Theo kết quả của 3 cuộc thảo luận nhóm, để đối phó với vấn đề xâm nhập mặn: a. Đối với các hộ dân: Chủ yếu tìm nguồn nước khác để sinh hoạt như mua nước sạch của các hộ dân khác hoặc đấu nối từ nguồn nước các nhà máy nước theo chương trình nước sạch nông thôn để sử dụng.
- Tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước mà áp dụng các biện pháp thu trữ nước mặt, nước mưa hay nước dưới đất.
- Thay đổi thời vụ nuôi trồng và tìm kiến nguồn giống mới để phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và môi trường.
Số người trả lời trên mỗi thứ tự xếp hạng
Lựa chọn thích ứng
1 2 3 4 5
Tổng
Di dời vĩnh viễn 0 0 0 0 1 1
Giáo dục và phổ biến thông tin 0 11 2 84 124 221
Hệ thống cảnh báo 0 1 1 3 2 7
Xây dựng hệ thống đê biển 68 6 25 87 39 225
Sửa chữa đê cũ 0 0 0 0 0 0
Thực hiện pháp lệnh quy hoạch ven biển 46 54 61 19 42 222
Trồng rừng ngập mặn 29 116 69 0 12 226
- Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất thời vụ phù hợp như: Mô hình lúa luân canh với đậu phộng, mô hình lúa luân canh với rau (các loại rau ăn quả: dưa chuột, bầu, bí, rau…), mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp ở các địa phương.
- Tùy vào điều kiện kinh tế, các hộ dân có thể tăng mức đầu tư để sản xuất và nuôi trồng hiệu quả hơn như đầu tư về khoa học kỹ thuật, đầu tư về giống, cơ sở vật chất...
b. Đối với nhà nước:
- Trồng rừng ngập mặn ven đầm Thủy triều, đã trồng thí điểm 03ha ở xã Cam Hòa năm 2012.
- Đã đầu tư 03 nhà máy nước sạch ở các xã Cam Tân, Cam Hiệp Bắc và Cam Thành Bắc để cung cấp nước sạch cho nhân dân sử dụng. Theo thống kê có hơn 1000 hộ đã đấu nối và sử dụng nguồn nước này.
- Đã xây dựng và đưa vào sử dụng Hồ chứa nước Suối Dầu, hồ chứa nước Cam Ranh và tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình thủy lợi và hồ chứa nước.
- Hàng năm UBND huyện Cam Lâm đã đầu tư và trồng thêm 10ha rừng nhằm vừa giúp nông dân sản xuất vừa góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện...
- Tăng cường đào kênh mương, nạo vét mương trữ nước ngọt (trữ nước mùa mưa và sử dụng vào mùa khô) tại những khu vực thiếu nước tưới là giải pháp ưu tiên trong nông nghiệp nhằm đảm bảo sản xuất, thích ứng với tình trạng nắng hạn.
- Tiếp tục hoàn thiện việc duy tu, sửa chữa hệ thống hồ chứa, cống, kênh, củng cố đê, đập nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước và tiêu thoát nước kịp thời;
- Tận dụng và bảo tồn các cồn cát tự nhiên để ngăn nước biển, ngăn mặn.
- Chủ động có kế hoạch phòng, tránh thiên tai, nhiễm mặn như: chuyển đổi mùa vụ, thay đổi vật nuôi, cây trồng.
- Lập quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững như chú trọng khoanh định và phân bổ diện tích các loại đất hợp lý, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm sự tác động của biến đổi khí hậu... như quy hoạch đất trồng rừng ngập mặn, đất giao thông, đất thủy lợi, đất dịch dụ công cộng...
4.8.2. Đề nghị các chiến lược thích ứng để phân tích CEA 4.8.2.1. Dự án xây dựng hồ chứa nước Tà lua.
Dự án này UBND tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương xây dựng trên địa bàn xã Cam An Bắc và xã Cam Hiệp Nam. Mục đích chính là để cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp các xã Cam An Bắc, Cam Hiệp Nam và một phần xã Cam Hiệp Bắc, xã Cam Thành Bắc, Cam An Nam và thị trấn Cam Đức. Trong tương lai sẽ cung cấp nước công nghiệp cho khu công nghiệp vừa và nhỏ ở xã Cam Thành Bắc. Vì vậy, tác giả sẽ phân tích hiệu quả và chi phí đầu tư khi xây dựng hồ chứa nước này.
4.8.2.2. Dự án xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch
Kết quả điều tra hộ gia đình cũng như 3 cuộc thảo luận nhóm cũng chỉ ra rằng xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch là hết sức cần thiết và nó đem lại giá trị kinh tế xã hội vô cùng lớn. Tại các xã ven biển nước mặn tiếp tục xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Mùa nắng hầu như các hộ ven biển phải mua nước sạch từ nơi khác để nấu ăn, uống và sinh hoạt. Mùa mưa thì hứng nước mưa để nấu ăn và uống, việc dùng nước giếng cũng chỉ tạm thời trong vài tháng mùa mưa. Vì vậy, nghiên cứu này cũng sẽ tập trung vào phân tích hiệu quả chi phí (CEA) của dự án xây dựng nhà máy nước sạch ở thị trấn Cam Đức.
Nhà máy cung cấp nước sạch dự kiến được xây dựng để đáp ứng các mục tiêu sau đây: (i) cung cấp nước sạch cho sinh hoạt gia đình, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ và các hoạt động khác cho hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và khu du lịch Bãi Dài. Dự án như là một sự thích ứng để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu, chính xác hơn là xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tới sinh kế của cư dân địa phương; (ii) giúp giảm đến mức có thể các dịch bệnh gây ra bởi việc sử dụng nước sạch không an toàn; (iii) tăng tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sạch và an toàn.
Tuy nhiên, việc phân tích CEA hai dự án để chọn ra dự án cấp thiết nhất phải đảm bảo nguyên tắc quan trọng là cùng địa điểm, phạm vi và đối tượng hưởng lợi. Vì vậy, những phần sau tác giả chỉ tính hiệu quả và chi phí khi xây dựng nhà máy nước sạch tại thị trấn Cam Đức.