KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM SVTH: Phạm Huỳnh Phương Uyê
Trang 1KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM
SVTH: Phạm Huỳnh Phương Uyên
MSSV:1254030508 NGÀNH: Tài chính GVHD:Ths.Vũ Bích Ngọc
Thành Phố Hồ Chí Minh – Tháng 4/2016
Trang 2- -
Đầu tiên, em xin được gởi lời cảm ơn đến trường đại học Mở TP Hồ Chí Minh và đặc biệt là các thầy cô, các anh chị phụ trách, ban lãnh đạo Khoa Đào tạo Đặc biệt Qua ba năm học tập ở đây, em đã nhận được rất nhiều những trải nghiệm tuyệt vời, những vấn
đề về học tập hay ngoại khóa chúng em đều được Khoa quan tâm và hỗ trợ Điều này khiến em cảm thấy vô cùng tự hào và vui sướng khi là một sinh viên của khoa Đào tạo Đặc biệt
Kính chúc Trường và Khoa ngày càng lớn mạnh và phát triển!
Bên cạnh đó, em cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất dành cho cô Vũ Bích Ngọc Trong quá trình học tập cũng như làm khóa luận tốt nghiệp, dù công việc bận rộn nhưng nếu chúng em có bất kì thắc mắc hay khó khăn thì cô vẫn luôn tận tình giúp đỡ Hơn thế nữa, cô còn chia sẻ những kinh nghiệm và lời khuyên quý báu giúp chúng em
có cái nhìn rõ ràng hơn trên con đường định hướng nghề nghiệp của mình
Kính chúc cô có thật nhiều sức khỏe để có thể hoàn thành xuất sắc công tác giảng dạy
Trang 3
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2016 Giảng viên hướng dẫn
Trang 5Bảng 3.1: Tóm tắt chiều hướng ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến hiệu quả hoạt động của các CTCK tại Việt Nam
Bảng 3.2: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra nhân tử phóng đại VIF
Bảng 3.7: Kết quả hồi quy của mô hình (1) với biến phụ thuộc là ROA
Bảng 3.8: Kết quả hồi quy của mô hình (2) với biến phụ thuộc là ROE
Bảng 3.9: So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm hệ số tương quan với biến phụ thuộc ROA
Bảng 3.10: So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm hệ số tương quan với biến phụ thuộc ROE
Bảng 3.11: So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm hệ số hồi quy với biến phụ thuộc ROA và ROE
Trang 6Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện doanh thu của 10 CTCK trong giai đoạn 2010-2014
Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004 – 2014
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh ROA trung bình các nhóm ngành
Hình 2.4: Biểu đồ so sánh ROA trung bình các nhóm ngành
Hình 3.1: Diễn biến sự tăng trưởng ROA của các CTCK mẫu 2010-2014
Hình 3.2: Diễn biến sự tăng trưởng ROE của các CTCK mẫu 2010-2014
Hình 3.3: Diễn biến tỷ lệ chi phí kinh doanh trên doanh thu của các CTCK mẫu
2010-2014
Hình 3.4: Diễn biến doanh thu của các CTCK mẫu 2010-2014
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chi phí trên doanh thu của các CTCK trong giai đoạn
2010 -2014
Trang 7CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3
CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 5
2.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 5
2.1.1 Định nghĩa 5
2.1.2 Vai trò 6
2.1.3 Phân loại CTCK 8
2.1.4 Nghiệp vụ của các công ty chứng khoán 9
2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 10
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động 10
2.2.2 Khái niệm về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 11
2.2.3 Vai trò của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 11
2.2.4 Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 11
2.3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 13
2.3.1 Doanh thu 13
2.3.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) 15
2.3.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 16
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 17
3.1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 17
3.2 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 19
3.3 CƠ SỞ CHỌN MẪU ĐẠI DIỆN 20
Trang 83.4.1 Nhắc lại cơ sở lý thuyết 21
3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của các CTCK tại Việt Nam 22
3.5 XÂY DỰNG MÔ HÌNH 24
3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.6.1 Phân tích thống kê mô tả 25
3.6.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan 28
3.7 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH 30
3.8 KIỂM TRA HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN 31
3.9 NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 39
4.1 NGUYÊN NHÂN 39
4.1.1 Nguyên nhân khách quan 39
4.1.2 Nguyên nhân chủ quan 41
4.2 GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 42
4.2.1 Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) 42
4.2.2 Đối với hiệp hội kinh doanh chứng khoán 43
4.2.3 Đối với các CTCK tại Việt Nam 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
Trang 9CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Với chức năng huy động vốn tài trợ cho doanh nghiệp cũng như các dự án đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội, TTCK đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế Tại Việt Nam vào ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai (02) trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh Hai năm sau đó, trung tâm giao dịch tại TP.HCM khai trương đi vào vận hành đánh và dấu sự ra đời của mình bằng phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với hai mã cổ phiếu REE và SAM được niêm yết Kể từ thời điểm đó, TTCK nước ta không ngừng phát triển về vốn hóa và khối lượng giao dịch trên cả hai sàn, mà giai đoạn phát triển rực rỡ nhất chính là khi chỉ số VNIDEX chạm mốc 1100 điểm năm 2006 – 2007 Do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chứng khoán Việt Nam lâm vào khủng hoảng chạm đáy ở mức 234 điểm vào năm
2009
Tuy trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng TTCK vẫn chứng tỏ được đây là kênh huy động vốn hiệu quả nhất của doanh nghiệp cũng như sức hút đối với những nhà đầu
tư Tính đến thời điểm hiện tại đã có 314 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE
và 378 công ty có cổ phiếu xuất hiện trên sàn HNX Trong giai đoạn thăng hoa của chứng khoán, rất nhiều công ty chứng khoán được thành lập và đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển chung của nền kinh tế
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kì “vàng son” của mình, hàng loạt công ty chứng khoán đã ra đời và đi vào hoat động, tính đến năm 2009 có hơn 105 công ty có mặt trên thị trường Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của các công ty chứng khoán nói riêng Có khá nhiều công ty do hiệu quả kinh doanh sa sút mà buộc lòng phải đóng cửa hoặc phải sát nhập vào các công ty khác để tiếp tục tồn tại
Những năm gần đây, TCCK Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực Các diễn biến kinh tế vĩ mô khá tốt trong 2015 và những dấu hiệu khởi sắc vào đầu năm, TTCK trong 2016 dự đoán sẽ có nhiều điểm sáng Với thông tin UBCKNN quyết định đẩy mạnh việc cổ phần hóa các tập đoàn và tổng công ty nhà nước , thoái vốn tại các
Trang 10doanh nghiệp niêm yết trên TTCK đã tạo ra một lượng cung hàng hóa chứng khoán lớn có chất lượng để NĐT lựa chọn Xu hướng tự do hóa kinh doanh và “nới room” cho nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… đã có tác động mạnh đến TTCK và giúp TTCK Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại hơn Từ khi thông tin này được công bố, cổ phiếu công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) – một trong những cổ phiếu hàng đầu của thị trường đã liên tục tăng có thời điểm lên đến 140 ngàn/ cổ phiếu đã phần nào phản ánh được sức mua của thị trường đang tăng lên trong thời gian gần đây
Đứng trước cơ hội và thách thức mang tên “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, TCCK ngày càng thu hút nhiều dòng tiền của các NĐT nội ngoại chảy vào Các CTCK ở Việt Nam phải làm thế nào để có thể tận dụng được những điều kiện
thuận lợi đó trở lại thời kì đỉnh cao của mình? Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán tại Việt Nam” mong muốn mang lại cho nhà quản trị công ty cái nhìn sâu sắc để có thể
đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn trong chính sách quản trị của mình
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khóa luận tốt nghiệp được viết để phục vụ những mục tiêu nghiên cứu sau:
Mang lại các thông tin cơ bản và khái quát nhất về hoạt động kinh doanh của CTCK tại Việt Nam
Phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK
Trên cơ sở đó, khóa luận đề xuất các giải pháp giúp các công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố và kết quả hoạt động kinh doanh của 10 CTCK có tính đại diện cho các CTCK tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp này
Đề tài được thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính được công bố qua những báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 10 CTCK trong giai đoạn 2010 –
2014
Trang 111.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu là dữ liệu định tính và định lượng
Thu nhập dữ liệu:
Nguồn dữ liệu và số liệu của đề tài thu thập được là nguồn dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp đầu tiên và quan trọng nhất chính là những thông tin, báo cáo nội bộ của các doanh nghiệp qua 5 năm Bên cạnh đó, đối với những công ty đã được niêm yết trên thị trường, các thông tin khác đều có thể dễ dàng kiếm được trên mạng internet thông qua website chính thức của Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán
TP Hồ Chí Minh Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các tờ báo kinh tế - tài chính trực tuyến như cafef, cophieu68,…đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư luôn có thể cập nhập những thông tin đầy đủ và mới nhất của doanh nghiệp Đây đều là nguồn dữ liệu dồi dào và đáng tin cậy cho thực hiện nghiên cứu
Xử lý số liệu đã thu thập:
Dữ liệu sau khi đã thu thập được xử lý bằng các phương pháp:
Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê số liệu từ hoạt động kinh doanh, trình bày dữ liệu bằng các biểu đồ cột và đường
Phương pháp hồi quy:
Đề tài sử dụng phương pháp hồi qui với các biến độc lập là các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và biến phụ thuộc là các chỉ tiêu về lợi nhuận của các CTCK Từ đó , sẽ xác định được các hệ số của phương trình và tiến hành xem xét lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các nhân tố độc lập
1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp này được chia thành 4 chương theo thứ tự như sau:
Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu tổng quan về bài khóa luận bao gồm các nội dung như lý do lựa chọn và mục đích thực hiện Bên cạnh đó, chương này cũng làm rõ phạm vi cũng như phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài
Trang 12 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Trình bày tổng quan hoạt động của hệ thống CTCK tại Việt Nam Cụ thể trong đó, chương hai sẽ giới thiệu một số thông tin, lý thuyết liên quan đến hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của các CTCK tại Việt Nam Bên cạnh đó, chương hai cũng đề cập đến những nghiên cứu trước đây của các tác giả khác để làm cơ sở lý thuyết vững chắc cho việc phân tích định lượng ở chương tiếp theo
Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Chương 3 phân tích những vấn đề cốt lõi của khóa luận,mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đối với lợi nhuận của các CTCK thông qua các số liệu và dữ liệu được công bố của các công ty được chọn mẫu Sau đó, người viết tiến hành phân tích hồi quy đa biến và đưa ra nhận xét từ các kết quả thu được
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Chương cuối được viết dựa trên những phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK ở chương trước, qua đó đề xuất đưa
ra cho các nhà quản trị các giải pháp nhằm cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình
Trang 13CHƯƠNG 2 :LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI
VIỆT NAM
Thị trường chứng khoán tại Việt Nam chỉ mới hình thành và phát triển trong một thập
kỉ nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các NĐT cá nhân lẫn tổ chức đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Không chỉ là kênh đầu tư hấp dẫn với tỷ suất sinh lợi cao mà đây còn là một kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp Thời đại “hoàng kim” của nền kinh tế đã chứng kiến sự ra đời ồ ạt của các CTCK như một lẽ tất yếu đáp ứng nhu cầu của thị trường
Để hiểu rõ hơn về các CTCK cũng như các hoạt động của nó, chương này sẽ cung cấp cho người đọc các lý thuyết cơ bản về các CTCK cũng như cái nhìn khái quát nhất về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này tại thị trường Việt Nam
2.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2.1.1 Định nghĩa
Khác với các loại hình kinh doanh thương mại và sản xuất thông thường, sản phẩm mà các CTCK cung cấp cho thị trường là một loại sản phẩm đặc biệt được mọi người biết đến với tên gọi phổ biến: chứng khoán Bên cạnh thị trường tiền tệ có vai trò huy động vốn bằng hình thức tín dụng, thị trường chứng khoán ra đời đã làm phong phú hơn các hình thức huy động vốn Gắn liền với các thuộc tính sinh lợi, thanh khoản và rủi ro để mua bán chứng khoán các NĐT không trực tiếp trao đổi với nhau mà mọi giao dịch đều phải thông mà một định chế trung gian đó là các CTCK
Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều “Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán là đơn vị có tư cách pháp nhân,
có vốn riêng và hạch toán độc lập” (Nguyễn Minh Kiều, 2011, tr.393)
Ở Việt Nam, CTCK là một công ty cổ phần hay TNHH muốn hoạt động phải được cấp giấy phép bởi Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước và là thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán ( SGDCK) CTCK cần thỏa mãn một số điều kiện nhất định để được cấp giấy phép hoạt động có thể kể đến như sau :
Trang 14 Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
và phát triển ngành chứng khoán
Đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán
Mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh đảm bảo với nghiệp vụ môi giới chứng khoán tối thiểu là 25 tỷ đồng, tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, bảo lãnh phát hành là 165 tỷ, tư vấn đầu tư chứng khoán là 10 tỷ (theo nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007)
2.1.2 Vai trò
Như đã đề cập bên trên, thị trường chứng khoán mà cụ thể là hoạt động của các CTCK xuất hiện nhằm giảm bớt áp lực trong việc huy động vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng
Thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình, CTCK đã tạo ra sự ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với các NĐT, doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung Đây cũng là tác nhân không thể thiếu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, thông suốt của thị trường huy động vốn trung và dài hạn
Đối với các NĐT cá nhân và tổ chức
Với thị trường có tính thanh khoản và rủi ro cao như thị trường chứng khoán, hầu hết các NĐT khi tham gia vào thị trường đều không đủ tài nguyên về thời gian lẫn kĩ thuật, kiến thức chuyên môn để đưa ra các nhận định chính xác nhất về các diễn biến trên thị trường để tiến hành đầu tư
Sự ra đời của các CTCK cũng như các nghiệp vụ đa dạng và tiện ích của nó đã giúp các NĐT trong quá trình ra quyết định bằng các thông tin đáng tin cậy từ đội ngũ tư vấn kinh nghiệm và kĩ thuật phân tích chuyên môn cao Hơn thế nữa, các CTCK đã giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian giao dịch cho các NĐT
Đối với các doanh nghiệp phát hành chứng khoán
Trên lý thuyết khi các doanh nghiệp huy động vốn bằng việc chào bán cổ phiếu trên thị trường sơ cấp có thể tự mình thực hiện Tuy nhiên, hiện nay khi một công ty muốn phát hành cổ phiếu trên thị trường OTC theo nguyên tắc họ không được trực tiếp làm
mà phải thông qua một tổ chức trung gian là các CTCK
Trang 15Việc có được sự hỗ trợ từ một tổ chức tập hợp đầy đủ thông tin và thành thạo nghiệp
vụ như các CTCK, các doanh nghiệp có thể yên tâm tiếp tục hoạt động kinh doanh chính của mình mà vẫn có thể huy động được một lượng vốn cần thiết đúng với giá trị yêu cầu
Đối với nền kinh tế
Thông qua TTCK mà cụ thể là các CTCK với một cơ chế giá được tạo lập hằng ngày, NĐT có thể đánh giá được chính xác giá trị khoản đầu tư của mình Từ sau cuộc khủng hoảng của TTCK thế giới ngày 28/10/1929, chính phủ các nước đã ban hành những luật lệ bổ sung cho hoạt động của TTCK, trong đó đòi hỏi một sự phối hợp giữa Nhà nước với các thành viên tham gia Sở giao dịch chứng khoán nhằm ngăn chặn những cơn khủng hoảng giá chứng khoán có thể xảy ra trên thị trường, vì nếu bị khủng hoảng thì không những nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ngay cả quyền lợi nhà đầu tư, các công ty chứng khoán cùng bị ảnh hưởng
Bên cạnh những vai trò đối với các bên liên quan , CTCK còn có các vai trò như sau :
Huy động vốn
Đối với thị trường sơ cấp thì CTCK là cầu nối giữa NĐT và nhà phát hành thực hiện vai trò trung gian của mình trong việc tiết kiệm chi phí và thời gian cho các bên tham gia Còn đối với thị trường thứ cấp thì CTCK giúp việc trao đổi mua bán của các NĐT với nhau diễn ra dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn
Cung cấp cơ chế giá cả
Các CTCK ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin, giá cả của các doanh nghiệp được niêm yết trên SGDCK để nhà đầu tư có đủ cơ sở để đưa ra quyết định nó còn làm nhiệm vụ dành một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu vốn mua vào khi giá chứng khoán trên thị trường tụt dốc và bán ra khi giá đã ổn định trở lại
Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt
Nếu không có sự hoạt động của CTCK thì việc chuyển đổi giá trị chứng khoán mà các NĐT đang nắm giữ thành tiền mặt sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí chưa kể đến những rủi ro có thể gặp phải CTCK đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc nâng cao tính thanh khoản của các sản phẩm tài chính được giao dịch trên thị trường thông qua việc chuyển đổi nhanh chóng giá trị của chúng thành tiền mặt
Trang 162.1.3 Phân loại CTCK
Để phân loại các CTCK có mặt trên thị trường , người ta thường dựa vào hai cách phân loại sau:
Theo mô hình hoạt động:
Công ty chuyên kinh doanh chứng khoán: Mô hình hoạt động này do các công ty
chứng khoán độc lập và đầy đủ chuyên môn thực hiện kinh doanh chứng khoán, các ngân hàng không được phép can dự vào Đây là mô hình hoạt động phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, bên cạnh việc hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng còn giúp nâng cao, chuyên môn hóa hơn nữa TTCK
Ngân hàng đa năng: Đối với mô hình hoạt động này, bên cạnh các nghiệp vụ thông
thường của mình, các ngân hàng được phép kinh doanh chứng khoán Hình thức này
có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên từ năm 1993 trở đi sau cuộc khủng hoảng kinh
tế tài chính nhận ra những hạn chế của nó, hầu hết các nước đã chuyển đổi sang hình thức các công ty chuyên kinh doanh chứng khoán
Ở Việt Nam, theo nghị định 144/ CP về chứng khoán và TTCK quy định NHTM nếu muốn kinh doanh theo hình thức này phải tách một phần vốn của mình để thành lập một công ty chuyên kinh doanh chứng khoán
Theo mô hình tổ chức
Công ty hợp danh: Là loại hình kinh doanh có từ hai chủ sở hữu trở lên, thành viên của
công ty chứng khoán hợp danh bao gồm: Thành viên góp vốn và thành viên hợp danh
Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công
ty là các cổ đông Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật hiện hành
Trang 17Công ty trách nhiệm hữu hạn: Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép phát hành cổ phiếu
Ngoài ra người ta có thể phân loại dựa vào các nghiệp vụ của CTCK thành các loại: Công ty môi giới chứng khoán; Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán; Công ty kinh doanh chứng khoán; Công ty trái phiếu; Công ty trái phiếu phi tập trung
2.1.4 Nghiệp vụ của các công ty chứng khoán
Dựa trên Luật chứng khoán được ban hành năm 2006, các công ty chứng khoán tùy thuộc vào khả năng, quy mô của công ty có thể thực hiện một hoặc toàn bộ các nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán như sau:
Nghiệp vụ môi giới chứng khoán:
Đây là nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng mang lại doanh thu đáng kể hằng năm cho các CTCK Trong đó, CTCK đóng vai trò là trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC Để sử dụng dịch vụ môi giới của CTCK, khách hàng phải sở hữu tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty đó và nộp tiền vào tài khoản trên cơ sở các thỏa thuận được kí kết giữa hai bên
Các nhà môi giới đều phải đảm bảo được kiến thức chuyên môn nhất định cũng như được cấp giấy phép hành nghề
Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh là nghiệp vụ tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi từ chênh lệch giá của các CTCK Với những ưu thế về trình độ kĩ thuật, thông tin, các CTCK đã tận dụng điều đó để mang lại nguồn lợi bên cạnh hoạt động môi giới cho các chủ thể khác
Tuy nhiên, hoạt động này phải được thực hiện minh bạch và tách biệt, CTCK tự chịu trách nhiệm về những quyền lợi và rủi ro mà nó mang lại
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán là việc thực hiện các đợt chào bán và phân phối chứng khoán cho các doanh nghiệp cổ phần hoá ra công chúng và thực hiện bảo lãnh CTCK có thể nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ
Trang 18chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc đơn thuần chỉ là hỗ trợ trong việc phân phối khối lượng chứng khoán ra công chúng Với nghiệp vụ này cần phải có những tổ chức có năng lực tài chính mạnh và chỉ có các CTCK mới đủ điều kiện đáp ứng
Một số dịch vụ khác
Lưu ký chứng khoán: CTCK sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc bảo quản , lưu giữ chứng
khoán thông qua các tài khoản Tuy nhiên, khách hàng phải trả một khoản phí khi lưu trữ, gửi và chuyển nhượng chứng khoán cho các công ty
Nghiệp vụ tín dụng: Các CTCK thực hiện nghiệp vụ cho NĐT vay chứng khoán để bán
khống hay vay tiền để mua ký quỹ
Quản lý quỹ: CTCK có thể cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn từ
quỹ để đầu tư thông qua đó các CTCK có thể thu phí dịch vụ từ việc quản lý quỹ
2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ
Theo “Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp” GS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 408 định nghĩa về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” Nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó Về chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả cơ bản có thể được tính như sau:
Trang 19
2.2.2 Khái niệm về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất
là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu, xử lí phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân đến việc
đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp để thực hiện các định hướng đó
Trong phạm vi của bài nghiên cứu này, người viết chỉ giới hạn trong việc phân tích các
số liệu, chỉ số được đề cập đến trong cái báo cáo tài chính của 10 CTCK hàng đầu trên trường trong giai đoạn 2010 - 2014 Thông qua việc phân tích hồi quy từ đó đưa ra mối liên hệ giữa các nhân tố với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.3 Vai trò của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
2.2.4 Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp mà cụ thể là các CTCK trên thị trường Việt Nam người ta thường dựa vào một số chỉ tiêu cụ thể Với từng mục tiêu nghiên cứu khác nhau mà sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp
Các biến đại diện cho cho hiệu quả hoạt động được dùng phổ biến là ROA và ROE
M.A Ejelly ( 2013) trong bài nghiên cứu của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh lợi các ngân hàng hồi giáo tại Sudan đã sử dụng hai chỉ số ROA và ROE để đo lường hiệu quả kinh doanh
Theo Hamdan Ahmed Ali Al-Shami (2008) có ba chỉ số được dùng để đo lường doanh thu hoạt động là ROA , ROE và ROIC
Trang 20Trong đó, hai chỉ số ROA và ROE đều có giá trị trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, tuy nhiên chỉ số ROA vẫn có phần chắc chắn hơn theo Swiss Re (2008)
Tác giả Abate Gashaw Ayele (2012) cũng như hai tác giả Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014) đều sử dụng hai chỉ số trên để thực hiện bài nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Return on Assets ( ROA) : Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn
Return on Equity ( ROE) : Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn
bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.Được coi là hệ số quan trọng nhất trong việc đánh giá về kết quả hoạt động của các nhà quản lý Để tạo ra giá trị cho các cổ đông, hệ số này cần phải lớn hơn chi phí vốn chủ sở hữu của công ty tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty
đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô
Trong bài nghiên cứu này, người viết cũng sẽ dựa vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hai chỉ số ROA và ROE để đưa ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các CTCK tại thị trường Việt Nam
Trang 21200,000,000,000
2.3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2010 - 2014
2.3.1 Doanh thu
Chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới bắt đầu từ năm
2008, TTCK nói chung và các CTCK tại Việt Nam đã có một giai đoạn phát triển không ổn định Nhìn vào kết quả hoạt động của 10 CTCK đứng đầu thị trường hiện nay người đọc có thể thấy doanh thu các công ty tăng giảm bất thường đặc biệt vào năm 2012 và 2013 :
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện doanh thu của 10 CTCK trong giai đoạn
2010-2014
Đơn vị: VND
Nguồn : Tính toán từ báo cáo tài chính của các CTCK từ 2010 - 2014
Là một trong hai công ty môi giới chứng khoán có mặt sớm và sở hữu lượng vốn hóa lớn nhất trên thị trường, CTCK SSI sau khi đạt mức doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng (2010) liên tiếp ba năm sau đó sụt giảm một cách bất thường chỉ còn một nữa vào năm
2013 và chỉ thật sự trở lại ấn tượng một năm sau đó Xu hướng này cũng diễn ra tương
tự ở hầu hết một số công ty khác như : VNDS, MBS, BSC, FPTS Riêng VCSC ,SHS, KIS doanh thu tăng giảm không ổn định
Qua các báo cáo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian đó, ta có thể thấy
sự tương đồng trong xu hướng, điều này một lần nữa chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế:
Trang 22Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004 – 2014
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam ( 2014)
CTCK HSC đảm bảo được tốc độ phát triển ổn định nhất qua 5 năm, tuy không có những bước tăng trưởng đột biến nhưng doanh thu chưa bao giờ có dấu hiệu sụt giảm Đặc biệt nhất phải kể đến CTCK ACBS, trong giai đoạn 2011 -2012 khi hầu hết hoạt động kinh doanh của các đối thủ suy giảm thì công ty lại đạt mức doanh thu tăng trưởng mạnh nhất
Với những dự báo tăng trưởng thuận lợi trong những năm tiếp theo cũng như cơ hội to lớn từ hiệp định TPP mang lại, nền kinh tế tài chính sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ
Ngày 5/5/2015, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh Việc chính thức hợp pháp hóa cho phép buôn bán chứng khoán phái sinh tại Việt Nam tạo ra một sân chơi mới, thu hút nguồn vốn dồi dào từ các NĐT trong và ngoài nước trong thời gian sắp tới chính là động lực không nhỏ thúc đẩy sự phát triển gia tăng doanh thu của các CTCK
Trang 232.3.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Phần trên đã mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về doanh thu của 10 CTCK đứng đầu thị trường đại diện cho các CTCK tại Việt Nam Bên cạnh doanh thu, thì tỷ
lệ lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp cũng là một chỉ số đánh giá hữu hiệu tình hình hoạt động của nó
Với các loại hình kinh doanh các sản phẩm tài chính, tỷ suất sinh lợi trên tài sản thường khá thấp trong đó ngân hàng – bảo hiểm và chứng khoán thuộc 2 nhóm ngành mang lại ROA thấp nhấp lần lượt là 1% và 4%
Riêng do đặc thù của ngành chứng khoán, tài sản chủ yếu của các CTCK là tài sản ngắn hạn Như vậy với một đồng tài sản ban đầu, trung bình một CTCK chỉ có thể mang lại 0,04 đồng tiền lời
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh ROA trung bình các nhóm ngành
Đơn vị : %
Nguồn : cophieu68.com
So với các nhóm ngành đứng đầu danh sách là ngành hàng thực phẩm, dầu khí hay sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ này thật sự kém xa Sự khác biệt này, một phần do sự non trẻ của môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật chưa phù hợp cũng như những bất cập, hạn chế vẫn còn tồn đọng của TTCK Việt Nam trong hơn một thập kỉ qua khiến ngành nghề kinh doanh này không thể phát huy hết tiềm năng vốn có
Trang 242.3.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Để đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp, bên cạnh việc xem xét tỷ số lợi nhuận trên tài sản thì có một chỉ số nữa mà người ta thường hay đề cập đến đó là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Cũng giống như phân tích chỉ số tài chính ROA ta hãy so sánh chỉ số ROE trung bình của ngành chứng khoán với các nhóm ngành khác trong nền kinh tế, ta thấy nó thể hiện một tỷ lệ khá khiêm tốn:
Hình 2.4: Biểu đồ so sánh ROA trung bình các nhóm ngành
Đơn vị : %
Nguồn : cophieu68.com
Cũng giống như chỉ số ROE, chỉ số ROA của các nhóm ngành chứng khoán cũng thuộc nhóm thấp nhất, chỉ đạt mức 8% Một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ mang lại 0,08 đồng lợi nhuận cho công ty Tổng vốn chủ sỡ hữu của toàn ngảnh năm 2014 hơn 22.000 tỷ đồng với mức lợi nhuận mang lại là 2.000 tỷ đồng
Trang 25CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
3.1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Về bản chất các công ty chứng khoán đều có điểm tương đồng với các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác đó là kinh doanh với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình Về cơ cấu tổ chức nhân sự , hành chính , chức năng… dựa trên mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần Kinh doanh ở lĩnh vực dịch vụ : môi giới,
tư vấn , tự doanh…Nói tóm lại , các CTCK hội đủ những yếu tố cần thiết để được coi
là một doanh nghiệp thương mại thông thường
Trong nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến ROA của doanh nghiệp được viết bởi Neil Nagy (2009), ông đã đưa nhiều yếu tố độc lập vào phương trình với biến phụ thuộc là ROA để phân tích hồi quy tuyến tính Trong đó có hai biến Neil đề cập đến là Doanh thu (Sales) và Lợi nhuận biên ròng (NPM)
Sau khi đưa các yếu tố vào tính toán, ông đã kết luận hai biến trên đều có mối quan hệ tương quan với ROA Cụ thể, cả hai biến doanh thu và lợi nhuận biên đều có ảnh hưởng tích cực (đồng biến) với tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp
Phân tích so sánh tỷ lệ ROA và ROE giữa các nhóm ngành đã được đề cập tại chương
2 Người đọc có để thấy những số liệu gần giống nhau giữa các nhóm ngành: Ngân hàng – bảo hiểm, Chứng khoán và Bất động sản Trong đó:
ROA : Ngân hàng – bảo hiểm là 2% , Chứng khoán và Bất động sản là 4%
ROE : Cả ba nhóm ngành đều ở mức 8%
Qua đó, có thể thấy có mối quan hệ trong hoạt động của ba nhóm ngành trên Như vậy,
để nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các CTCK, do chưa từng có nhưng nghiên cứu làm tiền đề trước đây, người viết phải thông qua các bài viết tương tự được viết cho các doanh nghiệp Bảo hiểm, Ngân hàng và Bất động sản để từ
đó áp dụng vào bài của mình
Trang 26Theo luận văn thạc sĩ nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến công ty bảo hiểm ở Ethiopia do Abate Gashaw (2012) thực hiện Ta thấy, ông đã chứng minh được tác động tích cực của hai biến là độ lớn Vốn chủ sở hữu và Tốc độ tăng của tổng tài sản đối với bằng phương trình hồi quy như sau:
ROAi,t= α + β1Gri,t + Lnβ1Voci,t +
Trong đó, biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA) tính ở thời gian t các biến phụ thuộc Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ký hiện Gri Riêng độ lớn vốn chủ
sở hữu tại thời điểm t tác giả sử dụng log độ lớn Vốn chủ sở hữu (Voc) Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và trình độ, người viết trong bài nghiên cứu chỉ đề cập đến khối lương vốn chủ sở hữu theo giá trị thông thường được thể hiện trên bảng cân đối kế toán Sau khi tính toán Abate đã có được kết quả:
Mối quan hệ hồi quy với Gri là 0,1039 cho thấy tác động đồng biến của tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lên ROA Cụ thể với sự tăng trưởng 1% của Gri thì ROA sẽ tăng lên 10,39%
Tương tự với biến Voc, mối quan hệ hồi quy của nó với ROA là 0,024 Tức là khi
độ lớn của vốn chủ sở hữu tăng lên 1% thì ROA sẽ tăng lên tương ứng 2,4 %
Trong bài nghiên cứu về những yếu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng Indonesia (2012) ngoài những biến trên còn có nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa ROA và tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh (BOPO) Bằng phương pháp hồi quy đa biến, tác giả chỉ ra được sự tương quan nghịch biến giữa hai biến này Trong đó, khi BOPO tăng lên 1% thì ROA sẽ giảm đi 1,04% Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu mà người viết đã đề cập phía trên một số yếu tố
có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác trên thế giới Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu rằng những yếu tố này khi được áp dụng tại các CTCK ở Việt Nam có còn giữ nguyên ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và mức độ của mình hay không? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích sự tác động của các yếu tố đến kết quả hoạt động của các CTCK tại nước ta Trước khi thực hiện, việc xác định các bước nghiên cứu là hết sức quan trọng và sẽ được trình bày ở phần sau của bài viết
Trang 273.2 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nghiên cứu, người viết tiến hành theo những quy trình sau:
Bước 1 : Xác định cơ sở chọn mẫu nghiên cứu
Việc xác định cơ sở chọn mẫu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, nếu chọn không đúng có nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả của bài viết Cụ thể người viết sẽ trình bày cụ thể cách chọn mẫu ở phần sau
Bước 2: Đặt giả thuyết nghiên cứu
Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu
Sau khi đặt giả thuyết tại bước hai, người viết mới đưa ra mô hình nghiên cứu của mình Từ đó làm cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo
Bước 4: Tiến hành chạy mô hình và thu thập kết quả
Bước 5: Thống kê mô tả dữ liệu
Với việc thực hiện bước này, bài viết sẽ cho người đọc một các nhìn khái quát nhất về
dữ liệu được sử dụng
Bước 6: Phân tích ma trận hệ số tương quan
Phân tích ma trận hệ số tương quan để chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tỷ
lệ lợi nhuận trên tài sản ( ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) với các biến như Doanh thu ( Sales), Lợi nhuận biên ( NPM), Vốn chủ sở hữu (E) , Tốc độ tăng tổng tài sản (GR) và Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh (BOPO) Chi tiết sẽ đề cập ở sau
Bước 7: Thực hiện ước lượng hồi quy đa biến
Bước 8: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy người ta thường căn cứ vào R–squared , đây là một biến phù hợp để làm thước đo trong mô hình có nhiều hơn 1 biến Tuy nhiên, để an toàn hơn, người ta còn xét đến hệ số R điều chỉnh (Adjusted R-squared)
để tránh không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình Khi R-squared lớn hơn 80%