Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại huyện cam lâm (Trang 53)

Mặc dù kém lợi thế về thu hút đầu tư phát triển so với thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh nhưng với những nỗ lực của địa phương, Cam Lâm đã phát huy được lợi thế, huy động một cách có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế trong suốt giai đoạn từ năm 2000-2010. Với các nguồn lực, tài nguyên sẵn có, Cam Lâm sẽ trở thành một trong những huyện có kinh tế phát triển cao, thúc đẩy sự tăng trưởng chung của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn sau này.

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng giá trị sản xuất (GTSX) của huyện đạt hơn 3.312,1 tỷ đồng. Trong đó:

- Giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng đạt 2.357,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,2% trong nền kinh tế (riêng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp –Tiểu thủ công nghiệp đạt 2.271 tỷ đồng);

- Giá trị sản xuất Nông – lâm – thủy sản đạt gần 451 tỷ, chiếm tỷ trọng 13,6%; - Giá trị sản xuất Thương mại – Dịch vụ ước đạt khoảng 504 tỷ đồng, đạt 120% so với kế hoạch đề ra, chiếm tỷ trọng 15,2%.

Cơ cấu kinh tế của huyện đang từng bước chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng kinh tế lĩnh vực Nông - lâm nghiệp, tăng khối lượng Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và Thương mại dịch vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của huyện, thu hút lao động và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động.

Năm 2010, GDP của huyện tăng trưởng 3,57% so với năm 2009 (lấy năm 2007 là chuẩn); tổng GDP năm 2010 là 3.312,10 tỷ đồng (theo giá 1994). Thu nhập bình quân đầu người theo giá so sánh năm 1994 tăng từ 27,23 triệu đồng/người (năm 2007) lên 32,22 triệu đồng/người vào năm 2010 và hơn 35 triệu đồng/người trong năm 2013.

Sản xuất Nông – lâm – thuỷ sản mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện, nhưng vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, mức sống và việc làm cho một lượng lớn dân số của huyện, vì thế huyện cần có chiến lược và chính sách phù hợp, phát triển theo chiều sâu. Một mặt đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp – xây dựng và khu vực Thương mại – dịch vụ, mặt khác tập trung đầu tư để phát triển Nông – lâm – thuỷ sản theo hướng hiện đại, chuyên canh, thâm canh nhằm tạo ra giá trị sản xuất hàng hoá và xuất khẩu, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế ngành Nông – lâm – thuỷ sản của huyện trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại huyện cam lâm (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)