FGD lần thứ nhất đã được thực hiện với đại diện các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, cụ thể là đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính vào tháng 4/2013. FGD đầu tiên có ba mục đích: (i) Một là để thông báo cho chính quyền địa phương những mục tiêu của nghiên cứu. (ii) FGD cung cấp một diễn đàn để thảo luận các biểu hiện của biến đổi khí hậu/ mực nước biển dâng đang xảy ra ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa: những hiện tượng
Phân tích CEA
Những khu vực dễ bị tổn thương
hoặc rủi ro lớn
Xác định các xã thực hiện điều tra
hộ gia đình Thảo luận nhóm tập trung FGDs Phân tích những nguy cơ Phân tích những tổn thương
Điều tra hộ gia đình (Household Survey) Nhận thức và sự thích ứng của hộ gia đình với những tác động của BĐKH Chỉ số tổn thương Lượng ươc giá
trị thiệt hại
Đề xuất chiến lược thích ứng
thời tiết bất thường (bão, lũ), thay đổi lượng mưa, nhiệt độ tăng, độ mặn tăng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm; những tác động của BĐKH đến tài nguyên môi trường đất và diện tích khu vực do ngập, tác động đến tài nguyên nước, tác động đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, tác động tới nơi cư trú và sinh kế của người dân, tác động đến sức khỏe cộng đồng, tác động đến kinh tế do sạt lở đất và xâm nhập mặn xảy ra; nhận định những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự BĐKH ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; cũng như nhận định những thiệt hại chính do BĐKH gây ra trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt, và các công trình cơ sở hạ tầng; thảo luận các chương trình mà các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh đã, đang và sẽ triển khai để giảm thiểu tác động của BĐKH, cũng như các nguồn nhân lực và tài lực để triển khai các chương trình đó. (iii) Mục tiêu quan trọng thứ 3 là giúp cho tác giả phác họa được bảng câu hỏi điều tra hộ gia đình để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.