ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thắt lưng (ĐTL) là một chứng bệnh thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nói chung, có tới 70-85% dân số ít nhất một lần bị đau vùng thắt lưng trong đời. Theo Andersson-1997, tỷ lệ đau vùng thắt lưng hàng năm trung bình là 30% (dao động trong khoảng 15-45%). Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ trên 45 tuổi, là lý do đứng thứ hai khiến bệnh nhân đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện đứng thứ năm và đau vùng thắt lưng đứng thứ ba trong số các bệnh phải phẫu thuật (Andersson-1999). Ở Việt Nam, theo Phạm Khuê trong điều tra tình hình bệnh tật, đau thắt lưng chiếm 2% dân số, chiếm 17% những người trên 60 tuổi [15]. Tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai năm 1988, đau thắt lưng chiếm 6% tổng số các bệnh đau xương khớp [1] Đau thắt lưng là một triệu chứng của rất nhiều bệnh đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp mà thoái hóa cột sống (hư cột sống) là một nguyên nhân quan trọng. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi. Thoái hóa cột sống gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu, địa lý, kinh tế. Thống kê 1995 của thế giới cho thấy 0,3 - 0,5% dân số bị bệnh khớp trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ, 80% người trên 55 tuổi có dấu hiệu X Quang là thoái hóa cột sống. Ở Việt Nam, đau xương khớp, chủ yếu là thoái hóa, chiếm 20% số bệnh nhân, các vị trí thoái hóa theo thứ tự từ cao đến thấp: cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ 14%, khớp gối 13% [14]. Về điều trị hội chứng đau thắt lưng, YHHĐ có nhiều phương pháp khác nhau. Điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề cập đến từ lâu nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm của YHHĐ hay có một số tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến người bệnh. Bên cạnh đó, YHCT đã mô tả chứng đau thắt lưng trong phạm vi chứng “yêu thống” và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bằng: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thuốc đắp chườm ngoài, thuốc uống YHCT…. Ngoài tác dụng của châm cứu đối với ĐTL đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là làm giảm đau nhanh, khôi phục lại chức năng vận động CSTL [30], [37], YHCT còn quan niệm thắt lưng là phủ của tạng thận, nên việc điều trị ĐTL bằng các loại thuốc uống trong để bổ thận cũng đem lại hiệu quả rất tốt, hoặc việc kết hợp các bài thuốc bổ thận với châm cứu làm tăng hiệu quả điều trị là sự lựa chọn thường thấy và cần thiết. Trên thực tế lâm sàng hiện nay, có một số bài thuốc hay được dùng cho bệnh nhân ĐTL như: Độc hoạt tang ký sinh thang, lục vị hoàn, bát vị hoàn, v.v… tuỳ theo thể bệnh, trong đó “Bát vị” là một bài thuốc cổ phương kinh điển có tác dụng bổ thận dương. Dựa trên bài thuốc cổ phương này, công ty dược TRAPHACO đã bào chế viên nang “Bát Vị Quế Phụ” nhằm hiện đại hóa các dạng bào chế thuốc YHCT, với nguồn nguyên liệu Phụ tử trồng ở Sapa, Việt nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tính an toàn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu kết hợp ôn điện châm với viên nang “Bát Vị Quế Phụ” để điều trị bệnh nhân ĐTL thể thận dương hư. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của viên nang Bát vị quế phụ kết hợp ôn điện châm điều trị đau thắt lưng thể thận dương hư’’ nhằm hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng của viên nang Bát vị quế phụ kết hợp ôn điện châm điều trị đau thắt lưng thể thận dương hư. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang Bát vị quế phụ kết hợp ôn điện châm.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[ \
TẠ THU THỦY
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG
“BÁT VỊ QUẾ PHỤ” KẾT HỢP VỚI ÔN ĐIỆN CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG (THỂ THẬN
DƯƠNG HƯ)
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2010
Trang 2[ \
TẠ THU THỦY
§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA VI£N NANG
“B¸T VÞ QUÕ PHô” KÕT HîP VíI ¤N §IÖN CH¢M
Trang 3Hoàn thành khóa học và luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu, Khoa Y học cổ truyền, Phòng Đào tạo sau đại học, các
Bộ môn và các phòng ban chức năng Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
- TS.Trần Quốc Bình - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Phó khoa Y học cổ truyền- Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy tận tình cho tôi kiến thức của cả hai nền y học trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
- PGS.TS Nguyễn Nhược Kim, PGS.TS Đặng Kim Thanh, PGS.TS Đỗ Thị Phương, TS Hoàng Minh Chung – Trường Đại học Y Hà nội, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bộ môn Nội Tổng hợp - Trường Đại học Y Hà nội
đã luôn quan tâm và dìu dắt tôi trong quá trình học tập, đóng góp những ý kiến quý báu cho bản luận văn của tôi được hoàn chỉnh
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, tập thể CBNV khoa Châm cứu Dưỡng sinh, các bạn đồng nghiệp
và gia đình, người thân đã cổ vũ, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tác giả
Tạ Thu Thủy
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3U 1.1 Đau thắt lưng theo y học hiện đại 3
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2 Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng 3
1.1.3 Nguyên nhân đau thắt lưng 7
1.1.4 Thoái hóa cột sống thắt lưng 8
1.1.5 Cơ chế gây đau thắt lưng 10
1.1.6 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái hoá cột sống 11
1.1.7 Điều trị 13
1.2 Đau thắt lưng theo y học cổ truyền 15
1.2.1 Khái niệm 15
1.2.2 Nguyên nhân 16
1.2.3 Các thể lâm sàng 16
1.2.4 Điều trị theo YHCT 17
1.3 Sơ lược bài thuốc Bát vị và viên nang Bát vị quế phụ 20
1.3.1 Bài thuốc Bát vị 20
1.3.2 Nghiên cứu các vị thuốc trong bài Bát vị 21
1.3.3 Ý nghĩa phương thuốc Bát vị quế phụ: 27
1.3.4 Tình hình nghiên cứu bài thuốc “Bát vị” và nghiên cứu vị thuốc trong bài thuốc 27
1.3.5 Viên nang “Bát vị quế phụ” 30
Chương 2: CHẤT LIỆU- ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU32 2.1 Chất liệu nghiên cứu 32
2.1.1 Thuốc nghiên cứu 32
Trang 62.1.2 Phương tiện nghiên cứu 32
2.2 Đối tượng nghiên cứu 32
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại 32
2.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền 33
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 34
2.3.2 Quy trình nghiên cứu 35
2.2.3 Theo dõi và đánh giá 36
2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 36
2.4.1 Chỉ tiêu theo YHHĐ 36
2.4.2 Chỉ tiêu theo Y học cổ truyền : 40
2.4.3 Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc 41
2.4.4 Xử lý số liệu 41
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1 Đặc điểm chung 44
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi của hai nhóm 44
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới của hai nhóm 45
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 45
3.1.4 Phân bố theo thời gian mắc bệnh của hai nhóm 46
3.1.5 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau 47
3.2 Kết quả điều trị giảm đau thắt lưng 48
3.2.1 Kết quả thay đổi mức độ đau của hai nhóm theo thang điểm VAS48 3.2.2 Kết quả thay đổi độ giãn cột sống thắt lưng của hai nhóm 49
3.2.3 Kết quả thay đổi tầm vận động CSTL của hai nhóm 50
3.2.4 Sự cải thiện các chức năng hoạt động CSTL 52
Trang 73.2.5 Kết quả điều trị chung của hai nhóm 54
3.3 Kết quả cải thiện các triệu chứng của Thận dương hư theo YHCT 56
3.4 Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ số sinh lý của nhóm nghiên cứu 58
3.5 Tác dụng không mong muốn của viên nang Bát vị quế phụ 59
3.6 Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ tiêu cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu 59
Chương 4: BÀN LUẬN 62
4.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 62
4.1.1 Tuổi 62
4.1.2 Giới 63
4.1.3 Nghề nghiệp 64
4.1.4 Thời gian mắc bệnh 64
4.2 Bàn luận về kết quả điều trị 65
4.2.1 Sự cải thiện về mức độ đau 65
4.2.2 Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng 66
4.2.3 Sự cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng 67
4.2.4 Chức năng hoạt động cột sống thắt lưng 67
4.2.5 Sự cải thiện các triệu chứng của thận dương hư 68
4.2.6 Kết quả điều trị chung 71
4.3 Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý và chỉ tiêu cận lâm sàng 73
4.3.1 Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý 73
4.3.2 Sự biến đổi một số chỉ tiêu cận lâm sàng 75
KẾT LUẬN 76
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố theo tầm vận động CSTL 47
Bảng 3.2 Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 15 ngày điều trị 49
Bảng 3.3 Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 30 ngày điều trị 49
Bảng 3.4 Sự cải thiện tầm vận động CSTL sau 15 ngày điều trị 51
Bảng 3.5 Sự cải thiện tầm vận động CSTL sau 30 ngày điều trị 51
Bảng 3.6 Sự cải thiện các chức năng hoạt động CSTL sau 15 ngày 52
Bảng 3.7 Sự cải thiện các chức năng hoạt động CSTL sau 30 ngày 53
Bảng 3.8 Kết quả cải thiện các triệu chứng của Thận dương hư 56
Bảng 3.9 Sự biến đổi tần số mạch, huyết áp và nhiệt độ cơ thể 58
Bảng 3.10 Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang Bát vị quế phụ 59 Bảng 3.11 Công thức máu trước và sau điều trị 60
Bảng 3.12 Một số chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị 61
Bảng 3.13 Kết quả phân tích nước tiểu trước và sau điều trị 61
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi 44
Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 45
Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 45
Biểu đồ 3.4 Thời gian mắc bệnh 46
Biểu đồ 3.5 Phân bố theo mức độ đau 47
Biểu đồ 3.6 Sự cải thiện mức độ đau tính theo điểm TB 48
Biểu đồ 3.7 Sự cải thiện độ giãn CSTL tính theo điểm trung bình 50
Biểu đồ 3.8 Sự cải thiện chức năng hoạt động CSTL tính theo điểm TB 53
Biểu đồ 3.9 Kết quả chung của hai nhóm sau 15 ngày điều trị 54
Biểu đồ 3.10 Kết quả chung của hai nhóm sau 30 ngày điều trị 54
Biểu đồ 3.11 Kết quả điều trị chung của hai nhóm tính theo điểm trung bình 55
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng (ĐTL) là một chứng bệnh thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày Nói chung, có tới 70-85% dân số ít nhất một lần bị đau vùng thắt lưng trong đời Theo Andersson-1997, tỷ lệ đau vùng thắt lưng hàng năm trung bình là 30% (dao động trong khoảng 15-45%) Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ trên 45 tuổi, là lý do đứng thứ hai khiến bệnh nhân đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện đứng thứ năm và đau vùng thắt lưng đứng thứ ba trong số các bệnh phải phẫu thuật (Andersson-1999) Ở Việt Nam, theo Phạm Khuê trong điều tra tình hình bệnh tật, đau thắt lưng chiếm 2% dân số, chiếm 17% những người trên 60 tuổi [15] Tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai năm 1988, đau thắt lưng chiếm 6% tổng số các bệnh đau xương khớp [1]
Đau thắt lưng là một triệu chứng của rất nhiều bệnh đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp mà thoái hóa cột sống (hư cột sống) là một nguyên nhân quan trọng Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi Thoái hóa cột sống gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu, địa lý, kinh tế Thống kê 1995 của thế giới cho thấy 0,3 - 0,5% dân số bị bệnh khớp trong đó có 20% bị thoái hóa khớp Ở Mỹ, 80% người trên 55 tuổi có dấu hiệu X Quang là thoái hóa cột sống Ở Việt Nam, đau xương khớp, chủ yếu là thoái hóa, chiếm 20% số bệnh nhân, các vị trí thoái hóa theo thứ tự từ cao đến thấp: cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ 14%, khớp gối 13% [14]
Về điều trị hội chứng đau thắt lưng, YHHĐ có nhiều phương pháp khác nhau Điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề cập đến từ lâu nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm của YHHĐ hay có một số tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến người bệnh Bên cạnh đó, YHCT đã mô tả chứng đau thắt lưng trong phạm vi chứng “yêu thống” và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bằng: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,
Trang 11thuốc đắp chườm ngoài, thuốc uống YHCT… Ngoài tác dụng của châm cứu đối với ĐTL đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là làm giảm đau nhanh, khôi phục lại chức năng vận động CSTL [30], [37], YHCT còn quan niệm thắt lưng là phủ của tạng thận, nên việc điều trị ĐTL bằng các loại thuốc uống trong để bổ thận cũng đem lại hiệu quả rất tốt, hoặc việc kết hợp các bài thuốc bổ thận với châm cứu làm tăng hiệu quả điều trị là sự lựa chọn thường thấy và cần thiết Trên thực tế lâm sàng hiện nay, có một số bài thuốc hay được dùng cho bệnh nhân ĐTL như: Độc hoạt tang ký sinh thang, lục vị hoàn, bát vị hoàn, v.v… tuỳ theo thể bệnh, trong đó “Bát vị”
là một bài thuốc cổ phương kinh điển có tác dụng bổ thận dương Dựa trên bài thuốc cổ phương này, công ty dược TRAPHACO đã bào chế viên nang
“Bát Vị Quế Phụ” nhằm hiện đại hóa các dạng bào chế thuốc YHCT, với nguồn nguyên liệu Phụ tử trồng ở Sapa, Việt nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tính an toàn Trên cơ sở đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu kết hợp ôn điện châm với viên nang “Bát Vị Quế Phụ” để điều trị bệnh nhân ĐTL thể thận dương hư
Chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của viên nang Bát vị quế phụ kết hợp ôn điện châm điều trị đau thắt lưng thể thận dương hư’’ nhằm hai mục tiêu sau:
1 Đánh giá tác dụng của viên nang Bát vị quế phụ kết hợp ôn điện châm điều trị đau thắt lưng thể thận dương hư
2 Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang Bát vị quế phụ kết hợp ôn điện châm
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đau thắt lưng theo y học hiện đại
- Góc cùng: tạo bởi đường thẳng ngang và đường thẳng chạy qua mặt trên: 30 độ
- Góc thắt lưng cùng: tạo bởi trục L5 và S1: 140 độ
- Góc nghiêng xương chậu: tạo bởi đường thẳng ngang với đường thẳng nối giữa ụ nhô với bờ trên xương mu [2], [31]
Trang 13Hình 1.1 Các đốt sống thắt lưng [32]
1.1.2.2 Cấu tạo đốt sống thắt lưng
Cấu tạo bởi hai phần chính: thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía sau
- Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt Chiều rộng lớn hơn chiều cao và chiều dày Mặt trên và mặt dưới là mâm sụn
- Cung đốt sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp liên cuống, mỏm khớp chia cung sống thành hai phần: phía trước là cuống sống, phía sau là lá cung, gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai mỏm ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt sống với cung sống là ống tuỷ Riêng L5 thân đốt ở phía trước cao hơn ở phía sau để tạo độ ưỡn thắt lưng
- Mỏm ngang: có hai mỏm ngang chạy từ cung đốt sống ra ngoài
Trang 14- Gai sống: có một gai dính vào cung đốt sống
- Lỗ đốt sống nằm ở giữa, thân đốt sống nằm ở trước và cung đốt sống nằm ở sau tạo nên ống sống trong đó có tuỷ sống
Hình 1.2 Đốt sống thắt lưng [27]
1.1.2.3 Cơ - dây chằng
* Cơ vận động cột sống
Gồm hai nhóm chính: Nhóm cơ cạnh cột sống và nhóm cơ thành bụng:
- Nhóm cơ cạnh cột sống: chạy từ cổ đến xương cùng Tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời có thể phối hợp với nghiêng, xoay cột sống
- Nhóm cơ thành bụng, gồm có:
+ Cơ thẳng: Nằm ở phía trước thành bụng, có hai bó cơ thẳng nằm ở hai bên đường giữa Vì nằm phía trước trục cột sống, nên cơ thẳng bụng là
cơ gập thân người rất mạnh
+ Nhóm cơ chéo: Có hai cơ chéo (cơ chéo trong, cơ chéo ngoài) Các
cơ chéo có chức năng xoay thân người, khi xoay sang bên trái cần cơ chéo ngoài phải và cơ chéo trong trái hoạt động và ngược lại
Trang 15* Dây chằng cột sống:
Các dây chằng giúp cho cột sống vững vàng đồng thời hạn chế những vận động quá mức của cột sống Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau
là hai dây chằng dài nhất, đều bắt đầu từ xương chẩm chạy tới xương cùng
- Dây chằng dọc trước, phủ mặt trước cột sống, bám vào thân đốt và đĩa đệm
- Dây chằng dọc sau, phủ mặt sau các thân đốt, bám vào đĩa đệm, không bám vào mặt sau thân đốt, bám vào thân đĩa đệm nhưng không phủ kín phần sau bên của phần tự do
- Dây chằng vàng dầy và khỏe phủ mặt sau của ống sống
- Các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng trên gai nối các gai sống với nhau Ngoài những dây chằng, trên đốt L4-L5 còn được nối với xuơng chậu bởi những dây chằng thắt lưng chậu, những dây chằng này đều bám vào đỉnh mỏm ngang L4, L5 và bám vào tận mào chậu
ở phía truớc và phía sau Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế
sự di động quá mức của hai đốt sống thắt lưng L4, L5
1.1.2.4 Lỗ liên đốt, sự phân bố thần kinh cột sống
* Lỗ liên đốt sống:
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua lỗ liên đốt, lỗ này được giới hạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới là cuống sống của hai đốt kế cận nhau, ở phía sau là mỏm khớp là khớp liên cuống, phủ phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của dây chằng vàng
Trang 16- Nhánh sau: phân bố cho da, cho cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện ngoài của khớp liên cuống
- Nhánh màng tủy: đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt vào ống sống, chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây chằng dọc sau, bao tủy Do có sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay đổi nào của những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt cũng sẽ kích thích rễ thần kinh gây ra đau đớn
1.1.3 Nguyên nhân đau thắt lưng [24]
- Thoái hoá cột sống thắt lưng
- Viêm cột sống (viêm cột sống dính khớp, lao…)
- Dị dạng bẩm sinh ở cột sống (gù vẹo, gai đôi, cùng hoá L5, thắt lưng hoá S1)
Trang 17- Đau thắt lưng do tâm thần
1.1.4 Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống, còn được gọi là hư xương sụn đốt sống (osteochondrosis) Hư xương sụn đốt sống bao gồm cả thoái hóa đĩa đệm
và thoái hóa đốt sống [2]
1.1.4.1 Thoái hóa đĩa đệm
Quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn biến theo 5 giai đoạn:
1- Vòng sợi ở phía sau bị yếu, lồi ra phía sau ở một điểm do nhân nhầy ấn lõm vào, quá trình này có sự rách đồng tâm trong vòng sợi, tuy nhiên đĩa đệm vẫn còn giữ được chức năng sinh-cơ học và chưa có biểu hiện lâm sàng
2- Có sự rách các sợi Collagen của vòng sợi ở khu vực bờ viền giữa nhân nhầy và bản sụn và lấn tới dần dần hướng ra phía ngoài, áp lực nội đĩa đệm giảm làm cho các đốt sống tiến gần nhau hơn Có thể gặp trường hợp ĐTL cấp khi có tác động cơ học gây chuyển dịch khối lượng đĩa đệm
Trang 183- Vòng sợi bị rách cả ở phần ngoại vi của đĩa đệm, đường rách ở một
số điểm đã đi hết cả chiều dày vòng sợi Giới hạn giữa nhân nhầy và lớp trong của vòng sợi biến dạng, lồi lõm, có sự xâm nhập của các tổ chức liên kết, dẫn tới hình thành các tổ chức sợi hạt đĩa đệm Trên lâm sàng thường gặp ĐTL cấp nếu rễ thần kinh bị kích thích hoặc bị chèn ép do lồi, thoát vị đĩa đệm kèm theo, có thể bị đau thắt lưng hông
4- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi đều bị biến dạng lồi lõm, chiều dày của vòng sợi bị giảm mỏng ở vài chỗ Có rách vòng sợi ở nhiều phía, trên lâm sàng biểu hiện ĐTL mạn tính xen lẫn các đợt đau cấp tính
5- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi biến dạng thành hình đa giác, chiều dày vòng sợi bị phá vỡ, rách nặng ở nhiều phía, vòng sợi rất mỏng ở toàn bộ chu vi Trên lâm sàng biểu hiện ĐTL mạn hay tái phát
1.1.4.2 Thoái hóa đốt sống
Hậu quả tiếp sau thoái hóa đĩa đệm là các sợi đàn hồi của vòng sợi giảm và được thay thế bởi các tổ chức xơ, dẫn tới sự giảm linh động giữa hai đốt sống Áp lực nội đĩa đệm giảm, các đốt sống gần nhau hơn, khả năng chống rung sóc giảm, bao sợi và các dây chằng của nó trở nên chùng lỏng Chỗ dây chằng bám vào màng xương đốt sống bị yếu và dễ dàng bị bong khỏi điểm bám do bất kỳ một lực nào tác động hoặc do khối lượng đĩa đệm mất tính đàn hồi đẩy ra Các chất thoát ra ngoài tiếp tục làm giảm
số lượng mô đĩa đệm, các đốt sống tiến lại gần nhau hơn, các dây chằng căng trung ương lỏng lẻo càng dễ bóc tách… tạo ra một vòng bệnh lý luẩn quẩn, các chất bị bong trở thành dị vật và gây nên phản ứng kích thích, những kích thích này có thể gây nên xơ hóa kéo theo can xi hóa dẫn tới viêm khớp thoái hóa, viêm khớp, phì đại [34]
Trang 191.1.5 Cơ chế gây đau thắt lưng
Đau thắt lưng là triệu chứng của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra Tuy nhiên có 3 cơ chế gây ĐTL sau [1], [2]
bế rễ thần kinh)
1.1.5.2 Cơ chế cơ học
Cơ chế này được nói đến nhiều và cũng là cơ chế chủ yếu gây ĐTL ở nhiều bệnh nhân Áp lực cơ học quá mức ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của đĩa đệm, khớp liên cuống và các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống Kích thích cơ học là sự kéo căng tổ chức liên kết, không có sự tham gia của các chất hoá học trung gian Kích thích cơ học gây đau như thế nào còn chưa rõ Theo Nikola Budog khi các bó sợi của dây chằng, bao khớp bị kéo căng sẽ làm hẹp, biến dạng khoảng trống giữa các bó Colagen, các sợi thần kinh bị kích thích do bị ép giữa các bó Colagen ĐTL theo cơ chế này
có đặc điểm là đau như nén ép, châm chích, như dao đâm, đau thay đổi cả
về cường độ, và tần số khi thay đổi tư thế cột sống
Trang 201.1.5.3 Cơ chế phản xạ đốt đoạn
Có một sự liên quan về giải phẫu giữa thần kinh cảm giác nội tạng với thần kinh tuỷ sống Khi một nội tạng ở trong ổ bụng bị tổn thương thì không những gây đau ở tạng mà còn có thể lan tới vùng cột sống có cùng khoanh tuỷ chi phối
Như vậy, ĐTL có thể do một, hai hoặc cả ba cơ chế kết hợp, việc xác định được cơ chế đau sẽ giúp cho việc tìm nguyên nhân được dễ hơn và điều trị có kết quả tốt hơn
1.1.6 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái hoá cột sống
- Đau nửa đêm về sáng, thay đổi thời tiết đau tăng là đau của thoái hóa
* Các dấu hiệu thực thể của hội chứng cột sống:
a Điểm đau cột sống: Ấn hoặc gõ trên các mỏm gai đốt sống bệnh nhân phát hiện được điểm đau Trường hợp tổn thương rễ thần kinh thường
có điểm đau ở cột sống tương ứng
b Điểm đau cạnh sống (cách đường liên mỏm gai khoảng 2cm)
c Co cứng cạnh cột sống thắt lưng: bệnh nhân có thể ở tư thế chống đau do khối cơ cạnh cột sống bị co cứng Khám thấy khối cơ có dấu hiệu tăng trương lực cơ
d Các biến dạng cột sống: Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, nhìn vùng thắt lưng theo hướng nghiêng, có thể đánh giá độ ưỡn, gù, vẹo của cột sống [23]
Trang 21e Tầm hoạt động của cột sống thắt lưng: Yêu cầu bệnh nhân cúi ngửa nghiêng phải, nghiêng trái, xoay và quan sát thấy tầm hoạt động bị hạn chế
- Đo độ giãn STL (Nghiệm pháp Schober), ở tuổi vị thành niên bình thường khoảng cách này giãn thêm khoảng 4-5 cm, chỉ số Schober bình thường từ 14/10 cm đến 15/10 cm [2]
- Độ nghiêng, ngửa, xoay CSTL: bình thường góc nghiêng, góc xoay, góc ngửa khoảng 30o Nếu góc nhỏ hơn 10o là bệnh lý [2]
1.1.6.2 Cận lâm sàng, X-quang
Có 3 dấu hiệu cơ bản:
- Hẹp khe đĩa đệm: biểu hiện bằng chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính
- Đặc xương: mâm sụn có hình đặc xương
- Gai xương (ostéophyte): ở rìa ngoài của thân đốt, gai xương có thể tạo thành những cầu xuơng, khớp tân tạo Đặc biệt những gai xuơng ở gần
lỗ gian đốt sống dễ chèn ép vào rễ thần kinh
Hình 1.3 Thoái hóa cột sống [16]
Trang 221.1.7 Điều trị
Những trường hợp tìm thấy nguyên nhân thì việc điều trị phải căn cứ vào nguyên nhân Nhìn chung điều trị đau thắt lưng được chia ra làm 2 phương pháp: bảo tồn và điều trị phẫu thuật
1.1.7.1 Nguyên tắc chung [1], [2]
- Nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều
- Dùng thuốc giảm đau
- Dùng thuốc giãn cơ khi có co cơ
- Kết hợp điều trị vật lý, châm cứu, bấm huyệt
- Sử dụng một số biện pháp khi cần: tiêm ngoài màng cứng, tiêm vào đĩa đệm, kéo giãn cột sống
- Phẫu thuật trong một số trường hợp khi cần
- Điều trị nguyên nhân
1.1.7.2 Điều trị bảo tồn
Điều trị bằng thuốc [1] [2]
Gồm các thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần, vitamin nhóm B
- Thuốc chống viêm giảm đau: chủ yếu là các thuốc chống viêm giảm đau không steroid
- Thuốc giãn cơ, an thần: có tác dụng giãn cơ, tăng tuần hoàn, giảm đau,
an thần nhẹ
Chủ yếu tác động tới các cơ vân co thắt
- Vitamin nhóm B liều cao có tác dụng giảm đau chống viêm, chống thoái hoá thần kinh
Trang 23Điều trị không dùng thuốc
* Phương pháp vật lý trị liệu
+ Phương pháp nhiệt: bó paraphin, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng Tác dụng giảm đau, chống co cơ, giãn mạch, tăng chuyển hoá và dinh dưỡng tại chỗ Chỉ định sau giai đoạn cấp
+ Dùng dòng cao tần trị liệu: tác dụng có thể chuyển năng lượng điện thành nhiệt năng trong tổ chức cơ thể làm tăng nhu cầu oxy, dinh dưỡng, tăng giáng hoá, tăng hoạt tính mao mạch, tác dụng giảm đau, an thần giãn cơ
+ Xoa bóp: tạo cảm giác thư giãn tại chỗ, giãn cơ, giãn mao mạch, tăng lưu thông tuần hoàn máu và bạch huyết, giúp di chuyển chất tích tụ, làm giảm đau, giảm tình trạng căng thẳng tâm thần
* Một số phương pháp điều trị chuyên biệt
- Kéo giãn cột sống thắt lưng: dưới tác dụng của lực kéo giãn, áp lực trọng tải ở khoang đĩa đệm, giảm mạch, tạo điều kiện chuyển dịch hướng tâm cho nhân nhày đĩa đệm, giúp làm rộng khoang gian đốt, giải phóng chèn ép rễ thần kinh
- Các phương pháp phong bế
+ Phong bế cạnh sống: Tiêm Novocain vào các điểm đau cạnh sống + Phong bế rễ thân kinh ở lỗ ghép
+ Phong bế ngoài màng cứng
1.1.7.3 Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật điều trị đau thắt lưng được chỉ định trong các trường hợp
- Các di lệch đột sống, chèn ép tuỷ sống, hội chứng đuôi ngựa
- Phẫu thuật làm cứng, cố định từ hai đốt sống trở lên khi có nguy cơ lún đốt sống, gù vẹo
- Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ sống hoặc thần kinh nặng
- Hẹp ống sống gây ép tuỷ sống
Trang 241.2 Đau thắt lưng theo y học cổ truyền
1.2.1 Khái niệm
Đau thắt lưng trong Y học cổ truyền gọi là chứng “yêu thống” đã được người xưa mô tả rất rõ trong các y văn cổ Bệnh ĐTL có quan hệ mật thiết với tạng thận YHCT cho rằng thắt lưng là phủ của thận, thận chủ tiên thiên
có năng lực làm cho cơ thể cường tráng, thận hư sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, trước tiên là vùng thắt lưng đau, cho nên ĐTL có quan hệ mật thiết với tạng thận [17], [9] Trên lâm sàng thấy đau thắt lưng trước tiên phải xem xét tạng thận có thể bị tổn thương hay không
Các đường kinh mạch chạy từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên đều đi qua vùng thắt lưng Trong đó kinh túc thái dương ở lưng có 4 đường quan hệ rất rộng với vùng thắt lưng Kinh túc thiếu âm là kinh mạch của thận, đi từ thận ra vùng thắt lưng Kết hợp giữa nội tạng và kinh mạch ta có thể biết được nguyên nhân gây ra đau thắt lưng, về nội tạng thì thận hư, về kinh mạch thì phần lớn do túc thái dương, túc thiếu âm, đới mạch cảm thụ ngoại tà mà hay gặp là phong tà, hàn tà, thấp tà; hoặc do chấn thương gây nên Đồng thời tạng phủ và kinh lạc có liên hệ mật thiết với nhau nên khi tinh khí của thận kém khiến cho ngoại tà thừa hư xâm nhập vào, ngược lại ngoại tà xâm nhập có thể ảnh hưởng đến thận khí
Ngoài ra, xét về quan hệ giữa thận khí với sự sinh trưởng phát dục, theo thiên Thượng cổ “Thiên chân luận” sách Tố vấn nói: “Con gái bảy tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc mọc dài, 14 tuổi thiên quý đến, mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh, 21 tuổi thận khí đầy đủ, 49 tuổi mạch nhâm kém, mạch thái xung yếu, thiên quý cạn hết…Con trai tám tuổi, thận khí thực, tóc tốt răng thay, 16 tuổi thận khí thịnh, tinh khí đầy mà có thể tiết ra, 24 tuổi thận khí điều hòa, gân cốt cứng mạnh,…40 tuổi thận khí suy kém, tóc rụng răng
Trang 25khô…56 tuổi can khí suy yếu, gân mạch kém hoạt động” Căn cứ vào đó ta hiểu rõ thêm ý nghĩa câu “thận là nguồn gốc của tiên thiên” Tất cả công năng của nội tạng và sự sinh trưởng phát dục của người ta đều là nhờ ở sự liên quan lẫn nhau của thận thủy và mệnh môn hỏa Người bệnh thận âm không đủ, thường làm cho can âm suy kém mà gây ra những chứng trạng tâm hỏa thịnh gây chứng trạng tâm phiền, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, người bệnh thận dương không đủ, cũng thường làm cho tỳ dương suy kém mà xuất hiện những chứng
ỉa lỏng sống phân hoặc làm cho tâm khí hư nhược mà sinh ra chứng trạng tâm hồi hộp, phế khí hư yếu gây dương hư tự đổ mồ hôi [10]
1.2.2 Nguyên nhân
- Do ngoại nhân: Thường do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm lấn vào các kinh Túc thái dương bàng quang, hoặc do kinh khí của đường kinh trên bị bế tắc, khí huyết không lưu thông Thông thì bất thống, thống tắc bất thông Bệnh lâu ngày sẽ làm hư tổn đến chính khí [40]
- Do nội nhân: Do chính khí cơ thể bị hư, rối loạn chức năng của các tạng phủ nhất là hai tạng can và thận Can tàng huyết, can chủ cân có liên quan đến phủ đởm, can hư không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân làm huyết kém, cân yếu mỏi hoặc co rút Thận chủ cốt tủy, thận hư xương cốt yếu
- Do bất nội ngoại nhân: Do lao động quá sức như bê vác nặng, hoặc
do bị sang chấn (bị ngã, bị đánh…) làm khí huyết ứ trệ gây nên đau lưng, hạn chế vận động [9], [37], [38]
1.2.3 Các thể lâm sàng [18], [40]
1.2.3.1 Thể hàn thấp:
Chứng trạng chủ yếu: Vùng lưng có cảm giác lạnh, nặng, xoay chuyển khó khăn, trước đau nhẹ, dần dần đau nặng, thay đổi thời tiết đau tăng, chườm ấm thấy đỡ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù khẩn
Trang 261.2.3.2 Thể thấp nhiệt:
Đau vùng lưng, nơi đau có cảm giác nóng, đại tiện khô táo, tiểu tiện
đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác
1.2.3.3 Thể huyết ứ:
Đau lưng cố định không di chuyển, nơi đau cự án, bệnh nhân có tiền
sử chấn thương, chất lưỡi tối xạm, hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp
+ Nếu thận hư không nạp khí, có thêm chứng: hen suyễn khó thở, nếu thận hư không khí hóa bài tiết được nước gây phù toàn thân, nhất là hai chi dưới, chất lưỡi nhợt mềm bệu, mạch trầm nhược
- Thận âm hư:
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, ra mồ hôi trộm, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác
1.2.4 Điều trị theo YHCT
YHCT có nhiều phương pháp điều trị chứng “yêu thống” mang lại hiệu quả cao Nhìn chung, việc điều trị chia làm 2 phương pháp chính: dùng thuốc
và không dùng thuốc
Trang 271.2.4.1 Phương pháp không dùng thuốc
* Châm cứu
Theo quan niệm của YHCT: “bất thông tắc thống” cho nên khi tà khí xâm phạm vào kinh lạc khiến khí huyết tắc trở mà gây đau, châm cứu có tác dụng làm thông kinh hoạt lạc khiến cho khí huyết được lưu thông, từ đó giải quyết được chứng đau Trong điều trị đau thắt lưng, châm cứu được chỉ định cho mọi giai đoạn đau Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể bệnh của ĐTL mà đưa ra pháp điều trị là châm hay cứu, áp dụng thủ pháp bổ hay tả, cũng như đưa ra các công thức huyệt khác nhau Đối với ĐTL thể thận dương
hư, pháp điều trị chung là ôn bổ thận dương Các huyệt thường được lựa chọn là: Thận du, Đại trường du, Giáp tích L1-L5, Mệnh môn, Chí thất, Bát liêu,
Uỷ trung,…với phương pháp ôn châm hoặc cứu
* Điện châm:
Để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình điều trị, sau khi châm kim vào huyệt đạt cảm giác đắc khí, dùng dòng điện kích thích lên kim châm Điện châm thay thế cho thủ pháp vê tay, kích thích huyệt một cách đều đặn nhịp nhàng không làm cho bệnh nhân đau đớn, mà ngược lại bệnh nhân còn có cảm giác tê, tức, nặng làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng, do vậy điện châm ra đời đáp ứng được mục đích điều khí của châm cứu một cách nhanh mạnh mà không đau đớn [36]
* Cứu: là phương pháp dùng mồi ngải hoặc điếu ngải đốt trực tiếp trên da
vùng huyệt hoặc gián tiếp qua gừng, tỏi, muối, được áp dụng cho các bệnh thuộc về hư hàn, hoặc bệnh nhân ở trạng thái yếu, có biểu hiện sợ lạnh, chân tay lạnh, bệnh lâu ngày Thông qua sự tác động vào huyệt và kinh lạc, cứu làm ấm cơ thể, đuổi hàn tà, tạo lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể Thông
Trang 28thường trên một bệnh nhân hoặc dùng phương pháp châm hoặc dùng phương pháp cứu, nhưng cũng có trường hợp vừa châm vừa cứu, để nâng cao tác dụng chữa bệnh
* Ôn châm là kỹ thuật kết hợp giữa châm và cứu Dùng kim châm vào huyệt,
sau khi đạt đắc khí, dùng điếu ngải đốt cháy và hơ vào cán kim, trung bình mỗi huyệt cứu khoảng 15 phút
* Ôn điện châm là dùng đồng thời điện châm và cứu ngải vào cán kim, để
mang lại hiệu quả tốt nhất đối với các trường hợp đau do hàn
* Các phương pháp khác như: xoa bóp bấm huyệt, xông thuốc, đắp thuốc,…
có tác dụng làm mềm cơ, tăng cường lưu thông tuần hoàn, tăng cường thông kinh lạc, giảm đau
1.2.4.2 Phương pháp dùng thuốc
Trong YHCT mỗi thể bệnh có một pháp điều trị riêng với nhiều bài thuốc cho mỗi thể bệnh:
- Thể hàn thấp: dùng bài “Can khương thương truật thang” gia giảm
- Thể thấp nhiệt: dùng bài “gia vị Nhị diệu thang”
- Thể huyết ứ dùng bài “Tứ vật thang gia vị” hoặc “Thần thống trục ứ thang” gia giảm
- Thể thận hư: dùng bài “Độc hoạt tang ký sinh thang”
Nếu thiên về thận âm hư dùng bài “Tả quy hoàn”
Nếu thiên về thận dương hư dùng bài “Hữu quy hoàn” hoặc “Bát vị hoàn”
Trang 291.3 Sơ lược bài thuốc Bát vị và viên nang Bát vị quế phụ
1.3.1 Bài thuốc Bát vị
1.3.1.1 Xuất xứ:
Bài thuốc cổ phương nổi tiếng “Bát vị” của Trương Trọng Cảnh được ghi trong sách “Kim quỹ yếu lược”, là bài thuốc kinh điển để chữa chứng thận dương hư
1.3.1.2 Nội dung bài thuốc
Có nhiều sách ghi liều lượng của bài thuốc “Bát vị” khác nhau như trong: Y lược giải âm, Kim quỹ thận khí Ở đây, chúng tôi lấy liều lượng của các vị thuốc trong bài dựa theo Hải thượng Lãn Ông viết ở Hải thượng Y tông tâm lĩnh tập II Thành phần bài thuốc như sau:
1.3.1.3 Chủ trị:
Chữa chứng thận dương hư: đau lưng mỏi gối, eo lưng đau, người lạnh, lưng và tứ chi lạnh, bụng dưới co thắt, tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm, đại tiện phân nát, thậm chí “ngũ canh tả”, mạch xích yếu nhỏ, các chứng cước khí, đàm ẩm
Có thể vận dụng điều trị một số bệnh như: viêm thận mạn tính, đau lưng, thần kinh suy nhược, v.v… của YHHĐ
Trang 301.3.2 Nghiên cứu các vị thuốc trong bài Bát vị:
* Thục địa: (Radix Rehmannia glutinosae praeparata)
Thục địa được chế biến từ cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.)
• Thành phần hóa học: từ dịch chiết nước đã xác định có 15 acid amin và
D glucozamin, acid photphoric, các carbonhydrat, D glucose, D galactose…chủ yếu là stachyose với hàm lượng 48,3% Từ dịch chiết bằng metanol chiết được catapol, irinoit glucozid có tác dụng hạ thấp đường huyết trên súc vật thí nghiệm
+ Tác dụng lợi tiểu: Dùng sinh địa nước tiểu tăng lên ở chó
+ Tác dụng cầm máu: thí nghiệm của tác giả Nhật Bản cho thấy có khả năng rút ngắn thời gian đông máu của thỏ
+ Tác dụng đối với vi trùng: ức chế sự sinh trưởng một số vi trùng
• Tính vị, quy kinh: Vị cam, vị ôn vào các kinh can thận
• Công năng, chủ trị: Tư âm, bổ huyết, ích tinh, dưỡng tủy
Trang 31Dùng điều trị: can thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, nội nhiệt tiêu khát, huyết hư vàng úa, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, băng lậu ra máu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mắt mờ, râu tóc bạc sớm
* Hoài sơn:(Radix Dioscoreae)
• Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae)
• Bộ phận dùng : Thân rễ đã chế biến, phơi sấy khô của cây củ mài, còn
gọi là hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burkill.)
• Thành phần hóa học: ngoài tinh bột ra, các nhà nghiên cứu Nhật Bản
đã lấy ra chất muxin là một loại protit nhớt, allatoin, acid amin, arginin, cholin Ngoài ra còn có mantase là men tiêu hóa mantose Về mặt thực phẩm, trong hoài sơn có chừng 63,25% chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất protid Ngoài ra còn thấy saponin có nhân sterol Chất muxin hòa tan trong nước phân giải thành protit và hydratcacbon có tính bổ Khả năng phân hủy chất đường của men trong hoài sơn rất cao
• Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính bình vào các kinh tỳ, phế, thận
• Chủ trị: Bổ tỳ vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, trị suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, lỵ, bệnh tiêu khát, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, viêm tử cung, thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể gầy yếu, suy nhược, ra mồ hôi trộm, bổ ngũ tạng, mạch gân xương
* Sơn thù (Frutus Corni)
• Họ: Thù du (Cornaceae)
• Bộ phận dùng: quả chín đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây Thù du
(Cornus officinalis Sieb Et Zucc.)
• Thành phần hóa học: Trong sơn thù có chứa saponosil, tanin, ngoài ra còn có acid ucrolic, acid taclic, acid malic, acid galic
Trang 32• Tác dụng dược lý: Theo Lưu Thọ Sơn thì sơn thù du có tác dụng lợi tiểu và hạ HA GanH.Z và cộng sự còn thấy dịch chiết nước có tác dụng ức chế đối với vi trùng
• Tính vị, quy kinh: Vị chua, sáp, tính hơi ôn vào hai kinh can và thận
• Chủ trị: : Huyễn vựng, tai ù, thắt lưng đầu gối đau mỏi, dương hư di tinh, di niệu, băng huyết, rong huyết, đới hạ, ra mồ hôi nhiều, nội nhiệt tiêu khát
* Đan bì :(Cortex Paeoniae suffruticosae)
• Họ: Mẫu đơn (Paeoniaceae)
• Bộ phận dùng: Vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Mẫu đơn (Paeonia suffruticosa Andr.)
• Thành phần hóa học: Năm 1985 Viện Y học Bắc Kinh phân tích thấy trong mẫu đơn bì tứ xuyên thấy có 5,66% glucoszid, 0,4% ancaloit, 12,54% saponin Đặc biệt trong mẫu đơn bì có paeonola là một chất đã chiết xuất được
• Tác dụng dược lý: Có tác giả cho rằng Paeonola có tác dụng gây xung huyết ở vùng tử cung động vật, do đó có tác dụng điều kinh, nhưng tác dụng yếu và chậm Trên thỏ thấy mẫu đơn bì có tác dụng chữa sốt Có tác giả cho rằng thành phần tác dụng trong mẫu đơn bì là acid benzoic
• Tính vị, quy kinh: Vị đắng, cay, tính hơi hàn, không độc, vào kinh tâm,
can, thận
• Chủ trị: Dưỡng chân huyết, hoà huyết, sinh huyết
* Bạch linh (Poria )
• Họ: Họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
• Bộ phận dùng: Thể quả nấm đã phơi hay sấy khô của nấm Phục linh
(Poria cocos (Schw.) Wolf.)
Trang 33• Thành phần hóa học: Gồm các acid có thành phần hợp chất tritecpen, đường pachiman có trong phục linh tới 75%, ngoài ra còn có ergosterol, cholin, histidin và rất ít men protease
• Tác dụng dược lý: Lợi thủy thẩm thấp, bổ tỳ định tâm
• Tính vị quy kinh: Vị ngọt nhạt, tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị
• Chủ trị: Chữa tiểu tiện khó khăn, thủy thấp, trướng mãn, tiết tả, phục thần định tâm, an thần, chữa hồi hộp mất ngủ
* Trạch tả :(Rhizoma Alismatis)
• Họ: Họ trạch tả (Alismataceae)
• Bộ phận dùng: Thân rễ đã cạo sạch vỏ ngoài của cây Trạch tả (Alisma plantago aquatica L var orientale (Sammuels) Juzep.)
• Thành phần hóa học: Tinh dầu, protid, chất nhựa và chất bột
• Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Chlor, và ure thải ra nhiều hơn Phấn trạch tả hòa tan trong mỡ, trạch tả cồn chiết xuất và cồn trạch tả đều có tác dụng hạ lipid trong máu rõ Trạch tả còn
có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan nhiễm
mỡ Cao cồn chiết xuất trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ: Cồn chiết xuất trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng giãn mạch vành Thuốc còn có tác dụng chống đông máu
• Tính vị quy kinh: Ngọt, lạnh vào các kinh thận, bàng quang
• Chủ trị: Tiểu tiện không thông, phù thũng, đầy chướng, tiêu chảy, tiểu
tiện ít, đàm ẩm, chóng mặt, nhiệt lâm, chứng mỡ cao trong máu
* Nhục quế ( Cortex Cinnamomi)
• Họ: họ Long não (Lauraceae)
• Tính vị, qui kinh: Vị cay, ngọt, tính rất nóng Qui vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Thận
• Tác dụng: Bổ mệnh môn hoả (Thận dương), kiện Tỳ
Trang 34• Ứng dụng lâm sàng:
- Trợ dương cứu nghịch: Chữa choáng và trụy mạch; Chữa mệnh môn hoả suy hay Thận dương hư: tay chân sợ lạnh, lưng gối mềm yếu, hoạt tinh, liệt dương, mạch trầm nhược
- Ấm thận, hành thủy: Chữa viêm thận mạn tính, phù ở người già do Thận dương hư Thường được dùng với Phụ tử chế, Thục địa, Hoài sơn
- Khứ hàn, giảm đau, thông kinh hoạt lạc dùng cho bệnh nhân hàn nhập
lý, tiết tả, nôn mửa Chữa các cơn đau do lạnh: đau dạ dày, viêm đại tràng, lưng gối lạnh do Can Thận hư
- Kiện tỳ, cầm ỉa chảy do Tỳ Vị hư hàn, bụng sôi, lạnh bụng, đau bụng Dùng với Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Đại hồi, Mộc hương…
- Cầm máu: nôn ra máu, đi ngoài ra máu, băng huyết do hàn gây khí trệ, huyết ngưng
- Nhục quế dùng với thuốc bổ khí dưỡng huyết để điều hòa khí huyết
để chữa bệnh ngoài da, lở loét, chữa nhọt bọc không vỡ vì sức đề kháng giảm
• Kiêng kỵ: do tính nóng, vị cay, bổ hỏa, hoạt huyết nên không dùng cho người âm hư, hỏa vượng, phụ nữ có thai
• Chú ý: Nhục quế là vị thuốc thuần dương, tác dụng bổ hỏa, trừ hàn tương tự Phụ tử nhưng yếu hơn Tuy nhiên, Nhục quế có tác dụng ôn hòa và bền vững Nó có thể dẫn hỏa về nguồn Bởi vậy, nó được dùng để điều trị Tỳ dương hư, Thận dương hư, hỏa suy, đau do lạnh và thoát dương do âm thịnh ở
lý và một số hội chứng khác
* Phụ tử chế (Aconitum sinense Paxt)
• Họ: Mao lương (Ranunculaceae)
Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, nhưng do cách chế biến khác nhau, nên được hai vị thuốc khác hẳn nhau
Trang 35Ô đầu (Radix Aconiti) là rễ củ mẹ của cây ô đầu – Aconitum sinense, đào về, rửa sạch, phơi hay sấy khô Vị thuốc này được xem là rất độc
Phụ tử là rễ củ con của cây ô đầu nói trên, nhưng đem về chế biến rồi mới dùng Phụ tử lại chia ra diêm phụ, hắc phụ, bạch phụ củ, bạch phụ phiến
• Thành phần hóa học: aconitin, higranim, axit canxiphotphoaconitic YHCT không sử dụng các ancaloit độc trong phụ tử mà dùng các chất gây tác dụng cường tim trong ô đầu và phụ tử Có lẽ chất “hồi dương cứu nghịch” nói trong YHCT là nằm ở đây Tại Nhật Bản, người ta đã chiết từ nước sắc phụ tử chất higranim có tác dụng cường tim rất mạnh Higranim rất bền với nhiệt độ, áp suất, trong môi trường nước axit hóa, ở nồng độ 10g vẫn
có tác dụng cường tim Sau khi hấp 110-1150C trong 40 phút, hiệu lực cường tim chỉ giảm 2 lần, trong khi đó LD-50 giảm độc tới 200 lần
Tác dụng cường tim còn liên quan đến sự có mặt của ion Ca2+ trong nước sắc đơn thuốc có phụ tử Nguồn ion Ca2+ này một phần có trong axit canxiphosphoaconitic trong phụ tử, một phần có trong nước muối dùng chế phụ tử Nước sắc phụ tử chế có tác dụng mạnh hơn nước sắc phụ tử sống (ô đầu) do nước sắc phụ tử chế có hàm lượng ion Ca2+ nhiều hơn Nếu loại ion
Ca2+ ra khỏi nước sắc thì tác dụng cường tim cũng giảm đi khá nhiều
• Tính vị quy kinh: theo tài liệu cổ: khí vị rất cay, rất nóng, hơi ngọt
và đắng, có độc nhiều, là thuốc âm trong dương dược; giáng xuống nhiều, thăng lên ít, trong cái nổi mà có chìm, chỗ nào cũng có thể chạy đến, chủ yếu vào mệnh môn, kinh Thủ thiếu dương tam tiêu, Túc thái âm tỳ và Túc thiếu âm thận
• Chủ trị: vong dương, khứ phong hàn, ỉa chảy kéo dài, phù lâu ngày, đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, bán thân bất toại, dùng chữa một số triệu chứng trong cấp cứu (chứng thoát dương) [22]
Trang 361.3.3 Ý nghĩa phương thuốc Bát vị quế phụ:
Bài thuốc này là từ bài Lục vị địa hoàng gia Nhục quế, Phụ tử Lục vị địa hoàng có công dụng tráng thủy làm chủ, gia Nhục quế, Phụ tử để bổ hỏa trong thủy, tăng cường cho thận khí Trong bài, Phụ tử chế là vị chính, đóng vai trò làm Quân, quyết định tác dụng chính của bài thuốc Thông qua
sự bồi bổ thủy hỏa, âm dương điều hòa, tà hết, chính hồi phục, thận khí tự mạnh lên Câu nói của Vương Thái Bộc: “Bổ vào nguồn của hỏa, để tiêu tan âm uế” có thể khái quát được công dụng của phương này Thận là gốc của tiên thiên, trong chứa mệnh môn hỏa, nếu thận dương không đủ, không
ôn dưỡng được hạ tiêu, thì eo lưng đau, chân mềm, nửa người trở xuống thường có cảm giác lạnh; Thận dương hư yếu không hóa khí hành thủy được, thì tiểu tiện không lợi; thận hư không giữ được nước thì tiểu tiện nhiều, nước tụ lại không hóa, thành ra đàm ẩm
Bát vị quế phụ được các thầy thuốc xưa và nay đánh giá rất cao Y văn
cổ viết: “Uống bài Bát vị lâu ngày khiến cho người ta khỏe mạnh mà nhiều con” Theo Hải Thượng Lãn Ông: “Người thầy thuốc không biết sử dụng bài Bát vị, Lục vị là hai phương thuốc thần thì việc làm thuốc thiếu mất quá nửa”
1.3.4 Tình hình nghiên cứu bài thuốc “Bát vị” và nghiên cứu vị thuốc trong bài thuốc
Một số nước có nền y học phương Đông phát triển như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những nghiên cứu về bài “Bát vị” trên cả lâm sàng
và thực nghiệm [59] Nước ta cũng có một số nghiên cứu đánh giá tác dụng của bài thuốc này, chủ yếu là nghiên cứu dược lý thực nghiệm Về mặt lâm sàng, có nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mai với đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Bát vị hoàn lên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở người có tuổi” Kết quả nghiên cứu chỉ ra: về mặt lâm sàng, Bát vị hoàn có
Trang 37tác dụng làm hạ huyết áp nhẹ, làm tăng thể trọng và cơ lực, tăng trí nhớ, cải thiện ăn ngủ.[25]
Về mặt nghiên cứu dược lý thực nghiệm của vị thuốc Phụ tử, tác giả Bùi Hồng Cường có công trình: “Nghiên cứu chế biến, thành phần hóa học và
tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sapa (Aconitum carmichaelii Debx var carmichaelii)” thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chế
biến phụ tử và cao phụ tử từ cây Ô đầu Sapa để chế tạo thuốc Bát Vị Quế Phụ” thực hiện năm 2006 Đề tài đã được Hội đồng KH&CN cấp Bộ đánh giá xuất sắc năm 2007 Kết quả đề tài đã chỉ ra một số tác dụng sinh học trên thực nghiệm của phụ tử trồng ở Sapa như sau: [5]
- Tác dụng lên hệ tim mạch
+ Tác dụng lên lực co bóp cơ tim
Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy nước sắc Phụ tử có tác dụng tăng lực co cơ tim đối với tim cô lập bình thường hoặc trên mô hình gây suy tim ở động vật máu lạnh (ếch, cóc) và động vật máu nóng (chuột cống trắng, thỏ)
+ Tác dụng chữa tim thiếu máu, thiếu oxy
Nước sắc và dịch tiêm Phụ tử có tác dụng kéo dài thời gian chịu đựng thiếu oxy của chuột nhắt trắng, bảo vệ cơ tim thiếu oxy cấp
+ Tác dụng lên nhịp tim
Phụ tử sống ở nồng độ 1-10µg/ml có ảnh hưởng đến sự co bóp của tim chuột lang và nếu tăng nồng độ lên 100µg/ml thì gây loạn nhịp tim trong khi Phụ tử chế không gây loạn nhịp
Nước sắc Phụ tử uống hoặc tiêm có tác dụng chống thiếu máu cơ tim cấp và loạn nhịp tim, giảm lượng oxy tiêu hao, tăng lưu lượng máu và lượng cung cấp oxy
Trang 38+ Tác dụng lên mạch máu
Nước sắc Phụ tử có tác dụng giãn mạch ở chân sau của chó và mèo bị gây
mê, làm tăng lưu lượng máu ở động mạch chân Yamada và cộng sự (2005) đã nghiên cứu thử nghiệm thuốc có Phụ tử chế trên lâm sàng đối với các bệnh nhân có hội chứng “hàn” cho thấy ở nhóm bệnh nhân uống thuốc có Phụ tử chế sau 4 tuần, hội chứng “hàn” được cải thiện rõ rệt so với nhóm chứng, nồng độ nitrit và nitrat huyết tương cũng tăng lên Như vậy, Phụ tử chế có tác dụng làm tăng nồng độ nitrit và nitrat trong cơ thể, gây giãn mạch
và do vậy làm giảm cảm giác lạnh ở ngoại biên
Một số bài thuốc có Phụ tử có tác dụng tăng nhiệt độ của da và làm cho tuần hoàn da tốt hơn nhờ tác dụng làm giãn các mạch máu
+ Tác dụng lên huyết áp
Ở liều nhỏ, nước sắc Phụ tử gây tăng huyết áp động vật được gây mê Liều cao lúc đầu gây hạ, sau tăng Nước sắc Phụ tử chế cho thỏ uống với liều tương đương 10,6 gDL/kg thể trọng có tác dụng hạ huyết áp
Trang 39dịch thể chuột nhắt trắng và tăng nồng độ alexin huyết thanh ở chuột lang, tăng rõ rệt chuyển hoá của tế bào lympho T
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus
- Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư
- Tác dụng hạ đường huyết
- Các tác dụng khác: tác dụng an thần, giảm đau, hạ sốt, điều hòa hô hấp
1.3.5 Viên nang “Bát vị quế phụ”
Dựa trên bài thuốc bài cổ phương Bát vị, Công ty dược TRAPHACO đã nghiên cứu bào chế viên nang “Bát Vị Quế Phụ” dưới dạng viên nang cứng nhằm hiện đại hóa các dạng bào chế thuốc cổ truyền và tiện sử dụng Thành phần các vị thuốc trong 1 viên nang theo đúng với tỉ lệ các vị thuốc trong bài
cổ phương Trong bài thuốc, Phụ tử chế là vị chính, đóng vai trò làm Quân, quyết định tác dụng chính của bài thuốc Để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tính an toàn, nhà sản xuất đã sử dụng nguồn nguyên liệu Phụ tử trồng ở Sapa, Việt nam với quy trình chế biến thống nhất, có kiểm tra độc tính để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả làm nguyên liệu bào chế thuốc nói chung
và viên nang “Bát vị quế phụ” nói riêng Sản phẩm viên nang Bát vị quế phụ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, theo đúng quy trình dưới
sự kiểm soát chặt chẽ đảm bảo độ an toàn, hiệu lực, đạt các tiêu chuẩn chung theo Dược điển Việt Nam III (quy trình sản xuất được trình bày trong phần phụ lục) Sản phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành toàn quốc số đăng ký VD-4449-07
Trang 40Tá dược: Aerosil, PVP, Acid benzoic, Talc, Mg stearat
Tác dụng: Bổ hỏa (Bổ tâm dương, thận dương)
Chỉ định: Hội chứng dương hư gây:
+ Sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi
- Người âm hư hỏa vượng, táo bón, cảm sốt
- Đang xuất huyết (tai biến mạch máu não, đang hành kinh…)
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ em dưới 15 tuổi
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
Trình bày: hộp 5 vỉ x 10 viên nang cứng