Cơ chế đối phó hộ gia đình (Household Coping Mechanism)

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại huyện cam lâm (Trang 85)

4.7.2.1. Cơ chế đối phó với bão, lũ lụt

Cam Lâm là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa rất ít khi gặp bão nên người dân rất chủ quan. Vì vậy, trước khi bão và lũ lụt xảy ra, có rất ít hộ gia đình chuẩn bị để đối phó mặc dù họ đã nhận được cảnh báo sớm từ chính quyền địa phương. Khi được hỏi “Trước khi bão/lũ lụt xảy ra, anh/chị có thực hiện những hành động để bảo vệ hộ gia đình tránh khỏi những thiệt hại tiềm năng? Đó là những hành động gì? Và chi phí là bao nhiêu?” … thì hầu như các hộ dân không quan tâm đến các vấn đề này. Hầu hết các hộ đều trả lời là chỉ nuôi trồng theo thời vụ, đến trước mùa thu hoạch thì nghỉ ngơi. Đợi sau mùa mưa bão thì lại tiếp tục nuôi trồng.

4.7.2.2. Cơ chế đối phó với xâm nhập mặn

Những hoạt động được hộ gia đình thực hiện áp dụng để đối phó với hiện tượng xâm nhập mặn gây ra như sau:

Bảng 4.14 Những hoạt động đối phó với xâm nhập mặn trong tương lai

Để đối phó với vấn đề thiếu nước ngọt, có 48 hộ gia đình chọn phương án Tìm kiếm nguồn nước khác với tổng kinh phí là 3.840.000.000, hầu hết các hộ này có điều kiện kinh tế khá giả và chọn phương án sẽ khoan giếng sâu để lấy nước ngầm sử dụng sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Một số hộ gần kênh mương thủy lợi thì chọn phương án đưa nước ngọt vào ào nuôi. Tuy nhiên để đỡ tốn chi phí đầu tư các hộ nuôi trồng thủy sản thì chọn phương án tìm kiếm vật nuôi, cây trồng mới thích hợp là chủ yếu.

Đa số các hộ dân cũng chọn phương án mua nước sạch từ nhà máy để phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống sau này để tiện lợi hơn, nếu bình quân mỗi hộ sử dụng 50.000 đồng/tháng thì kinh phí cho 226 hộ sẽ là 11.300.000/tháng. Như vậy, tổng chi phí đã bỏ ra để đối phó với vấn đề xâm nhập mặn trong tương lai của các hộ gia đình điều tra là từ 1.028.400.000 đồng/năm đến 4.956.400.000 đồng/năm.

4.7.2.3. Cơ chế đối phó với sạt lở đất

Đối với các hộ tác giả điều tra thì hầu hết đều trả lời hang năm thiệt hại sạc lở đất do mưa bão không dáng kể. Phần lớn sau mỗi đợt mưa các hộ duy tu, đắp đất thêm để gia cố bờ đìa. Một số hộ trả lời khi nào có điều kiện kinh tế thì duy tu hoặc xây dựng bờ kè chứ không đợi đến mưa lũ mới thực hiện. Một số khác thì cho rằng mỗi

Hoạt động Số hộ gia

đình

Chi phí

trung bình Tổng (VNĐ)

Thu hứng nước mưa 220 400.000 88.000.000

Tìm kiếm nguồn nước khác 48 80.000.000 3.840.000.000

Xử lý nước 157 400.000 62.800.000

Đưa nước ngọt vào ao nuôi/đồng ruộng 10 10.000.000 100.000.000

Tìm kiếm vật nuôi/cây trồng mới thích hợp 218

Mua nước từ các nhà cung cấp 226 50.000 135.600.000

Xây đê bằng đất xung quanh ao/ruộng 146 5.000.000 730.000.000

đợt chuẩn bị ao nuôi thì kết hợp với gia cố bờ đìa. Do đó kinh phí duy tu tính vào chi phí đầu tư ban đầu và những thời điểm đó thường trước mùa mưa.

Một phần của tài liệu tác động của biến đổi khí hậu và phân tích kinh tế một số chiến lược thích ứng tại huyện cam lâm (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)