Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đau thắt lưng như kinh tế, xã hội, tâm lýcho nên đau lưng không chỉ coi là một bệnh của y học mà còn là một phức hợpcủa các yếu tố tâm sinh lý, xã hội
Trang 1PHAN THỊ THANH
§¸NH GI¸ HIÖU QU¶ §IÒU TRÞ CñA §IÖN CH¢M KÕT HîP CHIÕU §ÌN HåNG NGO¹I TR£N BÖNH NH¢N §AU TH¾T L¦NG CÊP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 - 2015
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ THU HÀ
Hà Nội - 2015
Trang 2Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng công tác Học sinh – Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp đã có những ý kiến đóng góp sâu sắc và quý báu để
em hoàn thiện đề tài nghiên cứu và rút ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình học tập, nghiên cứu sau này Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi
lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà – Phó trưởng
khoa khoa YHCT Trường Đại học Y Hà Nội, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận này Sự nhiệt tình và kiến thức của cô là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những tình cảm chân thành, sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện tốt nhất của những người thân trong gia đình và bạn bè– những người đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2015.
Sinh viên
Phan Thị Thanh
Trang 3Em xin cam đoan kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưatừng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác Nếu có bất
kỳ sai sót nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Phan Thị Thanh
Trang 4
AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)
RMDQ Roland – Morris disability questionaire
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐAU THẮT LƯNG THEO YHHĐ 3
1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐAU THẮT LƯNG THEO YHCT 15
1.3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN CHÂM VÀ CHIẾU ĐÈN HỒNG NGOẠI 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 23
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC ĐIỀU TRỊ Ở HAI NHÓM 35
3.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO YHHĐ 38
3.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO YHCT 43
3.5 TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP CHIẾU ĐÈN HỒNG NGOẠI 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 46
4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRƯỚC ĐIỀU TRỊ 48
4.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO YHHĐ 49
4.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO YHCT 52
4.5 TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP CHIẾU ĐÈN HỒNG NGOẠI 53
KẾT LUẬN 54
KIẾN NGHỊ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7Bảng 2.1 Các huyệt châm cứu theo phác đồ 26
Bảng 3.1 So sánh độ giãn CSTL trước điều trị của hai nhóm 36
Bảng 3.2 So sánh tầm vận động CSTL trước điều trị của hai nhóm 36
Bảng 3.3 So sánh điểm VAS trước và sau điều trị của hai nhóm 38
Bảng 3.4 So sánh độ giãn CSTL sau điều trị của hai nhóm 39
Bảng 3.5 So sánh tầm vận động CSTL sau điều trị của hai nhóm 40
Bảng 3.6 So sánh sự thay đổi CNSH hàng ngày sau điều trị của hai nhóm 41
Bảng 3.7 Sự thay đổi của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị 44
Bảng 3.8 Sự thay đổi hàm lượng AST, ALT, Urê, Creatinin máu của nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị 45
Trang 8Biểu đồ 3.1 Sự phân bố bệnh nhân theo tuổi của hai nhóm 31
Biểu đồ 3.2 Sự phân bố bệnh nhân theo giới của cả hai nhóm 32
Biểu đồ 3.3 Sự phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp của hai nhóm 33
Biểu đồ 3.4 Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau thắt lưng 34
Biểu đồ 3.5 Mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị của hai nhóm 35
Biểu đồ 3.6 Sự phân bố bệnh nhân theo thể bệnh của YHCT 37
Biểu đồ 3.7 So sánh kết quả điều trị chung giữa hai nhóm 42
Biểu đồ 3.8 So sánh kết quả điều trị theo hai thể bệnh YHCT 43
Trang 9Hình 1.1 Giải phẫu vùng cột sống thắt lưng 4 Hình 1.2 Giải phẫu xương đốt sống và đĩa đệm 5 Hình 1.3 Đèn hồng ngoại sử dụng trong y học 21
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam và trên thế giới, bệnh xảy
ra ở cả nam và nữ, độ tuổi gặp nhiều nhất là từ 20 đến 60 tuối Đây là lúc conngười có năng suất lao động và cống hiến cao nhất Theo tổ chức y tế thế giới,đau thắt lưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao động ở
độ tuổi dưới 45, tỉ lệ đau thắt lưng hằng năm ước tính 5% dân số, 50% sốngười đau thắt lưng ở độ tuối lao động
Ở Việt Nam, theo Phạm Khuê đau thắt lưng chiếm 2% trong nhân dân,chiếm 17% những người trên 60 tuổi Tại khoa Cơ xương khớp bệnh việnBạch Mai, năm 1988 đau thắt lưng chiếm 6% tổng các bệnh đau xương khớp Theo Nguyễn Văn Đăng số bệnh nhân đau thắt lưng vào điều trị các khoakhớp, khoa vật lý trị liệu chiếm 50% so với các bệnh khác Đau thắt lưngkhông chỉ khiến người bệnh phải nghỉ việc, phải trả chi phí điều trị ảnhhưởng đến kinh tế mà còn làm giảm sút chất lượng cuộc sống và sự pháttriển của xã hội Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả đau thắtlưng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giớitrong đó có Việt Nam
Trong việc điều trị hội chứng thắt lưng hông, y học đã có nhiều phươngpháp Điều trị nội khoa bảo tồn đã được đề cập đến rất lâu nhưng việc sử dụngnhiều thuốc giảm đau chống viêm lại có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đếnsức khỏe người bệnh Cùng với sự phát triển của y học ngành Phục hồi chứcnăng ra đời với nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng như dùng nhiệt, từtrường, sóng ngắn, siêu âm, chiếu đèn hồng ngoại, kéo giãn cột sống, đã đạtnhiều kết quả tích cực trong điều trị Đồng hành cùng Y học hiện đại, Y học cổtruyền có nhiều phương pháp độc đáo điều trị “chứng Tý” với bệnh danh “Yêu
Trang 11thống” như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, thuốc Đôngdược hoặc kết hợp YHHĐ và YHCT như điện châm, thủy châm, cấy chỉ Với bệnh đau thắt lưng cấp, phương pháp điện châm kết hợp chiếu đènhồng ngoại rất phổ biến, đây là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém, ứngdụng tốt ở các tuyến cơ sở nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa họcnào đánh giá hiệu quả tác dụng sử dụng trên lâm sàng Vì vậy, chúng tôi tiếnhành đề tài này với hai mục tiêu:
1 Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp.
2 Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp này (nếu có).
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tổng quan về đau thắt lưng theo YHHĐ
Khái niệm
Đau thắt lưng là một hội chứng biểu hiện bằng hiện tượng đau ở vùnggiới hạn từ ngang đốt sống thắt lưng I ở phía trên và ngang mức đĩa đệm đốtsống thắt lưng V và cùng I ở phía dưới, bao gồm da, mô dưới da,cơ xương vàcác bộ phận ở sâu Đau có thể kèm theo biến dạng, hạn chế vận động hoặckhông Đau vùng thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây nên đòi hỏi phải xácđịnh nguyên nhân thì điều trị mới có kết quả Tuy nhiên chỉ có 10-15% trườnghợp đau thắt lưng là xác định được nguyên nhân do đó việc phân loại đau thắtlưng quan trọng hơn là chẩn đoán , ,
Đặc điểm giải phẩu vùng thắt lưng
- Góc thắt lưng cùng tạo bởi trục L5 và S1: 140°
- Góc nghiêng xương chậu tạo bởi đường thẳng ngang với đường thẳngnối giữa ụ nhô với bờ trên xương mu , ,
Trang 13Hình 1.1.Giải phẫu vùng cột sống thắt lưng 1.1.1.2 Cấu tạo đĩa đệm, khớp liên cuống
- Đĩa đệm: Nằm trong khoang gian đốt, là một cấu trúc không xương kết nối haithân đốt sống Cấu trúc của đĩa đệm rất đặc trưng gồm có hai phần:
Phần trung tâm (nhân nhầy): Gồm chất căn bản keo, nhân nhầy chứa 80%nước, không có mạch máu và thần kinh, liên kết chặt chẽ với các vòng sợingoại vi
Phần ngoại vi: Là những bó sợi tạo nên những vòng sợi đồng tâm Cấutrúc này làm tăng sức bền, chịu đựng được những áp lực lớn Sự nuôidưỡng ở đĩa đệm nghèo nàn chủ yếu bằng phương pháp thẩm thấu
- Khớp liên cuống: Các khớp liên cuống tạo thành hai trụ cột sau của cột sống.Khớp liên cuống là những khớp thực thụ gồm: bao khớp, sụn khớp và baohoạt dịch; bao khớp cấu tạo bằng những sợi đàn hồi Khi giảm chiều cao
Trang 14khoang gian đốt sẽ dẫn tới hiện tượng chuyển dịch diện khớp và bao khớpphải chịu một lực căng mạnh , ,
Hình 1.2 Giải phẫu xương đốt sống và đĩa đệm 1.1.2.3 Cơ - dây chằng
Gồm hai nhóm chính: Nhóm cơ cạnh cột sống và nhóm cơ thành bụng:
Nhóm cơ cạnh cột sống: Tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời có thể phốihợp với nghiêng xoay cột sống
Nhóm cơ thành bụng
Cơ thẳng: Là cơ gập thân người rất mạnh
Cơ chéo: Chức năng xoay thân người, khi xoay người sang phải cần cơchéo ngoài trái và cơ chéo trong phải hoạt động và ngược lại
Dây chằng cột sống: Giúp cho cột sống vững vàng đồng thời hạn chế nhữngvận động quá mức của cột sống Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau làhai dây chằng lớn nhất bắt đầu từ xương chẩm kéo dài đến xương cùng
1.1.2.4 Lỗ liên đốt - sự phân bố thần kinh đốt sống
- Lỗ liên đốt sống: Rễ thần kinh thoát ra ống sống qua lỗ liên đốt.
Trang 15- Phân bố thần kinh cột sống: Từ phía trong rễ thần kinh chọc thủng màng
cứng đi ra phía ngoài tới hạch giao cảm cạnh sống, tách ra hai nhánh:
Nhánh trước: Phân bố cho vùng trước cơ thể
Nhánh sau: Phân bố cho da, cho cơ vùng thắt lưng cùng bao khớp vàdiện ngoài của khớp liên cuống
Nhánh màng tủy: Đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt sống vàoống sống, chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liêncuống, dây chằng dọc sau, bao tủy Do có sự liên quan về giải phẫu nênbất cứ sự thay đổi nào của những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt sẽkích thích rễ thần kinh gây ra đau đớn
Nguyên nhân gây đau thắt lưng
Chỉ có 10 – 15% số trường hợp đau thắt lưng xác định được nguyên
nhân còn 85 – 90% trường hợp không tìm được nguyên nhân chính xác gọi làđau thắt lưng cơ năng Những bệnh nhân này chỉ có đau và hạn chế vận độngcột sống thắt lưng tuy nhiên không có thay đổi về cận lâm sàng và X- quang
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đau thắt lưng như kinh tế, xã hội, tâm lýcho nên đau lưng không chỉ coi là một bệnh của y học mà còn là một phức hợpcủa các yếu tố tâm sinh lý, xã hội trong đó yếu tố tâm lý rất quan trọng
Có thể chia nguyên nhân đau thắt lưng ra thành 4 nhóm sau:
1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân do viêm, u, chấn thương, loạn sản
- Do chấn thương: Bệnh nhân đau vùng thắt lưng có tiền sử chấnthương, trên phim X quang có hình ảnh nứt, mẻ, gãy, di lệch mộthoặc nhiều đốt sống
Trang 16Ung thư di căn
Các khối u lành tính của xương, màng não tủy, tủy, đặc biệt là u máuquanh đốt sống có thể gây hủy xương tăng dần nên dễ nhầm với u áctính
- Do các bệnh loạn sản và rối loạn chuyển hóa
1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân do thay đổi cấu trúc đốt sống và đĩa đệm
- Thoái hóa: Thoái hóa đốt sống thắt lưng xuất hiện sớm đoạn khác củacột sống và là nguyên nhân hay gặp của đau thắt lưng
Hư khớp đốt sống: Thường gặp ở người trên 40 tuổi
Hư đĩa đệm cột sống: là nguyên nhân quan trọng gây nên đau thắtlưng các loại
Do các dị dạng bẩm sinh hoặc thứ phát vùng thắt lưng
- Chứng gai đôi, cùng hóa thắt lưng L5, thắt lưng hóa S1
- Trượt đốt sống ra trước
- Các dị dạng khác: tật dính hai đốt sống thành một khối
Trang 171.1.3.3 Đau thắt lưng phóng chiếu do bệnh nội tạng
Đặc điểm của nhóm nguyên nhân này là đau cả vùng thắt lưng khôngxác định được chính xác vị trí, đau cả hai bên hoặc một bên đốt sống Khámkhông thấy thay đổi hình thái cột sống, không hạn chế vận động: cúi, ngửa,nghiêng, xoay, không có phản ứng co cơ cạnh sống Có các dấu hiệu kèm theocủa bệnh nội tạng
1.1.3.4 Các nguyên nhân khác
- Đau thắt lưng do tư thế làm việc trong một số bệnh nghề nghiệp như:công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, múa, cử tạ Nguyên nhân do tình trạngthoái hóa thứ phát của đĩa đệm cột sống
- Bệnh tâm thần
- Đau thắt lưng sau gặp lạnh , , , ,
Cơ chế gây đau thắt lưng
1.1.4.1 Cơ chế hóa học
Các chất trung gian hóa học giải phóng ra từ những tế bào viêm hoặc các tế bào
bị tổn thương như các hydrogen, các enzyme kích thích vào các đầu mút thần kinhcủa các cấu trúc nhạy cảm: dây chằng dọc sau, màng tủy, rễ thần kinh gây đau,sưng, nóng Theo cơ chế này có hai cách giảm đau: giảm các chất kích thích hóahọc (dùng thuốc chống viêm), giảm tính nhạy cảm của các receptor cảm giác(phong bế rễ thần kinh)
1.1.4.2 Cơ chế cơ học
Đây là cơ chế chủ yếu gây đau thắt lưng ở nhiều bệnh nhân Áp lực sinhhọc quá mức ảnh hưởng đến chức năng đĩa đệm, khớp liên cuống và các phầnmềm xung quanh cột sống Theo Nikola Budog khi các bó sợi của dây chằng,bao khớp bị kéo căng sẽ làm hẹp, biến dạng khoảng trống giữa các sợi
Trang 18collagen, các sợi thần kinh bị kích thích do bị nén ép gây đau Vì vậy đặc điểmcủa kiểu đau này là đau như đè ép, như dao đâm, thay đổi cả về cường độ, tần
số khi thay đổi tư thế cột sống
1.1.4.3 Cơ chế phản xạ thần kinh đốt đoạn
Khi nội tạng bị tổn thương thì không những chỉ đau ở ổ bụng mà còn có thểlan ra vùng cột sống thắt lưng theo cùng khoanh tủy chi phối Như vậy, đau thắtlưng có thể do một hoặc hai hoặc cả ba cơ chế kết hợp lại, việc hiểu được cơ chếđau sẽ giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiệu quả hơn , , , ,
Phân loại đau thắt lưng
Đau thắt lưng là hội chứng của nhiều bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác
nhau, vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau, có thể theo thời gian đau, theonguyên nhân, theo đặc điểm lâm sàng Hiện nay, cách phân loại dựa vào thời gianđau và đặc điểm lâm sàng của Mooney thường được sử dụng nhất
Bảng 1.1 Phân loại đau thắt lưng theo phương pháp Mooney
1 Cấp tính 1.1 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, không lan
1.2 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, lan xuống đùi1.3 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, lan xuống chân
2 Bán cấp 2.1 Đau thắt lưng từ 7 ngày- 3 tháng, không lan
2.2 Đau thắt lưng từ 7 ngày- 3 tháng, lan xuống đùi2.3 Đau thắt lưng từ 7 ngày- 3 tháng, lan xuống chân
3 Mạn tính 3.1 Đau thắt lưng trên 3 tháng, không lan
3.2 Đau thắt lưng trên 3 tháng lan xuống đùi3.3 Đau thắt lưng trên 3 tháng, lan xuống chân
Triệu chứng đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học
1.1.6.1 Triệu chứng lâm sàng
- Cơ năng:
Trang 19 Hoàn cảnh xuất hiện: Không có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt màhình thành dần dần ở người có tiền sử đau CSTL cấp hoặc đau thần kinhtọa, hoặc đã từng đau CSTL thoáng qua.
Đặc điểm đau: Đau có thể lan toàn bộ CSTL, ở vùng đai, lưng hoặcmột bên có thể kèm hoặc không kèm theo đau thần kinh tọa Mức độđau tùy trường hợp, có thể biểu hiện bởi đau, cảm giác nặng hoặcbỏng rát
Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đau: Đau tăng khi gắng sức, đứnglâu, khi gấp thân, khi ngồi, khi ngủ trên giường mềm; giảm đau khinghỉ ngơi, nằm giường cứng, đáp ứng tốt với thuốc chống viêmkhông steroid
Các triệu chứng âm tính: tình tạng toàn thân không bị thay đổi, không sốt;không có các rối loạn chức năng mới xuất hiện: chức năng dạ dày, ruột,sản phụ khoa, phế quản- phổi ; không có các biểu hiện đau vùng cộtsống khác: lưng, cổ, sườn, khớp khác , ,
- Thực thể:
Hội chứng thắt lưng hông:
Biến dạng cột sống thắt lưng: mất đường cong sinh lý, gù, vẹo
Co cứng cơ cạnh cột sống thắt lưng
Ấn đau điểm cột sống hoặc điểm cạnh sống tương ứng
Dấu hiệu gập góc: bệnh nhân có tư thế chống đau
Tư thế trước - sau: mất hoặc đảo ngược đường cong sinh lý, gù
Tư thế thẳng: vẹo về phía bên đau
Tư thế chéo: vẹo về phía bên lành
Dấu hiệu nghẽn của Deseze: bệnh nhân đứng nghiêng người sangtrái, sang phải, phía không có tư thế chống đau phía nghẽn
Trang 20 Độ giãn cột sống thắt lưng giảm: bình thường là 4-6 cm, nghiệm pháptay- đất dương tính khi khoảng cách tay- đất > 10 cm.
Hạn chế tầm hoạt động của cột sống thắt lưng: hạn chế các động tácgấp, duỗi, nghiêng, xoay
Hội chứng rễ thần kinh: có hoặc không
Dấu hiệu Lasègue (+): bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, thầythuốc từ từ nâng gót bệnh nhân lên khỏi giường đến mức nào đó xuấthiện đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to thì dừng lại,tính góc tạo thành giữa đùi và mặt giường Bình thường góc nâng là90°, góc nâng càng nhỏ mức độ đau càng nặng
Nghiệm pháp Bonnet (+): bệnh nhân nằm ngửa, gập cẳng chân vàođùi, vừa ấn đùi vào bụng vừa xoay vào trong Xuất hiện đau từ mônghoặc từ mông lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân
Nghiệm pháp Neri (+): bệnh nhân đứng thẳng, từ từ cúi xuống để haingón tay trỏ chạm đất, xuất hiện đau dọc dây thần kinh toạ, chân đau
co gối lại
Các điểm đau Walleix (+): Dùng ngón cái ấn sâu vào các điểm trênđường đi của dây thần kinh tọa (điểm chính giữa ụ ngồi và mấuchuyển lớn xương đùi, chính giữa nếp lằn mông, chính giữa mặt sauđùi, chính giữa nếp kheo, chính giữa cung cơ dép cẳng chân), bệnhnhân có cảm giác đau chói tại chỗ ấn
Rối loạn cảm giác:
Tổn thương rễ L5: giảm cảm giác mặt ngoài đùi, mặt trước ngoàicẳng chân và mu chân
Tổn thương rễ S1: giảm cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân,gan chân, mặt ngoài bàn chân
Trang 21 Rối loạn phản xạ gân xương:
Tổn thương rễ L5: phản xạ gân gót bình thường
Tổn thương rễ S1: phản xạ gân gót giảm hoặc mất
Rối loạn vận động:
Tổn thương rễ L5: gây yếu các cơ duỗi bàn chân, các cơ xoay bànchân ra ngoài làm bàn chân rủ xuống và xoay trong Bệnh nhânkhông đi được bằng gót chân
Tổn thương rễ S1: gây yếu các cơ gấp bàn chân và các cơ xoay bànchân vào trong làm cho bàn chân có hình “bàn chân lõm” Bệnh nhânkhông đi được bằng mũi chân
Rối loạn trương lực cơ: giảm trương lực cơ và teo cơ vùng bị tổn thương
Rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn bài tiết mồ hôi, nhiệt độ da giảm,teo cơ…, , ,
- Dấu hiệu loại trừ:
Trang 22đường viền giới hạn thân đốt sống (đốt sống hình viền tang)
Hình ảnh trượt đốt sống ra trước thường do gẫy phần lá (lame) tạicung đốt sống, còn gọi là “ gẫy cổ chó”
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) và cộng hưởng từ (MRI)
CT và MRI cho phép nghiên cứu các cấu trúc đốt sống, mô mềm cạnhsống, tủy sống CT có thể phát hiện gãy xương tốt hơn MRI MRIthường được chỉ định phát hiện đĩa đệm, tủy sống, bất thường mômềm
Hội chứng thắt lưng hông (+)
Hội chứng rễ thần kinh: có hoặc không
Cận lâm sàng
Bilan viêm âm tính
X quang thường quy, CT hoặc MRI để hướng đến xác địnhnguyên nhân
- Chẩn đoán phân biệt:
Trang 23Chẩn đoán phân biệt đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học với đau thắt lưngtriệu chứng trong một số bệnh lý sau:
Nguyên nhân gây đau do viêm hoặc do u, ung thư: Viêm đĩa đệm cộtsống (do lao, vi khuẩn thường), viêm cột sống dính khớp, viêm khớp thoáihóa, áp xe ngoài màng cứng, u thần kinh ống sống; u xương nguyên phát,ung thư di căn
Nguyên nhân ngoài cột sống: phình động mạch chủ, loét dạ dày tá tràng,sỏi thận
Bệnh tâm thần liên quan đến thần kinh (Conversion reaction) ,
Điều trị
1.1.1.3 Điều trị nội khoa
- Bất động, nằm nghỉ trên giường cứng, tránh mọi di chuyển của bệnhnhân
- Thuốc giảm đau: paracetamol, opioid, NSAIDs (diclofenac, piroxicam,meloxicam, celecoxib ), corticoid đường uống, thuốc giảm đau thầnkinh (Neurontin, Lyrica)
- Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm, Decontractyl…
1.1.1.4 Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
- Chườm nóng, đắp bùn nóng, siêu âm trị liệu, thủy trị liệu, điện châm,xoa bóp, tác động cột sống, đeo đai lưng
- Phục hồi chức năng để chấn chỉnh các tư thế xấu của cột sống gồm cácbài tập kéo giãn mạnh cơ và thể dục nhịp điệu, tránh tái phát bằng cáchthay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, giảm cân, định hướng nghề nghiệp ởngười trẻ tuổi, tránh tuyệt đối các động tác vận động và thể thao quá sứcnhư lái mô tô, máy kéo, tránh các thể thao như golf, tennis, bóng chuyền,
có thể đi bộ, bơi lội, đạp xe trên nền phẳng
Trang 241.1.1.5 Phẫu thuật
Các trường hợp có ép rễ hoặc không có đáp ứng với điều trị như trên sau 3
tháng cần gửi đến các cơ sở chuyên khoa làm thăm dò xác định tình trạng tổnthương và xét chỉ định phẫu thuật nếu có:
- Hội chứng đuôi ngựa (rối loạn cơ tròn, đại tiểu tiện không tự chủ)
- Đau thần kinh tọa có liệt: giảm cơ lực của một hoặc nhiều cơ
- Đau thần kinh tọa thể tăng đau, không đáp ứng với thuốc giảm đau bậc ba
- Đau rễ thần kinh liên tục không đáp ứng với điều trị nội khoa trong tốithiểu 4 tuần hay đau tái phát đã điều trị 4- 12 tuần
- Trượt đốt sống ra trước hoặc hẹp ống sống đã điều trị nội khoa nhưngthất bại , ,
Tổng quan về đau thắt lưng theo YHCT
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Do ngoại nhân: Thường do tà khí từ bên ngoài thừa cơ tấu lý sơ hở xâmphạm vào kinh lạc; hoặc do khí trệ huyết ứ làm cản trở sự vận hành của kinhkhí mà gây nên đau (thông thì bất thống, thống thì bất thông)
Theo Nội kinh đã mô tả ngoại tà gây nên chứng Tý chủ yếu là phong tà, hàn
tà, thấp tà
Trang 25 Phong tà: Bệnh xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh,nhanh khỏi, đau cótính chất di chuyển.
Hàn tà: Bệnh thường xuất hiện sau gặp lạnh, đau tại chỗ, co rút, đaubuốt, chườm ấm thì đỡ đau
Thấp tà: Bệnh có tính chất ngưng trệ, dễ tái phát, đau cảm giác nặng nềthường kèm theo tê bì
Đau thắt lưng là phần dưới cơ thể nên thường do hàn thấp tà gây nên
Can và thận là hai tạng quan trọng của cơ thể Khi chức năng của hai tạngtrên bị rối loạn làm ảnh hưởng đến khí huyết Bệnh lâu này làm chính khí suyyếu không đủ sức chống đỡ lại tà khí vì vậy tà khí càng thừa cơ xâm phạm làmchính khí càng suy yếu thêm gây nên bệnh
- Do bất nội ngoại nhân
Do lao động quá sức, sau khi mang vác vật nặng, bị đánh, bị ngã… làmkhí trệ, huyết ứ gây đau lưng
Do phòng dục quá độ ảnh hưởng đến chức năng tạng thận, thận tinh kémgây đau lưng
Trang 26Các thể lâm sàng
YHCT chia ra làm hai thể đau thắt lưng chính:
Đau thắt lưng cấp: Phong hàn, thấp nhiệt, huyết ứ
Đau lưng mạn: Can thận hư
Đặc điểm các thể đau thắt lưng cấp là:
1.1.1.6 Thể phong hàn
- Triệu chứng: Đau lưng xảy ra đột ngột sau khi bị lạnh, mưa ẩm thấp, lưngđau nhiều, khó cúi ngửa, ho hắt hơi đau tăng Thường đau một bên cột sống,nhìn cơ cạnh cột sống không đỏ, sờ khối cơ cạnh cột sống co cứng, có điểmđau cự án, toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm huyền,
- Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc
- Châm cứu:
Châm tả, cứu hoặc ôn châm, ôn điện châm các huyệt tại vùng lưng đau
và các A thị huyệt, Ủy trung hai bên, Dương lăng tuyền cùng bên đau
Ngày 1 lần, chọn từ 6-8 huyệt, mỗi lần 30 phút, 7-10 lần/1 liệu trình
- Xoa bóp bấm huyệt: các động tác từ nhẹ đến nặng như xát, xoa, day, lăn,bóp, ấn, điểm, vận động ấn day huyệt Côn lôn cùng bên
- Nhĩ châm: Vùng lưng, thắt lưng
- Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang gia vị
Trang 271.1.1.7 Thể thấp nhiệt
- Triệu chứng: Đau thắt lưng nhiều, bỏng rát, toàn thân có thể sốt, vùng cột sống
có sưng, nóng, đỏ Miệng khô háo khát, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ,rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác
- Pháp điều trị: khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, hành khí hoạt huyết
- Bài thuốc: Ý dĩ thang gia vị
Ké đầu ngựa 12gThổ phục linh 12g
1.1.1.8 Thể huyết ứ
- Triệu chứng: Đau thắt lưng xuất hiện sau khi mang vác nặng, hoặc sau mộtđộng tác thay đổi tư thế đột ngột, đau một bên hoặc hai bên cột sống, đau dữdội tại một điểm, vận động hạn chế, nhiều khi không cúi, không đi lại được, cơvùng lưng co cứng, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch phù khẩn
- Pháp điều trị: Hành khí, hoạt huyết, hóa ứ, thư cân, hoạt lạc
- Châm cứu: các huyệt giống thể phong hàn và thêm huyệt Huyết hải
- Xoa bóp: các động tác giống thể phong hàn
- Bài thuốc: Tứ vật đào hồng
Xuyên khung 06g
Đương quy 12g
Thục địa 12g
Xích thược 12gĐào nhân 08gHồng hoa 08g
Trang 28Tổng quan về điện châm và chiếu đèn hồng ngoại
- Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu: chấn thương, viêm ruột thừa
- Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử mắc bệnh lý tim mạch
hô hấp, phụ nữ có thai hoặc hành kinh
- Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đóibụng, một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cấm châm sâu nhưPhong phủ, Nhũ trung
Trang 291.1.1.11.Cách tiến hành điện châm
- Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hànhchâm kim đạt tới đắc khí, nối các huyệt cần kích thích bằng xung điệntới máy điện châm
- Cần kiểm tra lại máy điện châm trước khi vận hành để đảm bảo an toàn
- Tránh mọi động tác vội vàng khiến cường độ kích thích quá ngưỡngkhiến cơn co giật mạnh làm cho bệnh nhân hoảng sợ
- Thời gian kích thích điện phụ thuộc vào phương pháp chữa từngbệnh cụ thể, có thể từ 15 phút đến 1 tiếng (như trong châm tê đểmổ) , ,
1.1.1.12.Liệu trình điện châm
Thông thường điện châm 1 lần/ ngày, mỗi lần 20 - 25 phút, một liệutrình điều trị từ 10 - 15 ngày hoặc dài hơn tùy theo yêu cầu điều trị
Cường độ châm theo pháp bổ là 10 - 30 A, tần số 5 - 10 Hz Cường độđiện châm theo pháp tả là 30 - 40 A, tần số 20 - 30 Hz Tùy theo ngưỡng chịuđựng của bệnh nhân mà điều chỉnh cường độ điện châm cho phù hợp
Chiếu đèn hồng ngoại
1.1.1.13.Bức xạ hồng ngoại
Bức xạ hồng ngoại được William Herschel, một nhà thiên văn học ngườiAnh gốc Đức phát hiện lần đầu tiên vào năm 1800 khi ông đang nghiên cứumối liên hệ của ánh sáng và nhiệt Đây là quan sát đầu tiên về một dạng ánhsáng không thể nhìn thấy bằng mắt thường
Bức xạ hồng ngoại là một bức xạ không thể nhìn thấy được, có bước sóngtrong khoảng từ 760 nm đến 1000 nm (dài hơn bước sóng của ánh áng nhìnthấy và ngắn hơn bước sóng của sóng điện từ)
Trang 30Bức xạ hồng ngoại là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạnhiệt Độ xuyên sâu của bức xạ hồng ngoại vào cơ thể khoảng 1- 3 mm
Trong điều trị thường dùng loại đèn hồng ngoại dây tóc, bóng đèn bằngthủy tinh có tráng lớp màu đỏ, có loa đèn để ánh sáng tập trung lớn Đènthường có công suất 100W, 150W, 250W, 500W và 1000W Chiếu đèn thẳnggóc với vùng da cần điều trị, khoảng cách và thời gian tùy theo công suất đèn.Với đèn 250W khoảng cách đặt đèn thường là 50cm, thời gian chiếu đèn từ
10 - 15 phút
Hình 1.3 Đèn hồng ngoại sử dụng trong y học 1.1.1.14.Cơ chế tác dụng của tia hồng ngoại
- Tăng cường tuần hoàn mạch máu tại chỗ làm nhanh chóng hấp thu cácchất trung gian hóa học gây đau như bradykinin, prostaglandin
- Kích thích nhiệt nóng được dẫn truyền theo các sợi thần kinh to sẽ làm
ức chế cảm giác đau được dẫn truyền theo các sợi thần kinh nhỏ
- Thư giãn cơ
Trang 311.1.1.15.Tác dụng của tia hồng ngoại
- Phản ứng vận mạch: gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, cóthể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân Tác dụng giãn mạch làm tăngcường tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó cótác dụng giảm đau
- Với hệ thần kinh cơ: nhiệt nóng có tác dụng an thần, điều hòa chức năngthần kinh, thư giãn cơ đang co thắt, điều hòa thần kinh thực vật
1.1.1.16.Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau như: đau thắt lưng,đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đaukhớp, đau cơ
- Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết thương lâuliền, làm nhanh liền sẹo
- Làm giãn cơ để phục vụ các kỹ thuật trị liệu khác như xoa bóp bấmhuyệt, vận động khớp
Chống chỉ định:
- Các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết,các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu,giãn tĩnh mạch da ,
Trang 32CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là đau thắt lưng cấp do nguyênnhân cơ học (mục 1.1.7)
- Tuổi từ 18 tuổi - 70 tuổi
- Tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều trị
- Không áp dụng phương pháp điều trị nào khác trong quá trình tham gianghiên cứu
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT:
Bệnh nhân thuộc một trong các thể: phong hàn, huyết ứ
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đau thắt lưng bán cấp và mạn tính
- Bệnh nhân đau thắt lưng kèm theo các bệnh toàn thân như: lao, suy tim,suy gan, suy thận, HIV/AIDS, đái tháo đường
- Bệnh nhân đau thắt lưng triệu chứng trong một số bệnh như lao cột sống,viêm cột sống dính khớp, chấn thương, u, ung thư
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị
2.2 Phương tiện nghiên cứu
- Máy điện châm Electronic Accupunture KWD-TN09-T06 (công tyTNHHTM và SX thiết bị y tế Hà Nội), số đăng ký 12/2009/BYT-TB-CT/Bộ
Y Tế
- Kim châm cứu làm bằng thép không gỉ, dài 5cm, đường kính 0,5-1,0
mm, đầu nhọn, xuất xứ hãng Đông Á, Việt Nam
- Pince vô khuẩn, bông và ống nghiệm đựng kim vô khuẩn, cồn 70º
- Thước đo độ giãn cột sống thắt lưng
Trang 33- Thước đo thang điểm đau VAS.
- Thước đo tầm vận động CSTL, búa phản xạ
- Đèn hồng ngoại trị liệu 250W, model Medilamp, nhãn hiệu TNE, xuất
xứ Việt Nam
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng mở,ghép cặp tương đồng về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh và mức độ đau, so sánhtrước sau điều trị có đối chứng
Cỡ mẫu nghiên cứu: 60 bệnh nhân được chẩn đoán là đau thắt lưng cấp donguyên nhân cơ học (theo mục 1.1.7) đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về đốitượng nghiên cứu (theo mục 2.1), phân bố thành 2 nhóm:
- Nhóm chứng (Nhóm I): 30 bệnh nhân điều trị bằng điện châm đơn thuầntrong 14 ngày
- Nhóm nghiên cứu (Nhóm II): 30 bệnh nhân điều trị bằng điện châm kếthợp với chiếu đèn hồng ngoại trong thời gian 14 ngày
2.3.2 Quy trình nghiên cứu
- Sau khi bệnh nhân vào viện:
Hỏi bệnh và khám lâm sàng YHHĐ và YHCT toàn diện cho bệnh nhân.Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
Sắp xếp bệnh nhân vào hai nhóm là nhóm I (nhóm đối chứng) và nhóm
II (nhóm nghiên cứu) theo phương pháp ghép cặp, đảm bảo tính tương đồng vềtuổi, giới, thời gian mắc bệnh và mức độ đau theo thang điểm VAS
Làm các xét nghiệm cơ bản cho bệnh nhân:
o Huyết học: Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu
o Sinh hóa: Ure, Creatinin, AST, ALT
o Chụp X quang CSTL thẳng, nghiêng
o Chụp MRI hoặc CT- Scanner nếu cần thiết
Trang 34- Áp dụng phương pháp điều trị đối với từng nhóm
Nhóm I: Điện châm đơn thuần
Nhóm II: Điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại
- Liệu trình điều trị: 2 tuần
- Theo dõi các biểu hiện lâm sàng và tác dụng không mong muốn trước vàsau điều trị
- Đánh giá kết quả điều trị và so sánh 2 nhóm
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
So sánh
Bệnh nhân đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học
Nhóm đối chứng (I)
Điện châm
Nhóm nghiên cứu (II)
Điện châm + Chiếu đèn hồng ngoại
Chẩn đoán theo YHCT thuộc thể phong hàn và
Trang 352.3.3 Phương pháp tiến hành
* Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh - Bệnh viện YHCT Trung ương
* Thời gian nghiên cứu: từ 9/2014 - 4/2015
* Số lượng bệnh nhân: mỗi nhóm 30 bệnh nhân
2.3.3.1 Phương pháp điện châm
* Sử dụng công thức huyệt: Giáp tích L1- L5, Thận du, Đại trường du,Dương lăng tuyền, A thị huyệt
Bảng 2.1 Các huyệt châm cứu theo phác đồ
Tên huyệt Mã số Đường kinh Vị trí
Giáp tích L1-L5 Kỳ huyệt Từ khe đốt sống L1- L5 đo ngang
Chỗ lõm giữa đầu trên xươngchày và xương mác
A thị huyệt
* Sử dụng pháp tả, châm đắc khí các huyệt, cường độ điện châm tùy thuộcngưỡng của bệnh nhân, tần số 20- 30 Hz, lưu kim 20 phút
* Liệu trình: điện châm 1 lần/ ngày x 14 ngày/ đợt điều trị
2.3.3.2 Phương pháp chiếu đèn hồng ngoại
* Sau khi điện châm, chiếu đèn hồng ngoại vào vùng CSTL, khoảng cách30- 50 cm tùy thuộc vào ngưỡng chịu nhiệt của bệnh nhân
* Liệu trình: 15 phút/ lần x 1 lần/ ngày x 14 ngày/ đợt điều trị
2.3.4 Chỉ tiêu theo dõi
Các đặc điểm lâm sàng
Trang 36- Phân bố bệnh theo tuổi, giới, nghề nghiệp
- Phân bố theo vị trí đau thắt lưng
- Phân bố theo thể bệnh YHCT
Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị (T0) và sau điều trị (T14)
- Tình trạng đau của thắt lưng
- Độ giãn của CSTL
- Tầm vận động của CSTL
- Các chức năng sinh hoạt hàng ngày
Chỉ tiêu cận lâm sàng trước điều trị (T0) và sau điều trị (T14)
- Công thức máu: Hồng cầu, Hemoglobin, Bạch cầu, Tiểu cầu
- Máu lắng
- Sinh hóa: Ure, Creatinin, AST, ALT
- X- quang CSTL
Các triệu chứng không mong muốn
- Vựng châm, gãy kim, nhiễm trùng tại chỗ châm
- Bỏng da, dị ứng ngoài da, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy
2.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị
2.3.5.1 Tình trạng đau của CSTL trước và sau điều trị
Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân theo thang điểm VAS từ 1 đến 10điểm bằng thước đo của hãng Astra- Zeneca (Phụ lục 2)
Hình tượng thứ V Đau không chịu nổi 0
2.3.5.2 Sự thay đổi độ giãn CSTL (Nghiệm pháp Schober) trước và sau điều trị
- Cách đo: Bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát vào nhau, hai bàn chân
mở một góc 60 độ, đánh dấu mốc thứ nhất chính giữa khe L4-5, từ đó đo
Trang 37lên 10 cm, đánh dấu mốc thứ hai Yêu cầu bệnh nhân cúi gập người tối
đa trong khi vẫn giữ hai đầu gối thẳng, đo lại khoảng cách giữa hai mốcđánh dấu
- Kết quả được tính bằng số đo lần sau trừ đi 10 cm Bình thường giá trị này
là 4- 6 cm, độ giãn CSTL được cho là giảm khi chỉ số này giảm dưới 4 cm
2.3.5.3 Sự thay đổi tầm vận động CSTL trước và sau điều trị
Gấp Nghiêng bên Đứng duỗi Nằm duỗi Đánh giá
60° - 69° 25° - 29° 25° - 29° 25° - 29° 3điểm40° - 59° 15° - 24° 15° - 24° 15° - 24° 2 điểm
2.3.5.4 Sự thay đổi chức năng sinh hoạt hằng ngày trước và sau điều trị
- Sử dụng bộ câu hỏi: “Roland Moris Disability Questionare” (RMDQ)
(Phụ lục 3)
Bộ câu hỏi gồm 24 câu hỏi từ mức độ nhẹ đến nặng, người bệnh tựđánh giá mức độ cải thiện, mức độ linh hoạt của CSTL trong sinh hoạthàng ngày
- Đánh giá: Mỗi câu hỏi 1 điểm
Trang 38Chỉ số RMDQ = Số điểm của bệnh nhân sau điều trị x 100%
Số điểm trước điều trị
2.3.5.6 Đánh giá kết quả điều trị chung
Đánh giá kết quả điều trị dựa vào tổng điểm của 4 chỉ số: Thang điểm đauVAS, độ giãn CSTL, tầm vận động CSTL và bộ câu hỏi RMDQ
Tỷ lệ cải thiện = Số điểm sau điều trị - Số điểm trước điều trị x 100%
Tổng số điểm trước điều trị
Trang 39- Kiểm định χ²: so sánh sự khác nhau giữa các tỉ lệ %.
- T- student test: so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình
2.3.7 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân,không nhằm mục đích nào khác
- Bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn nghiên cứu và tự nguyện thamgia nghiên cứu
- Bệnh nhân và người nhà được giải thích rõ ràng về mục đích, quyền lợi khitham gia nghiên cứu và chuyển phương pháp điều trị khác khi điều trị thất bại
- Kết quả của nghiên cứu được công bố cho mọi người và cho đối tượngnghiên cứu biết