1.5.2.1. Dân tộc, sắc tộc.
Khi nghiên xây dựng thang điểm PRISA II tại Bắc Mỹ, Chamberlain và cộng sự đã chỉ ra, vấn đề chủng tộc, sắc tộc ảnh h−ởng đến tỷ lệ nhập viện. Có sự khác nhau trong tỷ lệ nhập viện giữa những bệnh nhân da đen - sắc tộc Bồ
Đào Nha và da trắng. Với những bệnh nhân nặng thực sự, tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân da đen - Bồ Đào Nha và da trắng là t−ơng đ−ơng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có mức độ bệnh không nặng, bệnh nhân da trắng có tỷ lệ nhập viện cao hơn. [30] Có thể do rào cản ngôn ngữ ảnh h−ởng một phần nh−ng điều này cũng cho thấy dịch vụ y tế đáp ứng có thể khác nhau liên quan tới chủng tộc, sắc tộc.
1.5.2.2. Giới tính.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở một số n−ớc đang phát triển, phụ nữ bao gồm cả những trẻ em gái không đ−ợc chăm sóc sức khỏe nh− nam giới dẫn đến tình trạng trẻ gái không đ−ợc chăm sóc sức khỏe đầy đủ và phù hợp. ở n−ớc ta, một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ trai đến khám chữa bệnh, chiếm tỷ lệ cao hơn [2], [4], [9]. Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và cộng sự (2008) về vấn đề này đã cho thấy: Có sự khác biệt rõ rệt giữa số l−ợng trẻ trai và trẻ gái đến khám, chữa bệnh ở tuyến bệnh viện với tỷ lệ 61% trẻ trai và 39% trẻ gái. Tuy kết luận không có sự khác biệt trong dịch vụ chăm sóc trẻ trai và trẻ gái, trẻ trai đến khám chữa bệnh nhiều hơn trẻ gái do một số nguyên nhân nh−: số trẻ trai sinh ra nhiều hơn, tính chất bệnh tật, khả năng miễn dịch yếu nên trẻ trai hay bị mắc bệnh hơn; tác giả vẫn cho thấy một số vấn đề liên quan đến xã hội, tập quán nh− có đòi hỏi từ phía ng−ời nhà và áp lực đối với cán bộ y tế về việc cần chú trọng chăm sóc đối với trẻ trai. [2]
1.5.2.3. Khác biệt về mô hình bệnh tật.
Yếu tố mô hình bệnh tật cũng đã ảnh h−ởng đến giá trị tiên l−ợng tử vong của các thang điểm tiên l−ợng. Trong nghiên cứu của Đậu Việt Hùng (2007), thang điểm PRISM đã tiên l−ợng kém hơn khi bị ảnh h−ởng bởi yếu tố nhiễm khuẩn bệnh viện và đối với các nhóm bệnh ch−a có khả năng điều trị tại BVNTW [4].
1.5.2.4. Tự do lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh.
Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, đặc biệt là trạm y tế xã ph−ờng vẫn còn yếu và thiếu, dẫn đến tình trạng v−ợt tuyến, quá tải ở tuyến trên. Nghiên cứu của Trần Mạnh Tùng, về tình hình lựa chọn dịch vụ y tế cho trẻ bệnh tại một ph−ờng Hà Nội (2008), đã cho thấy sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện là 39,1% cao hơn Điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 (17,6%) và cao hơn kết quả của một tác giả khác tại một tỉnh miền núi (15,4%). Theo tác giả, nơi khảo sát (Dịch Vọng - Cầu Giấy) có khoảng cách đến bệnh viện
Trung −ơng và khu vực gần hơn, làm cho ng−ời dân có xu h−ớng muốn đ−a
con họ đến bệnh viện hơn. Hơn nữa, khảo sát đ−ợc tiến hành tại một ph−ờng thuộc khu vực thành thị, nơi ng−ời dân có học vấn cao, có điều kiện về kinh tế, dịch vụ khám chữa bệnh chất l−ợng hơn nên việc quyết định đ−a con đến đâu khi bị bệnh sẽ mang lại kết quả tốt cho con cái của họ. Các nguyên nhân không sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trung tâm y tế là: không tin vào chuyên môn, thiếu thuốc và trang thiết bị, bệnh nặng trung tâm y tế không chữa đ−ợc và không biết về dịch vụ (ng−ời dân còn thờ ơ nhiều với dịch vụ khám chữa bệnh của trung tâm y tế) [9]. Tình trạng v−ợt tuyến cũng xảy ra với bệnh nhân ngoại tỉnh, nhiều bệnh nhân ch−a cần thiết phải nhập viện nh−ng nếu không tiếp nhận, bệnh nhân lại mất một quãng đ−ờng xa quay lại tỉnh và có thể diễn tiến nặng hơn trên đ−ờng về. Chính vì vậy, bác sĩ phải cho bệnh nhân nhập viện.
1.5.2.5. Trình độ bác sĩ - Môi tr−ờng đào tạo.
Các bác sĩ nội trú (bác sĩ đang học việc) liên quan với tỷ lệ sai sót chỉ định thuốc [57], tỷ lệ tử vong cao hơn [75], [94], thời gian nằm hồi sức lâu hơn [94] và lỗi chuyên môn với bệnh nhân nội trú cao hơn [27], [66], [91]. Nghiên cứu của Chamberlain chỉ ra những khoa Cấp cứu có sự hiện diện của bác sĩ nội trú ít hiệu quả trong quyết định bệnh nhân nào cần nhập viện và bệnh nhân nào có thể ra về an toàn. Những khoa Cấp cứu này đã nhập viện số
l−ợng bệnh nhân gần gấp 14 lần hơn dự kiến. Tác giả kết luận: các bác sĩ nội trú liên quan với quyết định nhập viện nhiều hơn chứ không phải số l−ợng bệnh nhân hay sự có mặt của các chuyên gia điều trị. [31]