0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thang điểm PRISA II

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THANG ĐIỂM TIÊN ĐOÁN NGUY CƠ NHẬP VIỆN CỦA TRẺ EM - PRISA II Ở BỆNH NHÂN VÀO KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 28 -31 )

Để phát triển và hiệu chuẩn một thang điểm mức độ bệnh nặng, đáng tin cậy có thể áp dụng đ−ợc cho quần thể bệnh nhi khoa Cấp cứu, thang điểm PRISA (đ−ợc xây dựng trong một bệnh viện đơn lẻ) đã đ−ợc Chamberlain và cộng sự hiệu chuẩn lại trong một mô hình lớn đa trung tâm. Mục đích của nghiên cứu là xây dựng một thang điểm tiên đoán nguy cơ nhập viện nhi khoa thế hệ II (PRISA II) từ quần thể bệnh nhi khoa Cấp cứu những bệnh viện lớn có tính quốc gia. Nghiên cứu đã sử dụng một mẫu 11664 bệnh nhân từ 16 khoa Cấp cứu gồm những khoa Cấp cứu lớn, nhỏ; có hoặc không có chuyên gia cấp cứu nhi, và có hoặc không có bác sĩ nội trú điều trị. Kết cuộc chính của nghiên cứu này là sự nhập viện bắt buộc, đ−ợc xác định bằng những tiêu chuẩn định tr−ớc (nhận một ph−ơng pháp điều trị th−ờng đ−ợc thực hiện trong bệnh viện hoặc có một tình trạng sinh lý th−ờng phải đ−ợc điều trị nội viện). (Phụ lục 3) Nhập viện không bắt buộc là không nhận một trong những ph−ơng pháp điều trị này. Trong nghiên cứu này, các biến số độc lập có khả năng tiên l−ợng nguy cơ mức độ bệnh nặng đã đ−ợc lựa chọn, hiệu chỉnh theo một quy

trình nhiều b−ớc. Phân tích đơn biến đ−ợc sử dụng để quyết định mối liên quan giữa các biến độc lập. Các thông số đặc biệt không phổ biến trong khoa Cấp cứu đ−ợc kết hợp với các thông số lâm sàng t−ơng tự khác. Ví dụ, những thông số bệnh mạn tính ‘HIV’ và ‘bệnh ung th−’ đ−ợc gộp lại với những tình trạng t−ơng tự khác thành một thông số đơn giản ‘suy giảm miễn dịch’. Với những thông số sinh lý (nhiệt độ, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu), bệnh nhân đ−ợc phân thành từng nhóm tuổi: sơ sinh (0 - 1 tháng tuổi), nhũ nhi (>1 tháng - 12 tháng tuổi), trẻ nhỏ (>12 tháng - 144 tháng tuổi) và trẻ vị thanh niên (>144 tháng tuổi). Có 2 thông số trong thang điểm, chấn th−ơng nhẹ và giới hạn t−ơng tác, có giá trị âm. Nh− vậy, chấn th−ơng nhẹ làm giảm nguy cơ nhập viện và sự t−ơng tác làm giảm bớt ảnh h−ởng lũy tích của cả Kali tăng và bicarbonte huyết thanh hạ. Thông số đau bụng ở nhóm tuổi vị thành niên là một tình trạng của bệnh nhân, ít liên quan với các thông số khác, dẫn đến giá trị điểm nhiều hơn. Một thông số điều trị, oxy trị liệu, khá quan trọng, nó bị ảnh h−ởng bởi các yếu tố sinh lý khác nh− suy hô hấp và bão hòa oxy. Giá trị điểm của mỗi thông số đ−ợc quyết định bởi sự hiện diện của nó trong toàn bộ thang điểm với tất cả các thông số khác. Vì vậy, giá trị điểm này có thể thấp hoặc cao hơn nếu thông số đó đ−ợc đánh giá riêng rẽ, ngoài bối cảnh những thông số khác. Phân tích đa biến đã xây dựng một thang điểm gồm 17 thông số, trong đó có 7 thông số tiền sử, 8 thông số sinh lý, 1 thông số trị liệu (thở oxy), và một thông số t−ơng tác điều chỉnh từ 2 thông số khác. Sự định cỡ (thử nghiệm phù hợp Hosmer-Lemeshow) và phân tách (AUC) đã đ−ợc sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá thang điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng định cỡ rất tốt. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện, nhập viện bắt buộc, và nhập đơn vị hồi sức tăng theo một hình tuyến [29].

Khoảng giá trị của các thông số biến thiên từ một mức cao 14 (với tình trạng rối loạn tinh thần) tới -7 (giới hạn t−ơng tác điều chỉnh cho Bicarbonate thấp và Kali cao).

Tổng điểm PRISA II = Tổng (giá trị 17 thông số) • Điểm thấp nhất: - 9

• Điểm cao nhất: 107

• Điểm PRISA II càng cao, bệnh nhi có xác suất nhập viện càng lớn. Xác suất nhập viện bắt buộc (P) đ−ợc tính theo công thức:

P = 1/(1+e-R)

Trong đó,

R = -4,0250+0,2888 x (điểm PRISA II) - 0,00279 x (điểm PRISA II)2

Chi tiết của thang điểm sẽ đ−ợc trình bày trong Ch−ơng II: Ph−ơng pháp nghiên cứu.

ở Việt Nam, Mai Quang Huỳnh Mai - Phạm Lê An (2006) đã nghiên cứu, đánh giá khả năng tiên đoán của thang điểm PRISA II ở bệnh nhi khoa Cấp cứu bệnh viện nhi đồng II. Nghiên cứu tiến hành trên 310 trẻ từ sơ sinh đến 15 tuổi có bệnh lý nội ngoại khoa, đ−ợc điều trị tại khoa cấp cứu từ tháng 08/2005 đến tháng 04/2006. Kết quả cho thấy phân nhóm bệnh nhân kết cuộc sống có trung bình điểm PRISA II lúc nhập viện thấp hơn phân nhóm kết cuộc tử vong có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điểm số PRISA II lúc vào khoa Cấp cứu càng cao thì nguy cơ tử vong càng cao. Trẻ thuộc phân nhóm có tổng điểm PRISA II lúc nhập viện <10 điểm có sẽ có nguy cơ tử vong t−ơng ứng <20%, trong khi trẻ thuộc phân nhóm có tổng điểm PRISA II lúc nhập viện > 30 điểm sẽ có nguy cơ tử vong t−ơng ứng >90%. Đánh giá năng lực các yếu tố nguy cơ với các biến liên tục khác, thấy 2 yếu tố nguy cơ gồm FiO2 và tổng số điểm PRISA II lúc mới nhập viện có khả năng phân tách kết cuộc sống còn/tử vong tốt hơn so với các thông số khác có ý nghĩa thống kê (p<0,001), với AUC của FiO2 = 0,846 > 0,8 và của điểm số PRISA II = 0,855 > 0,8). Nghiên

cứu dẫn đến kết luận: thang điểm PRISA II áp dụng tốt trên quần thể trẻ mới nhập khoa cấp cứu, có khả năng tiên l−ợng chính xác mức độ bệnh nặng và có khả năng dự báo kết cuộc sống còn của bệnh nhân tốt (với điểm số PRISA II lúc nhập viện < 10 điểm, khả năng sống còn của bệnh nhân > 80%). Tuỳ theo mô hình bệnh tật ở từng bệnh viện có thể kết hợp điểm số PRISA II với một số yếu tố lâm sàng để làm tăng thêm khả năng tiên đoán nguy cơ tử vong, như

trong nghiên cứu này tác giả đã tạo mô hình gồm 2 yếu tố: điểm số PRISA II và FiO2, với ph−ơng trình tiên l−ợng xác suất nguy cơ tử vong: P = 1/(1+e-R). Trong đó, R = -7,579+0,047 (FiO2)+0,079 x (điểm PRISA II)2. Mô hình này có khả năng định cỡ tốt trên quần thể trẻ nghiên cứu (có sự kết hợp giữa kết cuộc dự đoán bằng thang điểm và kết cuộc thực sự của bệnh nhân qua quan sát), với tỷ lệ tiên l−ợng đúng toàn bộ cho cả 2 nhóm tử vong và sống là 95,9%.[5]

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THANG ĐIỂM TIÊN ĐOÁN NGUY CƠ NHẬP VIỆN CỦA TRẺ EM - PRISA II Ở BỆNH NHÂN VÀO KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 28 -31 )

×