1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hoá ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

153 887 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Quá trình cổ phần hoá (CPH) các doanh nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Nhà nước khởi xướng từ năm 1986, nhưng mới chỉ thực sự được đẩy mạnh từ năm 2000. Sau hơn 15 năm hoạt động, các DNNN cổ phần hoá đã đạt được những thành công nhất định, đổi mới cơ bản về (i) cơ chế quản lý doanh nghiệp được chuyển giao từ Nhà nước sang nhà quản trị doanh nghiệp theo mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, (ii) cơ chế quản lý tài chính theo nguyên tắc thị trường, trong đó giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước cổ đông về lợi nhuận, (iii) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao, (iv) thu nhập và quyền lợi của người lao độngcổ đông được cải thiện (Truong Dong Loc et all, 2009). Song, bên cạnh những doanh nghiệp thành công, không tránh khỏi những doanh nghiệp chưa thực sự được “lột xác” sau CPH, mới chỉ thay đổi bề ngoài mà chưa tạo ra được sự thay đổi về chất bên trong do nhà nước vẫn tiếp tục duy trì kiểm soát chi phối trong các DNNN đã cổ phần hóa (Fredrik Soholm, 2006). Điều đó, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đẩy mạnh CPH các DNNN và nâng cao hiệu quả hoạt động các DNNN đã CPH.Cách tiếp cận về cổ phần hóa ở Việt Nam thiên về yếu tố nội bộ, tập trung vào cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp và một số nhà đầu tư nhỏ lẻ bên ngoài, mà thiếu đi các nhà đầu tư chiến lược. Chính vì thế, vẫn là những con người cũ, bộ máy cũ, nên khó có thể thay đổi được cơ bản cách thức quản lý hay bước đột phá trong các DNNN đã cổ phần hóa (Earle và Estrin, 1996). Các nghiên cứu của CIEM (2006, 2007) cũng đã chỉ ra những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn chủ sở hữu Nhà nước ở các DNNN đã cổ phần hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hóa chưa được như mong đợi. Chính vì thế, rất cần một cách tiếp cận toàn diện, những nghiên cứu đa chiều cả trên giác độ nhà quản lý và giác độ doanh nghiệp, chủ sở hữu để đánh giá hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hoá. Việc tìm ra các nhân tố bên trong và bên ngoài, cũng như lượng hóa ảnh hưởngmức độ tác động của các nhân tố này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hoá.

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo

trờng đại học kinh tế quốc dân

đề tài

nghiên cứu khoa học cấp bộ

các nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động củacác doanh nghiệp nhà nớc đã cổ phần hoá

ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung

Mã số: B2011.06.02

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Vũ Duy Hào

hà nội - 2012

Trang 2

bộ giáo dục và đào tạo

trờng đại học kinh tế quốc dân

hà nội - 2012

Trang 3

1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá 19

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 20

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 20

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpNhà nước đã cổ phần hoá 31

2.1.1 Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 42

2.1.2 Thực trạng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung 44

2.1.3 Thực trạng các chính sách hỗ trợ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệpNhà nước ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 48

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động của DNNN đã cổ phần hóa ở vùngkinh tế trọng điểm miền Trung 50

2.2.1 Khái quát hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cổphần hóa ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 50

Trang 4

2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động của DNNN đã CPH ở Đà Nẵng 52

2.2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các DNNN đã CPH ở Thừa ThiênHuế 64

2.2.4 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các DNNN đã CPH ở Bình Định 80

2.2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN đã cổ phần hóa 88

CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CỦA DNNN ĐÃ CỔ PHẦN HÓA Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNGĐIỂM MIỀN TRUNG 97

3.1 Xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá các nhân tố tác động đếnhiệu quả hoạt động của DNNN đã CPH ở vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung 97

3.2 Phương pháp phân tích 105

3.3 Xây dựng mô hình đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quảhoạt động của các DNNN đã cổ phần hóa ở vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung 109

3.4 So sánh hoạt động của DNNN trước và sau khi CPH 114

3.5 Phân tích tác động đến Cán bộ nhân viên tại các DNNN đã CPH 119

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦADNNN ĐÃ CỔ PHẦN HÓA Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀNTRUNG 127

4.1 Định hướng và quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Nhà nước ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 127

4.1.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ởvùng kinh tế trọng điểm miền Trung 127

4.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đãCPH ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 128

4.2 Giải pháp và khuyến nghị 129

4.2.1 Giải pháp vi mô 129

4.2.2 Giải pháp vĩ mô 134

KẾT LUẬN 140

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của các DNNN cổ phần hóa ở vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung 46

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của các DNNN CPH giai đoạn 2008 – 2010 51

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóatại Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 56

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các DNNN đã cổ phần hóa theocơ cấu vốn Nhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 63

Bảng 2.5: Quy mô tổng tài sản của các DNNN đã CPH tại Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2005 - 2010 67

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản phản ánh quy mô hoạt động củacác DNNN đã cổ phần hóa tại Thừa Thiên Huế 69

Bảng 2.7: Chi phí lãi vay của DNNN đã cổ phần hóa tại Thừa Thiên Huế 73

Bảng 2.8: Đóng góp vào NSNN của các DNNN cổ phần hóa tại Thừa ThiênHuế 74

Bảng 2.9: Nhóm tỷ số khả năng hoạt động của các DNNN đã cổ phần hóa tạiThừa Thiên Huế 75

Bảng 2.10: Nhóm tỷ số khả năng cân đối vốn - quản trị nợ 77

Bảng 2.11: Nhóm tỷ số khả năng sinh lời của các DNNN cổ phần hóa tạiThừa Thiên Huế 78

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn của các DNNN đã cổ phần hóa ở Bình Định 84

Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 86

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp 88

Bảng 2.15: So sánh khả năng sinh lời của các DNNN đã CPH ở 3 tỉnh – theongành 92

Bảng 3.1: Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động 106

Trang 6

Bảng 3.2: Biến phụ thuộc 107

Bảng 3.3: Các biến giải thích 108

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒBiểu đồ 2.1: Số lượng các DNNN cổ phần hóa giai đoạn 2005 – 2010 45

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu DN cổ phần hóa theo vốn Nhà nước nắm giữ 46

Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ của các DNNN đã cổ phần hóa 47

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn của các DNN cổ phần hóa giai đoạn 2005 - 2010 50

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận sau thuế của các DNNN cổ phần hóa giai đoạn 2005 - 2010 51

Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận sau thuế của các DNNN cổ phần hóa giai đoạn 2005 - 2010 52

Biểu đồ 2.7: Số lượng các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa tại Đà Nẵnggiai đoạn 2005 – 2010 55

Biểu đồ 2.8: Số lượng DNNN đã cổ phần hóa theo cơ cấu vốn Nhà nước tại ĐàNẵng giai đoạn 2005 - 2010 55

Biểu đồ 2.9: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các DNNN đã cổ phần hóa tạiĐà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 57

Biểu đồ 2.10: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các DNNN đã cổ phần hóa theocơ cấu vốn Nhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 58

Biểu đồ 2.11: Tỷ suất sinh lời trên VCSH của các DNNN đã cổ phần tại Đà Nẵnggiai đoạn 2005 – 2010 59

Biểu đồ 2.12: Tỷ suất sinh lời trên VCSH của các DNNN đã cổ phần hóa theo cơcấu vốn Nhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 59

Biểu đồ 2.13: Tỷ suất lợi nhuận biên của các DNNN đã cổ phần hóa tại Đà Nẵnggiai đoạn 2005 – 2010 60

Biểu đồ 2.14: Tỷ suất lợi nhuận biên của các DNNN đã cổ phần hóa theo cơ cấuvốn Nhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 60

Biểu đồ 2.15: Doanh thu thuần của các DNNN đã cổ phần hóa theo cơ cấu vốnNhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 61

Biểu đồ 2.16: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các DNNN đã cổ phần hóa tại ĐàNẵng giai đoạn 2005 – 2010 62

Trang 7

Biểu đồ 2.17: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các DNNN đã cổ phần hóa theo

cơ cấu vốn Nhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 62

Biểu đồ 2.18: Lợi nhuận sau thuế của các DNNN đã cổ phần hóa theo cơ cấu vốnNhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 63

Biểu đồ 2.19: Số lượng DNNN CPH tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2010 67

Biểu đồ 2.20: Quy mô tổng tài sản của các DNNN đã cổ phần hóa tại Thừa Thiên Huế68Biểu đồ 2.21: Quy mô hoạt động của các DNNN đã cổ phần hóa tại Thừa Thiên Huế 70

Biểu đồ 2.22: Chi phí lãi vay của các DNNN đã cổ phần hóa tại Thừa Thiên Huế73Biều đồ 2.23: Hiệu suất sử dụng tài sản của các DNNN đã cổ phần hóa tại ThừaThiên Huế 76

Biểu đồ 2.24: Khả năng cân đối vốn của các DNNN đã cổ phần hóa tại ThừaThiên Huế 77

Biểu đồ 2.25: Khả năng sinh lời của các DNNN đã cổ phần hóa tại Thừa Thiên Huế 79

Biểu đồ 2.26: Số DNNN đã cổ phần hóa trong giai đoạn 2005-2010 83

Biểu đồ 2.27: Cơ cấu vốn của các DNNN đã cổ phần hóa trong giai đoạn 2005-2010 83

Biểu đồ 2.28: So sánh hệ số nợ của DN có vốn NN > 50% và <=50% 84

Biểu đồ 2.29: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm 85

Biểu đồ 2.30: So sánh số vòng quay khoản phải thu của DNNN đã cổ phần hóa cóvốn Nhà nước > 50% và <=50% 87

Biểu đồ 2.31: So sánh số vòng quay hàng tồn kho của DNNN đã cổ phần hóa cóvốn Nhà nước > 50% và <=50% 87

Biểu đồ 2.32: Hiệu suất sử dụng TSCĐ và tổng tài sản 88

Biểu đồ 2.33: Sự biến động ROE, ROA qua các năm 89

Biểu đồ 2.34: So sánh ROE của DN có vốn Nhà nước > 50% và <=50% 89

Biểu đồ 2.35: So sánh ROA của DN có vốn Nhà nước > 50% và <=50% 90

Sơ đồ 1.1 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp33Hộp 1 - Coxano: Vượt khó thành công 71

Trang 8

Mô hình 3.1: Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 107

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do nghiên cứu của đề tài

Quá trình cổ phần hoá (CPH) các doanh nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Nhànước khởi xướng từ năm 1986, nhưng mới chỉ thực sự được đẩy mạnh từ năm 2000.Sau hơn 15 năm hoạt động, các DNNN cổ phần hoá đã đạt được những thành côngnhất định, đổi mới cơ bản về (i) cơ chế quản lý doanh nghiệp được chuyển giao từNhà nước sang nhà quản trị doanh nghiệp theo mô hình quản trị doanh nghiệp hiệnđại, (ii) cơ chế quản lý tài chính theo nguyên tắc thị trường, trong đó giám đốc doanhnghiệp chịu trách nhiệm trước cổ đông về lợi nhuận, (iii) hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp được nâng cao, (iv) thu nhập và quyền lợi của người lao động/cổ đôngđược cải thiện (Truong Dong Loc et all, 2009) Song, bên cạnh những doanh nghiệpthành công, không tránh khỏi những doanh nghiệp chưa thực sự được “lột xác” sauCPH, mới chỉ thay đổi bề ngoài mà chưa tạo ra được sự thay đổi về chất bên trong donhà nước vẫn tiếp tục duy trì kiểm soát chi phối trong các DNNN đã cổ phần hóa(Fredrik Soholm, 2006) Điều đó, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đẩy mạnh CPHcác DNNN và nâng cao hiệu quả hoạt động các DNNN đã CPH.

Cách tiếp cận về cổ phần hóa ở Việt Nam thiên về yếu tố nội bộ, tập trung vàocán bộ nhân viên trong doanh nghiệp và một số nhà đầu tư nhỏ lẻ bên ngoài, màthiếu đi các nhà đầu tư chiến lược Chính vì thế, vẫn là những con người cũ, bộ máycũ, nên khó có thể thay đổi được cơ bản cách thức quản lý hay bước đột phá trongcác DNNN đã cổ phần hóa (Earle và Estrin, 1996) Các nghiên cứu của CIEM(2006, 2007) cũng đã chỉ ra những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn chủ sở hữuNhà nước ở các DNNN đã cổ phần hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đếnhiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hóa chưa được như mong đợi

Chính vì thế, rất cần một cách tiếp cận toàn diện, những nghiên cứu đa chiềucả trên giác độ nhà quản lý và giác độ doanh nghiệp, chủ sở hữu để đánh giá hiệuquả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hoá Việc tìm ra các nhân tố bên trong vàbên ngoài, cũng như lượng hóa ảnh hưởng/mức độ tác động của các nhân tố này cóý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hoá.

Trang 10

Các tỉnh miền Trung Việt Nam với những điều kiện địa lý tự nhiên đặc biệt,được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách đầu tư, phát triển kinh tế của Trung ương vàđịa phương, đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinhtế của vùng và quốc gia Cùng với xu thế đổi mới, các DNNN ở vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung cũng đã và đang được CPH Song, thực tiễn quá trình cổ phần hoácác DNNN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung khá chậm so với kế hoạch, tínhđến 12/2009, tỷ lệ thực tế CPH các DNNN so với kế hoạch là khá thấp (Đà Nẵng22/200 DNNN đã cổ phần hoá, tỷ lệ này ở Quảng Nam và Quảng Ngãi lần lượt là21/51 và 15/50) Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về hiệu quảhoạt động của các DNNN đã CPH và đánh giá một cách toàn diện về thực trạngCPH các DNNN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Một loạt các câu hỏi lớn được đặt ra là: Hiệu quả hoạt động của các DNNN đãCPH ra sao? So với trước khi CPH có những thay đổi gì? Những nhân tố nào ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNN này sau khi CPH? Làm thế nào đểphát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quảhoạt động của các DNNN đã CPH ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? Nhữngvấn đề trên không chỉ cần thiết đối với chính các lãnh đạo DNNN đã CPH, mà còncó ý nghĩa lớn hơn đối với các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý Nhànước trong việc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi CPH,từ đó, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước Chính vì những lý do trên, đề

tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phầnhoá ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" được lựa chọn nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc hệ thống hoá cơ sở lý luận về DNNN, vấn đề cổ phần hoáDNNN, nhóm nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động củacác DNNN đã cổ phần hoá Qua khảo sát thực tế, đánh giá những thành công, hạnchế và phân tích nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệpNhà nước đã CPH ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, từ đó đề xuất các giảipháp ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổphần hóa ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đáp ứng với yêu cầu phát triểnkinh tế của đất nước.

Trang 11

3 Đối tượng nghiên cứu

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hoá ởvùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thêm vào đó, sau khi CPH, tuỳ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu Nhà nước nắmgiữ, các doanh nghiệp sẽ chuyển đổi thành công ty cổ phần hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp (tỷ lệ sở hữu Nhà nước dưới 50%) hoặc công ty Nhà nước (tỷ lệ sởhữu Nhà nước trên 51%) Chính vì thế, hiệu quả hoạt động của các Công ty Nhànước và DNNN sau khi CPH hoạt động theo Luật Doanh nghiệp cần được nghiêncứu một cách độc lập để so sánh, đối chiếu.

Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô xuất phát từ môi trường luật pháp, kinh doanh, tàichính cũng ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của các DNNN đã CPH

Trang 12

Khung phân tích sau sẽ được sử dụng để giải quyết mục đích nghiên cứucủa đề tài:

Mục đích nghiên cứu đề tài sẽ được giải quyết bằng việc trả lời các câu hỏinghiên cứu sau:

(i) những vướng mắc, khó khăn trong quá trình CPH các DNNN ở các tỉnhthuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là gì?

(ii) tại sao số lượng các DNNN đã CPH ở các tỉnh này là khá thấp so vớikế hoạch cũng như các tỉnh khác (15-20 doanh nghiệp/tỉnh)?

(iii) hiệu quả hoạt động của các DNNN trước và sau CPH có gì khác nhau? (iv) hiệu quả hoạt động của các DNNN đã và chưa CPH (trong cùng ngànhnghề/khác ngành nghề kinh doanh) có gì khác nhau không?

(v) các DNNN đã CPH có hiệu quả hoạt động cao hơn các DNNN chưaCPH ở tỉnh hay không?

Bên ngoàidoanh nghiệp

Biến độc lập

Các nhân tố ảnh hưởng

Bên trong doanh nghiệp

Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả của DNNN đã cổ phần hoá ở vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung

ảnh hưởng tiêu cựcảnh hưởng tích cực

Biến phụ thuộc

Hiệu quả hoạt động của DNNN đã CPH ở vùng kinh tế trọng điểm miền TrungSo sánh DN đã và

chưa CPH cùng ngành nghề

So sánh trước và đã CPH

Trang 13

(vi) chính quyền địa phương/tỉnh đã có những chính sách cụ thể gì để thúcđẩy quá trình CPH ở tỉnh?

(vii) việc thực hiện, triển khai các chính sách hỗ trợ CPH có trở ngại gì không? (viii) đâu là nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cácDNNN đã CPH?

(ix) điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của cácDNNN đã CPH ở từng tỉnh không?

(x) các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của Chính phủ có ảnh hưởngnhư thế nào đến hiệu quả hoạt động của các DNNN đã CPH?

(xi) người lao động ở DNNN đã cổ phần hoá có đáp ứng được yêu cầucông việc không?

(xii) chính sách đãi ngộ với người lao động ở các DNNN đã CPH như thế nào? (xiii) đội ngũ lãnh đạo ở các DNNN đã CPH có đáp ứng được yêu cầumới không?

(xiv) người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vai trò thế nàotrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

(xv) tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nàotrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

(xvi) kế hoạch niêm yết trên Thị trường chứng khoán của DNNN đã CPH? (xvii) các DNNN đã CPH đã niêm yết trên TTCK có hiệu quả kinh doanhnhư thế nào so với các DN chưa niêm yết?

(xviii) việc niêm yết trên TTCK có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt độngquản trị điều hành, công bố thông tin, bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ (cán bộcông nhân viên)

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Các tài liệu, thông tin liên quan đến CPH và hiệu quả hoạt động của cácDNNN đã và chưa CPH sẽ được thu thập từ:

Trang 14

- Ban Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước

- Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tổng cục thốngkê (GSO)

Các Sở, Ban ngành có liên quan đến CPH và DNNN ở 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Bình Định như Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính v.v.

Cơ sở dữ liệu điện tử www.sciencedirect.com và các trang web điện tử - Cơ sở dữ liệu, thư viện của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,Thư viện quốc gia, Ngân hàng thế giới, Thư viện Đại học Kinh tế quốc dân, Trungtâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra khảo sát các DNNNđã và chưa CPH ở 3 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phỏng vấn sâu, cácnghiên cứu tình huống và tham vấn chuyên gia.

- Khảo sát : Các bảng câu hỏi sẽ được thiết kế cho 2 đối tượng phỏng vấn: các

DNNN đã CPH và DNNN chưa CPH, trong các DNNN sẽ phỏng vấn 2 đối tượng:lãnh đạo doanh nghiệp (ban giám đốc, trưởng phó phòng ban liên quan) và cán bộcông nhân viên/cổ đông trong doanh nghiệp

- Phỏng vấn sâu : Sau khi phỏng vấn các DNNN, nhóm nghiên cứu sẽ tiến

hành phỏng vấn sâu các cán bộ của cơ quan quản lý cấp Trung ương và cấp tỉnhnhằm thu thập những thông tin chéo, nhiều chiều và đánh giá của các cơ quan quảnlý về hiệu quả hoạt động của các DNNN trên địa bàn tỉnh, phân tích nguyên nhânhiệu quả hoạt động cao/thấp của các DNNN này Nội dung phỏng vấn sâu cũngđược chuẩn bị và thiết kế dưới dạng bảng câu hỏi

- Nghiên cứu tình huống: Nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn 3 nghiên cứu tình

huống điển hình ở 3 DNNN đã CPH ở 3 tỉnh để minh hoạ rõ hơn về các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNN đã CPH ở 3 tỉnh Các nghiên cứuđiển hình có thể là mô hình thành công hay thất bại để rút ra bài học kinh nghiệmnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN khác đã CPH ở vùng.

- Tham vấn ý kiến chuyên gia: Tham vấn ý kiến chuyên gia sẽ được thực hiện

dưới 2 dạng: (i) tham vấn ý kiến chuyên gia (từ SCIC, Ban Đổi mới DNNN, Ngân

Trang 15

hàng thế giới, chuyên gia nghiên cứu về CPH) trước khi khảo sát để có thể cónhững định hướng, nhận định ban đầu về hiệu quả hoạt động của các DNNN đãCPH; (ii) tham vấn ý kiến chuyên gia thông qua các hội thảo tổ chức ở cấp địaphương và Trung ương.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động của DNNN đã cổ phần hóa ở vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung

Chương 3: Phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của

DNNN đã cổ phần hóa ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN đã cổ phần hóa

ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Trang 16

CHƯƠNG 1

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐÃ CỔ PHẦN HÓA1.1.Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

1.1.1 DNNN và cổ phần hoá DNNN

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của DNNN

Theo luật DNNN do Quốc hội nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Namban hành ngày 26/11/2003 thì DNNN được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp Nhànước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần,vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(i) Công ty Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điềulệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này Côngty Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập, tổng công tyNhà nước.

Công ty Nhà nước độc lập là công ty Nhà nước không thuộc cơ cấu tổ chứccủa tổng công ty Nhà nước.

(ii) Công ty cổ phần Nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là cáccông ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức vàhoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

(iii) Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên là công ty tráchnhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý vàđăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp

(iv) Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước hai thành viên trở lên là công tytrách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty Nhà nước hoặc cóthành viên là công ty Nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷquyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Trang 17

(v) Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệpmà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữquyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

(vi) Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phầnvốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.

(vii) Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sởhữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ củadoanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó Quyền chi phối đốivới doanh nghiệp là quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyếtđịnh quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đó.

Từ khái niệm trên, có thể thấy DNNN có những đặc điểm sau:

DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập: Điều này thể hiện ở chỗ tất

cả các DNNN đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp kí quyết địnhthành lập khi thấy việc thành lập doanh nghiệp là cần thiết Những loại hình doanhnghiệp khác không phải do Nhà nước trực tiếp thành lập mà chỉ cho phép thành lậptrên cơ sở xin thành lập của người hoặc những người muốn thành lập doanh nghiệp.

DNNN là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước: DNNN là cơ sở kinh tế

của Nhà nước, do đó, Nhà nước phải quan tâm đến DNNN Tất cả các DNNN đềuchịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp củachính phủ

DNNN là tổ chức có tư cách pháp nhân: thể hiện hạch toán lấy thu bù chi và

đảm bảo có lãi Sau khi được Nhà nước thành lập, DNNN trở thành chủ thể kinhdoanh độc lập cả về kinh tế và pháp lí Doanh nghiệp có tài sản riêng (tài sản củaDNNN là tài sản của Nhà nước nhưng được tách biệt với số tài sản của Nhà nước),doanh nghiệp chịu trách nhiệm độc lập với số tài sản này và cũng chỉ chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quảnlý (trách nhiệm hữu hạn) DNNN có cơ cấu tổ chức thống nhất, đó là hội đồng quảntrị, giám đốc và bộ máy giúp việc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc tuỳ theo quimô của doanh nghiệp DNNN có thể nhân danh mình tham gia các quan hệ phápluật và có thể trở thành nguyên đơn hay bị đơn trong quan hệ tố tụng

Trang 18

Là đơn vị kinh tế, DNNN có nguồn thu để đảm bảo nguồn chi của mình chứkhông phải là cơ quan dự toán như các cơ quan khác của Chính phủ.

DNNN hoạt động theo Luật DNNN và một số Luật liên quan, cụ thể: Công ty

Nhà nước hoạt động theo Luật DNNN năm 2003 và các luật khác có liên quan.Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật DNNN năm 2003 và luật cóliên quan về cùng một vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng củaluật có liên quan thì áp dụng theo quy định của luật đó; Trường hợp có sự khác nhaugiữa quy định của Luật DNNN 2003 với pháp luật có liên quan về quyền, nghĩa vụcủa chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty Nhà nước hoặc quy định về quan hệ củachủ sở hữu Nhà nước với người được uỷ quyền đại diện phần vốn góp của Nhànước có sự khác nhau giữa Luật DNNN và Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam hoặc pháp luật tương ứng với doanh nghiệp có vốn góp của Nhànước thì áp dụng quy định của Luật DNNN

1.1.1.2.Các hình thức đổi mới DNNN

Các hình thức đổi mới DNNN được quy định trong một số văn bản pháp quyvà Luật DNNN năm 2003.

Theo Nghị định 103/1999/CP-NĐ (hết hiệu lực 2005): Một số biện pháp sắp

xếp và đổi mới những doanh nghiệp Nhà nước quy mô nhỏ thua lỗ kéo dài hoặckhông cần duy trì sở hữu Nhà nước là giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toànbộ một doanh nghiệp Nhà nước Các hình thức đổi mới này nhằm: (i) Tạo điều kiệncơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh củakhu vực kinh tế Nhà nước; (ii) Bảo đảm việc làm cho người lao động; thay đổiphương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực để phát huy quyền làm chủ củangười lao động; sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềmnăng trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh; (iii)Giảm bớt chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của Nhà nước; đảm bảo lợiích chung của cả Nhà nước và người lao động.

Theo nghị định này:

a) Đối tượng đổi mới và sắp xếp là: các doanh nghiệp Nhà nước độc lập và

các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty có vốn Nhà nước trên sổ sách kếtoán dưới 1 tỷ đồng, kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc Nhà nước không cần nắm giữ

Trang 19

cổ phần, trừ các doanh nghiệp là nông trường, lâm trường quốc doanh, các doanhnghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, giám định;

b) Đối tượng thứ hai là các doanh nghiệp Nhà nước độc lập và doanh nghiệp

thành viên của Tổng Công ty không quy định tại phần (a), có vốn Nhà nước trên sổsách kế toán từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng, bị thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vàotình trạng phá sản, sau khi đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng vẫn khôngkhắc phục được, tùy theo từng trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

c) ''Giao một doanh nghiệp Nhà nước cho tập thể người lao động (gọi tắt là

giao doanh nghiệp)'' là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước và tài sản Nhà nước tạidoanh nghiệp thành sở hữu của tập thể người lao động có điều kiện ràng buộc

d) ''Bán một doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là bán doanh nghiệp)'' là việc

chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Nhà nước sang sởhữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.

e) ''Khoán kinh doanh đối với một doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là khoán

kinh doanh)'' là phương thức quản lý doanh nghiệp Nhà nước mà bên nhận khoánđược giao quyền quản lý doanh nghiệp, có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảođảm các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán Căn cứ vàođặc điểm của từng ngành, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, người ra quyếtđịnh khoán kinh doanh quy định nội dung, chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh

nhưng phải xem xét các yêu cầu sau: Bảo toàn vốn Nhà nước; Giải quyết việc làm

và đóng đủ bảo hiểm cho người lao động; Tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ doanhnghiệp; Thực hiện các chính sách của Nhà nước và các hợp đồng đã ký.

f) ''Cho thuê một doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là cho thuê doanh nghiệp)''

là hình thức chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng tài sản và lao độngtrong doanh nghiệp theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê Người thuê có thểlựa chọn thuê doanh nghiệp theo các hình thức sau:

- Thuê tài sản của doanh nghiệp: người thuê nhận thuê toàn bộ các tài sản hợpthành cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kèm theo thuê lao động của doanhnghiệp, nhưng không kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê;

- Thuê doanh nghiệp hoạt động: người thuê thực hiện thuê tài sản hợp thànhcơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo thuê lao động của doanh

Trang 20

nghiệp đồng thời kế thừa các khoản vay, nợ, các hợp đồng kinh tế, các quyền vànghĩa vụ khác của doanh nghiệp theo thỏa thuận của các bên có liên quan.

Theo Luật DNNN 2003, các hình thức đổi mới DNNN được đề cập đến là các

hình thức chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước: Cổ phần hoá công ty Nhà nước;Bán toàn bộ một công ty Nhà nước; Bán một phần công ty Nhà nước để thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, trong đó có một thành viên làđại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước; Giao công ty Nhà nước cho tập thể ngườilao động để chuyển thành công ty cổ phần hoặc hợp tác xã.

Theo Luật DNNN 2003: Loại công ty Nhà nước chuyển đổi sở hữu bao gồm:

Công ty Nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần giữ100% vốn điều lệ; Chính phủ quy định tiêu chí xác định danh mục ngành, lĩnh vựcmà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ ở doanh nghiệp; giữ cổ phần hoặc vốn góp chiphối; giữ một phần vốn; không giữ vốn Nhà nước; loại công ty Nhà nước giao, báncho tập thể người lao động của công ty.

Mục tiêu chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước nhằm: Cơ cấu lại sở hữu củacông ty mà Nhà nước không cần tiếp tục giữ 100% vốn điều lệ để sử dụng có hiệuquả hơn số tài sản Nhà nước đã đầu tư ở công ty; Huy động thêm các nguồn vốnđầu tư của cá nhân, tổ chức trong và ngoài công ty để hình thành công ty có nhiềunguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao sứccạnh tranh của công ty, tạo điều kiện cho người lao động góp vốn thực sự làm chủcông ty và có việc làm; Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục phân loại, kếhoạch và hình thức chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước

1.1.1.3 Cổ phần hoá DNNN

Cổ phần hóa DNNN là một trong những nội dung quan trọng của quá trình cảicách DNNN - bộ phận không thể thiếu trong thành phần kinh tế Nhà nước Trongđổi mới nền kinh tế, một vấn đề lớn được đặt ra là phải phát triển mạnh mẽ lựclượng sản xuất và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độlực lượng sản xuất Để giải phóng lực lượng sản xuất tất yếu phải phát triển mạnhmẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu baocấp, chuyển sang cơ chế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đa dạnghóa các hình thức sở hữu, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo Theo

Trang 21

hướng đó, sau nhiều năm tìm tòi và thử nghiệm trong thực tế, Đảng và Nhà nước tađã lựa chọn CPH như một phương hướng có hiệu quả để đổi mới các DNNN.

Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam thử nghiệm trong các năm1990 - 1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm1996 Theo dự kiến ban đầu, quá trình cổ phần hoá cơ bản hoàn thành vào năm2010, tuy vậy, thực tế có những nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ cổ phần hoáDNNN ở Việt Nam Đổi mới tư duy quản lý kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh sau Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986.Một trong những tư duy quản lý đã thay đổi là cải cách khu vực doanh nghiệp Nhànước, bao gồm tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, yêu cầu phải chuyển sanghình thức kinh doanh hạch toán kinh tế, lãi hưởng, lỗ chịu.

Để có thể tiến hành cải cách kinh tế bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ 1990,Việt Nam đã đề nghị sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của các thể chế tài chínhtoàn cầu như Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Pháttriển châu Á và các nhà tài trợ mà hầu hết là những nước có nền kinh tế thị trườngphát triển.

Giai đoạn thí điểm hạn chế:

Cổ phần hóa ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối thử và sửa Năm1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 143/HĐBT ngày 10tháng 5 năm 1990 lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử chuyển đổithành công ty cổ phần Kết quả có 2 doanh nghiệp trong năm 1990-1991 được cổphần hóa Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202 ngày 8tháng 6 năm 1992 yêu cầu mỗi bộ ngành Trung ương và mỗi tỉnh thành chọn ra từ1-2 doanh nghiệp Nhà nước để thử cổ phần hóa Kết quả là đến tháng 4 năm 1996,có 3 doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý và 2 doanh nghiệp Nhà nướcdo địa phương quản lý được cổ phần hóa.

Giai đoạn thí điểm mở rộng:

Từ kinh nghiệm của 7 trường hợp cổ phần hóa nói trên, năm 1996 Chính phủquyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn Nghị định 28/CP đượcChính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ, ngành Trung ương vàcác chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh sách doanh nghiệp

Trang 22

Nhà nước do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997 Tinh thần củaNghị định 28/CP là chọn những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không còn cầnthiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng3 năm 1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có thêmquyền hạn trong việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp được chọn làm thử.Theo đó, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóatrên cơ sở Nghị định số 28/CP đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống.Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp Nhànước đã được chuyển thành công ty cổ phần.

Giai đoạn đẩy mạnh

Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ Việt Nam quyết địnhchính thức thực hiện chương trình cổ phần hóa Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chínhphủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nướcthành công ty cổ phần Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lầnđầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chiphối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép muaquá 10% Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cánhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phầnphát hành lần đầu Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn khôngmuốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế Tiền thu đượctừ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm cho laođộng dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước khác Sau khi Nghị định44/1998/NĐ-CP được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, có 548 doanhnghiệp Nhà nước được cổ phần hóa.

Giai đoạn tiến hành ồ ạt

Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam khóa IX họp về doanh nghiệp Nhà nước và ra nghị quyết của Trungương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanhnghiệp Nhà nước Để triển khai Nghị quyết Trung ương này, Thủ tướng Chính phủra Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2002 về việc tiếp tục sắp xếp,đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, và Chính phủ ra

Trang 23

Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về chuyển doanh nghiệpNhà nước thành công ty cổ phần Các văn kiện pháp lý này đã mở ra một giai đoạnmới của cổ phần hóa - giai đoạn tiến hành ồ ạt.

Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có một số hình thức cổ phần hóa sau: (i)Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hútthêm vốn; (ii) Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp; (iii) Bán toànbộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp; (iv) Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.

Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép muakhông hạn chế Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%.

Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namkhóa IX họp phiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóadoanh nghiệp Nhà nước Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó các công ty thànhviên của các tổng công ty Nhà nước và tổng công ty Nhà nước mà Nhà nước khôngmuốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa Điểm mới quan trọngtrong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằnghình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốntrên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng,và tại công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng Bán đấu giá khiến cho giácổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty Nhà nước được đẩy vọt lên, đem lạinguồn thu lớn cho Nhà nước Chẳng hạn, đợt đấu giá cổ phần của 5 công ty Nhànước được cổ phần hóa là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm, Nhà máy thiết bịbưu điện, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa,Công ty sữa Việt Nam, Nhà nước đã thu vượt dự kiến 450 tỷ đồng Mặt khác, bánđấu giá cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa còn trở thành động lực cho sựphát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam Trong số 30 công ty niêmyết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay làSở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 31 tháng 10 năm2005, có 29 công ty là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa.

Trang 24

Quá trình cổ phần hóa dưới hình thức này diễn ra đến 2008, đã thực hiện ởkhoảng trên 3.000 doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa Cònkhoảng 2.000 doanh nghiệp Nhà nước vừa và lớn như BIDV, Vietinbank, VMS-MobiFone, Vinaphone, theo dự trù ban đầu sẽ cổ phần hóa đến năm 2010.

Theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, về chuyển DNNN thành công ty cổ phần(CTCP) nhằm: Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100%vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhàđầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ,đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nềnkinh tế; đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và ngườilao động trong doanh nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thịtrường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắnvới phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán

Về cơ bản, việc cổ phần hóa các DNNN nhằm đạt được những lợi ích sau:- Sự kiểm soát: Chủ sở hữu là Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ 100%

vốn trong doanh nghiệp Nhà nước vẫn có thể giám sát và điều chỉnh các hoạt độngcủa doanh nghiệp trong nền kinh tế, nhưng Nhà nước sẽ có nhiều cơ hội thuận lợihơn nếu là cổ đông chiến lược trong công ty, từ đó có nhiều kênh trong việc nắmtình hình công ty để kịp thời có những tác động điều chỉnh theo thẩm quyền củamình cũng như ảnh hưởng đến quyết định hoạt động của doanh nghiệp.

- Vốn đầu tư: CPH các DNNN sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước

cũng như nước ngoài, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, nguồn ngoạitệ và khoa học kỹ thuật của các nhà đầu tư nước ngoài Do tận dụng được nguồnvốn nên Nhà nước sẽ có vốn đầu tư vào các ngành nghề mới một cách rộng khắp.

- Hạn chế tâm lý “ỷ lại” của các DNNN: Các công ty 100% vốn Nhà nước

thường được Nhà nước ưu đãi về vốn dưới hình thức: khi làm ăn có lãi thì doanhnghiệp hưởng còn khi thua lỗ thì Nhà nước rót vốn vào để doanh nghiệp tiếp tụchoạt động Điều này vừa tạo tính cạnh tranh không lành mạnh vừa làm hao mòn ýchí làm việc của người lao động.

- Tính minh bạch: CPH mang lại cho DN cơ chế quản lý năng động, có hiệu

quả, phù hợp với thị trường vì DN hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu

Trang 25

trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước cổ đông Việc kiểm tra, giám sát củacổ đông tại các công ty CPH đã góp phần nâng cao tính công khai minh bạch về tổchức hoạt động và tài chính của công ty cổ phần Với một số DNNN được chuyểnđổi thành doanh nghiệp có nhiều loại hình sở hữu thì tài chính doanh nghiệp lànhmạnh hơn, thông qua xử lý tài chính và công nợ thanh lý, được điều chuyển tài sảnkhông cần dùng, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nânglên rõ rệt.

- Người lao động: Đối với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, lần đầu tiên

người lao động được làm chủ trực tiếp doanh nghiệp của mình Qua sự hoạt độngvới tư cách cổ đông dưới sự dìu dắt của Nhà nước, họ nâng cao hiểu biết về côngviệc và trách nhiệm của người sử dụng đồng vốn đó phải như thế nào Công ty cổphần Nhà nước là hình thức đặt người lao động vào thế phải quan tâm, năng động,sáng tạo, có ý thức kỷ luật lao động và tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh Đây cònlà môi trường an toàn cho người lao động làm chủ tài sản của mình, tiến hành cóhiệu quả công cuộc làm giàu của họ, được sống theo tinh thần công bằng, văn minh.

1.1.2 Các loại hình DNNN đã cổ phần hóa

Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, có các loại hình DNNN đãCPH như sau:

- Công ty Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ,

thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này.Công ty Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập, tổngcông ty Nhà nước.

- Công ty cổ phần Nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các

công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức vàhoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp

mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữquyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

- Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn

góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.

Trang 26

- Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu

toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanhnghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

Theo Đề án tái cơ cấu DNNN - một chủ trương lớn và có chiến lược dài hạnnhằm nâng cao năng lực về tài chính, năng lực quản trị, điều hành hoạt động củacác tập đoàn, tổng công ty (TCT) Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh và sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường - Bộ Tài chính đã phân loại

DNNN thành 4 nhóm Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100%

vốn điều lệ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, hệ thốngcơ sở hạ tầng then chốt, các ngành độc quyền mà Nhà nước cần kiểm soát như điệnhạt nhân, xổ số điện toán và trò chơi có thưởng Theo đó, đến 2015, sẽ còn 43 côngty mẹ - tập đoàn kinh tế (TĐKT), TCT 100% vốn Nhà nước, 163 DN thuộc bộ, 170DN thuộc địa phương Đến năm 2020 còn 17 công ty mẹ, TĐKT, TCT do Nhà nướcnắm giữ 100% vốn điều lệ Nhóm này sẽ được tái cấu trúc về chiến lược, mô hình tổchức, quản trị nội bộ, tái cấu trúc tài chính, nhân sự để nâng cao hiệu quả.

Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tuyệt

đối, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng (trên 75% vốn điều lệ), hoạt độngtrong các ngành, lĩnh vực sản xuất, cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích, bảođảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bàodân tộc miền núi Theo đó, đến 2015, có 6 tổng công ty, 1 ngân hàng thương mại,40 doanh nghiệp công ích trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, cấp thoát nước.

Nhóm 3 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên

51% vốn điều lệ) gồm những công ty quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân sách,đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và có vai trò đảmbảo các cân đối lớn cho nền kinh tế, bình ổn thị trường Nhóm 2 và nhóm 3 sẽ đượctái cấu trúc trước cổ phần hóa, cổ phần hóa và tiếp tục tái cấu trúc sau cổ phần hóa.

Nhóm 4 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi

phối hoặc không nắm giữ cổ phần hoạt động kinh doanh thuần túy Các doanhnghiệp thuộc nhóm 4 sẽ được đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước.

Đáng chú ý hơn, trong chủ trương tái cấu trúc DNNN lần này, Chính phủ yêucầu dừng việc thành lập các tập đoàn kinh tế Nhà nước mang tính hành chính, chỉ

Trang 27

phê duyệt thành lập với đề án có tính khả thi cao, do yêu cầu bắt buộc để sắp xếp lạicác DNNN hiện có, hoặc ở một số lĩnh vực ngành nghề mới mà Nhà nước cần nắmgiữ 100% vốn điều lệ hay giữ cổ phần chi phối (như điện hạt nhân, sổ xố điện toánvà trò chơi có thưởng).

Theo lộ trình Đề án tái cấu trúc DNNN đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ,từ năm 2012 - 2015 sẽ cơ cấu xong nợ của các DNNN, cổ phần hóa xong đối vớinhững DNNN được duyệt, hoàn thiện thể chế quản lý DNNN, tăng cường năng lựcquản trị DNNN Năm 2015 sẽ hoàn thành việc thoái vốn tại các tập đoàn, tổng côngty Từ năm 2015 - 2020 sẽ tiếp tục sắp xếp lại, cổ phần hóa các tập đoàn, TCT vàcác DNNN thuộc các bộ, ngành, địa phương

1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá

Trong khuôn khổ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước thời kỳ đổi mới,khu vực doanh nghiệp Nhà nước giữ một vai trò đặc biệt trong nền kinh tế ViệtNam và đồng nhất với kinh tế xã hội chủ nghĩa Giai đoạn trước Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI, với chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, baocấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đến những năm sau Đạihội, khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vị trí then chốt, là đầu tàu của nềnkinh tế Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước và sự hội nhập kinhtế quốc tế, mô hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng dần dần từng bước đổimới phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới Theo đó, loại hình doanhnghiệp cổ phần được thành lập một cách mạnh mẽ với số lượng các doanh nghiệpngày một gia tăng, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ Một bộ phận lớn cácdoanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng cũng đã và đang tìm cáchchuyển đổi dần mô hình hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang loại hình côngty cổ phần để có thể tận dụng những lợi thế của mô hình công ty này Có thể thấy,cùng với các công ty cổ phần được thành lập mới, bộ phận các doanh nghiệp Nhànước cổ phần hóa ngày càng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đấtnước, đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại và năng động Chính vì vậy, đểđánh giá những đóng góp của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa vào nềnkinh tế đất nước, cần xem xét hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp này bởikhi các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăngtrưởng và phát triển.

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 28

Có thể hiểu, hiệu quả hoạt động là kết quả của quá trình tổ chức, điều khiển

và thực hiện các hoạt động theo những yêu cầu nhất định của công việc.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là thuật ngữ dùng để mô tả việc tổ chức,điều khiển và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp theo những yêu cầu nhất địnhsao cho các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực và vật lực) có thể phát huy một cáchtối đa vai trò và công suất của nó Hiệu quả hoạt động được dùng để đánh giá tình hìnhquản lý và tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau,hoặc trong quan hệ so sánh với các doanh nghiệp cùng loại Dựa trên các Báo cáo tàichính và các thông tin trong nền kinh tế, trong ngành kinh doanh mà có thể xem xét cácchỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tổng tài sản

ROA là tỷ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sauthuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản), tức là cứ một đồng đầu tưvào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tài sản của một doanhnghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồn này được sử dụngđể tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tưvào tài sản thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càng cao càng tốt vì chothấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp trả cho cáckhoản nợ Nếu một doanh nghiệp không kiếm được nhiều hơn số tiền chi cho cáchoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt Ngược lại, nếu ROA tốt hơnchi phí vay thì có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo thêm được một khoản lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay còn gọi là doanh lợi vốn chủ sở hữulà tỷ số đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu

Trang 29

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũytạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số này thường được các nhà đầu tưphân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảokhi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào Hầu hết các cổ đông hoặc các nhà đầutư rất quan tâm đến tỷ số này bởi nó gắn với lợi nhuận mà họ có thể nhận được Nếutỷ số ROE cao thì sẽ cho thấy hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp là tốt bởi vốn chủsở hữu bỏ ra đã tạo ra được mức lợi nhuận sau thuế tốt.

Tỷ suất lợi nhuận biên (ROS)

Doanh thu

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnsau thuế Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnhhưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm Tử số làlợi nhuận sau thuế, được tính từ lợi nhuận trước thuế sau khi trừ đi thuế thu nhậpdoanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế là tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinhdoanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường Mẫu số là doanh thu, được hiểulà doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tàichính và doanh thu từ hoạt động khác.

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp và được các nhà quảntrị doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư quan tâm vì doanh thu chính là nguồntiềm năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trịcủa các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thuhộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thuhộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ làtiền hoa hồng được hưởng) Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làmtăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.

Theo nguyên tắc kế toán, doanh thu được ghi nhận khi lợi nhuận và chi phícủa doanh nghiệp được ghi nhận và xác định Điều này có nghĩa là nguyên tắc kếtoán không yêu cầu doanh thu được ghi nhận trùng với thời điểm tiền mặt được chi

Trang 30

trả Do đó, doanh nghiệp có thể ghi nhận bằng cách ghi nhận doanh thu sớm hơnhay muộn hơn thời điểm thực tế Bốn tiêu chí để doanh thu có thể được ghi nhận là:

- Có bằng chứng rõ ràng về thỏa thuận mua bán giữa bên khách hàng và bêncông ty cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

- Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của công ty đã chuyển giao cho khách hàng.- Giá cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được xác định.

- Công ty cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thể tương đối chắc chắn vềkhả năng thu tiền thanh toán từ khách hàng.

Doanh thu thường được ghi nhận khi sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đã đượcchuyển giao đầy đủ cho khách hàng Tuy nhiên, đối với các hợp đồng cung cấp sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ dài hạn, doanh thu có thể được ghi nhận từng phần trướckhi việc chuyển giao toản bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được hoàn tất.

Ngoài ra, doanh thu còn được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thuhoặc sẽ thu được.

Từ khái niệm cơ bản về doanh thu, có thể xem xét và đánh giá khả năng tăng trưởngdoanh thu qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thutương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ, chủ yếu được tính toán và so sánh giữadoanh thu kỳ hiện tại so với kỳ trước hoặc dự tính tốc độ tăng trưởng doanh thu trongtương lai so với kỳ hiện tại Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm.Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăngtrưởng doanh thu là không xác định (thường chỉ xảy ra nếu kỳ báo cáo là quý, hoặc trongnăm hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp) Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu nhưsau:

Trang 31

doanh thu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mãhay tuột dốc Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mứccao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản thu nhập bất thường lớn hơn các chi phíbất thường, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ thu hồi lại, các khoản nợkhó đòi đã được duyệt bởi chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là chỉ tiêu rất được các doanh nghiệp quan tâmtrong các kế hoạch hàng năm của mình, cũng như được các cổ đông và nhà đầu tưquan tâm xem xét bởi nó cho biết lợi nhuận của công ty tăng trưởng như thế nào sovới kỳ trước Nếu công ty hoạt động có hiệu quả thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuậncủa công ty sẽ tốt, từ đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư, các cổ đông và những ngườiquan tâm đến tình hình tài chính của công ty Do đó, đây là một trong các chỉ tiêutài chính đánh giá khá tốt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thị phần của doanh nghiệp

Thị phần là một trong số các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp Doanh nghiệp nào có thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường Thị phầnlà phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.

Trang 32

Tổng doanh số thị trường

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổngsản phẩm tiêu thụ trên thị trường Để giành giật mục tiêu thị phần trước các đối thủcạnh tranh, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mứcgiảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

Ngoài ra, khi xem xét chỉ tiêu thị phần còn xem xét tới thị phần tương đối.

Thu nhập của người lao động

Lao động là một trong những nguồn lực cơ bản nhất và là yếu tố không thểthiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh Lao động của con người là yếu tố cótính chất quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt yếu tố lao độngđã đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Sử dụng tốtnguồn lao động biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hếtkhả năng về trí lực và thể lực của người lao động là một yếu tố quan trọng làm tăngkhối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp, và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển,sự phát triển này đã dần dần giải phóng sức lao động trong xã hội Song, dù khoa học kỹthuật có tiến bộ đến đâu, phương thức sản xuất có thay đổi như thế nào cũng đều do conngười tạo ra để sử dụng cho mục đích của mình, do đó có những lĩnh vực mà máy móckhông thể thay thế được Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì lựclượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế Chính lực lượng nàybằng khả năng sáng tạo của mình, đã đặt ra các công nghệ mới, phục vụ cho quá trình sảnxuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các doanh nghiệp Do đó, cần tính toán hợp lý các chính sách về lương, thưởng và thunhập của người lao động để họ có thể cống hiến vì sự phát triển chung của doanh nghiệp.Đồng thời, tốc độ tăng trưởng thu nhập của người lao động là một trong số các chỉ tiêu tài

Trang 33

chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng

Thu nhậpn - Thu nhậpn-1Thu nhậpn-1

Trong đó: Thu nhậpn là thu nhập kỳ hiện tạiThu nhậpn-1 là thu nhập kỳ trước

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trước cổ phần hóa, lực lượng lao độngchủ yếu là làm công ăn lương Nhà nước, do đó tính chất lao động còn trì trệ và bộclộ nhiều hạn chế, tác phong chậm chạp và mang tính ỷ lại do được Nhà nước baocấp Tuy nhiên, khi chuyển sang loại hình công ty cổ phần sau quá trình chuyển đổithì các doanh nghiệp này đều chú trọng đến việc nâng cao chất lượng lao động, thayđổi lề lối và tác phong làm việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanhnghiệp bởi nhân tố con người là quan trọng nhất trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực.Chính vì vậy, với mô hình hoạt động linh hoạt và năng động hơn là loại hình côngty cổ phần, các doanh nghiệp đã ngày càng chứng tỏ được năng lực làm việc củangười lao động, đề cao, coi trọng sáng kiến của người lao động và có chính sách đãingộ hợp lý đối với những cống hiến của người lao động trong công ty bởi đây làmột trong những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty.

1.2.2.3 Các chỉ tiêu phi tài chính

Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp

Khả năng lãnh đạo là phẩm chất quan trọng nhất của một nhà quản trị doanhnghiệp và là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong kinhdoanh, cho dù đó là loại hình kinh doanh nào đi nữa thì hiệu quả hoạt động của nócũng được gắn liền với trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh và khả năng lãnh đạodoanh nghiệp của những người đứng đầu doanh nghiệp Bên cạnh sự phát triển củakhoa học công nghệ thì yếu tố quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là chỉ tiêu địnhtính để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạtđộng của họ đối với doanh nghiệp Nhà lãnh đạo có thể quản lý ở mọi cấp trong cơcấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giámđốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởngnhóm Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo có trách nhiệm càng lớn với công việc Nhà

Trang 34

lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm nhiệmtrong doanh nghiệp Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặcgiám đốc Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chungcủa doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được Họ phát triểndoanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả củatài chính, cách phát sinh lợi nhuận cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả laođộng, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng… Khi lãnh đạo một doanh nghiệpcụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường thực hiện những hoạt động sau:

* Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình để đạtđược mục tiêu đó.

* Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu Nhà lãnh đạo tập trungvào yếu tố con người Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình,hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

* Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hệthống bên ngoài.

* Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao: Xây dựng, thực thi chiếnlược, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, lực của công ty Kiểm tra, đánh giá mức độthực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Khả năng lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện ởtrình độ quản lý sản xuất kinh doanh, bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ, linh hoạt, có trìnhđộ chuyên môn cao tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và có khả năng thíchứng với những thay đổi của nền kinh tế Nếu như biết kết hợp chặt chẽ và ngày cànghoàn thiện các yếu tố sản xuất bằng những kiến thức khoa học và năng lực lãnh đạocũng như nhạy bén với thị trường, đồng thời ngay từ đầu đã tổ chức bộ máy quản lýtốt thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một hướng đi đúng đắn và mang lại hiệuquả hoạt động cao cho doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp để đạt được hiệu quả hoạt động tốt thì lãnh đạo doanhnghiệp cần có khả năng lãnh đạo, chỉ huy và điều hành nhân sự cũng như công việcthích ứng với sự thay đổi của môi trường Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhànước cổ phần hóa, khi cơ cấu bộ máy cũ của doanh nghiệp Nhà nước đã đượcchuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần để nâng cao hơn hiệu quả hoạt động vàđể phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thì yếu tố điều hành doanh nghiệp

Trang 35

của ban lãnh đạo là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Các doanh nghiệp Nhà nước sau quá trình hoạt động lâu dài đã bộc lộ mộtsố bất cập, có thể kể đến như: mô hình quản lý còn nhiều hạn chế, cơ chế hoạt độngchưa linh hoạt, mang nặng tính bao cấp của Nhà nước và quyền lợi cũng như ý kiếncủa người lao động chưa thực sự được đề cao, do đó hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp Nhà nước là thấp Do đó, cơ chế chuyển đổi loại hình hoạt động từdoanh nghiệp Nhà nước sang loại hình công ty cổ phần đã phần nào mang lại hiệuquả hoạt động cao hơn cho các doanh nghiệp, với cơ chế hoạt động thông thoánghơn, quyền và lợi ích của người lao động được coi trọng hơn, việc huy động vốn dễdàng và thuận lợi hơn, mô hình quản lý và mô hình hoạt động có nhiều đổi mớimang tính độc lập hơn, hạn chế sự phụ thuộc vào Nhà nước, nâng cao tính tự chủcho doanh nghiệp Ngoài ra, khi chuyển đổi thành công ty cổ phần thì các công tynày hoàn toàn có quyền bán cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn - một điều màtrước đây, khi là doanh nghiệp Nhà nước thì không thể tiến hành được Chính vìvậy, điều hành công việc và nhân sự để thích nghi với những thay đổi của môitrường hoạt động và loại hình doanh nghiệp được đánh giá là rất quan trọng.

Nhìn chung, khó có thể đưa ra những quy chuẩn cho việc đánh giá khả nănglãnh đạo doanh nghiệp bởi đây là chỉ tiêu định tính, nhưng có thể xem xét khả nănglãnh đạo và điều hành doanh nghiệp gián tiếp thông qua các chỉ tiêu định lượng liênqua đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như: các tỷ số về khả nănghoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận,các chỉ số về cổ phiếu của doanh nghiệp (EPS, P/E ) Ngoài ra, mỗi doanh nghiệpcó thể tự xây dựng cho mình những mẫu phiếu cho điểm khả năng lãnh đạo doanhnghiệp của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị, phù hợp với tình hình thực tế vàngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Dựa trên mẫu phiếu đánh giá vàcho điểm, các cổ đông có thể biết được năng lực lãnh đạo của Ban Giám đốc là nhưthế nào.

Có thể nói, những vấn đề liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp luôn được cácdoanh nghiệp chú trọng và quan tâm sâu sắc bởi hầu hết các doanh nghiệp trong nềnkinh tế hiện đại đều nhận thức được vai trò của khả năng lãnh đạo đối với hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp mình

Trang 36

Khả năng áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với tất cả các doanhnghiệp Các chuẩn mực và nguyên tắc quản trị công ty, trong đó có hai chuẩn mựcđặc biệt quan trọng là tính minh bạch và công bố thông tin cần được doanh nghiệpnghiên cứu và áp dụng bởi điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển củadoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa Đặc thù của cácdoanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa là đã có một thời gian dài hoạt động theo cơchế cũ dưới sự bao cấp và chỉ đạo của Nhà nước, do đó khi chuyển sang loại hìnhhoạt động mới là doanh nghiệp cổ phần sẽ chưa thể thích nghi ngay được với cơ chếhoạt động và quản trị doanh nghiệp mới Có thể thấy rằng chế độ quản trị trongdoanh nghiệp Nhà nước có những bất cập nhất định Những người đại diện chủ sởhữu phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước chưa nhận thức đượctầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp nói chung, đồng thời vấn đề lớn nhấttrong quản trị doanh nghiệp Nhà nước là mối quan hệ giữa chủ sở hữu và ngườiquản lý, bắt nguồn từ việc không xác định được người chủ thực sự Chính vì vậy,người quản lý doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm trước một nhóm chủ sởhữu cụ thể nào Hơn nữa, chưa có thiết chế hay bộ máy để giám sát việc thực hiệncác nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp trước quyền và lợi ích hợp pháp củachủ sở hữu

Khi trở thành công ty cổ phần, doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu và thựchiện theo quy định của Nhà nước về hoạt động của công ty cổ phần, trong đó có quyđịnh về tính minh bạch và công bố thông tin Đây cũng là hai trong số các chuẩnmực quốc tế quan trọng về quản trị doanh nghiệp và là một trong số các chỉ tiêuđịnh tính đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu và chia sẻ của các nhà quản trị doanh nghiệphàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng, sự tuân thủ, tính minh bạch về thông tin và công bốthông tin là nền tảng cho tốc độ phát triển bền vững cao và hoạt động có hiệu quảcủa doanh nghiệp.

Nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm phân tích, kế hoạch hóa tài chính, quảnlý ngân quỹ, chi tiêu cho đầu tư và kiểm soát Do đó, nhà quản lý tài chính thườnggiữ địa vị cao trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và thẩm quyền tài chính ít khi

Trang 37

được phân quyền hoặc uỷ quyền cho cấp dưới Nhà quản lý tài chính chịu tráchnhiệm điều hành hoạt động tài chính và thường đưa ra các quyết định tài chính trêncơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày do các nhân viên cấp thấp hơn phụ trách.Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêucủa doanh nghiệp: đó là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh được sựcăng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phầntối đa trên thương trường, tối thiểu hóa chi phí, và tăng thu nhập của chủ sở hữumột cách vững chắc Vì mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa giá trị tài sảncủa chủ sở hữu, là tăng giá trị của doanh nghiệp nên cần phải xác định được kếhoạch đầu tư và tài trợ sao cho giá trị cổ phiếu có thể được tăng lên Do đó, việc ápdụng những chuẩn mực quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ rất quantrọng trong việc ra quyết định điều hành và quản lý doanh nghiệp.

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp cầnnhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị công ty cũng như sự cần thiếtthay đổi hệ thống quản trị công ty, vì nếu không thay đổi thì các doanh nghiệp sẽ rấtdễ bị đào thải trong quá trình hội nhập Đây cũng phần nào là lý do khiến các doanhnghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp một cách mạnh mẽ và maulẹ, bởi nếu không thay đổi mô hình hoạt động, không thay đổi cách thức quản trịtheo chuẩn mực quốc tế thì sẽ rất khó đạt được hiệu quả hoạt động tốt, nhất là trongbối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay Tuy nhiên, các quyđịnh và luật lệ hiện hành ở Việt Nam chưa có đầy đủ hướng dẫn cho các vấn đề vềquản trị công ty Thậm chí các quy định và luật lệ hiện hành về quản trị công ty ởViệt Nam cũng chưa được tuân thủ chặt chẽ Các công ty không có đủ các hiểu biếtvà thông tin về quản trị công ty, thiếu các hướng dẫn về mặt pháp lý liên quan đếnquản trị Vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp thường hay mắc phải về quản trị hiệnnay chính là việc hội đồng quản trị chưa thực hiện tốt vai trò và chức năng củamình; không minh bạch thông tin; giao dịch với các bên liên quan và xung đột vềlợi ích tiềm ẩn; ban kiểm soát chưa thực hiện tốt vai trò chức năng Trên thực tế,ban kiểm soát doanh nghiệpcó rất ít quyền hạn Vị trí này mới chỉ được quy địnhtrên danh nghĩa do yêu cầu của pháp luật Hơn nữa, một số thành viên hội đồngquản trị cũng ít quan tâm đến việc tham gia phát triển doanh nghiệp Những cổ đônglà người lao động trong công ty thì trên thực tế chỉ quan tâm đến tỷ lệ chia cổ tức.

Trang 38

Chính vì những lý do trên, nhiều doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa đã không cóchiến lược phát triển rõ ràng và còn có hiện tượng các cán bộ quản lý hoặc cổ đônglớn lạm dụng vị thế và chức quyền để điều hành doanh nghiệp theo hướng có lợicho cá nhân họ

Trong những công ty cổ phần hóa vẫn còn phần vốn của Nhà nước, thường Nhànước cử các đại diện từ các cơ quan ban ngành khác nhau tham gia vào bộ máy củadoanh nghiệp (vào hội đồng quản trị, ban kiếm soát ) Những đại diện này phải xin ýkiến từ cơ quan chủ quản chứ không thể đưa ra những quyết định ngay lập tức

Việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam còn hạn chế và còn nhiềucản trở do nhiều yếu tố, trong đó có môi trường pháp luật Ví dụ, chính sách thuếchưa rõ ràng và phụ thuộc quá nhiều vào các quyết định chủ quan của cán bộ thuếcũng có thể làm cho doanh nghiệp khó có thể minh bạch hóa tất cả các giao dịchcủa mình Các doanh nghiệp cho rằng, biện pháp cải thiện công tác quản trị doanhnghiệp ở Việt Nam hiện này là cần đào tạo thêm cho các giám đốc và cán bộ quảnlý cao cấp về quản trị doanh nghiệp Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng rất khótìm được những thành viên hội đồng quản trị giỏi; thực thi chặt chẽ hơn các luật lệhay quy định hiện hành về quản trị doanh nghiệp; cải cách công tác thực thi thuế đểdoanh nghiệp có thể minh bạch hơn về tài chính Chính vì vậy, cần có nhiều cơ hộihơn nữa để những người làm kinh doanh được học hỏi về những mô hình quản trịdoanh nghiệp tiên tiến trên thế giới để vừa nâng cao nhận thức và nâng cao trình độquản trị.

Ngoài việc tham gia các khóa học, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trực tiếpthuê chuyên gia về quản trị doanh nghiệp để tư vấn riêng cho phù hợp với hoàncảnh riêng của công ty mình Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều chuyên gia giỏitrong lĩnh vực còn mới mẻ này, vì thế những chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợpcủa các tổ chức quốc tế cho doanh nghiệp sẽ rất hữu ích.

Chính vì vậy, có thể thấy rằng, nếu nhận thức đúng đắn và biết cách áp dụngcác chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp thì các doanh nghiệp, đặc biệt làcác doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa sẽ có nhiều cơ hội và thuận lợi hơn trongviệc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà

Trang 39

nước đã cổ phần hoá

1.3.1 Các nhân tố vi mô

1.3.1.1 Tính chất sở hữu doanh nghiệp

Tính chất sở hữu doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp Loại hình sở hữu phổ biến nhất đối với các doanhnghiệp hiện nay là công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốnđiều lệ được chia ra thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông chỉ chịutrách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã góp vào doanh nghiệp Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, có quyền phát

hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán Ưu

điểm của công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro không

cao Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực,ngành nghề, do đó hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần cũng cao hơn Bên cạnhđó, cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt, tạo điều kiện cho nhiều ngườicùng góp vốn vào công ty Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần là rất caothông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của côngty cổ phần; việc chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, dovậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, việc quản lý điềuhành thông qua hội đồng quản trị Từ những ưu điểm trên, cho thấy loại hình côngty cổ phần đang là loại hình hoạt động phổ biến và ưu việt nhất hiện nay, bao hàmtrong nó cả khả năng hoạt động cũng đạt hiệu quả hơn hẳn so với các loại hình côngty khác.

Một trường hợp đặc biệt của công ty cổ phần là các doanh nghiệp Nhà nước đãcổ phần hóa Trong trường hợp này, cơ cấu bộ máy cũ của doanh nghiệp Nhà nướcđã được chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần để nâng cao hơn hiệu quả hoạtđộng và để phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Các doanh nghiệp Nhànước sau quá trình hoạt động lâu dài đã bộc lộ một số bất cập, có thể kể đến như:mô hình quản lý còn nhiều hạn chế, cơ chế hoạt động chưa linh hoạt, mang nặngtính bao cấp của Nhà nước và quyền lợi cũng như ý kiến của người lao động chưathực sự được đề cao, do đó hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước làthấp Do đó, cơ chế chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang

Trang 40

loại hình công ty cổ phần đã phần nào mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho cácdoanh nghiệp, với cơ chế hoạt động thông thoáng hơn, quyền và lợi ích của ngườilao động được coi trọng hơn, việc huy động vốn dễ dàng và thuận lợi hơn, mô hìnhquản lý và mô hình hoạt động có nhiều đổi mới mang tính độc lập hơn, hạn chế sựphụ thuộc vào Nhà nước, nâng cao tính tự chủ cho doanh nghiệp Ngoài ra, khichuyển đổi thành công ty cổ phần thì các công ty này hoàn toàn có quyền bán cổphiếu ra công chúng để huy động vốn - một điều mà trước đây, khi là doanh nghiệpNhà nước thì không thể tiến hành được

Từ đó có thể thấy, loại hình hoạt động của doanh nghiệp là một trong nhữngnhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt làcác doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa bởi đây là một bước chuyển biến tích cực,đánh dấu quá trình hoạt động theo hướng đổi mới và tích cực của doanh nghiệpnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

1.3.1.2 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là phương hướng và quy mô của một tổ chức, mộtdoanh nghiệp trong dài hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông quaviệc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứngnhu cầu thị trường và kỳ vọng của chủ sở hữu Chiến lược doanh nghiệp liên quanđến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được kỳ vọng củangười góp vốn.

Chiến lược kinh doanh liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thểcạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể Nó liên quan đến các quyến địnhchiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thếcạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới

Việc lựa chọn và xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ mang lạicho doanh nghiệp những thành công to lớn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa toàn doanh nghiệp Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phầnhóa thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh lại càng trở nên cần thiết Trước khidiễn ra quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp Nhà nước dường như ở trong trạngthái bị động, không có chiến lược kinh doanh cụ thể và rõ ràng, các kế hoạch hoạtđộng và chỉ tiêu đạt được đều do Nhà nước chỉ đạo, do đó hiệu quả hoạt động là

Ngày đăng: 05/03/2015, 06:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w