0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Xác định tỷ lệ phần trăm tạp chất trong dược liệu

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGUYÊN LIỆU NGẤY HƯƠNG TẠI TỈNH HÀ TĨNH (Trang 49 -49 )

* Định nghĩa tạp chất: Tạp chất trong dược liệu bao gồm tất cả các chất ngoài quy định của dược liệu đó như: Đất, đá, rơm, rạ, cây cỏ khác, các bộ phận khác của cây không quy định làm dược liệu, xác côn trùng

* Tiến hành: Cân khoảng 50g dược liệu, dàn mỏng trên tờ giấy, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp hoặc dùng rây để phân tách tạp chất và dược liệu.

Phần trăm tạp chất tính theo công thức: X%=a/b×100

Trong đó: a là khối lượng tạp chất tính bằng g b là khối lượng mẫu thử tính bằng g X là phần trăm tạp chất có trong dược liệu

* Kết quả: Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Kết quả xác định phần trăm tạp chất trong dược liệu

STT 1 2 3 b(g) 50.07 53.46 48.17 a(g) 0.95 0.88 0.74 X(%) 1.9 1.6 1.5 Trung bình 1.7 3.5. BÀN LUẬN

Trên cơ sở hệ thống dữ liệu thu được bao gồm về mặt vi học, hóa học và một số các chỉ tiêu kiểm nghiệm khác → xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngấy hương:

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ NGUYÊN LIỆU NGẤY HƯƠNG NGẤY HƯƠNG (Thân, lá)

Thân và lá phơi hay sấy khô của cây Ngấy hương (Rubus sp), họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Thân hình trụ, lõi xốp, đường kính khoảng 0.1-0.5cm. Vỏ ngoài thân màu nâu nhạt đến nâu sẫm, trên thân có nhiều gai nhọn. Xuất hiện lông nhỏ trên những thân còn non. Lá kép hình chân vịt, đầu thuôn nhọn, mép khía răng cưa. Mặt trên lá màu đậm hơn, mặt dưới lá có nhiều lông nhỏ.

Vi phẫu

Thân: Mặt cắt ngang có thiết diện tròn. Biểu bì gồm các tế bào hình chữ nhật, vách dày, có mang lông che chở. Mô dày gồm nhiều hàng tế bào dẹt nằm ngang, thành mỏng. Libe xếp thành từng bó, phía ngoài mỗi bó là các tế bào mô cứng ôm sát bó libe. Vòng gỗ khá dày gồm các mạch gỗ lớn riêng lẻ hay xếp thành từng đám trong mô mềm gỗ. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình tròn hoặc đa giác thành mỏng. Lá:

Gân giữa: Biểu bì trên và dưới cấu tạo bởi một hàng tế bào hình trứng xếp liên tục, đều đặn, thành hóa cutin. Phần biểu bì trên mang lông che chở. Mô dày trên và dưới cấu tạo từ 2-4 lớp tế bào hình tròn, thành dày, xếp sát dưới lớp biểu bì. Mô mềm là những tế bào hình đa giác hay tròn, thành mỏng, có kích thước không đều nhau. Ở giữa gân là bó libe-gỗ, libe tạo thành vòng bao quanh bó gỗ, bó gỗ xếp hình cung. Vòng tế bào mô cứng nằm sát ngay lớp libe.

Phiến lá: Biểu bì trên và dưới cấu tạo bởi một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp gần nhau đều đặn, thành tế bào hóa cutin. Bên dưới hàng tế bào biểu bì trên là hàng tế bào mô giậu gồm những tế bào xếp thẳng, hẹp, vách mỏng. Ở giữa phiến lá là các mô xốp vách mỏng có hình tròn hay hình bầu dục xếp liền nhau.

Bột

Bột có màu vàng nâu, mùi thơm, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu, vách dày. Biểu bì mang lỗ khí. Mảnh mô mềm chứa nhiều hạt tinh bột. Các hạt tinh bột đứng riêng rẽ. Mạch dẫn gồm có mạch điểm, mạch xoắn. Lông che chở đơn bào đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành đám. Các tế bào chứa chất nhựa. Bó sợi màu trắng. Tinh thể canxioxalat hình khối. Tế bào mô cứng.

Định tính

A: Cho vào ống nghiệm lớn 0,1g bột dược liệu, thêm 5ml nước cất. Lắc mạnh trong 5 phút. Để yên và quan sát thấy trong ống tạo bọt bền vững sau 15 phút.

B : Cân khoảng 3g bột dược liệu vào ống nghiệm to, thêm 10ml dung dịch acid clohydric 1% ngâm trong 5 giờ. Lọc qua giấy lọc gấp nếp lấy dịch lọc. Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch lọc trên, thêm 1ml thuốc thử Trim-Hill (10ml acid acetic + 1ml CuSO4 0,2% + 0,5ml acid clohydric đặc), thấy xuất hiện màu xanh.

C: Cân khoảng 3g bột dược liệu vào cốc cỏ mỏ 100ml, thêm 10ml ether dầu hỏa, bọc kín, ngâm 1 giờ. Lọc qua giấy lọc gấp nếp lấy dịch lọc. Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên mảnh giấy trắng, sấy nhẹ cho bay hết hơi dung môi, thấy xuất hiện vết mờ trên giấy.

D: Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Dịch chấm sắc ký: Cho 5g dược liệu vào bình nón, thêm Methanol ngập dược liệu. Ngâm trong 24h gạn lấy dịch chiết, lọc qua giấy lọc. Sau đó thêm tiếp Methanol ngâm trong 24h tiếp theo rồi lại gạn lấy dịch chiết. Gộp dịch chiết 2 lần lại cô đến nồng độ thích hợp tạo dịch chấm sắc ký. (Dịch A)

Bản mỏng: Silica gel GF254 sấy ở 120°C trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Toluen – Ethylacetat - Acid formic (10:8:1) Dung dịch thử: Dung dịch A

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5g bột Ngấy hương (Mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 6 μl mỗi dung dịch trên. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (366 nm), trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và vị trí với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Cân chính xác 5g bột dược liệu vào cốc có mỏ dung tích 125ml, cho nước tới vạch 100ml, đun sôi nhẹ, gạn lấy nước 1 giờ 1 lần cho tới khi dịch chiết nước không màu. Gom dịch chiết vào một cốc có mỏ lớn, cô nhỏ thể tích tới 100ml. Sau đó lọc, lắc loại tạp với ether dầu hỏa. Dịch chiết thu được lắc nhiều lần với n-BuOH đến

kiệt saponin. Gộp các dịch chiết n-BuOH, đem cất thu hồi dung môi. Cắn chứa saponin toàn phần hòa tan vào lượng nhỏ EtOH 80%, sau đó thêm aceton với thể tích gấp 4 - 5 lần thể tích hỗn hợp saponin trong ethanol, thấy xuất hiện tủa. Lọc lấy tủa, dịch lọc tiếp tục thêm aceton để kết tủa hết saponin. Lọc lấy tủa, sấy đến khối lượng không đổi ở 80°C, cân.

Hàm lượng saponin toàn phần trong dược liệu không ít hơn 2.5%

Độ ẩm Không quá 12% Tro toàn phần Không quá 5% Tạp chất Không quá 2%

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 3% dược liệu khô kiệt, tiến hành theo phương pháp chiết nóng.

Chế biến

Thu hái quanh năm, lấy toàn cây phần ở trên mặt đất, rửa sạch, cắt đoạn phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành đề tài chúng tôi đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn của dược liệu Ngấy hương. Cụ thể:

1. Về đặc điểm hình thái: Đã mô tả và chụp ảnh cây, nguyên liệu làm thuốc. 2. Về đặc điểm vi học: Đã mô tả chi tiết và chụp ảnh minh họa đặc điểm vi phẫu (lá, thân) và một số đặc điểm bột dược liệu.

3. Về đặc điểm hóa học:

- Đã tiến hành các phản ứng định tính và xác định được các nhóm chất chính có trong dược liệu Ngấy hương là Saponin, đường khử, polysaccharid, chất béo, iridoid. Đây chính là cơ sở để tiến hành một số chỉ tiêu kiểm nghiệm khác như chỉ số tạo bọt, chỉ số phá huyết.

- Đã thành lập được sắc ký đồ cho dịch chiết của dược liệu Ngấy hương sử dụng hệ dung môi khai triển: Toluen – Ethyacetat - Acid formic (10:8:1).

4. Một số đặc điểm khác:

- Xác định được chỉ số phá huyết và chỉ số tạo bọt của Saponin trong dược liệu - Định lượng được Saponin toàn phần trong dược liệu bằng phương pháp cân - Đã xác định được độ ẩm của dược liệu, xác định được lượng chất chiết được bằng phương pháp chiết nóng.

- Đã xác định được tỷ lệ tạp chất và độ tro toàn phần trong dược liệu.

4.2. ĐỀ XUẤT

1. Đánh giá một số chỉ tiêu khác như (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng phóng xạ) nếu cần thiết.

2. Nghiên cứu đưa dược liệu vào trồng để chủ động về nguồn nguyên liệu và kiểm soát tốt các chỉ tiêu kiểm nghiệm.

3. Do thời gian tiến hành làm đề tài ngắn nên chưa thu thập được hoa tươi để xác định tên khoa học của cây. Vì vậy, cần theo dõi lấy mẫu đầy đủ để xác định chính xác tên khoa học của cây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II. NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 175 - 176.

2. Bộ môn Dược liệu (1998), Bài giảng dược liệu Tập I, II. Trường đại học Dược Hà Nội.

3. Bộ môn Dược liệu (1998), Thực tập dược liệu - Phần vi học. Trường Đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ môn Dược liệu (1999), Thực tập dược liệu - Phần hóa học. Trường Đại học Dược Hà Nội.

5. Bộ môn Thực vật (2005), Thực vật học. Trường Đại học Dược Hà Nội, trang 267 - 270.

6. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV. Phụ lục 9.8, 12.11, 12.10.

7. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học, trang 824 - 830

8. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc. NXB Y học.

9. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam tập I. NXB Trẻ, trang 768 – 796. 10. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, trang 407 - 408.

11. Nguyễn Viết Thân, Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng tập II. Nhà xuất bản Thời đại, trang 502 – 506.

12. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi tập I. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

13. Viện dược liệu, Cây thuốc Nghệ An. Nhà xuất bản Nghệ An, trang 495- 497.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Tiếng Anh

14. Takhtajan Armen (2009), Flowering plants. Nhà xuất bản Springer, trang 357-359.

15. Trinh Phuong Lien et al (1999), Phytochemistry 50. Nhà xuất bản PERGAMON - ELSEVIER SCIENCE LTD, trang 463-465.

Tiếng Pháp

16. M. H. Lecomte, Flore général de L'indo-chine II, trang 629-650.

TÀI LIỆU TRÊN MẠNG 17. http://silver.sejong.ac.kr 18. http://www.botanyvn.com

19. http://www.efloras.org 20. http://www.theplantlist.org

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGUYÊN LIỆU NGẤY HƯƠNG TẠI TỈNH HÀ TĨNH (Trang 49 -49 )

×