĐBSH. Báo cáo Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Đất ngập nƣớc Biến đổi khí hậu”. 10. Vũ Cao Đàm (1999). Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Bài giảng cho các lớp Cao hoc, ĐHQG Hà Nội. 11. Vũ Cao Đàm (2008). Giáo trình Phƣơng pháp luận Nghiên cứu khoa học. NXB Thế giới. 12. Nguyễn Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012). Biến đổi khí hậu và Sinh kế ven biển, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 13. Hoàng Thị Ngọc Hà (2013). Báo cáo Đánh giá sinh kế thích ứng BĐKH khu vực ven biển Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng. Dự án “Tăng cƣờng quan hệ đối tác nhằm giảm nhẹ RRTT và ứng phó BĐKH cho cộng đồng khu vực ĐBSH ”. MCD. 14. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014a). “Nghiên cứu và Triển khai sinh kế thích ứng tại Thành phố Hải Phòng”. Báo cáo khoa học tại Hội nghị liên ngành Biến đổi khí hậu năm 2014. Khoa Sau Đại học, ĐHQGHN, Hà Nội, 12/2014. 91 15. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014b). Báo cáo Đánh giá Chi phí - Lợi ích (CBA) sinh kế thích ứng BĐKH thuộc dự án “Tăng cƣờng quan hệ đối tác nhằm giảm nhẹ RRTT và ứng phó BĐKH cho cộng đồng khu vực ĐBSH”. MCD. 16. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014c). Báo cáo nghiên cứu đánh giá sinh kế thích ứng BĐKH dự án HRCD: Tp. Hải Phòng tăng cƣờng năng lực ứng phó BĐKH và Giảm nhẹ RRTT. World Vision. 17. Hoàng Thị Ngọc Hà (2014d). Báo cáo tập huấn TOT và Đánh giá HVCA - dự án HRCD: Tp. Hải Phòng tăng cƣờng năng lực ứng phó BĐKH và Giảm nhẹ RRTT. World Vision. 18. Hoàng Thị Ngọc Hà và ECODE (2014e). Tài liệu hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án, và, Tài liệu hướng dẫn tập huấn TOT và đánh giá HVCA. Tài liệu biên soạn cho dự án HRCD của World Vision. 19. Hoàng Thị Ngọc Hà, Guevara, J. R. và Hoàng Minh Đức (2011). Hiểu biết và ứng phó với biến đổi khí hậu – Cộng đồng chung tay hành động. UNESCO. NXB Giáo dục. 20. Hoàng Thị Ngọc Hà và Trƣơng Quang Học, 2015. Nghiên cứu và triển khai phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại Tp. Hải Phòng. Tạp chí Môi trƣờng, Số 2.2015 (đang in, đã nhận đăng - accepted, ngày 06.1.2015). 21. Đào Xuân Học (2009). Báo cáo Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 22. Trƣơng Quang Học (2003). Đa dạng sinh học và Bảo tồn. Bộ TN & MT. 23. Trƣơng Quang Học (2007). Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Tạp chí Bảo vệ Môi trƣờng, Số 7, 2007. 24. Trƣơng Quang Học (2008a). Từ phát triển đến phát triển bền vững – nhìn từ góc độ giáo dục và nghiên cứu khoa học. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Khoa học phát triển – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Hà Nội. 25. Trƣơng Quang Học (2008b). Hệ sinh thái trong phát triển bền vững. Trong Sách “20 năm Việt Nam học theo hƣớng liên ngành. NXB Thế giới, Hà Nội. 26. Trƣơng Quang Học (2011a). Biến đổi toàn cầu – cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo. Trong Sách “Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng - 25 năm Xây dựng và Phát triển”. 27. Trƣơng Quang Học (2011b). Tài liệu đào tạo tập huấn viên về Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 28. Trƣơng Quang Học (2011c). Tác động của BĐKH lên đất ngập nước. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Đất ngập nƣớc Biến đổi khí hậu”. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 92 29. Trƣơng Quang Học (2012). VIỆT NAM: Thiên nhiên, Môi trường và Phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 30. Trƣơng Quang Học (2013). Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao Sức chống chịu trƣớc BĐKH. Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, 2013. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 31. Trƣơng Quang Học (chủ biên) (2014). Ứng phó với BĐKH trong Năng lượng và Giao thông: HỎI - ĐÁP. ADB-TA7779 VIE. 32. Trƣơng Quang Học và Trần Đức Hinh (2008). BĐKH và các bệnh do vectơ truyền. Báo cáo trình bày tại Hội nghị Côn trùng học lần thứ 6, Hà Nội, 5/2008. 33. Trƣơng Quang Học và Nguyễn Đức Ngữ (2011). Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 34. Trƣơng Quang Học, Phạm Đức Thi và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011). Hỏi và Đáp về Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 35. Quốc hội nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, (2013). Luật Phòng chống thiên tai. 36. IPCC (2007). Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVBĐKH: Nhóm I: Khoa học vật lý về biến đổi khí hậu, Nhóm II: Tác động, thích ứng và khả năng bị tổn thương, Nhóm III: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu. 37. IUCN (Edited by Shepherd và Ly Minh Đăng), (2008). Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam/ IUCN. 38. Nguyễn Quang Khải, Lƣu Thị Toán, Nguyễn Thị Lan Anh, Trịnh Vân Hƣơng, Nguyễn Quang Tuân, Lê Thị Phƣợng, Hoàng Thị Ngọc Hà và Vũ Thị Thúy Hằng, (2013). Tìm hiểu về Vai trò của sinh kế nuôi bò sữa với giảm thiểu biến đổi khí hậu tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, Hà Nội, 11/2013. 39. Mai Văn Khiêm và cs. (2014). Nghiên cứu xây dựng Atlas khí hậu và BĐKH Việt Nam, Chƣơng trình Khoa học và Công nghệ phục vụ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và BĐKH. 40. Thái Thành Lƣợm và cs. (2008). Đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên KTXH vùng biển Hà Tiên – vịnh Cây Dương (Kiên Giang). 41. Vũ Quang Mạnh (2011). Môi trường và Con người – Sinh thái học nhân văn. NXB Đại học Sự phạm Hà Nội. 42. MCD (2013). Báo cáo dự án Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của các cộng đồng ven biển Việt Nam. 43. Ngân hàng thế giới (2008a). Thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu: Cẩm nang về 93 giảm nhẹ khả năng bị tổn thương trước thiên tai. NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 44. Ngân hàng thế giới (2013). Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế thế giới năm 2013. The World Bank. 45. Kim Thị Thúy Ngọc (2013). Lồng ghép cách tiếp cận thích ứng dựa vào HST trong các chính sách và chiến lược BĐKH, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc BĐKH”. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 46. Nguyễn Đức Ngữ (2008). Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 47. Mai Trọng Nhuận (2004). Nghiên cứu, đánh giá mức độ bị tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 48. Mai Trọng Nhuận (2009). Điều tra đánh giá tài nguyên–môi trường các vũng vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 49. Nghị quyết 09 - NQ/ TW ngày 9-2-2007 Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 50. Nguyễn Xuân Nghĩa (2010). Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội. NXB Phƣơng Đông. 51. Nguyễn Văn Quân và Chu Thế Cƣờng (2013). Đánh giá hiện trạng và tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái biển tiêu biểu trước tác động của BĐKH tại Khu DTSQ quần đảo Cát Bà, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc BĐKH”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 52. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tp. Hải Phòng (2012). Báo cáo dự án Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD của Tp. Hải Phòng đến năm 2015. 53. Nguyễn Văn Sửu (2010). Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo. Tạp chí Dân tộc học, số 2-2010. 54. Phan Văn Tân (2010). Nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nƣớc thuộc Chƣơng trình KC08.13/06-10, Hà Nội. 55. Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành (2012). BĐKH ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức, cơ hội trong hội nhập quốc tế. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về nâng cao sức chống chịu trƣớc BĐKH, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 56. Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết (2013). Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực Nông nghiệp và giải pháp ứng phó. NXB Nông nghiệp. 94 57. Hoàng Trung Thành (2010). Nghiên cứu đặc điểm biến thiên mực nước biển ven bờ Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng. 58. Dƣ Văn Toán (2013). Một số vấn đề về san hô thế giới trong bối cảnh BĐKH và đề xuất cho vùng biển Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc BĐKH”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 59. Tổng cục Môi trƣờng (2011). Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn và sự dâng cao mực nước biển do BĐKH có nguy cơ gây tổn thương TN-MT vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh và ứng phó, Tổng cục Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. 60. Nguyễn Hoàng Trí (2007). Giáo trình Sinh thái nhân văn. NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 61. Nguyễn Hoàng Trí (2012). Nghiên cứu và đề xuất phương pháp đánh giá nhanh tính kết nối sinh thái của các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc BĐKH”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 62. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, ĐHQG Hà Nội, (2000). Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng. NXB Nông nghiệp. [Sách dịch: IIRR, 1998. Participatory methods in community-based coastal resource management. 3 vols by the International Ínstitute of Rural Reconstruction Silang, Cavite 4118, Philippine]. 63. TTCP- QĐ số 1474/QĐ-TTg (2012) Về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020, Việt Nam. 64. TTCP- QĐ số 403/QĐ-TTg (2014) Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020, Việt Nam. 65. TTCP- QĐ số1438/QĐ-TTg (2013). Về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Tp. Hải Phòng đến năm 2025. 66. Võ Hồng Tú và cs. (2012). Đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ ảnh hưởng bởi lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. 67. Lê Anh Tuấn, Hoàng Thị Thủy và V Văn Ngoan (2010). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế người dân đồng bằng Sông Cửu Long, Báo cáo tại Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 6, năm 2010. 68. UBND huyện Cát Hải/Phòng NN và PTNT (2014). Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, công tác thuỷ lợi và PCLB&TKCN 9 tháng đầu năm 2014. 95 69. UBND huyện Cát Hải/Phòng NN và PTNT (2013). Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, công tác thuỷ lợi và PCLB&TKCN năm 2013, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2014. 70. UBND thành phố Hải Phòng (2013). Quy hoạch phát triển KT-XH huyện Cát Hải giai đoạn 2016 – 2020. 71. UBND xã Hoàng Châu, xã Văn Phong và thị trấn Cát Hải (2013). Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ Phát triển Kinh tế - xã hội năm 2013 và Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2014. 72. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2011). Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng. NXB Tài nguyên-Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam. 73. Kỷ Quang Vinh (2013). Giới thiệu về Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC và Một số thông tin liên quan. Văn phòng công tác BĐKH (CCCO) Cần Thơ. 74. http://baodientu.chinhphu.vn/The-gioi-va-Viet-Nam/Doan-Viet-Nam-du-Hoi-nghicua-LHQ-ve-bien-doi-khi-hau/214878.vgp. 75. http://bienvabo.vnweblogs.com/post/11484/177572. Tóm tắt các kết luận của “Báo cáo Stern”. Tiếng Anh 76. Adger, W.N. (1999). Social vulnerability to climate change and extremes in coastal Vietnam. World Development. 27, 249-269. 77. Badjeck, M.C.; Allison, E.H.; Halls, A.S. and Dulvy, N.K., (2010). Impacts of climate variability and change on fishery-based livelihoods. Bangladesh. Marine Policy. 34, 375-383. 78. Bennett, N.J.; Dearden, P. (2014). Why local people do not support conservation: Community perceptions of marine protected area livelihood impacts, governance and management in Thailand. Marine Policy. 44, 107-116. 79. CARE (2013). Report on Livelihoods Approach Adaptation to Climate Change. 80. Carney, D. (1998). Sustainable rural livelihoods, Russell Press Ltd, Nottingham. 81. Chaudhry, P. and Ruysschaert, G. (2007). Climate Change and Human Development in Viet Nam: A Case Study. Paper produced to UNDP Human Development Report 2007/2008 Finghting climate change: Human solidarity in a divided world. 82. DFID (1999). Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance 83. DFID (2007). Land: Better access and secure rights for poor people, at (http://www.dfid.gov.uk/pubs/files/LandPaper2007.pdf). 84. Dolan, A.H. and I.J. Walker (2004). Understanding vulnerability of coastal communities to climate change-related risks, Journal of Coastal Research Vol 39, pages 1317-1324. 96 85. ELAN (Ecosystem and Livelihood Apdaptation Network)/CARE (2011). Communitybased Mangrove Reforestation and Management in Da Loc, Vietnam. 86. Environment (2002). Coastal and marine ecosystems & Global climate change. 87. Hanstad, T.; Robin, N. and Jennifer, B. (2004). Land and livelihoods: Making land rights real for India’s rural poor, LSP working paper 12, Food and Agriculture Organization Livelihood Support Program. 88. Hoang Thi Ngoc Ha, Wild, R. and Vu Thuc Hien., (2014). Guideline for Facilitator and Developer in developing the Community Action Plan. UNESCO/SAMSUNG project. 89. IUCN (2006). Managing Mangroves for Resilience to climate change. IUCN Resilience Science Group Working Paper Series - No 2. 90. MEA/ Millennium Ecosystem Assessment (2005). Ecosystems and Human Wellbeing: Synthesis. Island Press, Washington, DC. 91. Michel, D.; Pandya, A. (2010). Coastal Zones and Climate Change. The Henry L. Stimson Center. 92. Nicholas Stern (2007). The Stern Review on the Economics of Climate Change, The Stern Review. 93. Ramasamy, K. et al. (2011). Applying a Climate Disaster Resilience Index (CDRI) to enhance planning decision in Chennai, India. 94. UN Vietnam, OXFAM (2009). Responding to Climate Change in Viet Nam: Opportunities for Improving Gender Equality. A policy discussion paper. Hanoi, 95. UNDP (2006). Human Development Report 2006: Power, Poverty and global water crisis. UNDP. 96. UNESCO (2011). For life, for the future Biosphere reserves and climate change - A collection of good practice case studies. 97. USAID (2009). Adapting to coastal Climate change: A Guide Book for Development Planner. 98. Westerman, K.; Oleson, K.L.L. and Harris, A.R. (2012). Building Socio-ecological Resilience to Climate Change through Community-Based Coastal Conservation and Development: Experiences in Southern Madagascar. Western Indian Ocean J. Mar. Sci. Vol. 11, No. 1. 99. World Bank (2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis, World Bank Policy Research Working Paper, February 2007. 100. World Bank (2010). Convenient Solution to an Inconvenient Truth: Ecosystem-Based Approaches to Climate Change. The World Bank. 97 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các công cụ đã sử dụng để thu thập thông tin và đánh giá 1. Công cụ ma trận 5*5 – CDRI (Climate Disaster Resilient Index) 2. Nhóm công cụ PRA o Quan sát trực tiếp (theo nhóm) o Phỏng vấn sâu có định hƣớng (hộ gia đình và cá nhân) o Tham vấn: lãnh đạo chính quyền, chuyên gia, cơ quan chuyên môn và ngƣời có kinh nghiệm o Bản đồ hiểm họa/thiên tai o Lịch mùa vụ/sinh kế o Hồ sơ lịch sử thiên tai o Sơ đồ Venn o Phân tích SWOT o Xếp hạng các yếu tố tác động đến sinh kế 3. Nhóm công cụ ma trận tổng hợp o o o o o Bảng đánh giá nguồn lực tài chính (dùng chung cho các nhóm nghề) Bảng phân tích rủi ro và bất ổn đối với nghề/ nhóm nghề Bảng xếp hạng ƣu tiên các sinh kế cần can thiệp, hỗ trợ Bảng khảo sát nhu cầu đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm Bảng đánh giá xu hƣớng chuyển đổi nghề 98 Phụ lục 2: Ví dụ về một trong ba mẫu phiếu điều tra sử dụng trong đánh giá tác động BĐKH và thực trạng sinh kế hộ trên đảo Cát Hải Mẫu 2: BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN VỀ KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SINH KẾ KHU VỰC VEN BIỂN TRONG BỐI CẢNH BĐKH (Địa bàn: Xã Hoàng Châu, xã Văn Phong, thị trấn Cát Hải – huyện Cát Hải – Tp. Hải Phòng) Họ và tên ngƣời đƣợc phỏng vấn:............................................................................................ Địa chỉ: ........................................................................................................…….................... Họ và tên cán bộ phỏng vấn: ............... Hoàng Thị Ngọc Hà................................................... PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG Họ và tên chủ hộ:…………………………............................ Điện thoại: ……………............................................ Trình độ học vấn:……………………............. Tuổi.......................................Nam/nữ.............................................. Đ.c: Khu phố/thôn:…………… Xã/phƣờng/thị trấn:…............... Quận/huyện:…………… Tỉnh/Tp...................... Họvà tên cán bộ phỏng vấn.......……………............................................................................................................. 1. Số nhân khẩu của hộ 2. Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động 3. Số ngƣời trong độ tuổi lao động (nam 15 – 60 tuổi; nữ 15 – 55 tuổi) 4. Số trẻ em trong gia đình (dƣới 15 tuổi) a. Số lao động nam: ….b. Số lao động nữ:…… 5. Số ngƣời già trong gia đình (trên 55 tuổi) 6. Số ngƣời đóng bảo hiểm y tế trong gia đình PHẦN II. TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 7. Về kinh tế, gia đình thuộc đối tƣợng hộ: a. Khá giả b. Trung bình c. Cận nghèo d. Nghèo 8. Những hoạt động kinh tế của gia đình? a. Nông nghiệp e. Nuôi trồng thủy sản f. Đánh bắt thủy sản g. Diêm nghiệp ☐ ☐ ☐ ☐ Xếp thứ tự cho thu nhập cao – thấp (xếp theo 1,2,3…) ☐ a. Nông nghiệp ☐ ☐ b. Nuôi trồng thủy sản ☐ ☐ c. Đánh bắt thủy sản ☐ d. Diêm nghiệp ☐ ☐ 99 h. Chăn nuôi ☐ e. Chăn nuôi ☐ i. Kinh doanh ☐ f. kinh hoanh ☐ j. Dịch vụ ☐ g. Dịch vụ ☐ ☐ h. Khác ……………………… ☐ k. Khác ………………………… 9. Quy mô sản xuất (diện tích, số lƣợng) a. Nông nghiệp Diện tích: ……………………… b. Nôi trồng thủy sản Diện tích:………………………. c. Đánh bắt thủy sản Số tàu:………………………….. d. Diêm nghiệp Diện tích:………………………. e. Chăn nuôi f. Số lƣợng …....…loại vật nuôi…………… Kinh doanh g. Dịch vụ h. Khác ……………………………… 10. Phƣơng thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Lớn ☐ vừa ☐ nhỏ ☐ Lớn ☐ vừa ☐ nhỏ ☐ Lớn ☐ vừa ☐ khác…………… nhỏ ☐ Phƣơng thức sản xuất a. Nông nghiệp Truyền thống, lạc hậu ☐ Áp dụng khoa học kỹ thuật ☐ Khác (ghi rõ) b. Nuôi trồng thủy sản Quảng canh ☐ Áp dụng khoa học kỹ thuật ☐ Khác (ghi rõ) c. Đánh bắt thủy sản ☐ Xa bờ ☐ ☐ Hợp tác xã ☐ Kinh doanh 100 ……………… …… Truyền thống, lạc hậu ☐ Áp dụng khoa học kỹ thuật ☐ Khác (ghi rõ) f. ……………… …… Đơn lẻ Khác (ghi rõ) e. Chăn nuôi ……………… …… Gần bờ Khác (ghi rõ) d. Diêm nghiệp ……………… …… ……………… …… Cá thể ☐ Tập thể ☐ Khác (ghi rõ) g. Dịch vụ ……………… …….. Cá thể ☐ Tập thể ☐ Khác (ghi rõ) ……………… …… ……………… …… h. Khác Khó khăn trong sản xuất kinh tế: 11. Những khó khăn trong sản xuất kinh tế: a. Nông nghiệp a.1. Thiếu giống mới, phân bón a.1. ☐ a.2. Thiếu nguồn nhân lực a.2. ☐ a.3. Thiếu vốn a.3. ☐ a.4. Thiếu khoa học kỹ thuật a.4. ☐ a.5. Bị thiên tai tác động nhiều a.6. Khác (ghi rõ)………….. a.6. ……………… … b.1. Thiếu giống, thức ăn. b.1. ☐ b.2. Thiếu nhân lực b.2. ☐ b.3. Thiếu vốn b.3. ☐ b.4. Thiếu khoa học kỹ thuật b.4. ☐ b.5. Thiếu thị trƣờng b. Nuôi trồng thủy sản a.5. ☐ b.6. Ô nhiễm môi trƣờng b.7. Dịch bệnh nhiều b.8. Bị thiên tai tác động b.9. Khác (ghi rõ)……………. b.5. ☐ b.6. ☐ b.7. ☐ b.8. ☐ b.9. ……………… c. Đánh bắt thủy sản c.1. Thiếu nhân lực c.1. ☐ c.2. Thiếu phƣơng tiện c.2. ☐ c.3. Thiếu dụng cụ đánh bắt c.3. ☐ c.4. Thiếu vốn c.4. ☐ c.5. Thiếu nhiên liệu c.5. ☐ c.6. Thiên tai tác động c.7. Khác(ghi rõ)…………… d. Làm muối 101 c.6. ☐ c.7. ……………… d.1. Thiếu nhân lực d.1. ☐ d.2. Thiếu diện tích d.2. ☐ e. Chăn nuôi d.3. Thiếu thị trƣờng tiêu thụ d.3. ☐ d.4. Thiên tai tác động nhiều d.4. ☐ d.5. Khác(ghi rõ)…………… d.5………… …...... e.1. Thiếu con giống e.1. ☐ e.2. Thiếu khoa học kỹ thuật e.2. ☐ e.3. Dịch bệnh nhiều e.3. ☐ e.4. Thiếu vốn e.4. ☐ e.5. Thiếu thị trƣờng tiêu thụ e.5. ☐ e.6. Thiên tai tác động e.6. ☐ e.7. Khác(ghi rõ)……………. f. Kinh doanh g. Dịch vụ e.7. ……………… f.1. Thiếu nguồn cung hàng f.1. ☐ f.2. Thiếu vốn f.2. ☐ f.3. Thiếu nhân lực f.3. ☐ f.4. Khác(ghi rõ) ……………. f.4…………… …. g.1. Thiếu nguồn cung g.1. ☐ g.2. Thiếu vốn g.2. ☐ g.3. Thiếu nhân lực g.3. ☐ g.4. Khác(ghi rõ) ……………. g.4. ☐ 12. Các loại thiên tai xuất hiện tại địa phƣơng? a. Bão, áp thấp nhiệt đới ☐ Thƣờng xuyên ☐ Ít ☐ Hiếm khi b. Ngập lụt ☐ Thƣờng xuyên ☐ Ít ☐ Hiếm khi c. Lốc tố, giông sét, mƣa đá ☐ Thƣờng xuyên ☐ Ít ☐ Hiếm khi d. Nắng nóng kéo dài ☐ Thƣờng xuyên ☐ Ít ☐ Hiếm khi e. Rét đậm, rét hại ☐ Thƣờng xuyên ☐ Ít ☐ Hiếm khi Sƣơng muối ☐ Thƣờng xuyên ☐ Ít ☐ Hiếm khi ☐ Ít ☐ Hiếm khi f. g. Xâm nhập mặn ☐ Thƣờng xuyên h. Sạt lở đất ☐ Thƣờng xuyên Khác (ghi r )……………… ☐ Thƣờng xuyên a. Bão, áp thấp nhiệt đới ☐ b. Ngập lụt ☐ Chú ý: xếp theo thứtừ1,2,3.. theo mức độ bị i. 13. Xếp theo thứ tự bị tác động từ cao đến thấp c. Lốc tố, giông sét, mƣa đá ☐ 102 ☐ Ít ☐ Ít ☐ ☐ Hiếm khi Hiếm khi d. Nắng nóng ☐ e. Rét đậm rét hại ☐ Sƣơng muối ☐ g. Xâm nhập mặn ☐ h. Sạt lở đất ☐ f. i. Khác (ghi r )……………… tác động (mạnh, yếu) ☐ 14. Loại hình thiên tai nào ảnh hƣởng đến các hoạt động kinh tế của gia đình? Ảnh hƣởng đến hoạt động kinh tế nào của gia đình? Mức độ ảnh hƣởng (nặng, nhẹ, BT). a. Bão, áp thấp nhiệt đới a. Ngập lụt b. Lốc tố, giông sét, mƣa đá c. Nắng nóng d. Rét đậm rét hại e. Sƣơng muối f. Xâm nhập mặn g. Sạt lở đất h. Khác (ghi r )……………… 15. Gia đình hiện có vay vốn ngân hàng không? Vay ngân hàng nào? a. Không ☐ b. Có ☐ 16. Địa phƣơng (xã, huyện) có những chính sách gì hỗ trợ cho các hộ gia đình phát triển kinh tế? ...................................................................................................................................................................... . ...................................................................................................................................................................... . ...................................................................................................................................................................... . 17. Gia đình có muốn chuyển đổi nghề/ hoạt động sinh kế nào hiện nay không? a. Không ☐ c. Có ☐ 18. Nếu chuyển nghề thì chuyển sang nghề gì? Công việc gì ? ....................................................................... ....................................................................... 103 Nếu có, vì sao ? Nếu “Không”, chuyển sang câu 19. Tại sao lại chọn nghề đó? ................................................................ .......... ................................................................ ......... 19. Hiện gia đình có tham gia vào dự án hỗ trợ nào không? b. Không ☐ d. Có ☐ 20. Nếu có, dự án đó hỗ trợ gia đình những gì? Dự án của tổ chức, cơ quan nào? Hỗ trợ theo hình thức nào? a. Con giống ☐ c. b. Cây giống ☐ d. c. Tập huấn kỹ thuật ☐ e. d. Phân bón ☐ f. e. Tập huấn nâng cao nhận thức ☐ g. f. Trang thiết bị, dụng cụ sản suất. ☐ h. g. Bao bì (dán nhãn...), đóng gói ☐ i. h. Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm ☐ j. i. Thu mua sản phẩm ☐ k. j. Đào tạo nghề, hƣớng nghiệp. ☐ l. k. Giới thiệu việc làm (đến doanh nghiệp) ☐ m. 21. Nếu tƣơng lai có chƣơng trình, hoạt động hỗ trợ kinh tế/ sinh kế gia đình theo hƣớng thích ứng, chống chịu tốt hơn với các rủi ro thiên tai, gia đình muốn đƣợc hỗ trợ gì? (liệt kê theo mức độ, thứ tự cần thiết; không có hỗ trợ tài chính) Hỗ trợ, giúp đỡ cái gì? a. Theo hình thức nào? b. c. d. 22. Ý kiến, chia sẻ, bổ sung thêm của gia đình? ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! CHỦ HỘ CÁN BỘ ĐIỀU TRA (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) 104 Phụ lục 3: Một số hình ảnh hoạt động Đánh giá tác động của thiên tai/ BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên - xã hội và sinh kế của 3 xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải Phỏng vấn lãnh đạo UBND thị trấn Cát Hải về Quy hoạch xây dựng cảng Đình Vũ và thay đổi sử dụng đất trên đảo Cát Hải. Phỏng vấn hộ gia đình làm nghề đánh bắt thủy sản tại xã Hoàng Châu Khu vực giáp đê ven biển thuộc thị trấn Cát Hải thường xuyên bị ngập vào mùa mưa Khảo sát các khu vực hiểm họa/ thường xuyên ngập lụt khi có mưa bão tại thị trấn Cát Hải Khảo sát sinh kế chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán nhỏ trên đảo Cát Hải 105 2/3 khu ruộng muối xã Văn Phong hiện bỏ hoang Một số kết quả thảo luận đánh giá tác động của thiên tai/ BĐKH đến các hệ sinh thái tự nhiên - xã hội và sinh kế 3 xã Hoàng Châu, Văn Phong và thị trấn Cát Hải 106 THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Hoàng Thị Ngọc Hà Điện thoại: 0982 355 278 Địa chỉ email: hoangha.hlvn@gmail.com Đơn vị công tác: Ủy ban MAB Việt Nam 107 [...]... của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Nghiên cứu đƣợc triển khai tại của huyện đảo Cát Hải nhƣng tập trung chủ yếu tại 3 xã, thị trấn (case study) gồm xã Hoàng Châu, xã Văn Phong và thị trấn Cát Hải nằm trên đảo Cát Hải 2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đƣợc diễn biến, biểu hiện và tác động của BĐKH tại địa bàn nghiên cứu - Đánh giá. .. trồng thủy hải sản…) và hệ xã hội (chủ yếu là sinh kế và cơ sở hạ tầng…); Đánh giá tính (nguy cơ) dễ bị tổn thƣơng của hệ sinh thái - xã hội (lấy trọng tâm là sinh kế) ; Đánh giá năng lực thích ứng thể hiện qua các nguồn lực, chính sách và tổ chức - Sinh kế: tập trung vào các loại sinh kế chính hiện tại và đề xuất giải pháp can thiệp hỗ trợ phát triển sinh kế thích ứng BĐKH 5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên... tiếp cận thích ứng dựa vào cộng đồng, kết hợp với sử dụng Khung sinh kế bền vững DFID, và những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp, Luận văn, lần đầu tiên đã đánh giá đƣợc một cách toàn diện tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội của 3 xã, thị trấn của huyện đảo Cát Hải và đề xuất đƣợc các giải pháp phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH cho cộng đồng địa phƣơng  Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài... logic và hệ thống với nhau nhằm tập trung vào các nội dung nghiên cứu chính là: Tác động của BĐKH, hệ sinh thái – xã hội, tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng, sinh kế và sinh kế thích ứng, cụ thể: Biến đổi khí hậu (Climate change): Theo IPCC, BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó,... nhƣ huyện Tiên Lãng, đảo Cát Bà, đảo Cát Hải, Đồ Sơn Đã có một số dự án, nghiên cứu về tác động của BĐKH và NBD đến Tp Hải Phòng, về vấn đề ngập lụt, (Nguyễn Văn Quân và Chu Thế Cƣờng, 2013; Hoàng Trung Thành, 2010; Tổng cục Môi trƣờng, 2011) Năm 2012, Sở TN và MT Tp Hải Phòng đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD của Tp Hải Phòng đến năm 2025 Tại khu vực huyện đảo Cát Hải của Tp Hải. .. dụng Khung sinh kế bền vững DFID để nghiên cứu thì sẽ đánh giá đƣợc tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của địa phƣơng Nếu đánh giá đƣợc tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của địa phƣơng thì sẽ đề xuất đƣợc các giải pháp sinh kế thích ứng phù hợp cho cộng đồng nhằm ứng phó với BĐKH 6 Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa khoa học: Theo các cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái và cách... động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội của 3 xã, thị trấn ven biển trên đảo Cát Hải và các nguồn lực, khả năng ứng phó của địa phƣơng, từ đó nghiên cứu giải pháp phát triển sinh kế thích ứng trong bối cảnh BĐKH và địa phƣơng đang có những thay đổi về quy hoạch phát triển KT-XH (Hình 1.2) 11 Hình 1.2 Sơ đồ tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu – triển khai đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất. .. chịu và giải pháp tăng cƣờng sức chống chịu của hệ sinh thái - xã hội của các vùng hải đảo trƣớc tác động của BĐKH 1.2.3 Nghiên cứu tại Hải Phòng và huyện Cát Hải Hải Phòng không chỉ là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, mà còn là một trong những vùng kinh tế năng động nhất của cả nƣớc Hải Phòng nằm sát ven biển, thuộc khu vực ĐBSH và là một trong những tỉnh/thành thƣờng xuyên chịu tác động bất lợi của. .. trình phát triển ƣu tiên khác mà trọng tâm là phát triển KT-XH Ở quy mô nhỏ hơn, cụ thể là đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, Tp Hải Phòng, phạm vi nghiên cứu của luận văn này, BĐKH và NBD đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu đánh giá toàn diện và hệ thống Mục đích chính của luận văn là đánh giá đƣợc các biểu hiện, tác động. .. 2007” của IPCC, chiến lƣợc giảm nhẹ BĐKH cũng nhƣ chiến lƣợc thích ứng đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH Do đó, nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, nguy cơ tổn thƣơng nhằm có giải 10 pháp ứng phó kịp thời là rất cần thiết Để thích ứng với BĐKH cần phải lƣờng trƣớc đƣợc tác động của BĐKH sẽ gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với từng đối tƣợng cụ thể Muốn đánh giá đƣợc tác động của nó cần phải ... NGỌC HÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN CÁT HẢI, TP HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã... chọn đề tài cho Luận văn tốt nghiệp Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Nghiên cứu đƣợc triển khai huyện đảo Cát. .. giá tác động BĐKH phát triển sinh kế thích ứng cho huyện Cát Hải (Nguồn: Hoàng Thị Ngọc Hà, phát triển từ Khung tiến trình phát triển sinh kể thích ứng CARE Việt Nam) 3.1 Những đặc trưng hệ sinh

Ngày đăng: 24/10/2015, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan