1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống

107 3,2K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thắt lưng (ĐTL) là một chứng bệnh thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ai cũng có thể bị ĐTL vài lần trong đời với cường độ từ đau thoáng qua đến đau rất nặng phải nằm liệt giường. Nam nữ, già trẻ, lao động trí óc hoặc chân tay đều có thể mắc bệnh này. Theo thống kê của Hội chỉnh hình Mỹ (Orthopedics Knowledge 1993): 60 - 80% dân Mỹ bị đau lưng ít nhất một lần trong đời và mỗi năm toàn nước Mỹ tốn từ 20 đến 50 tỷ đô la cho việc chăm sóc và điều trị, trong đó 85 đến 90% là các trường hợp đau lưng kéo dài, thiệt hại 100 triệu ngày công/năm [14]. Một công trình nghiên cứu về tình hình ĐTL ở một số đơn vị quân đội và công nhân thuộc địa phận Yên Hưng - Quảng Ninh từ tháng 4 - 12 năm 1995 cho thấy: tỷ lệ ĐTL ở quân nhân là 24,18%, ở nhóm công nhân là 27,11%; trong số người ĐTL có 98,85% giảm khả năng lao động, 23,56% ảnh hưởng đến lao động, 23,18% ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, 19,06% ảnh hưởng đến giấc ngủ và 24,32% cần có sự giúp đỡ của người khác trong sinh hoạt; số người phải nghỉ việc hàng năm vì ĐTL là 0,56 - 3%, thời gian nghỉ việc trung bình hàng năm cho mỗi người là 10,99 ± 3,85 ngày [14]. Đau thắt lưng chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp mà thoái hóa cột sống (hư cột sống) là một nguyên nhân quan trọng. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi. Thoái hóa cột sống gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu địa lý, kinh tế.Thống kê 1995 của thế giới cho thấy 0,3 - 0,5% dân số bị khớp trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ, 80% người trên 55 tuổi có dấu hiệu X Quang là thoái hóa cột sống. Ở Pháp bệnh này chiếm 28% các bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam, đau xương khớp (chủ yếu là thoái hóa) chiếm 20% số bệnh nhân, các vị trí thoái hóa theo thứ tự từ cao đến thấp: cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ 14%, gối 13% [14]. Có nhiều phương pháp điều trị ĐTL bằng Tây y với mục đích trả người bệnh về với công việc và giải phóng người bệnh khỏi nỗi đớn đau, tránh đau kéo dài để trở thành đau mạn tính [2]. Bên cạnh đó, nền y học phương Đông đã mô tả chứng yêu thống rất rõ ràng trong các y văn cổ và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả: châm cứu, thuốc đông y, xoa bóp bấm huyệt… trong đó châm cứu đã khẳng định được hiệu quả của mình trong điều trị ĐTL. Các tác giả đều cho rằng châm cứu có tác dụng rất tốt đối với ĐTL không những làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục lại tầm vận động CSTL [25], [34]. Trong giai đoạn phát triển về khoa học kỹ thuật hiện nay, trong lĩnh vực y học kết hợp giữa hiện đại và cổ truyền là xu thế tất yếu của thời đại. Thủy châm (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh dùng thuốc của YHHĐ phối hợp với phương pháp chữa bệnh của châm kim theo YHCT, thông qua tác dụng của thuốc duy trì thời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị [36]. Hiện nay ở Việt Nam, trên lâm sàng phương pháp điều trị điện châm kết hợp thủy châm đã được các bệnh viện chú trọng áp dụng chữa nhiều bệnh trong đó có ĐTL do thoái hoá cột sống. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp thủy châm với bệnh ĐTL còn chưa đầy đủ, rõ ràng. Để góp phần hiểu rõ hơn về hiệu quả của sự kết hợp hai phương pháp điều trị này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống’’ nhằm hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống. 2. Xác định sự biến đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hoá sau điện châm kết hợp thủy châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.

Trang 1

[ \

TRẦN THỊ KIỀU LAN

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA

§IÖN CH¢M KÕT HîP THñy CH¢M TRONG §IÒU TRÞ

§AU TH¾T L¦NG DO THO¸I HO¸ CéT SèNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Trang 2

[ \

TRẦN THỊ KIỀU LAN

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA

§IÖN CH¢M KÕT HîP THñy CH¢M TRONG §IÒU TRÞ

§AU TH¾T L¦NG DO THO¸I HO¸ CéT SèNG

Chuyên ngành : Châm cứu

Mã số : 60.72.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN VIẾT THÁI

Trang 3

Sau hai năm học Cao học tại Bộ môn Châm cứu - Trường Đại học

Y Hμ Nội, đến nay tôi đã hoμn thμnh chương trình học tập Nhân dịp hoμn thμnh luận văn, tôi xin chân thμnh cảm ơn:

- Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học Trường Đại học Y Hμ Nội

- Ban giám đốc Bệnh viện Châm Cứu Trung ương

- Ban giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Điện Biên

Đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tμi nμy

Tôi xin bμy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Viết Thái, người thầy trực tiếp hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tận tâm dìu dắt tôi từng bước hoμn thμnh luận văn

Tôi xin bμy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- PGS TS Phạm Văn Trịnh, Nguyên Phó trưởng khoa Y học

cổ truyền – trường Đại học Y Hμ Nội

- PGS TS Phạm Thiện Ngọc, Trưởng phòng đμo tạo SĐH, Trưởng bộ môn hoá sinh – trường Đại học Y Hμ Nội

Trang 4

những người thân yêu, những người luôn đứng bên tôi chia sẻ, động viên tôi trong những giai đoạn khó khăn khi tôi lμm luận văn

Cuối cùng tôi xin dμnh những tình cảm trân trọng nhất cho bố mẹ, anh chị em, chồng con thân yêu của tôi, những người vất vả vì tôi, những người mμ thiếu họ, tôi không thể có ngμy hôm nay

Trần Thị Kiều Lan

Trang 5

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, số liệu thu được trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một luận văn nào khác

Tác giả

TrÇn ThÞ KiÒu Lan

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chươ : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1 nghĩa 3

1.1.2 Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng 3

1.1.3 Nguyên nhân 1.1.4 Thoái hóa c 1.1.5 C 1.1.6 Tri ận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái 1.1 1.1 14

1.2 Đau thắt lưng theo y học cổ truyền 14

1.2.1 Bệnh danh 14

1.2.2 Nguyên nhân 15

1.2.3 Các thể lâm sàng 15

1.3 Phương pháp điều trị bằng châm cứu 16

1.3.1 Khái niệm về châm cứu 16

1.3.2 Phương pháp điều trị bằng điện châm 16

1.4 Phương pháp thủy châm 18

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về điều trị ĐTL 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại 24

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền 25

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 25

ng 1 1 Đau thắt lưng theo y học hiện đại 3

1.1.1 Định đau thắt lưng 7

ột sống thắt lưng 8

ơ chế gây đau thắt lưng 10

ệu chứng lâm sàng, c hoá cột sống 11

.7 Phân loại đau thắt lưng 13

.8 Điều trị

Trang 7

2.2 Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 26

2.2.6 Xử lý số liệu 36

2.2.7 Y đức trong nghiên cứu 37

Chươ 3.1 3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp của hai nhóm 40

3.1.4 Phân bố thời gian mắc bệnh của hai nhóm 41

3.2.5 Kết quả điều trị chung của hai nhóm 49

3.3 Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ số sinh lý của nhóm nghiên cứu 51 4.1.2 Giới 58

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu 28

2.2.3 Quy trình nghiên cứu 29

2.2.4 Theo dõi và đánh giá 32

2.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu 32

ng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38

3.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi của hai nhóm 38

3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới của hai nhóm 39

3.2 Kết quả điều trị giảm đau thắt lưng do thoái hoá cột sống 42

3.2.1 Kết quả về thay đổi ngưỡng đau của hai nhóm 42

3.2.2 Đánh giá kết quả mức độ đau của hai nhóm theo thang điểm VAS 43

3.2.3 Đánh giá kết quả về độ giãn cột sống thắt lưng của hai nhóm 45 3.2.4 Đánh giá kết quả về tầm vận động CSTL của hai nhóm 47

3.4 Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ số sinh hoá của nhóm nghiên cứu 52

Chương 4: BÀN LUẬN 57

4.1 Bàn luận về đối tượng nghiên cứu 57

4.1.1 Tuổi 57

Trang 8

4.1.3 Nghề nghiệp 59

4.1.4 Thời gian mắc bệnh 59

4 4.4 KẾT KIẾN TÀ PHỤ 2 Bàn luận về kết quả điều trị 59

4.2.1 Ngưỡng đau 59

4.2.2 Sự cải thiện về mức độ đau 60

4.2.3 Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng 62

4.2.4 Sự cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng 63

4.2.5 Kết quả điều trị chung 65

4.3 Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hoá 68

4.3.1 Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý 68

4.3.2 Sự biến đổi một số chỉ số sinh hoá 69

Chọn kinh huyệt 73

LUẬN 75

NGHỊ 76

I LIỆU THAM KHẢO

LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bả

Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3

Bảng 3.4

Bảng 3.5 Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 14 ngày điều trị 46

Bảng 3.6 Sự cải thiện tầm vận động CSTL sau 7 ngày điều trị 47

Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bả ng 1.1 Phân loại đau thắt lưng theo phương pháp Mooney 13

Biến đổi giá trị trung bình ngưỡng đau sau 30 phút điều trị 42

Sự cải thiện về mức độ đau sau 7 ngày điều trị 43

Sự cải thiện về mức độ đau sau 14 ngày điều trị 44

Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 7 ngày điều trị 45

Sự cải thiện tầm vận động CSTL sau 14 ngày điều trị 48

Sự biến đổi tần số mạch 51

ng 3.9 Sự biến đổi của huyết áp động mạch 51

Bảng 3.10 Sự biến đổi của nhịp thở 52

Bảng 3.11 Hàm lượng Adrenalin, Noadrenalin, β-endorphin 52

Trang 11

Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 39

ANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi 38

Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 40

Biểu đồ 3.4 Thời gian mắc bệnh 41

Biểu đồ 3.5 Kết quả sau 7 ngày điều trị 49

Biểu đồ 3.6 Kết quả sau 14 ngày điều trị 50

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Các đốt sống thắt lưng 4

Hình 1.2 Đốt sống thắt lưng 5

Hình 1.3 Thoái hóa cột sống 13

Hình 2.1 Thước đo độ đau VAS 34

Hình 3.1 Hình ảnh thoái hoá CSTL của bệnh nhân 54

Hình 3.2 Hình ảnh thoái hoá CSTL của bệnh nhân 55

Hình 3.3 Hình ảnh thoái hoá CSTL của bệnh nhân 55

Hình 3.4 Hình ảnh điện châm 56

Hình 3.5 Hình ảnh đo ngưỡng đau 56

Trang 13

4,5,3 1

4,38-41,49-50,54-56 -3,6-33,35-37,42-48,51-53,57-82

Trang 14

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau thắt lưng (ĐTL) là một chứng bệnh thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày Ai cũng có thể bị ĐTL vài lần trong đời với cường độ từ đau thoáng qua đến đau rất nặng phải nằm liệt giường Nam nữ, già trẻ, lao động trí óc hoặc chân tay đều có thể mắc bệnh này Theo thống kê của Hội chỉnh hình Mỹ (Orthopedics Knowledge 1993): 60 - 80% dân Mỹ bị đau lưng ít nhất một lần trong đời và mỗi năm toàn nước Mỹ tốn từ 20 đến 50

tỷ đô la cho việc chăm sóc và điều trị, trong đó 85 đến 90% là các trường hợp đau lưng kéo dài, thiệt hại 100 triệu ngày công/năm [14]

Một công trình nghiên cứu về tình hình ĐTL ở một số đơn vị quân đội và công nhân thuộc địa phận Yên Hưng - Quảng Ninh từ tháng 4 - 12 năm 1995 cho thấy: tỷ lệ ĐTL ở quân nhân là 24,18%, ở nhóm công nhân là 27,11%; trong số người ĐTL có 98,85% giảm khả năng lao động, 23,56% ảnh hưởng đến lao động, 23,18% ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, 19,06% ảnh hưởng đến giấc ngủ và 24,32% cần có sự giúp đỡ của người khác trong sinh hoạt; số người phải nghỉ việc hàng năm vì ĐTL là 0,56 - 3%, thời gian nghỉ việc trung bình hàng năm cho mỗi người là 10,99 ± 3,85 ngày [14]

Đau thắt lưng chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp mà thoái hóa cột sống (hư cột sống) là một nguyên nhân quan trọng Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi Thoái hóa cột sống gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu địa lý, kinh tế.Thống kê 1995 của thế giới cho thấy 0,3 - 0,5% dân số bị khớp trong đó có 20% bị thoái hóa khớp Ở

Mỹ, 80% người trên 55 tuổi có dấu hiệu X Quang là thoái hóa cột sống Ở Pháp bệnh này chiếm 28% các bệnh về xương khớp Ở Việt Nam, đau xương khớp (chủ yếu là thoái hóa) chiếm 20% số bệnh nhân, các vị trí thoái hóa theo thứ tự từ cao đến thấp: cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ 14%, gối 13% [14]

Trang 15

Có nhiều phương pháp điều trị ĐTL bằng Tây y với mục đích trả người bệnh về với công việc và giải phóng người bệnh khỏi nỗi đớn đau, tránh đau kéo dài để trở thành đau mạn tính [2] Bên cạnh đó, nền y học phương Đông đã mô tả chứng yêu thống rất rõ ràng trong các y văn cổ và

có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả: châm cứu, thuốc đông y, xoa bóp bấm huyệt… trong đó châm cứu đã khẳng định được hiệu quả của mình trong điều trị ĐTL Các tác giả đều cho rằng châm cứu có tác dụng rất tốt đối với ĐTL không những làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục lại tầm vận động CSTL [25], [34]

Trong giai đoạn phát triển về khoa học kỹ thuật hiện nay, trong lĩnh vực y học kết hợp giữa hiện đại và cổ truyền là xu thế tất yếu của thời đại Thủy châm (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh dùng thuốc của YHHĐ phối hợp với phương pháp chữa bệnh của châm kim theo YHCT, thông qua tác dụng của thuốc duy trì thời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị [36]

Hiện nay ở Việt Nam, trên lâm sàng phương pháp điều trị điện châm kết hợp thủy châm đã được các bệnh viện chú trọng áp dụng chữa nhiều bệnh trong đó có ĐTL do thoái hoá cột sống Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp thủy châm với bệnh ĐTL còn chưa đầy đủ, rõ ràng

Để góp phần hiểu rõ hơn về hiệu quả của sự kết hợp hai phương pháp

điều trị này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống’’ nhằm hai mục tiêu sau:

1 Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống

2 Xác định sự biến đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hoá sau điện châm kết hợp thủy châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đau thắt lưng theo y học hiện đại

- Góc cùng: tạo bởi đường thẳng ngang và đường thẳng chạy qua mặt trên: 30 độ

- Góc thắt lưng cùng: tạo bởi trục L5 và S1: 140 độ

- Góc nghiêng xương chậu: tạo bởi đường thẳng ngang với đường thẳng nối giữa ụ nhô với bờ trên xương mu [2], [26]

Trang 17

Hình 1.1 Các đốt sống thắt lưng [27]

1.1.2.2 Cấu tạo đốt sống thắt lưng

Cấu tạo bởi hai phần chính: thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía sau

- Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt Chiều rộng lớn hơn chiều cao và chiều dày Mặt trên và mặt dưới là mâm sụn

- Cung đốt sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp liên cuống, mỏm khớp chia cung sống thành hai phần: phía trước là cuống sống, phía sau là lá cung, gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai

Trang 18

mỏm ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt sống với cung sống là ống tuỷ Riêng L5 thân đốt ở phía trước cao hơn ở phía sau để tạo độ ưỡn thắt lưng

- Mỏm ngang: có hai mỏm ngang chạy từ cung đốt sống ra ngoài

- Gai sống: có một gai dính vào cung đốt sống

- Lỗ đốt sống nằm ở giữa, thân đốt sống nằm ở trước và cung đốt sống nằm ở sau tạo nên ống sống trong đó có tuỷ sống

Hình 1.2 Đốt sống thắt lưng [27]

1.1.2.3 Cơ - dây chằng

* Cơ vận động cột sống

Gồm hai nhóm chính: Nhóm cơ cạnh cột sống và nhóm cơ thành bụng:

- Nhóm cơ cạnh cột sống: chạy từ cổ đến xương cùng, có đặc điểm càng nằm sâu thì càng ngắn, nhóm cơ này gồm có cơ cùng thắt lưng (cơ chậu sườn), cơ lưng dài và cơ ngang gai, ba cơ này hợp thành khối cơ chung nằm ở rãnh sống cùng và rãnh thắt lưng Tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời có thể phối hợp với nghiêng, xoay cột sống

Trang 19

- Nhóm cơ thành bụng, gồm có:

+ Cơ thẳng: Nằm ở phía trước thành bụng, có hai bó cơ thẳng nằm ở hai bên đường giữa Vì nằm phía trước trục cột sống, nên cơ thẳng bụng là

cơ gập thân người rất mạnh

+ Nhóm cơ chéo: Có hai cơ chéo (cơ chéo trong, cơ chéo ngoài) Các

cơ chéo có chức năng xoay thân người, khi xoay sang bên trái cần cơ chéo ngoài phải và cơ chéo trong trái hoạt động và ngược lại

* Dây chằng cột sống:

Các dây chằng giúp cho cột sống vững vàng đồng thời hạn chế những vận động quá mức của cột sống Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau

là hai dây chằng dài nhất, đều bắt đầu từ xương chẩm chạy tới xương cùng

- Dây chằng dọc trước, phủ mặt trước cột sống, bám vào thân đốt và đĩa đệm

- Dây chằng dọc sau, phủ mặt sau các thân đốt, bám vào đĩa đệm, không bám vào mặt sau thân đốt, bám vào thân đĩa đệm nhưng không phủ kín phần sau bên của phần tự do

- Dây chằng vàng dầy và khỏe phủ mặt sau của ống sống

- Các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng trên gai nối các gai sống với nhau Ngoài những dây chằng, trên đốt L4-L5 còn được nối với xuơng chậu bởi những dây chằng thắt lưng chậu, những dây chằng này đều bám vào đỉnh mỏm ngang L4, L5 và bám vào tận mào chậu

ở phía truớc và phía sau Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế

sự di động quá mức của hai đốt sống thắt lưng L4, L5

1.1.2.4 Lỗ liên đốt, sự phân bố thần kinh cột sống

* Lỗ liên đốt sống:

Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua lỗ liên đốt, lỗ này được giới hạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới là cuống sống của hai đốt kế cận nhau, ở phía sau là mỏm khớp là khớp liên

Trang 20

cuống, phủ phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của dây chằng vàng

* Phân bố thần kinh cột sống:

Từ phía trong rễ thần kinh chọc thủng màng cứng đi ra ngoài tới hạch giao cảm cạnh sống tách ra các nhánh:

- Nhánh trước: phân bố cho vùng trước cơ thể

- Nhánh sau: phân bố cho da, cho cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện ngoài của khớp liên cuống

- Nhánh màng tủy: đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt vào ống sống, chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây chằng dọc sau, bao tủy Do có sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay đổi nào của những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt cũng sẽ kích thích rễ thần kinh gây ra đau đớn

1.1.3 Nguyên nhân đau thắt lưng [20]

- Thoái hoá cột sống thắt lưng

- Viêm cột sống (viêm cột sống dính khớp, lao…)

- Dị dạng bẩm sinh ở cột sống (gù vẹo, gai đôi, cùng hoá L5, thắt lưng hoá S1)

Trang 21

- Đau thắt lưng do tâm thần

1.1.4 Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống, còn được gọi là hư xương sụn đốt sống (osteochondrosis) Hư xương sụn đốt sống bao gồm cả thoái hóa đĩa đệm

và thoái hóa đốt sống [2]

Trang 22

1.1.4.1 Thoái hóa đĩa đệm

Quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn biến theo 5 giai đoạn:

1- Vòng sợi ở phía sau bị yếu, lồi ra phía sau ở một điểm do nhân nhầy ấn lõm vào, quá trình này có sự rách đồng tâm trong vòng sợi, tuy nhiên đĩa đệm vẫn còn giữ được chức năng sinh-cơ học và chưa có biểu hiện lâm sàng

2- Có sự rách các sợi Collagen của vòng sợi ở khu vực bờ viền giữa nhân nhầy và bản sụn và lấn tới dần dần hướng ra phía ngoài, áp lực nội đĩa đệm giảm làm cho các đốt sống tiến gần nhau hơn Có thể gặp trường hợp ĐTL cấp khi có tác động cơ học gây chuyển dịch khối lượng đĩa đệm

3- Vòng sợi bị rách cả ở phần ngoại vi của đĩa đệm, đường rách ở một

số điểm đã đi hết cả chiều dày vòng sợi Giới hạn giữa nhân nhầy và lớp trong của vòng sợi biến dạng, lồi lõm, có sự xâm nhập của các tổ chức liên kết, dẫn tới hình thành các tổ chức sợi hạt đĩa đệm Trên lâm sàng thường gặp ĐTL cấp nếu rễ thần kinh bị kích thích hoặc bị chèn ép do lồi, thoát vị đĩa đệm kèm theo, co thể bị đau thắt lưng hông

4- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi đều bị biến dạng lồi lõm, chiều dày của vòng sợi bị giảm mỏng ở vài chỗ Có rách vòng sợi ở nhiều phía, trên lâm sàng biểu hiện ĐTL mạn tính xen lẫn các đợt đau cấp tính

5- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi biến dạng thành hình đa giác, chiều dày vòng sợi bị phá vỡ, rách nặng ở nhiều phía, vòng sợi rất mỏng ở toàn bộ chu vi Trên lâm sàng biểu hiện ĐTL mạn hay tái phát

1.1.4.2 Thoái hóa đốt sống

Hậu quả tiếp sau thoái hóa đĩa đệm là các sợi đàn hồi của vòng sợi giảm và được thay thế bởi các tổ chức xơ, dẫn tới sự giảm linh động giữa hai đốt sống Áp lực nội đĩa đệm giảm, các đốt sống gần nhau hơn, khả năng chống rung sóc giảm, bao sợi và các dây chằng của nó trở nên chùng

Trang 23

lỏng Chỗ dây chằng bám vào màng xương đốt sống bị yếu và dễ dàng bị bong khỏi điểm bám do bất kỳ một lực nào tác động hoặc do khối lượng đĩa đệm mất tính đàn hồi đẩy ra Các chất thoát ra ngoài tiếp tục làm giảm

số lượng mô đĩa đệm, các đốt sống tiến lại gần nhau hơn, các dây chằng căng trung ương lỏng lẻo càng dễ bóc tách… tạo ra một vòng bệnh lý luẩn quẩn, các chất bị bong trở thành dị vật và gây nên phản ứng kích thích, những kích thích này có thể gây nên xơ hóa kéo theo can xi hóa dẫn tới viêm khớp thoái hóa, viêm khớp, phì đại [31]

1.1.5 Cơ chế gây đau thắt lưng

Đau thắt lưng là triệu chứng của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra Tuy nhiên có 3 cơ chế gây ĐTL sau [1], [2]

bế rễ thần kinh)

1.1.5.2 Cơ chế cơ học

Cơ chế này được nói đến nhiều và cũng là cơ chế chủ yếu gây ĐTL ở nhiều bệnh nhân Áp lực cơ học quá mức ảnh hưởng tới chức năng sinh lý

Trang 24

của đĩa đệm, khớp liên cuống và các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống Kích thích cơ học là sự kéo căng tổ chức liên kết, không có sự tham gia của các chất hoá học trung gian Kích thích cơ học gây đau như thế nào còn chưa rõ Theo Nikola Budog khi các bó sợi của dây chằng, bao khớp bị kéo căng sẽ làm hẹp, biến dạng khoảng trống giữa các bó Colagen, các sợi thần kinh bị kích thích do bị ép giữa các bó Colagen ĐTL theo cơ chế này

có đặc điểm là đau như nén ép, châm chích, như dao đâm, đau thay đổi cả

về cường độ, và tần số khi thay đổi tư thế cột sống

1.1.5.3 Cơ chế phản xạ đốt đoạn

Có một sự liên quan về giải phẫu giữa thần kinh cảm giác nội tạng với thần kinh tuỷ sống Khi một nội tạng ở trong ổ bụng bị tổn thương thì không những gây đau ở tạng mà còn có thể lan tới vùng cột sống có cùng khoanh tuỷ chi phối

Như vậy, ĐTL có thể do một, hai hoặc cả ba cơ chế kết hợp, việc xác định được cơ chế đau sẽ giúp cho việc tìm nguyên nhân được dễ hơn và điều trị có kết quả tốt hơn

1.1.6 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái hoá cột sống

- Đau nửa đêm về sáng, thay đổi thời tiết đau tăng là đau của thoái hóa

- Đau cả ngày lẫn đêm mà các biện pháp giảm đau thông thường không có tác dụng là đau của nhiều bệnh kết hợp [20], [23]

Trang 25

* Các dấu hiệu thực thể của hội chứng cột sống:

a Điểm đau cột sống: Ấn hoặc gõ trên các mỏm gai đốt sống bệnh nhân phát hiện được điểm đau Trường hợp tổn thương rễ thần kinh thường

có điểm đau ở cột sống tương ứng

b Điểm đau cạnh sống (cách đường liên mỏm gai khoảng 2cm)

c Co cứng cạnh cột sống thắt lưng: Quan sát bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng hoặc nghiêng, thấy rõ cơ bên nào bị co cứng sẽ nổi vồng lên Khi sờ nắn, ấn tay thấy khối cơ căng, chắc

d Các biến dạng cột sống: Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, nhìn vùng thắt lưng theo hướng nghiêng, có thể đánh giá độ ưỡn, gù, vẹo của cột sống [19]

e Tầm hoạt động của cột sống thắt lưng: Yêu cầu bệnh nhân cúi ngửa nghiêng phải, nghiêng trái, xoay và quan sát thấy tầm hoạt động bị hạn chế

- Đo độ giãn cột sống thắt lưng (NP Schober), ở tuổi vị thành niên bình thường khoảng cách này giãn thêm khoảng 4-5 cm, chỉ số Schober bình thường từ 14/10 cm đến 15/10 cm [2]

- Độ ưỡn cột sống: Bình thường góc nghiêng, góc xoay, góc ngửa khoảng 30o Nếu góc độ nhỏ hơn 10o bệnh lý [2]

1.1.6.2 Cận lâm sàng, X-quang

Có 3 dấu hiệu cơ bản:

- Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằng chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp

- Đặc xương: mâm sụn có hình đặc xương

- Gai xương (ostéophyte): ở rìa ngoài của thân đốt, gai xương có thể tạo thành những cầu xuơng, khớp tân tạo Đặc biệt những gai xuơng ở gần

lỗ gian đốt sống dễ chèn ép vào rễ thần kinh

Trang 26

Hình 1.3 Thoái hóa cột sống

1.1.7 Phân loại đau thắt lưng

Đau thắt lưng là hội chứng của nhiều bệnh, thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, vì vậy việc phân loại còn chưa thống nhất, có cách phân loại dựa theo thời gian đau, có cách phân loại dựa theo nguyên nhân, có cách phân loại dựa vào đặc điểm lâm sàng, Cách phân loại theo phương pháp Mooney hiện nay thường được sử dụng [57]

* Phân loại theo Mooney:

Bảng 1.1 Phân loại đau thắt lưng theo phương pháp Mooney

1.1 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, không lan 1.2 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, lan xuống đùi

1 Cấp tính

1.3 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, lan xuống chân 2.1 Đau thắt lưng từ 7 ngày - 3 tháng, không lan 2.2 Đau thắt lưng từ 7 ngày - 3 tháng, lan xuống đùi

Trang 27

1.1.8 Điều trị

1.1.8.1 Nguyên tắc chung

1 Nằm bất động khi đau nhiều

2 Dùng thuốc giảm đau

3 Dùng thuốc giãn cơ khi có co cơ

4 Kết hợp điều trị vật lý, châm cứu, bấm huyệt

5 Sử dụng một số biện pháp khi cần: phong bế ngoài màng cứng, phong bế hốc xương cùng, tiêm vào đĩa đệm…

6 Điều trị nguyên nhân

7 Phẫu thuật một số trường hợp nếu có chỉ định

1.1.8.2 Điều trị nội khoa

- Thuốc chống viêm giảm đau: chủ yếu là các thuốc chống viêm giảm đau không steroid

- Thuốc giãn cơ, an thần

- Vitamin nhóm B liều cao có tác dụng giảm đau chống viêm, chống thoái hóa thần kinh

1.1.8.3 Phẫu thuật

Được chỉ định trong các trường hợp:

- Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm

- Các bệnh gây di lệch chèn ép vào tủy, đuôi ngựa (lao, viêm mủ,

Đau thắt lưng trong Đông y gọi là chứng yêu thống đã được người xưa

mô tả rất rõ trong các y văn cổ Đông y cho rằng thắt lưng là phủ của thận,

Trang 28

thận chủ tiên thiên có năng lực làm cho cơ thể cường tráng, thận hư sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi trước tiên là vùng thắt lưng cho nên ĐTL có quan hệ mật thiết với tạng thận [3], [10]

1.2.2 Nguyên nhân

- Do ngoại nhân: Thường do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm lấn vào các kinh Túc thái dương bàng quang, hoặc do kinh khí của hai kinh trên bị bế tắc, khí huyết không lưu thông (chứng tý = bế tắc không thông) Thông thì bất thống, thống tắc bất thông Bệnh lâu ngày sẽ làm hư tổn đến chính khí [25], [38]

- Do nội nhân: Do chính khí cơ thể bị hư, rối loạn chức năng của các tạng phủ nhất là hai tạng can và thận Can tàng huyết, can chủ cân có liên quan đến phủ đởm, can hư không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân làm huyết kém, cân yếu mỏi hoặc co rút Thận chủ cốt tủy, thận hư xương cốt yếu

- Do bất nội ngoại nhân: Do lao động quá sức như bê vác nặng, hoặc

do bị sang chấn (bị ngã, bị đánh…) làm khí huyết ứ trệ gây nên đau, hạn chế vận động [10], [35], [36]

1.2.3 Các thể lâm sàng [16], [38]

1.2.3.1 Thể hàn thấp:

Chứng trạng chủ yếu: Vùng lưng có cảm giác lạnh,nặng, xoay chuyển khó khăn,, trước đau nhẹ, dần dần đau nặng, thay đổi thời tiết đau tăng, chườm ấm thấy đỡ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù khẩn

1.2.3.2 Thể thấp nhiệt:

Đau vùng lưng, nơi đau có cảm giác nóng, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác

Trang 29

1.2.3.3 Thể huyết ứ:

Đau lưng cố định không di chuyển, nơi đau cự án, bệnh nhân có tiền

sử chấn thương, chất lưỡi tối xạm, hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp

1.3 Phương pháp điều trị bằng châm cứu

1.3.1 Khái niệm về châm cứu

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời, mục đích của châm cứu là “điều khí” tạo ra một kích thích vào huyệt

để tạo nên trạng thái cân bằng âm dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh

lý, loại trừ trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình thường [11], [38], [44]

1.3.2 Phương pháp điều trị bằng điện châm

Hiện nay kỹ thuật điện châm đã có mặt hầu hết trong các chỉ định của châm cứu điều trị các chứng bệnh khó như châm chữa liệt, châm chữa mù

do teo gai thị, châm giảm đau và đỉnh cao là châm tê Có thể khẳng định rằng nếu không có máy điện châm thì khó có thể thực hiện được cuộc phẫu thuật với phương pháp vô cảm bằng châm tê Dùng điện châm tức là dùng máy điện tử tạo xung điện ở cường độ thấp với các dải tần số khác nhau kích thích vào huyệt nhằm mục đích điều khiển sự vận hành khí huyết nhanh mạnh, để đưa trạng thái cơ thể trở lại cân bằng và ổn định, hết bệnh

Trang 30

tật Điện châm thay thế cho thủ pháp vê tay kích thích huyệt một cách đều đặn nhịp nhàng không làm cho bệnh nhân đau đớn, mà ngược lại bệnh nhân còn có cảm giác tê, tức, nặng làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng, do vậy điện châm ra đời đáp ứng được mục đích điều khí của châm cứu một cách nhanh mạnh mà không đau đớn [36]

Điện châm làm kích thích xung điện của trường ngoài dẫn tới thay đổi trong tổ chức tế bào, tăng trương lực cơ, tăng quá trình trao đổi chất, thải chất acid lactic, làm tăng chuyển hoá tổ chức tế bào bệnh lý phục hồi khả năng vận động dưới tác dụng của xung điện, nó có tác dụng như bơm hút trên tĩnh mạch và mạch bạch huyết, ở vùng bị kích thích làm cho các chất

di chuyển nhanh hơn [32]

Cơ chế giảm đau của điện châm có liên quan đến các chất giảm đau Endorphin và không phải Endorphin Vai trò giảm đau của điện châm thông qua hệ thống serotonin – endorphin ngày càng được minh chứng [16] Nghiên cứu tác động của naloxon lên ngưỡng đau và hàm lượng các monoamin dẫn truyền thần kinh ở não chuột khi châm, Kho và CS (1993) nhận thấy điện châm làm tăng hàm lượng serotonin ở hành tuỷ và cầu não Nếu tiêm Naloxon là chất ức chế các receptor của opiat trước đó thì hàm lượng serotonin sẽ giảm và tác dụng giảm đau của điện châm cũng giảm Hiện tượng này cho thấy điện châm tác động vào quá trình chuyển hoá các chất truyền đạt thần kinh trung ương có bản chất là monoamin thông qua các receptor opiat và đem lại tác dụng giảm đau

Chu Vĩ Cương, Từ Chấn Bang (1956) xác định được hàm lượng cortisol

và β – Endorphin trong máu bệnh nhân được châm tê phẫu thuật và nhận thấy kích thích với cường độ tối đa mà bệnh nhân có thể chịu đựng được và tần số

100 Hz thì hiệu quả vô cảm đạt 100%, hàm lượng β – Endorphin sau châm 1 giờ tăng lên 145%, sau khi mổ 1 giờ tăng lên 280% so với trước châm [43]

Trang 31

Harbach H và cộng sự (2007) cũng nhận thấy điện châm có thể ảnh hưởng việc bài tiết catecholamin, ACTH (Adrenocorticotrophic hormone),

β – EP và cortisol [49] Đây là một số hormon có tác dụng ổn định huyết áp

và giảm đau cho bệnh nhân trong và sau phẫu thuật Kết quả này cho thấy mối liên hệ giữa tác dụng của điện châm với hệ thần kinh - nội tiết trong cơ thể Những thực nghiệm trên cũng phần nào chứng minh điện châm có vai trò điều hoà bài tiết một số hormon có liên quan đến cơ chế chống đau của

cơ thể như catecholamin, ACTH, cortisol, β – EP

1.4 Phương pháp thủy châm

* Tiêm thuốc vào huyệt (thủy châm) là một phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc với tác dụng chữa bệnh tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt

để nâng cao hiệu quả chữa bệnh [36]

* Nguyên lý của thủy châm:

+ Theo học thuyết kinh lạc

Thiên Hải Luận sách Linh khu nói: “Mười hai kinh mạch bên trong phụ thuộc 12 tạng phủ, bên ngoài nối với các khớp chân tay” Nhờ hệ kinh lạc mà các bộ phận trong cơ thể cấu thành một tổ chức hoàn chỉnh thống nhất Khi nội tạng có bệnh, sẽ có phản ứng biểu hiện ra bên ngoài thân thể Khi chúng ta kích thích những bộ vị nhất định ở ngoài da cũng sẽ có phản ứng tới nội tạng Cơ thể con người có sự liên quan chặt chẽ giữa các cơ quan và các tổ chức từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài,

từ ngoài vào trong, là do tác dụng của hệ kinh lạc Học thuyết kinh lạc chỉ đạo tất cả các khoa trong Đông y Ngày nay phương pháp chữa bệnh bằng thuỷ châm cũng hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm phong phú của học thuyết kinh lạc Muốn thu được hiệu quả tốt trong công tác chữa bệnh

Trang 32

bằng thủy châm cần tìm hiểu lý luận Đông y nói chung và học thuyết kinh lạc nói riêng

+ Theo Páp-Lốp

“Vỏ não là cơ quan của phản xạ có điều kiện Mọi biến hoá bệnh lý là

do biến hoá cơ năng của thần kinh cao cấp gây ra” Khi thủy châm vào một

bộ vị (huyệt vị) nào đó trên cơ thể, với kỹ thuật châm đúng và chính xác sẽ truyền xung động kích thích đó vào vỏ não, rồi từ não phản xạ tới các cấp của hệ thần kinh, để điều chỉnh tất cả các hoạt động của cơ quan nội tạng,

do đó chữa khỏi bệnh Ngoài ra trên mặt da có những điểm (kinh huyệt) vô cùng nhỏ bé, là những điểm hoạt động do cơ năng của các cơ quan nội tạng phản ánh lên mặt da, tương tự với các điểm với các điểm hoạt động điện vị trên mặt da Thủy châm là đã dùng một loại tác động vật lý và hoá học để kích thích một cách thích đáng vào các điểm hoạt động điện vị ( tức là các kinh huyệt chữa bệnh)

+ Căn cứ theo dược lý học

Bất cứ một loại thuốc tiêm nào đã thích hợp với tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (trừ những loại thuốc tiêm có tác dụng kích thích mạnh quá), thì

dù tiêm vào bất cứ bộ vị nào ở dưới da hoặc bắp thịt cũng có tác dụng dược

lý như nhau Do đó ta có thể chọn kinh huyệt thích ứng mà tiêm thuốc vào Ngoài tác dụng dẫn truyền của huyết dịch, thuốc được tiêm vào kinh huyệt có thể qua tác dụng của kinh lạc giúp cho cơ thể hấp thu thuốc nhanh, tác động mạnh tới bộ vị có bệnh mà chỉ cần một lượng nhỏ (đặc biệt

là những loại thuốc có tác dụng gây hưng phấn hoặc gây ức chế các trung khu thần kinh)

Trong khi thủy châm, nói riêng về tác dụng dược lý, ta thấy có rất nhiều ưu điểm:

Trang 33

a Cùng một thứ thuốc tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một bệnh nhân, tác dụng dược lý mạnh hơn khi không tiêm vào huyệt vị

b Cùng một thứ thuốc nếu tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một bệnh nhân, chỉ cần liều lượng ít cũng vẫn có tác dụng dược lý mạnh như dùng liều lượng nhiều mà không tiêm theo huyệt vị (điểm này có thể tham khảo để giảm bớt liều lượng các loại thuốc độc, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân)

c Phối hợp thuốc với châm còn có ưu điểm là: Cùng một lúc giải quyết được nhiều chứng bệnh khác nhau Như đau bụng kịch liệt có thể gây

hạ huyết áp, khi dùng Adrenalin thủy châm huyệt Thiên khu hoặc huyệt Trung quản thì tác dụng của châm có thể chữa khỏi đau bụng, còn bản thân của Adrenalin sẽ phòng ngừa được huyết áp hạ

Từ các kết luận khoa học nói trên, các nhà nghiên cứu học thuyết Páp-Lốp, trên lâm sàng rất coi trọng phương pháp trị liệu toàn diện, tăng cường ức chế bảo

vệ, nâng cao hưng phấn của vỏ não, ức chế quá trình bệnh lý thần kinh để chữa mọi bệnh tật

Dựa vào các lý luận chỉ đạo của Đông y và Tây y, các nhà trị liệu học kết hợp nguyên lý của châm cứu với nguyên lý của học thuyết Páp-Lốp tiến hành nghiên cứu phương pháp trị liệu bằng cách tiêm vào huyệt để phát huy tác dụng điều tiết cơ thể của hệ kinh lạc và vỏ đại não

* Hiện nay thủy châm là một phương pháp chữa bệnh có hiệu quả đang được ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở điều trị của Trung Quốc [36]

Ở nước ta Giáo sư Nguyễn Tài Thu đưa phương pháp thủy châm vào trong điều trị đã được mấy chục năm, một số bệnh viện trạm xá đã sử dụng thủy châm trong quá trình điều trị đạt kết quả khả quan Trước kia ngoài phương pháp dùng Philatốp tiêm huyệt phổi (Phế du) hiện nay thường dùng vitamin B1, B6, B12, Novocain…[36]

Trang 34

- Chỉ định: thường được dùng để chữa bệnh mãn tính, giảm đau như bệnh viêm khớp mạn, đau dây thần kinh ngoại biên…

- Chống chỉ định:

+ Không nên điều trị các bệnh cấp cứu bằng thủy châm đơn thuần + Các cơn đau bụng cần theo dõi về ngoại khoa

+ Người sức khỏe yếu, trạng thái tinh thần không ổn định

+ Bệnh nhân dị ứng với thuốc thuỷ châm

+ Không dùng các loại kháng sinh, các thuốc chông chỉ định tiêm bắp cơ (canxi)

- Cần chú ý một số điểm sau:

+ Độ sâu của kim tùy vị trí huyệt tiêm tương ứng với nội tạng hay

bộ phận dưới huyệt

+ Thử test trước khi thủy châm

+ Khi châm kim không nên xoay kim kích thích vì kim tiêm rỗng dễ gây tổn thương tổ chức

+ Không nên tiêm thuốc vào nhiều huyệt một lúc

+ Mỗi huyệt tùy vị trí có thể tiêm từ 0,5 - 2ml thuốc

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về điều trị ĐTL

Năm 1972, Giáo sư Nguyễn Tài Thu và cộng sự nghiên cứu điều trị 37 bệnh nhân bị ĐTL bằng phương pháp tân châm, kết quả tỷ lệ khỏi và đỡ là 67,6% Các huyệt hay được sử dụng là Giáp tích vùng thắt lưng [34]

Năm 1994, Nguyễn Châu Quỳnh tiến hành hồi cứu điếu trị ĐTL tại khoa châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam trên 30 bệnh án ĐTL cho thấy tỷ lệ các thể như sau: thể hàn thấp chiếm 13,3%, do lao động chiếm 20%, do thoái hóa chiếm 66,6% Kết quả điều trị bằng châm cứu khỏi và đỡ chiếm 97%, không khỏi là 3% [25]

Trang 35

Năm 1999, Đánh giá của Wang S và cộng sự tại khoa Đông y Học viện Quân y quân đội Quảng Châu về tác dụng của huyệt Hoa đà giáp tích trong điều trị ĐTL cho thấy: nhóm bệnh nhân sử dụng huyệt này có tỷ lệ khỏi là 65,6%, khá là 12,55%, trung bình là 18,8%, kém là 3,1% cao hơn

so với những bệnh nhân được sử dụng các huyệt tại chỗ khác: tỷ lệ khỏi là 44,6%, khá là 26,7%, trung bình là 10%, kém là 16,7% [65]

Năm 2000, Wedenberg K và cộng sự nghiên cứu so sánh tác dụng của châm cứu và phương pháp vật lý trị liệu ở phụ nữ có thai bị đau lưng tại bệnh viện Vrinnevi, Norrkopi Thụy Điển Kết quả cho thấy châm cứu có tác dụng giảm đau tốt hơn [64]

Năm 2003, Tarasenko Lidiya nghiên cứu điều trị hội chứng đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống L1 – S1 bằng điện mãng châm trên 40 bệnh nhân đạt kết quả tốt là 60% và khá là 40% [28]

Năm 2003, Đoàn Hải Nam nghiên cứu so sánh tác dụng điện châm các huyệt Uỷ trung, Giáp tích L1 – L5 và điện châm thường trong điều trị cho

60 bệnh nhân yêu thống thể hàn thấp cho thấy: điện châm các huyệt Uỷ trung, Giáp tích L1 – L5 đạt kết quả cao hơn, với 80% tốt, 16,7% khá, 3,3% trung bình [21]

Năm 2007, Louise Chang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm đau của châm cứu đơn thuần đối với ĐTL, cho thấy kết quả 33% có sự cải thiện về triệu chứng đau, 12% cải thiện về chức năng hoạt động [54]

Năm 2007, Michael, Haake thử nghiệm châm cứu tại Đức đối với ĐTL bao gồm: 387 bệnh nhân, tuổi trung bình (50 ± 15) tuổi với tiền sử đau lưng mạn tính trong 8 năm, tại tháng thứ 6 tỉ lệ đáp ứng là 44,2% đối với nhóm bệnh nhân châm cứu thông thường [56]

Năm 2008, Thomas, Lowe cho thấy thoái hóa cột sống là nguyên nhân gây ĐTL, điều đáng lưu ý rằng mặc dù có 80% người lớn tuổi đau lưng chỉ có 1-2% cần đến phương pháp phẫu thuật, châm cứu là một

Trang 36

phương pháp y học được lựa chọn nó sẽ kiểm soát được triệu chứng đau, châm cứu kích thích sản xuất ra Endorphin, Acetylcholine, và Serotonin Tuy nhiên châm cứu nên được kết hợp với chương trình tập luyện để dạt kết quả cao hơn [63]

Năm 2008, Lương Thị Dung đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị ĐTL do thoái hoá cột sống Kết quả tốt và khá đạt 88,6%

Năm 2008, Lại Đoàn Hạnh đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp thuỷ châm Tỷ lệ khá và tốt đạt 91,4%

Như vậy, ĐTL do thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp có ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và khả năng sinh hoạt của người bệnh Để điều trị ĐTL do thoái hoá cột sống có nhiều phương pháp khác nhau, trong

đó phương pháp điện châm kết hợp thủy châm là phương pháp kết hợp giữa YHHĐ và YHCT vừa đơn giản dễ thực hiện Qua trải nghiệm lâm sàng và

cơ chế tác dụng của điện châm, thủy châm là phương pháp điều trị khả quan, cần được nghiên cứu đánh giá tác dụng sự phối hợp của hai phương pháp điều trị này

Trang 37

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp Các

bệnh nhân được chẩn đoán ĐTL do thoái hóa cột sống

- Được điều trị tại khoa ngoại trú bệnh viện Châm cứu Trung ương và điều

trị nội trú tại khoa Đông y Viện 103 Thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 8/2009

- Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại

Các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTL do thoái hóa cột sống với biểu

hiện lâm sàng sau:

- Đau vùng thắt lưng ở giai đoạn cấp và bán cấp, không lan xuống đùi

và chân

- Có các dấu hiệu của hội chứng cột sống:

+ Biến dạng cột sống, các tư thế chống đau: trước- sau, thẳng-chéo

+ Dấu hiệu Schober tư thế đứng ≤ 13/10 cm

+ Dấu hiệu bấm chuông

- Hình ảnh X-quang thường quy: dựa vào ba dấu hiệu cơ bản của

thoái hóa cột sống:

+ Hẹp khe khớp không đồng đều, biểu hiện giảm chiều cao của đĩa

đệm hẹp nhưng không dính khớp

Trang 38

+ Gai xương ở ngoài của thân đốt sống, gai xương có thể tạo thành những cầu xương, khớp nhân tạo Đặc biệt những gai xương ở gần lỗ tiếp hợp dễ bị chèn ép vào rễ thần kinh

+ Đặc xương: mâm sụn có hình đặc xương

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền

Chọn bệnh nhân thuộc thể thận hư:

- Đau vùng ngang thắt lưng, đau mạn tính lâu ngày, ê ẩm, mỏi ngang thắt lưng đau nhiều về đêm nằm nghỉ không đỡ đau, bệnh nhân thích xoa bóp, ngại vận động

- Mỏi gối

- Sắc mặt xanh, nhợt nhạt, chân tay lạnh

- Chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi mỏng

- Mạch trầm tế

- Nghiêng về âm hư thì tâm phiền mất ngủ, miệng ráo, họng khô, sắc mặt hồng, lòng bàn tay bàn chân ấm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Bệnh nhân ĐTL mà trên phim Xquang không có hình ảnh thoái hoá cột sống, ĐTL nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư, chấn thương cột sống…

- Bệnh nhân có kèm theo các bệnh khác như: suy tim, bệnh tâm thần…

- Các bệnh nhân không thuộc thể thận hư

- Bệnh nhân dùng thêm các phương pháp điều trị khác

- Bệnh nhân không tuân thủ theo quy trình điều trị

Trang 39

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng (so sánh trước và sau điều trị, so sánh giữa hai nhóm)

- Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu, có 60 bệnh nhân, chọn theo phương pháp ghép cặp, bệnh nhân được phân bố vào hai nhóm sao cho có sự tương đồng về giới, tuổi

- Nhóm I (30 bệnh nhân) điều trị bằng phương pháp điện châm

- Nhóm II (30 bệnh nhân) điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp thủy châm

Trang 40

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Điện châm

(Sau 30 phút)

LS Sau điều trị 7 ngày

Kết quả điều trị

LS Trước điều trị

Điện châm + Thuỷ châm

(Sau 30 phút)

LS Sau điều trị 7 ngày

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc (2000), Hoàng Quý dịch, Châm cứu học Trung Quốc, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 270-272 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châm cứu học Trung Quốc
Tác giả: Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2000
12. Lưu Thị Hiệp (2001), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau thoái hóa cột sống thắt lưng bằng một công thức huyệt”, Tạp chí Y học thực hành, thành phố Hồ Chí Minh số 4/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng giảm đau thoái hóa cột sống thắt lưng bằng một công thức huyệt”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Lưu Thị Hiệp
Năm: 2001
13. Huỳnh Ngọc Hồng (2001), “Ứng dụng laser - điện từ trường điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống”, Tạp chí thông tin y học cổ truyền, số 102/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng laser - điện từ trường điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống”, "Tạp chí thông tin y học cổ truyền
Tác giả: Huỳnh Ngọc Hồng
Năm: 2001
15. Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai (2009), Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp
Tác giả: Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2009
16. Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, tập II, Nhà xuất bản Y học, tr 466 - 468 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Y học cổ truyền, tập II
Tác giả: Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
17. Khoa Y học cổ truyền trường Đại học y Hà Nội (2005), Châm cứu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 180-190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châm cứu
Tác giả: Khoa Y học cổ truyền trường Đại học y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2005
18. Đỗ Văn Liêm (2001), Đánh giá tác dụng của sóng ngắn kết hợp với kỹ thuật vận động Williams để điều trị đau thắt lưng ở người cao tuổi.Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác dụng của sóng ngắn kết hợp với kỹ thuật vận động Williams để điều trị đau thắt lưng ở người cao tuổi
Tác giả: Đỗ Văn Liêm
Năm: 2001
19. Hồ Hữu Lương (1996), Khám hội chứng thắt lưng hông, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 266 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khám hội chứng thắt lưng hông
Tác giả: Hồ Hữu Lương
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1996
20. Hồ Hữu Lương (2006), Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản Y học, tr 78 – 88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm
Tác giả: Hồ Hữu Lương
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
22. Đỗ Đức Nhân (2001), “Áp dụng xoa bóp trong điều trị đau lưng - yếu thống”, Tạp chí Đông y Việt Nam, số 331/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng xoa bóp trong điều trị đau lưng - yếu thống”, "Tạp chí Đông y Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đức Nhân
Năm: 2001
23. Cao Thị Nhi (2002), “Đau cột sống thắt lưng”, Tạp chí bác sỹ gia đình, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 40-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đau cột sống thắt lưng”, "Tạp chí bác sỹ gia đình
Tác giả: Cao Thị Nhi
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2002
24. Lê Quý Ngưu, Trần Thị Như Đức (1997), Sổ tay châm cứu thực hành, Nhà xuất bản Thuận Hóa, tr 331 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay châm cứu thực hành
Tác giả: Lê Quý Ngưu, Trần Thị Như Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Thuận Hóa
Năm: 1997
25. Nguyễn Châu Quỳnh (1994), “Báo cáo hồi cứu điều trị đau lưng tại Khoa Châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 22-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hồi cứu điều trị đau lưng tại Khoa Châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam”, "Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Châu Quỳnh
Năm: 1994
26. Ngô Quang Quyền (2007), Bài giảng giải phẫu học, tập II, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 22 – 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng giải phẫu học
Tác giả: Ngô Quang Quyền
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2007
27. Nguyễn Quang Quyền (2004), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlas giải phẫu người
Tác giả: Nguyễn Quang Quyền
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2004
28. TarasenkoLidiya (2003), Nghiên cứu điều trị hội chứng Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống L1 - S1 bằng điện mãng châm, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu điều trị hội chứng Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống L1 - S1 bằng điện mãng châm
Tác giả: TarasenkoLidiya
Năm: 2003
29. Đỗ Ngọc Tuấn (2004), Đánh giá tác dụng giảm đau bằng phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác dụng giảm đau bằng phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch
Tác giả: Đỗ Ngọc Tuấn
Năm: 2004
30. Nghiêm Hữu Thành (1995), Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng Catecholamin máu trên bệnh nhân mổ châm tê. Kỷ yếu công trình hội nghị của liên hiệp các hội châm cứu thế giới WFAS, tr 296 – 299 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng Catecholamin máu trên bệnh nhân mổ châm tê
Tác giả: Nghiêm Hữu Thành
Năm: 1995
31. Lê Văn Thành (1993), Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 103-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học thần kinh
Tác giả: Lê Văn Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1993
34. Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Năng An, Nguyễn Tuất và cộng sự (1972), "Dùng phương pháp châm mới chữa 30 trường hợp đau lưng do cột sống", Tạp chí Đông y, số 118, tr 43-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dùng phương pháp châm mới chữa 30 trường hợp đau lưng do cột sống
Tác giả: Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Năng An, Nguyễn Tuất và cộng sự
Năm: 1972

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w