Dựa vào các lý thuyết đã có về sự giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, kết quả 3 cuộc thảo luận nhóm tập trung và dữ liệu điều tra hộ gia đình, tác giả đã nhận dạng được các chiến lược thích ứng của hộ gia đình và các chiến lược thích ứng cộng đồng với biến đổi khí hậu. Từ kết quả đó, tác giả đã chọn 2 chiến lược thích ứng cộng đồng cấp thiết nhất để phân tích kinh tế trong nghiên cứu này. Đó là (a) xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch, và (b) xây dựng hồ chứa nước Tà lua để cung cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất cho nhân dân.
3.5. Đánh giá hiệu quả và chi phí của các chiến lược thích ứng
Phân tích hiệu quả chi phí (CEA) được thực hiện trong nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả kinh tế các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời nó giúp ta chọn ra chiến lược nào cần thiết nhất phải thực hiện trước trong điều kiện hạn chế về nguồn lực. Đánh giá hiệu quả và chi phí của hai chiến lược thích ứng này được thực hiện từ góc độ địa phương. Các tác nhân bao gồm trong nghiên cứu là nông dân, ngư dân, hộ gia đình, đơn vị kinh doanh trong vùng bị thiệt hại do tác động của BĐKH cũng như chính quyền huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Hiệu quả (outcomes) của hai chiến lược thích ứng trong nghiên cứu này là số hộ gia đình (households) được hưởng lợi. Trong khi đó, chi phí bao gồm chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn lập dự án, chi phí xây dựng, chi phí máy móc thiết bị, chi phí đền bù sang ủi mặt bằng, trượt giá do lạm phát và chi phí khác. Vòng đời của 2 dự án là 40 năm, trong mỗi năm có chi phí đầu tư và chi phí hoạt động khác nhau. Vì vậy để phân tích hiệu quả chi phí của các chiến lược thích ứng trên, phương trình 1.1 (Chương 1) được tác giả sử dụng tính tổng chi phí của dự án.
Để tính NPV, theo như lý thuyết trên tác giả chọn mức lãi suất chiết khấu là 10%.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả của thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGDs) FGDs)
4.1.1. Thảo luận nhóm tập trung thứ nhất
FGD lần thứ nhất được thực hiện với đại diện các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, cụ thể là đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính vào tháng 4/2013, đã thu thập được các thông tin và nhận định sau đây:
Những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường. Số ngày nắng và số ngày mưa luôn thay đổi. Thời tiết trong các mùa mỗi năm cũng có sự khác biệt giữa năm sau và năm trước như mùa nắng thì gay gắt hơn, mùa đông ít lạnh hơn, số ngày mưa, nắng, lạnh không ổn định. Mực nước biển có xu hướng cao dần. Do đó làm ngập dần các vùng đất thấp ven đầm Thủy Triều. Các ô đìa tiếp giáp đầm ngày càng bị xâm thực mạnh và có nguy cơ bị phá vỡ. Hiện trạng đã có khoảng 30 ha đất nuôi trồng thủy sản ở bên Cồn thuộc địa phận thị trấn Cam Đức và xã Cam Thành Bắc đã bị xói mòn và phá vỡ hoàn toàn (theo bản đồ dự án Vlap, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm cung cấp); Hiện không còn nuôi tôm (cá) gì được.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu thì đến sau năm 2050 diện tích đất Cam Lâm bị ngập nước mặn khoảng 15.701 ha (chiếm 2.74% diện tích).
Phần đất bị ngập chủ yếu là vùng đất ven đầm, tập trung các xã Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Hòa và thị trấn Cam Đức.
Ngành ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là ngành nuôi trồng thủy sản và trồng trọt. Toàn bộ diện tích đất bị ngập có thể nuôi trồng thủy sản tuy nhiên các vùng đất hiện đang nuôi trồng thủy sản sẽ có khả năng mực nước quá sâu và khó có thể duy trì sản xuất.
Về hệ thống sông suối sẽ bị sạc lở nghiêm trọng, khả năng gây sạc lở đất là ngập úng trong mùa lũ là khó tránh khỏi. Một số công trình và nhà dân cũng có nguy cơ bị sạc lở và hư hỏng.
Nước biển dâng cũng là nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn ở Cam Lâm. Tình hình xâm nhập mặn hầu hết xảy ra ở các xã ven biển (Cam Thành Bắc, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Hải Đông và Cam Đức). Tài nguyên nước ngầm khu
vực này có chất lượng, trữ lượng kém. Do đó khu vực ven biển phải đối mặt với thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển nông nghiệp, bức xúc nhất là người dân thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Hiện tượng xói mòn ven biển (đầm Thủy triều) sẽ diễn ra nghiêm trọng do dòng chảy mạnh, sóng lớn và thủy triều dâng cao.
BĐKH tác động đến hệ sinh thái ven biển, làm biến động đến nguồn lợi hải sản từ biển. Vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân cư ven biển. Ngoài ra, nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động đánh cá của ngư dân ven biển, tàu thuyền không thể ra khơi.
Chương trình hành động để giảm thiểu tác động của BĐKH ở Cam Lâm:
- Xây dựng kế hoạch hành động, kế hoạch 5 năm (2011-2015) ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Xây dựng công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như Hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi.
- Xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch cho nhân dân - Triển khai dự án trồng rừng ngập mặn ven đầm Thủy triều.
- Xây dựng một số công trình chống sạc lở đất và xói mòn do mưa lũ.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH như tuyên truyền nhân dịp các ngày môi trường thế giới, đất ngập nước…, tổ chức các hội thảo, họp hay đăng trên các tạp chí, đưa tin lên truyền hình về các sự kiện môi trường, biến đổi khí hậu.
4.1.2. Thảo luận nhóm tập trung thứ hai
Thảo luận nhóm tập trung thứ hai được thực hiện với thành phần tham gia là chuyên viên các phòng ban trong huyện Cam Lâm gồm: phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài chính – Kế hoạch, đại diện lãnh đạo của thị trấn Cam Đức, UBND xã Cam Hải Đông, UBND xã Cam Hòa và UBND xã Cam Thành Bắc. Kết quả đã nhận định hiện tượng thời tiết bất thường, nhiệt độ và độ mặn tăng cao, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là những biểu hiện chính của BĐKH đang xảy ra ở huyện Cam Lâm. Sự thay đổi mực nước tăng cao khi triều cường gây sạt lở đất và xâm thực ngày càng nghiêm trọng hơn.
Hiện tượng mưa và lũ lụt bất thường đang xảy ra tại khu vực này, cũng như hiện tượng nước biển dâng và sạt lở đất ven biển, ven bờ sông đang xảy ra nghiêm trọng tại xã Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Hòa và thị trấn Cam
Đức. Nước ngọt bị nhiễm mặn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và tác động đặc biệt nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Tại thị trấn Cam Đức độ mặn tăng làm cho vỏ tôm thẻ chân trắng dày hơn và chậm lớn. Độ mặn cũng làm cũng làm cho thời gian nuôi kéo dài. Vì vậy năng suất và hiệu quả nuôi tôm ngày càng sụt giảm. Một số ý kiến khẳng định lợi nhuận việc nuôi tôm những năm gần đây luôn giảm sút. Trong đó do nhiều nguyên nhân như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chi phí đầu tư tăng… nên lợi nhuận trung bình chưa bằng 1/4 so với thời điểm cách đây 12 - 15 năm về trước.
4.1.3. Thảo luận nhóm tập trung thứ ba
Trong quá trình thảo luận có sự tham dự của 3 Tổ trưởng tổ dân phố thị trấn Cam Đức và các hộ dân ven đầm Thủy triều ở địa bàn các xã Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây và thị trấn Cam Đức, tác giả rút ra được: người dân đã có nhận thức ban đầu về BĐKH và nước biển dâng; có những hành động để ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của nông dân như sau: (i) Thay đổi lịch mùa vụ nuôi, luân phiên các vụ nuôi tôm và nuôi cá; những vùng nuôi tôm không hiệu quả chuyển sang nuôi cá. (ii) Ủi các bờ đìa sâu phía trong vùng đất cao để nuôi. (iii) Các hộ dân có ý thức chống xói mòn như xây bờ kè, trồng cây ven bờ đìa. (iv) Số ít hộ dân đổ bê tông xung quanh bờ đìa để tạo bờ ao nuôi bền chắc. (v) Để giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng, người dân đã nâng bờ ao nuôi.
4.2 Tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với môi trường tự nhiên
Là tỉnh ven biển nên các huyện ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Thành phố Nha Trang, huyện Cam Lâm, Thành phố Cam Ranh, huyện Diên Khánh tuy nằm phía trong cách xa bờ biển nhưng có hệ thống sông rạch nối thông với bờ biển nên có một phần diện tích của huyện vẫn bị ngập, tuy nhiên, diện tích ngập không đáng kể. Trong đó, huyện Ninh Hòa có diện tích ngập cao hơn, kế tiếp là huyện Cam Lâm, 2 huyện này có diện tích ngập gần xấp xỉ bằng nhau.
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00
Ninh Hòa Cam Lâm Tp. Cam Ranh Vạn Ninh Tp. Nha Trang Diên Khánh Thành phố/thị xã/huyện D iệ n t ích ( km 2) 2020 - 14 cm 2030 - 19 cm 2050 - 32 cm
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, năm 2013 Hình 4.1: Biểu đồ diện tích ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình
So với 2 huyện Ninh Hòa, Cam Lâm thì Tp. Cam Ranh, Vạn Ninh có diện tích ngập thấp hơn phân nửa dù ở bất kỳ các mốc nước biển dâng nào, thành phố Nha Trang nằm ven biển nhưng diện tích ngập gần như là thấp nhất so với các huyện khác. Có thể thấy các mức dâng của nước biển theo thời gian không ảnh hưởng nhiều đến diện tích ngập, mức tăng diện tích của vùng ngập theo các mốc năm không tăng đột ngột vì địa hình vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa cao hơn mực nước biển.
Bảng 4.1: Diện tích ngập của các thành phố/thị xã/huyện, tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình.
2020 - 14 cm 2030 - 19 cm 2050 - 32 cm Huyện Tổng diện
tích (km2) Diện tích % Diện tích % Diện tích %
Ninh Hòa 1222.95 15.39 1.26 16.13 1.32 16.40 1.34 Cam Lâm 550.25 15.16 2.85 15.34 2.9 15.40 2.92 Tp. Cam Ranh 325.83 5.19 1.59 5.31 1.63 5.35 1.64 Vạn Ninh 565.32 3.42 0.60 3.54 0.63 3.59 0.63 Tp. Nha Trang 253.78 1.76 0.69 1.89 0.74 1.93 0.76 Diên Khánh 352.70 0.02 0.00 0.02 0.01 0.02 0.01 Khánh Hòa 4856.63 40.9401 0.84 42.2261 0.87 42.6995 0.88 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa.
Về tỷ lệ diện tích ngập, tỷ lệ bị ngập của các huyện ven biển từ 0,5% - 2,5%, so với các huyện của vùng đồng bằng đất ngập nước có độ cao địa hình thấp thì đây là một tỷ lệ thấp.
0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00%
Ninh Hòa Cam Lâm Tp. Cam Ranh Vạn Ninh Tp. Nha Trang Diên Khánh Thành phố/thị xã/huyện Diện t ích ( km 2) 2020 - 14 cm 2030 - 19 cm 2050 - 32 cm
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, năm 2013 Hình 4. 2: Biểu đồ tỷ lệ diện tích ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản trung bình
Ở nhóm có diện tích ngập thấp hơn, gồm huyện Vạn Ninh, thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh thì huyện Diên Khánh có tỷ lệ ngập hầu như không có. Trong khi đó, huyện Vạn Ninh có diện tích ngập gần như gấp đôi thành phố Nha Trang, nhưng xét tỷ lệ thì Tp. Nha Trang có tỷ lệ ngập cao hơn, điều này cho thấy nếu so sánh giữa 2 khu vực này thì NBD tác động đến Nha Trang nhiều hơn so với Vạn Ninh. Hơn nữa, Tp. Nha Trang là thành phố có cơ sở hạ tầng phát triển, nên mức độ tác động của NBD gây nhiều hậu quả tiêu cực hơn.
Ở kịch bản phát thải cao, mức dâng của mực nước biển cao hơn so với kịch bản phát thải trung bình, vì vậy, cùng với các mốc thời gian nhưng diện tích ngập của các huyện cũng gia tăng hơn so với kịch bản trung bình, tuy nhiên mức tăng này không đáng kể, ngoại trừ huyện Ninh Hòa. Huyện Ninh Hòa có diện tích ngập tăng nhiều ở mốc 2050 khi NBD 36 cm khoảng 18,4 km2
của kịch bản phát thải cao
0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00%
Ninh Hòa Cam Lâm Tp. Cam Ranh Vạn Ninh Tp. Nha Trang Diên Khánh Thành phố/thị xã/huyện Diện tích ( k m 2) 2020 - 14 cm 2030 - 19 cm 2050 - 32 cm
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, năm 2013 Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ diện tích ngập tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản cao
Về tỷ lệ diện tích ngập, cũng tương tự với kịch bản phát thải trung bình, tỷ lệ bị ngập của các huyện ven biển không thay đổi từ 0,5% - 2,5%.
Huyện Cam Lâm là huyện có diện tích ngập cao thứ hai sau huyện Ninh Hòa nhưng xét về tỷ lệ diện tích ngập thì Cam Lâm có tỷ lệ cao nhất. Chỉ có một khác biệt nhỏ là theo các mốc năm ứng với các mức NBD thì tỷ lệ diện tích ngập của thành phố Nha Trang tăng đều.
Bảng 4.2: Diện tích ngập của các thành phố/thị xã/huyện, tỉnh Khánh Hòa theo kịch bản cao
2020 - 14 cm 2030 - 21 cm 2050 - 36 cm
Huyện Tổng
diện tích Diện tích % Diện tích % Diện tích %
Ninh Hòa 1222.95 15.3948 1.26 16.4037 1.34 18.3698 1.50 Cam Lâm 550.25 15.1581 2.85 15.3995 2.9 15.6988 2.92 Tp. Cam Ranh 325.83 5.1889 1.59 5.3544 1.64 5.6236 1.73 Vạn Ninh 565.32 3.4197 0.60 3.5894 0.63 3.8957 0.69 Tp. Nha Trang 253.78 1.7622 0.69 1.9335 0.76 2.2908 0.90 Diên Khánh 352.70 0.0164 0.00 0.019 0.01 0.0225 0.01 Khánh Hòa 4856.63 40.9401 0.84 42.6995 0.88 45.9012 0.95 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa
Các tác động khác
BĐKH tác động đến tài nguyên nước thông qua việc làm thay đổi về lượng mưa và phân bố mưa các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng lượng nước bốc hơi dẫn đến lượng mưa nhiều hơn vào mùa mưa.
Mặt khác, BĐKH là làm thay đổi thời gian mùa mưa, mùa khô và tình trạng hạn hán kéo dài và lượng mưa ít lại. Những thay đổi về mùa mưa sẽ kéo theo một loạt những thay đổi nghiêm trọng ảnh hưởng lên tài nguyên nước như những thay đổi về dòng chảy của các dòng sông, tần suất và cường độ lũ, tần suất hạn hán, ranh giới xâm nhập mặn, lượng nước trong đẩt, nước cấp cho sinh hoạt...
Nhiệt độ gia tăng có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô trong khu vực. Sự thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất và sinh hoạt xã hội.
BĐKH làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai lũ lụt xảy ra với cường độ và quy mô lớn thường xuyên hơn. Khi bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra kèm theo mưa lớn gây ngập lụt cục bộ.
Sau mỗi đợt thiên tai không những gây thiệt hại lớn về người và tài sản mà những vùng bị ngập lụt, môi trường bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do phân, rác, nước thải, bãi thu gom, tập kết xử lý chất thải rắn, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực... bị cuốn chung vào nguồn nước. Các công trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước thải bị phá hủy làm cho phân, rác, nước thải tồn đọng từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, chuồng