ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của VIÊN NANG bảo THẬN KHANG HV TRONG hỗ TRỢ điều TRỊ BỆNH THẬN đái THÁO ĐƯỜNG TRÊ lâm SÀNG

104 132 0
ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của VIÊN NANG bảo THẬN KHANG HV TRONG hỗ TRỢ điều TRỊ BỆNH THẬN đái THÁO ĐƯỜNG TRÊ lâm SÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM PHẠM BÁ NHẤT ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG BẢO THẬN KHANG HV TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊ LÂM SÀNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYN VIT NAM PHM B NHT ĐáNH GIá TáC DụNG CủA VIÊN NANG BảO THậN KHANG HV TRONG Hỗ TRợ ĐIềU TRị BệNH THậN ĐáI THáO ĐƯờNG TRÊ LÂM SàNG Chuyên ngành Y học cổ truyền Mã số: 872 0115 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thanh Nhạn Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Y học này, với tất lòng kính trọng biết ơn sâu sắc tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phó giáo sư - Tiến sỹ Lê Thị Thanh Nhạn – Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Trưởng Khoa Thận- Tiết niệu Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Phó trưởng Bộ môn Y lý Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Người thầy hướng dẫn khoa học, trực tiếp giảng dạy truyền thụ cho nhiều kiến thức quý báu, cung cấp cho nhiều tài liệu kinh nghiệm sát thực trình học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Ban giám đốc, Phòng Sau đại học, môn Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam tạo điều kiện học tập trang bị kiến thức quý giá cho suốt thời gian học tập nghiên cứu hoàn thành luận văn Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS, PGS, TS Hội đồng đề cương, Hội đồng chấm luận văn góp ý cho tơi nhiều kiến thức q báu để hồn thành luận văn Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội, đặc biệt cán Khoa Thận - Tiết niệu, Khoa Nội tiết Bệnh viện Tuệ Tĩnh giúp đỡ tạo điều kiện cho thực đề tài Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành đặc biệt tiến sỹ Trần Minh Nghĩa -Giám đốc bệnh viện, nơi công tác tạo điều kiện thuận lợi cho tơi q trình học tập nghiên cứu Cuối tơi xin gửi tình cảm thân thương tới người thân gia đình, người bạn thân thiết, anh chị em đồng nghiệp tập thể học viên lớp cao học niên khóa 2016 – 2018 động viên, giúp đỡ suốt trình học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn Một lần xin trân trọng cảm ơn tất cả! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Phạm Bá Nhất LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng Các số liệu, kết nghiên cứu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình nghiên cứu khác Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Người viết cam đoan Phạm Bá Nhất CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt AKI AST ALT BMI D0 D30 eGFR Tiếng Việt Tổn thương thận cấp Chỉ số enzyme gan Chỉ số enzyme gan Chỉ số khối thể Ngày nhập viện Ngày thứ 30 sau điều trị Mức lọc cầu thận ước đoán G3a, G3b, G4, G5 HDL-C IDF Bệnh thận mạn giai đoạn 3a, 3b, 4, Lipoprotein tỷ trọng cao Liên đoàn đái tháo đường giới Hội thận học quốc tế KDIGO LDL-C MDRD NNC NĐC TB YHCT YHHĐ Tiếng Anh Acute Kidney Injury Alanin Amino Transferase Aspartate Transferase Body Mass Index Date Date 30 Estimated Glomerular Filtration Rate High-density lipoprotein International Diabetes Federation Kidney Disease Improving Global Outcomes Lipoprotein tỷ trọng thấp Low-density lipoprotein Nghiên cứu thay đổi chế độ Modification of Diet in ăn uống bệnh thận Renal Disease study Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng Trung bình Y học cổ truyền Y học đại MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH VẼ ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ “Bệnh cầu thận đái tháo đường” bệnh lý cầu thận thứ phát ảnh hưởng đái tháo đường lên thận Tổn thương cầu thận có hình thái đặc hiệu Kimmelstiel Wilson mơ tả năm 1936 Đái tháo đường typ hay gặp, chiếm khoảng 80- 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường, gần 50% chưa chẩn đốn điều trị Theo dõi biến chứng đái tháo đường, gặp microalbumin niệu 40% bệnh nhân bị đái tháo đường năm 49% bệnh nhân đái tháo đường năm Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm Đặc biệt đái tháo đường týp thường phát muộn Nghiên cứu cho thấy 50% bệnh nhân đái tháo đường týp phát có biến chứng [4] Y học đại điều trị đái tháo đường biến chứng bệnh chủ yếu dùng insulin thuốc chữa triệu chứng Hiện nay, có số cơng trình nghiên cứu biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối đái tháo đường điều trị tổn thương thận người đái tháo đường điều trị bảo tồn thuốc tây y hiệu suy thận không cải thiện nhiều Thuốc để điều trị suy thận lại đắt, nhiều người không đủ điều kiện sử dụng dẫn đến bệnh nặng lên Trong đó, nguồn dược liệu nước lại phong phú, số vị thuốc, thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý thận tiết niệu ông cha ta áp dụng từ lâu đời lưu trữ Y văn cổ chưa nghiên cứu sử dụng nhiều lâm sàng Điều trị dự phòng bệnh thận đái tháo đường, làm đảo nghịch mức độ tổn thương thận, làm chậm trình tiến triển xấu suy thận Trên thực tế, bệnh thận mạn giai đoạn đầu điều trị bảo tồn tốt sẽ kéo dài thời gian sống bệnh nhân cũng kéo dài thời gian tiến tới phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận Chính vậy, việc sử dụng thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị bệnh thận giai đoạn đầu có ý nghĩa quan trọng Nó khơng tận dụng nguồn dược liệu có sẵn mà góp phần làm giảm chi phí điều trị, mở hội cho bệnh nhân suy thận 10 Bài thuốc “Tế sinh thận khí hồn gia vị” Khoa thận- tiết niệu - Bệnh Viện Tuệ Tĩnh, sử dụng điều trị 10 năm theo phương pháp kê đơn truyền thống cho bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường giai đoạn bệnh khác đạt kết tốt 2013 Lê Thị Thanh Nhạn cs nghiên cứu cao lỏng Bài thuốc Tế sinh thận khí hồn gia vị điều trị 30 bệnh nhân suy thận mạn đái tháo đường, giai đoạn 1,2, 3a tổng có hiệu điều trị đạt 83,33% Tuy nhiên, sử dụng thuốc dạng cao lỏng nhiều bất tiện, bảo quản khó khăn khiến việc sử dụng rộng rãi xuất nhiều bất cập Vì vậy, chúng tơi cải dạng sử dụng thuốc dạng viên nang có tên Bảo thận khang HV Để có thêm sở khoa học, mở rộng phạm vi sử dụng thuốc, mang lại tiện dụng cho bệnh nhân tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng viên nang Bảo thận khang HV hỗ trợ điều trị bệnh thận đái tháo đường lâm sàng”, với mục tiêu: Thử độc tính cấp, LD50 viên nang Bảo thận khang HV Đánh giá tác dụng viên nang Bảo thận khang HV hỗ trợ điều trị bệnh thận đái tháo đường lâm sàng 90 hoàn ngũ” bệnh nhân đái tháo đường týp có biến chứng thận cho thấy: Sau 30 ngày điều trị, lượng lipid máu bệnh nhân nhóm nghiên cứu có cải thiện so với nhóm chứng Số bệnh nhân điều trị “Bổ dương hồn ngũ” có mức cholesterol kiểm soát tốt tăng từ 5/30 bệnh nhân (16,7%) lên 9/30 bệnh nhân (30%); mức kiểm soát chấp nhận giảm từ 13/30 bệnh nhân (43,3) xuống 9/30 bệnh nhân (30%); số bệnh nhân kiểm sốt kém khơng thay đổi, so sánh với nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê Sau điều trị, tình trạng kiểm sốt triglycerid hai nhóm kém so với trước điều trị, nhóm nghiên cứu giảm 13,3% mức độ kiểm sốt tốt, nhóm chứng giảm 23,3% mức độ kiểm sốt tốt, p < 0,05 Tác dụng cải thiện lipid máu thể rõ cải thiện thành phần cholesterol Sau điều trị, mức bình quân LDL-C nhóm nghiên cứu giảm từ 3,41 mmol/L xuống 2,75 mmol/L, HDL-C tăng từ 0,95 mmol/L lên 1,27 mmol/L; thay đổi có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị, p 0,05 Bảng 3.30 cho thấy chức gan (ALT, AST) bệnh nhân thay đổi sau 30 ngày điều trị với p>0,05 Chức thận sau sử dụng bảo thận khang cải thiện (bảng 3.22), kết phân tích nước tiểu 10 thơng số cho thấy, sau điều trị nhóm sử dụng Bảo thận 91 khang HV nước tiểu hồng cầu, bạch cầu, protein niệu trước điều trị 53,3%, sau điều trị giảm 20% (p

Ngày đăng: 21/07/2019, 11:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

      • 1.1.1. Đái tháo đường

      • 1.1.2. Bệnh thận đái tháo đường

      • Nguyên nhân chính xác của bệnh thận đái tháo đường chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận đái tháo đường khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong glucose máu. Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận mạn giai đoạn cuối. Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường type 1 MAU xuất hiện trước khi có biến chứng lâm sàng về thận, như vậy MAU như là yếu tố dự đoán về tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan này cũng đúng với đái tháo đường type 2, nhưng tiến triển của bệnh nhân nhóm này diễn ra từ từ, MAU có giá trị dự đoán về tử vong hơn là dự đoán về tiến triển của bệnh nhân đái tháo đường ở bệnh nhân type 2 [2], [23]. Biến chứng thận do đái tháo đường (mà đặc trưng là protein niệu, tăng huyết áp và suy giảm chức năng thận) gặp khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường type 1, xảy ra khoảng 10-20 năm sau khi được chẩn đoán đái tháo đường, 25% bệnh nhân đái tháo đường type 2 biến chứng thận sảy ra khoảng 5-10 năm sau khi được chẩn đoán đái tháo đường [23], [25], [44]. Tuy nhiên đối với đái tháo đường type 2 không hoàn toàn chính xác vì thời gian bắt đầu bị bệnh không được xác định chắc chắn, hơn thế nữa đái tháo đường type 2 thường có tăng huyết áp đi trước, cũng chính vì vậy đã gặp rất nhiều khó khăn trong nghiên cứu, đánh giá sự xuất hiện tiến triển của biến chứng này trên lâm sàng. Về tốc độ giảm hàng năm mức lọc cầu thận, các tác giả cho thấy mức lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 tốc độ giảm nhanh gấp 2 lần so với đái tháo đường type 2 (1,1ml/phút ở type 2 so với 2,4ml/phút/năm ở týp1). Mức lọc cầu thận khi mới bắt đầu bị bệnh đái tháo đường đều tăng ở cả hai type 1 và type 2 đái tháo đường. Đối với đái tháo đường type 1, mức lọc cầu thận bắt đầu giảm khi MAU khoảng 70 microgam/phút [44]. Điều này không chắc chắn đối với đái tháo đường type 2, có thể do bệnh nhân đái tháo đường type 2 cùng tồn tại bệnh thận không do đái tháo đường, đặc biệt do bệnh nhân tăng huyết áp, diễn biến biến chứng thận do tăng huyết áp thường chậm so với biến chứng thận do đái tháo đường [26], [27]. Để đơn giản có thể chia ra các giai đoạn diễn biến tự nhiên biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường theo 3 giai đoạn cho cả type 1 và type 2 [40].

      • - Giai đoạn sớm: Giai đoạn rối loạn sinh học chức năng thận.

      • - Giai đoạn MAU.

      • - Giai đoạn lâm sàng các triệu chứng protein niệu thường xuyên, dần dần đưa đến các giai đoạn suy thận.

      • Người ta cho rằng, về tổ chức học biến chứng thận do đái tháo đường gặp khoảng 96% đái tháo đường type 2 có protein niệu, khoảng 85% đái tháo đường type 2 vừa có protein niệu và bệnh lý võng mạc mắt đồng thời. Năm 2000, Nguyễn Khoa Diệu Vân nghiên cứu giá trị của MAU trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do đái tháo đường cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa MAU với mức độ tổn thương cầu thận qua sinh thiết [15], [32].

      • Khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường có tăng dần glucose máu qua thận và tăng mức lọc cầu thận, mức lọc cầu thận > 135ml/phút/1,75m2. Tăng mức lọc cầu thận xảy ra khi mới bắt đầu và trong quá trình phát triển của biến chứng này. Mô hình thực nghiệm trên súc vật về bệnh đái tháo đường cho thấy rằng, những yếu tố huyết động, đặc biệt trong tiểu cầu thận đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh lý cầu thận. Những ý nghĩa tiên lượng của hiện tượng tăng mức lọc cầu thận trên người đang được bàn cãi. Một số công trình nghiên cứu cho thấy kết luận không thấy sự liên quan giữa tình trạng tăng lọc với sự tiến triển của protein niệu, với tăng huyết áp, những công trình khác lại cho thấy sự liên quan rõ rệt. Tuy nhiên cả 2 nhóm nghiên cứu có những kết luận ngược nhau này đều ghi nhận hiện tượng suy giảm với tốc độ nhanh mức lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường có hiện tượng tăng lọc [2], [23], [43].

      • Một số rối loạn chuyển hóa xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường làm tăng lọc cầu thận như, tăng glucose máu, tăng thể ceton, tăng peptide đào thải Na+, rối loạn tổng hợp NO, rối loạn cơ chế ngược ống thận cầu thận đưa vào cơ thể lượng protein cao [23].

        • 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh thận đái tháo đường

        • Glucose máu cao là yếu tố rất quan trọng đối với tổn thương cầu thận, những công trình hồi cứu cũng như tiến cứu đều xác nhận liên quan giữa nồng độ Glucose và nguy cơ biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường, nhóm nghiên cứu thử nghiệm điều trị đái tháo đường và biến chứng (DCCT) đã khuyến cáo, tốc độ phát triển và tiến triển của bệnh thận đái tháo đường liên quan rất chặt chẽ với kiểm tra glucose [37]. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân kiểm soát Glucose rất kém trong thời gian dài nhưng không thấy biến chứng thận xảy ra (đánh giá bằng định lượng albumin nước tiểu).

        • Biến chứng này thường gặp trong các gia đình bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 người ta cho rằng, các yếu tố di truyền có vai trò quan trọng đối với tính mẫn cảm, đối với bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Điều tra yếu tố gia đình về huyết áp cho thấy, huyết áp động mạch ở bố mẹ bệnh nhân đái tháo đường có protein niệu cao hơn ở những bố mẹ bệnh nhân không có protein niệu. Nguy cơ tương đối của phát triển bệnh thận trên lâm sàng vào khoảng 3,3% nếu có một trong hai bố hoặc mẹ có tăng huyết áp [23].

        • Trên mô hình thực nghiệm hay đái tháo đường tự nhiên đều thấy tăng lưu lượng huyết tương qua thận, giảm kháng mạch máu trong thận, áp lực hệ thống chuyển tới mao mạch tiểu cầu thận được thuận lợi hơn nhờ giảm kháng mạch đến so với mạch đi mạch thận, tăng áp lực thuỷ tĩnh mao mạch tiểu cầu thận. Tăng áp lực trong tiểu cầu thận có thể gây tổn thương bề mặt nội mô, phá vỡ cấu trúc bình thường của hàng rào chắn tiểu cầu thận, cuối cùng đưa đến tăng sinh mạch tăng tổng hợp các matrix ngoài tế bào và kết quả làm dầy màng đáy cầu thận. Rối loạn huyết động thường kết hợp với phì đại tiểu cầu thận. Một số tác giả còn cho rằng, tăng sản và phì đại tiểu cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường có thể xảy ra trước khi sảy ra rối loạn huyết động [39]. Vai trò chính xác của các yếu tố phát triển trong quá trình phát triển bệnh thận đái tháo đường cho đến nay vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Người ta thấy hormon tăng trưởng (GH), yếu tố phát triển giống insulin, yếu tố phát triển nguồn gốc của tiểu cầu, yếu tố phát triển biến đổi nội mạc mạch máu, và những chất kích thích phát triểu khác tác động đối với những biến đổi ở thận trong thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường. Các yếu tố này có thể hoạt hoá hiện tượng tăng sinh tế bào gian mạch, tăng tổng hợp các matrix ở gian mạch hoặc làm giảm quá trình thoái hoá matrix, do đó làm tăng những biến đổi về tổ chức học đặc trưng đối với bệnh thận đái tháo đường [48], [49].

        • Tăng hoạt tính vận chuyển ngược Na+-Li của tế bào hồng cầu, hệ thống vận chuyển cation màng tế bào có liên quan chặt chẽ với bệnh tăng huyết áp và biến chứng của nó, có tới 80% biến chứng này trong từng cá thể được giải thích do ảnh hưởng của di truyền. Tốc độ vận chuyển ngược Na+-Li đã được tác giả ghi nhận có ở cả đái tháo đường type 1 và type 2 có MAU [43]. Mối liên quan đặc biệt giữa tính hoạt động của hệ thống vận chuyển này ở những đầu hệ đái tháo đường có biến chứng thận với bố mẹ của họ chứng tỏ rằng tính di truyền về tăng hoạt tính của hệ thống vận chuyển này trong bệnh thận đái tháo đường. Nhưng ta cũng thấy sự kết hợp chặt chẽ hoạt tính vận chuyển ngược Na+- Li ở những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng bị đái tháo đường [36]. Tăng hoạt tính vận chuyển ngược Na+ có thể làm tăng nguy cơ đối với bệnh thận và các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường [42].

        • Những điểm giống nhau giữa vận chuyển ngược Na+-Li và hoạt tính của chất trao đổi màng tế bào sinh học, chất vận chuyển ngược Na+/H+ đã thúc dục những nhà khoa học nghiên cứu khám phá những rối loạn trong bệnh thận đái tháo đường [40], [47]. Vận chuyển ngược chiều 2 chất Na+ và H+ đảm nhiệm 3 chức năng quan trọng của tế bào là, điều chỉnh pH tế bào, kiểm soát thể tích tế bào, điều chỉnh cặp ghép kích thích- đáp ứng và tăng sinh tế bào.

        • Trong thận, sự thay đổi chất vận chuyển Na+/H+ nằm ở trên màng đỉnh biểu mô đã bị phân cực tham gia trực tiếp quá trình tái hấp thu Na+. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã nhận thấy, những bệnh nhân đái tháo đường có tăng mức hoạt tính của chất vận chuyển ion màng này có thể là tăng tái hấp thu Na+ ở ống thận, như vậy sẽ làm tăng dẫn glucose máu qua thận, đưa đến làm tăng lọc tiểu cầu thận để duy trì cân bằng Na+. Các quá trình phì đại/ tăng sản của các tế bào cơ trơn trong các động mạch và tiểu động mạch kết hợp với tăng hoạt tính của Na+/ H+ sẽ đưa đến tăng trương lực mạch máu, tăng huyết áp hệ thống và tăng áp lực trong tiểu cầu thận, một quá trình tương tự sẽ làm nguyên nhân làm tăng vùng gian mạch [23]. Rối loạn tổng hợp matrix ngoài tế bào kết hợp với tăng hoạt quá mức Na+/H+ antiport sẽ là nguyên nhân tích luỹ quá nhiều matrix ở gian mạch và tổ chức kẽ của thận. Những rối loạn này là khởi điểm cho chu trình các hiện tượng gây nên tăng huyết áp hệ thống và tăng huyết áp trong tiểu cầu thận, nặng hơn là xơ tiểu cầu thận và cuối cùng là bị tắc các tiểu cầu thận và suy thận [14].

          • 1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường

          • Biểu hiện lâm sàng: Bệnh lý thận đái tháo đường khi đã có đầy đủ các triệu chứng như protein niệu, phù, tăng huyết áp, suy thận thì tổn thương thận đã ở giai đoạn nặng nề. Những dấu hiệu và triệu chứng này chỉ xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày (trên 10 năm). Lúc này biểu hiện thường là kết hợp với giảm albumin máu và rối loạn lipid máu trong những thể nặng, tạo thành hội chứng thận hư điển hình hội chứng Kimmelstiel-Willson. Vì thế, điều quan trọng nhất là phải tìm được protein niệu ở giai đoạn MAU để dự phòng tổn thương thận sớm [24],[38].

          • Cận lâm sàng: Chẩn đoán bệnh thận lâm sàng được xác định khi protein niệu phát hiện được bằng test thử tích nước tiểu. Những test như thế này thường thấy khi mức protein niệu nồng độ >300mg/l. Nhưng nồng độ albumin niệu trên mức bình thường nhưng dưới mức 300mg/l được gọi là MAU và chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm miễn dịch nhạy, đặc hiệu cho albumin. Để dảm bảo chính xác, dù test dương tính cũng phải làm nhắc lại, thường ít nhất hai lần trong thời gian một vài tháng, nhất là khi chẩn đoán MAU hoặc bệnh thận lâm sàng. Cho đến nay người ta cho rằng MAU được phát hiện trong thời gian 6 tháng hoặc hơn thì có thể tồn tại dai dẳng. Tuy nhiên cũng đã có nghiên cứu chứng minh MAU có thể được phát hiện và tồn tại dai dẳng trong nhiều năm, sau đó có thể trở về bình thường ở một số người [2],[38].

          • a. Tiêu chuẩn xác định giai đoạn tổn thương thận đái tháo đường

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan