1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thang điểm tiên đoán nguy cơ nhập viện của trẻ em - PRISA II ở bệnh nhân vào khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương

101 796 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 659,06 KB

Nội dung

ĐặT VấN Đề Khoa Cấp cứu là nơi tiếp nhận và xử trí ban đầu cho bệnh nhân có tình trạng nguy kịch khi mới đến bệnh viện. Sự đa dạng, phức tạp của bệnh nhân đến khoa Cấp cứu và chất lượng chăm sóc đối với họ là mối quan tâm lớn đối với những người cung cấp dịch vụ y tế và các nhà hoạch định chính sách [ 37], [ 53]. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc thời gian chờ đợi để được chăm sóc của bệnh nhân tại khoa Cấp cứu càng bị kéo dài; sự không hài lòng của bệnh nhân và thân nhân của họ sẽ gia tăng tương ứng. Hệ thống y tế nói chung và nhi khoa nói riêng đã có được nhiều lợi ích từ việc xây dựng, áp dụng những thang điểm đánh giá mức độ bệnh nặng đơn giản, được hiệu chuẩn tốt. Phương pháp tiên đoán kết cuộc bằng thang điểm cho phép dễ dàng nhận ra mức độ bệnh nặng và có cơ sở bước đầu can thiệp điều trị. Hiện nay, việc sử dụng thang điểm, chỉ số để đánh giá độ nặng của bệnh nhân trên lâm sàng khá phổ biến. [ 33], [41], [45], [50], [84] Trong những khoa Cấp cứu bị quá tải, số lượng nhân viên hạn chế, những thang điểm hiệu quả và tiện dụng càng trở nên hữu ích. Những thang điểm này cũng được sử dụng để phân loại bệnh nhân, so sánh chi phí, hiệu quả và nguồn lực y tế sử dụng [ 21], [36], [43], [52], [54]. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đánh giá yếu tố nguy cơ nhập viện đối với những bệnh riêng biệt [ 22], [32], [40], [63], [67], [73], [90], [92] nhưng có ít nghiên cứu cho chung quần thể trẻ vào khoa Cấp cứu. Trước đây, những phương pháp đánh giá mức độ bệnh nặng áp dụng trong khoa Cấp cứu đã sử dụng tỷ lệ tử vong để đánh giá chất lượng điều trị [ 1], [6], [74]; tuy nhiên, tỷ lệ tử vong không phải là một tiêu chuẩn thích hợp để đánh giá kết quả hoạt động của khoa Cấp cứu và tỷ lệ này trong khoa Cấp cứu không phổ biến để có thể được sử dụng là một tiêu chuẩn đánh giá có ý nghĩa. Chức năng của khoa Cấp cứu là phân loại bệnh nhân, thu thập thông tin ban đầu và đưa ra đánh giá - quyết định kịp thời, chuẩn xác. Những sai sót trong quyết định nhập viện - không nhập viện có thể đặt bệnh nhân vào những tình huống bất lợi : Sự nhập viện tràn lan dẫn đến hậu quả lãng phí nguồn lực và bệnh nhân phơi nhiễm với những nguy cơ, tai biến do điều trị [ 16], [82], [91] ; trái lại, không nhập viện khi cần thiết làm cho việc điều trị chậm trễ và biến chứng có thể xảy ra. Chúng tôi cho rằng tiêu chí chính đánh giá chất lượng của một khoa Cấp cứu là nhập viện - không nhập viện chuẩn xác. Thang điểm PRISA II (The second generation of Pediatrics Risk of Admission: Thang điểm tiên đoán nguy cơ nhập viện nhi khoa II) được xây dựng, hiệu chuẩn nhằm mục đích đánh giá mức độ bệnh nặng, qua đó tiên đoán khả năng nhập viện của bệnh nhi tại khoa Cấp cứu để phân bổ phương tiện, kinh phí và nhân lực cho việc chăm sóc bệnh nhi đạt hiệu quả cao nhất, nhằm làm giảm nguy cơ tử vong cũng như giá thành điều trị. [ 29] ở Việt Nam, tại khoa Cấp cứu Bệnh viện nhi đồng II, Mai Quang Huỳnh Mai - Phạm Lê An (2006) đã đánh giá vai trò của thang điểm PRISA II, thang điểm này đã cho thấy khả năng tiên lượng chính xác mức độ bệnh nặng và kết cuộc của bệnh nhân [ 5]. ở miền Bắc, chưa có nghiên cứu nào về thang điểm này. Bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTW) là bệnh viện đầu ngành về Nhi khoa tại khu vực phía Bắc cũng như Việt Nam. Mỗi năm khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận lượng bệnh nhân rất lớn từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến điều trị; điều này đã làm gia tăng áp lực làm việc đối với các nhân viên y tế tại đây. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đánh giá một phương pháp tiên đoán mức độ bệnh nặng khách quan, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng trong hoàn cảnh thực tế khoa Cấp cứu BVNTW để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng chăm sóc, qua đó giúp nhân viên y tế có thể đưa ra những quyết định can thiệp kịp thời và chính xác, giúp gia đình bệnh nhi có thể chủ động chuẩn bị cả về tài chính và tâm lý, giúp giảm thiểu lãng phí nguồn lực của cả bệnh viện và gia đình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá thang điểm tiên đoán nguy cơ nhập viện của trẻ em - PRISA II ở bệnh nhân vào khoa Cấp cứu Bệnh viện nhi Trung ương”. với các mục tiêu cụ thể là: 1. Đánh giá giá trị tiên đoán của thang điểm PRISA II với nguy cơ nhập viện tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiên đoán của thang điểm PRISA II.

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN