1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú

51 2,3K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN QUỐC VIỆT

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX NN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CHÂU PHÚ

Chuyên nghành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

- XHCN: Xã hội chủ nghĩa

- HTX.NN: Hợp tác xã nông nghiệp

- DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

- UBND: Uỷ ban nhân dân

- PTNT: Phát Triển Nông Thôn

Trang 4

Chương 1 : Mở đầu 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1

1.4.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 1

1.4.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp 2

1.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 2: Cơ sở lý luận 3

2.1 Lý thuyết chung về HTX NN 3

2.1.1 Khái niệm HTX NN 3

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển HTX ở Việt Nam 3

2.1.3 Quan điểm về HTX NN ở An Giang trong giai đoạn hiện nay 4

2.2 Lý thuyết về hiệu quả hoạt động 6

2.2.1 Khái niệm 6

2.2.2 Bản chất 6

Trang 5

2.2.4.1 Khái niệm 8

2.2.4.2 Sự cần thiết của biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 8

Chương 3 : Thực trạng HTX NN ở huyện Châu Phú và các nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động 10

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, trên địa bàn huyện Châu Phú 10

3.1.1 Vị trí địa lý 10

3.1.2 Đặc điểm xã hội 10

3.1.3 Đặc điểm kinh tế 11

3.2 Phân tích thực trạng quản lý, sản xuất và hiệu quả hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú 12

3.2.1 Điều kiện thành lập của các HTX NN huyện Châu Phú 13

3.2.2 Bộ máy quản lý HTX 14

3.2.3 Nguồn vốn và quy mô hoạt động 15

3.2.4 Hiệu quả hoạt động của HTX 17

3.3 Đánh giá ……… 18

3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quản hoạt động huyện Châu Phú 19

3.4.1 Nhân tố quản lý 19

3.4.2 Nhân tố sản xuất 22

3.4.3 Nhân tố khác 25

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trên địa bàn huyện 30

4.1 Giải pháp về yếu tố quản lý 30

4.1.1 Nâng cao năng lực của ban chủ nhiệm HTX 31

4.1.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân công 31

Trang 6

4.1.5 Giải pháp về nhân sự 32

4.2 Giải pháp về yếu tố sản xuất 32

4.2.1 Củng cố sắp xếp các hoạt động của HTX 32

4.2.2 Vị trí cánh đồng 33

4.2.3 Giải pháp về công nghệ 33

Chương 5: Kiến nghị và kết luận 34

5.1 Kết luận 34

5.2 Kiến nghị 34

Đối với lãnh đạo cấp tỉnh 34

Đối với chính quyền địa phương 35

Trang 7

Trang

Bảng 1 : Danh sách các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú 12

Bảng 2 : Số lượng các xã viên trong HTX tại huyện Châu Phú 14

Bảng 3 : Bộ máy quản lý các HTX NN huyện Châu Phú 15

Bảng 4 : Nguồn vốn và mô hình hoạt động các HTX NN huyện Châu Phú 16

Bảng 5 : Hiệu quả hoạt động của càc HTX NN huyện Châu Phú 17

Bảng 6 : Đánh giá các yếu tố 28

Bảng 7: Tần số xuất hiện 29

Trang 8

Biểu đố 1 : Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện 11

Biểu đố 2 : GDP bình quân đầ người/năm 11

Biểu đố 3: Mức độ đồng ý của các HTX NN về các nhân tố quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX 19

Biểu đố 4: Mức độ quan trọng về cá nhân tố quản lý theo đánh giá của HTX 21

Biểu đố 5: Mức độ đồng của các HTX NN về các nhân tố sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX 22

Biểu đố 6: Mức độ khó khăn của các HTX 23

Biểu đồ 7: Tình hình sử dụng máy của HTX 24

Biểu đồ 8: Mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên 25

Biểu đồ 9 : Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Châu Phú 26

Biểu đồ 10: Parato 29

Trang 9

Sơ đồ 1: Mô hình các chi phí làm phát sinh chi phí 8

Sơ đồ 2: Sơ đồ nhân quả 27

Trang 10

1 Võ Thị Nên Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Thoại Sơn Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp trường

2 Hà Minh Dởn Đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX NN Trung Thành Chợ Mới –

An Giang Luận văn tốt nghiệp Đại Học.

3 Nguyễn Thị Mai Thi Nâng chất – củng cố hoạt động HTX NN ở tỉnh An Giang Luận

văn tốt nghiệp Đại Học

4 Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Châu Phú Báo cáo tình

hình hoạt động các HTX trong năm 2005.

5 Cao Minh Toàn 2004 Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho HTX

NN An Giang Luận văn Thạc sĩ ĐH Kinh Tế TP HCM.

6 Đặng Phong Vũ 2004 Kết quả và giải pháp thực hiện đề án phát triển hợp tác xã

nông nghiệp của UBND Tỉnh An Giang trên địa bàn huyện Tân Châu giai đoạn 2004 – 2005 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Trường kinh tế chính trị Tôn Đức

Thắng An Giang

7 Hùynh Đức Lộng Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp Nhà xuất bản thống kê

8 Nguyễn Tấn Bình Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại Học Quốc

Trang 11

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1.Lý do chọn đề tài

Phát triển kinh tế hợp tác nói chung và HTX NN nói riêng là một trong những vấn đề mang tính thời sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay Nó vừa mang tính khách quan, vừa là yêu cầu bức xúc, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành

và mọi tầng lớp dân cư trong cả nước, nhất là hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam đang bước sang giai đoạn của nền kinh tế thị trường và trên đường hội nhập với kinh

tế khu vực và thế giới

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, tỉnh An Giang đã tập trung xây dựng và triển khai đề án thực hiện phát triển HTX NN giai đoạn 2001-2005 và đã đem lại những bước chuyển biến đáng kể Tuy nhiên, trên thực tế quá trình chuyển đổi và thành lập mới HTX diễn ra còn khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn Để chuyển đổi, xây dựng HTX nông nghiệp thực

sự đem lại hiệu quả, chúng ta cần phải thực hiện và giải quyết nhiều vấn đề, trong đó việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX NN là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, để từ đó thấy rõ những hạn chế, tồn tại mà đưa ra giải pháp xác thực hơn

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã mạnh dạng chọn đề

tài “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX NN Huyện Châu Phú”

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện, nhằm nghiên cứu các mục tiêu cụ thể sau:

 Xác định thực trạng hoạt động của các HTX NN ở huyện Châu Phú

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX

NN huyện Châu Phú

 Sau cùng là một số giải pháp nhằm làm nâng cao hiệu quả hoạt động cho HTX NN ở huyện Châu Phú và làm cơ sở tham khảo cho các cấp chính quyền, từ đó có những chính sách hợp lý cho sự phát triển HTX NN tại huyện

1.4.Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Thực hiện điều tra trực tiếp theo phương pháp (chọn mẫu ngẫu nhiên) phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đến tất cả các HTX NN huyện Châu Phú Bảng

Trang 12

câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở khảo sát thực tế và các nội dung nghiên cứu.( Sau đó bảng câu hỏi được phỏng vấn thử kiểm tra Bảng câu hỏi được chỉnh sữa một lần và tiến hành điều tra.).

- Đối tượng nghiên cứu: các chức danh chủ chốt trong các HTX NN ở huyện Châu Phú

- Bảng câu hỏi sau khi điều tra sẽ được chuẩn hóa và sau đó sẽ sử dụng phần

mềm SPSS 13.0 dùng để thống kê mô tả, phân tích tần số

Trang 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Lý thuyết chung về HTX NN

2.1.1.Khái niệm về HTX NN

Định nghĩa HTX: Theo Điều 1 Luật HTX sửa đổi (26/11/2003): “HTX là

tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên)

có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” Theo định nghĩa của Liên minh HTX quốc tế (ICA) được thực hiện năm 1995: “HTX là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở

hữu và quản lý dân chủ” Định nghĩa này còn được hiểu như sau: “HTX dựa trên ý

nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”

Định nghĩa HTX NN: Theo Nghị định 43/CP của Chính phủ (29.4.1997)

về việc ban hành Điều lệ mẫu HTX NN thì: “HTX NN là tổ chức kinh tế tự chủ, do

nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”.

2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển HTX ở Việt Nam

Ở Việt Nam, HTX, chủ yếu là HTX NN được bắt đầu xây dựng từ tháng 8/1955, tức sau khi Nghị Quyết TW 8 (khoá II) ra đời, Nghị quyết này chủ trương xây dựng thí điểm các HTX từ năm 1955 đến nay, phong trào HTX ở Việt Nam có thể chia ra làm 2 giai đoạn chính

Giai đoạn 1: từ năm 1955 đến năm 1986

- Ở giai đoạn này, nhân thức được vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, mà nồng cốt là HTX, Nghị quyết TW lần thứ 14 (khoá II) tháng 11/1958 Đảng ta xác định: phong trào HTX ở nước ta mới xây dựng, vì vậy phải đi từ thấp đến cao Quan điểm này thể hiện rõ trong tư tưởng của Bác Hồ về hợp tác hóa nông nghiệp và được đăng tải ở nhiều tác phẩm trong Hồ Chí Minh toàn tập

- Trong 2 thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, phong trào xây dựng HTX ở Miền Bắc nước ta trở nên rầm rộ Tuy chúng đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội miền Bắc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng ở Miền Nam Song, nhìn chung trong giai đoạn này, phong trào HTX và những hoạt động của nó đã bộc lộ nhiều khuyết điểm khó có thể khắc phục được

Trang 14

- Từ sau 1975, đất nước thống nhất, ở miền Nam bắt tay vào xây dựng HTX

và cũng lập lại những bài học khuyết điểm tương tự như việc xây dựng HTX ở miền Bắc vào những năm 1960

Giai đoạn 2: từ năm 1986 đến nay

- Từ năm 1986 đến nay, các HTX ở nước ta được đổi mới về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động theo cơ chế thị trường

- Cơ sở pháp lý cho sự thay đổi nói trên là sự ra đời của Nghị quyết Đại Hội

Đảng lần Thứ VI năm 1986 Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Kinh tế HTX, được khẳng định cùng với nền kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế, đồng thời thừa nhận sự tồn tại của kinh tế HTX phải đi đôi với

sự phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, HTX là bộ phận nồng cốt của kinh tế hợp tác” Từ quan điểm nêu trên có thể rút ra các đặc điểm sau:

•Cần nhận thức rõ kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của đất nước và nhận thức sâu sắc vai trò của kinh tế hợp tác cũng như việc xác định rõ mục đích xây dựng và phát triển HTX

•Cần xem nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất, xây dựng và giúp đỡ HTX là trách nhiệm của nhà nước, nhưng chủ yếu là thông qua các đoàn thế quần chúng, đặc biệt là hội nông dân, trong đó quyết định là hệ thống chính trị cấp huyện, xã

- Đặc biệt từ khi luật HTX ban hành năm 1996 và có hiệu lực thi hành 01/01/1997, phong trào HTX ở Việt Nam mới thực sự có những thay đổi về chất mà người ta thường gọi là HTX kiểu mới

- Nhìn chung, giai đoạn từ năm 1986 đến nay phong trào HTX ở Việt Nam có một số điểm tiến bộ cần lưu ý là:

•Nhận thức về HTX đúng đắn và đầy đủ

•HTX được xem là một trong những hình thức của kinh tế hợp tác của kinh

tế tập thể có tính tự chủ cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

•HTX được thành lập trên cơ sở tự nguyện, quản lý dân chủ, chú trọng tính hiệu quả của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

•Quản lý, điều chỉnh tổ chức hoạt động của HTX bằng công cụ pháp luật

2.1.3.Tính tất yếu khách quan của việc hình thành HTX NN

Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, HTX NN kiểu cũ ra đời với mục tiêu phát triển kinh tế tập thể của chính bản thân mỗi HTX và thay thế căn bản hoạt động kinh tế của mỗi nông hộ, nhằm nâng cao mức sống vật chất tinh thần của mỗi xã viên Tuy nhiên, HTX NN kiểu cũ được hình thành dựa trên cơ sở tập thể hóa quyền sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của các nông hộ và

do đó đã xóa bỏ tư cách chủ thể kinh doanh của mỗi nông hộ, biến người lao động trong nông hộ trở thành người lao động bộ phận của một đơn vị tổ chức lao động hợp tác duy nhất là HTX NN: giống như một xí nghiệp công nghiệp, thậm chí còn biến

Trang 15

mỗi xã viên thành người lao động làm thuê cho HTX Và trong điều kiện kinh tế nước ta cơ bản là sản xuất nhỏ, đặc biệt là sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta thì đa số các HTX NN kiểu cũ đã không thích ứng được cũng như không thể phát huy hết tiềm năng và hiệu quả kinh tế của mình Đó là một tất yếu khách quan hợp quy luật

Ở những nơi sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp chưa sản sinh ra những con người biết làm ăn trong cơ chế thị trường dẫn đến Đảng, Chính Quyền, các đoàn thể cấp huyện và xã đã giúp đỡ thành lập các tổ hợp tác đa dạng

Và trong thời điểm này, mục tiêu của người nông dân là tối đa hóa lợi ích, chứ không phải là tối đa hóa lợi nhuận nên nhu cầu hợp tác của họ chủ yếu là khâu đầu vào, với quy mô nhỏ bé Do đó các hình thức hợp tác Các tổ hợp tác thường đơn giản, thực hiện từng dịch vụ riêng lẻ hoặc là một số khâu dịch vụ đầu vào với quy mô nhỏ bé trong khuôn khổ xóm, ấp, thực hiện dứt điểm từng công việc trong từng thời gian ngắn theo yêu cầu thời vụ sản xuất, các quan hệ kinh tế, tài chính, tiền tệ phát sinh không liên tục và ít phát sinh Vì thế các tổ hợp tác chưa cần tư cách pháp nhân cũng như chưa cần một đạo luật riêng điều chỉnh chúng

Tuy nhiên khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ thì mục tiêu của người dân là tối đa hoá lợi nhuận nên nhu cầu hợp tác của họ ở đầu ra đã nảy sinh và ngày càng bức xúc, trên quy mô ngày càng lớn như chế biến nông sản, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cả trong và ngoài nước Đồng thời nhu cầu hợp tác đầu vào cũng tăng theo, nhất là về vốn kinh doanh và vật tư sản xuất Vì thế lúc đầu tổ hợp tác còn vương lên thực hiện một số công việc đầu ra cho kinh tế hộ nhưng khi quy

mô chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng tín dụng và vật tư trở nên quá lớn, các quan hệ kinh tế, tài chính trở nên ngày càng phức tạp, trải qua một không gian rộng lớn với nhiều loại thị trường khác nhau, thì các tổ hợp tác sẽ không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế tập thể Chính vì thế mà HTX NN kiểu mới có tư cách pháp nhân sẽ được thành lập từ các tổ hợp tác và hoạt động không phụ thuộc vào ranh giới hành chính – lãnh thổ địa phương và hơn thế nữa HTX NN kiểu mới còn có thể hoạt động trên quy mô toàn quốc và ra thế giới Sự ra đời của HTX NN được thể hiện ở 2 khía cạnh sau:

- HTX NN kiểu mới ra đời không xem mục tiêu lợi nhuận là tối thượng mà HTX nông nghiệp xem sự phát triển và hiệu quả của kinh tế nông hộ trong cơ chế thị trường là mục tiêu tối thượng

- Tuy đặt mục tiêu cao nhất là chăm lo cho xã viên nhưng không vì thế mà HTX quên đi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình Trên cơ sở hoạt động có lời, sau khi đã trừ đi lợi tức cổ phần cho các xã viên, phần trích quỹ còn lại HTX dùng để tham gia xây dựng cộng đồng, và tham gia phúc lợi xã hội

Như vậy, xét về mặt kinh tế , An Giang là một tỉnh có nền nông nghiệp mạnh,

do đó việc thành lập các HTX NN trong giai đoạn này là thật sự cần thiết để tập trung sức mạnh hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn An Giang

Trang 16

2.2 Lý thuyết về hiệu quả hoạt động

2.2.1 Khái niệm

Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người

“Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Từ điển Tiếng Việt, trang

440-Viện Ngôn Ngữ học-2002)

Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là

“Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là hiệu quả kinh tế Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” (Từ điển Thuật ngữ

kinh tế học, trang 224-NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2001)

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt

ra Nó không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh của một doanh nghiệp, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh

2.2.2.Bản chất

Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh là hiệu quả của lao động xã hội, được so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả hoạt động kinh doanh là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn vốn sẵn có

Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác Để đạt hiệu quả ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm chắc các tiềm năng tiềm ẩn về lao động, vốn,

kỹ thuật… mà còn phải nắm vững tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường, đối thủ cạnh tranh… hiểu được thế mạnh thế yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh ngày càng phát triển

-Về mặt định lượng: kết quả thu được so với chi phí bỏ ra, nếu số này càng

lớn thì chi phí càng cao

-Về mặt định tính: thể hiện ở trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các

cấp quản lý thông qua việc nổ lực thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội gắn liền với nhiệm vụ chính trị

Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không được phép đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả Vì kết quả chỉ mới làm cơ sở để tính toán hiệu quả

Trang 17

2.2.3.Các khía cạnh phân tích

Từ khái niệm trên ta có thể đo lường hiệu quả kinh doanh bằng công thức sau:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Dựa vào công thức trên để có thể đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, ta chia các trường hợp sau:

Trường hợp 1: chi phí tăng, có thể chia làm 2 trường hợp.

Doanh thu tăng:

 Tốc độ tăng doanh thu tăng cao hơn mức độ tăng chi phí, trường hợp này chứng tỏ doanh nghiệp có đầu tư chi phí và hiệu quả

 Tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí, trường hợp này chứng tỏ doanh nghiệp có đầu tư nhưng hiệu quả còn thấp

Doanh thu giảm: trường hợp này có thể là trong quá trình sản xuất

kinh doanh phát sinh những chi phí không hợp lý mà doanh nghiệp không kiểm soát được Những chi phí không hợp lý này bao gồm: lãng phí do sản xuất thừa, lãng phí thời gian, lãng phí trong vận chuyển, lãng phí trong quá trình sản xuất, lãng phí trong tồn kho

Trường hợp 2: chi phí giảm Có hai trường hợp:

Doanh thu giảm:

 Tốc độ giảm chi phí cao hơn tốc độ giảm doanh thu Trường hợp này xét về mặt hiệu quả kinh tế doanh nghiệp vẫn đạt được tuy nhiên diễn biến trên đánh giá không tốt bởi vì doanh nghiệp chưa có biện pháp khai thác khả năng tiềm tàn của doanh nghiệp

để nâng cao doanh thu

 Tốc độ giảm chi phí thấp hơn tốc độ giảm doanh thu

Doanh thu tăng: trường hợp này đánh giá tích cực nhất, chứng tỏ xí

nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa áp dụng những biện pháp kỹ thuật

để tăng doanh thu

Qua các trường hợp trên ta thấy, việc giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh

là một vấn đề mang tính quy luật trong quá trình phát triển nền sản xuất hàng hóa dựa vào ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dựa vào trình độ quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao Bên cạnh đó, việc giảm chi phí là biện pháp chủ yếu cơ bản để không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng nguồn vốn tích lũy cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng quy mô sản xuất

Và tất cả chúng ta đều biết trong chi phí bao giờ cũng có phần hợp lý và phần không hợp lý, nó được biểu hiện qua công thức sau :

Hợp lý = 1 - không hợp lý

Trang 18

Từ công thức ta có thể khẳng định được để có thể gia tăng phần hợp lý thì ta phải giảm những phần không hợp lý và chúng tôi đưa ra mô hình phân tích như sau :

Sơ đồ 1 : Mô hình các nhân tố làm phát sinh chi phí

Để có thể cắt giảm những phần chi phí không hợp lý chúng ta cần phải tìm những nhân tố làm phát sinh ra nó từ đó tìm những giải pháp để khắc phục Các nhân

tố đó có thể là: các nhân tố trong sản xuất, các nhân tố trong quản lý và các nhân tố khác

Các nhân tố trong sản xuất : số lượng, chủng loại các thiết bị máy

móc mà doanh nghiệp đang sử dụng, nhiên liệu phục vụ trong sản xuất, số lượng nhân viên chuyên môn đứng máy, vị trí đặt máy, việc bảo trì, kiểm tra máy trước khi sử dụng

Các nhân tố trong quản lý : khả năng tiếp cận thị trường, khả năng

tiếp cận công nghệ thông tin, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý nhân sự, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sáng tạo và khả năng lập phương án kinh doanh của các cán bộ chủ chốt trong công ty

Các nhân tố khác : điều kiện tự nhiên và việc phát triển cơ sở hạ tầng

ở địa bàn của công ty

2.2.4.Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

2.2.4.1.Khái niệm

Biện pháp là hệ thống các chính sách, cũng như các kế hoạch để đạt được những mục tiêu đã được ấn định Các biện pháp không vạch ra một cách chính xác con số cụ thể mà chỉ là phương tiện để hướng dẫn hoạt động vươn tới hiệu quả kinh doanh cao

2.2.4.2.Sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường rất phức tạp và luôn biến động bất thường, nó đòi hỏi các nhà quản lý phải linh hoạt và tỉnh táo trước mọi biến động Việc thiết lập các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý, quá trình hoạt động đi đến mục tiêu, giúp cho các nhà quản trị xem xét và ra quyết định nên

tổ chức như thế nào thì đạt hiệu quả cao nhất

Quá trình kinh doanh luôn luôn diễn ra biến đổi theo các yếu tố môi trường Do đó, các biện pháp giúp các nhà quản trị tìm ra phương pháp tối ưu

Nhân tố quản lý Nhân tố sản xuất

Chi phí không hợp lý

Nhân tố khác

Trang 19

để nắm bắt các cơ hội, sử dụng hiệu quả các cơ hội đó để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, các quá trình thiết lập các kế hoạch không loại trừ việc nhà quản trị dự kiến trước các điều kiện kinh doanh trong tương lai, nên nó có thể giúp các nhà quản trị nắm bắt tốt hơn những cơ hội, giảm bớt những nguy cơ Bên cạnh đó, nó giúp cho họ phản ứng nhanh trước mọi sự cố bất ngờ Thông qua các biện pháp hoạt động, doanh nghiệp có thể cải thiện và củng cố vị trí của mình trên thương trường

Trang 20

3.1.2.Đặc điểm xã hội

Toàn huyện có 139.046 người trong tuổi lao động, chiếm 56,63% dân số Trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 125.102 người chiếm 89,97%, tỷ lệ số người trong tuổi có khả năng lao động đang học, đang làm nội trợ và thất nghiệp chiếm 10,03%, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng còn thấp

Dân tộc chủ yếu là người kinh chiếm 98,96%, số còn lại người Hoa chiếm 0,33%, người Khơme chiếm 0,24%, người Chăm chiếm 0,4% và dân tộc khác chiếm 0,07% Dân số toàn huyện là 245.550 người, huyện mang đậm nét của một vùng tôn giáo, trong đó 56,95% dân số theo đạo Hoà Hảo Các tôn giáo khác: Phật Giáo 31,05%, Công Giáo 0,67%, Tin Lành 0,02%, Hồi Giáo 0,4%, Cao Đài 1,47% và không đạo chiếm 9,43%

Trang 21

3.1.3.Đặc điểm kinh tế

Biểu đồ 1: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn

Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn

1996 1772

1613 1462

1418

112,5 109,9 110,5

103 105,4

0 500

GDP (theo giá hiện hành) Chỉ số phát triển

(Nguồn: niên giám thống kê năm 2004)

Biểu đồ 2: GDP bình quân đầu người/năm

5956 6090 6658

7274 8127

0 2000 4000 6000 8000 10000

2000 2001 2002 2003 2004

GDP bình quân đầu người/năm

1000 đ/người

(Nguồn: niên giám thống kê 2004)

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000-2004 là 8,26% GDP bình quân đầu người 8,127 triệu đồng/người/năm, tăng 36,45% so với năm 2000

Trang 22

Trong năm 2004 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 76.773 ha Trong

đó cây lương thực là 74.111 ha chiếm 96,53%, cây có chất bột là 40 ha chiếm 0,05%, cây rau đậu 1.843 ha chiếm 2,4% và cây công nghiệp hàng năm là 779 ha chiếm 1,01%

Với diện tích gieo trồng như trên thì năm 2004 sản lương toàn huyện đạt được là: cây lương thực có hạt là 488.129,3 tấn, các cây chất bột là 926,6 tấn, cây rau đậu

là 34.708,7 tấn và cây công nghiệp hàng năm là 4.562,8 tấn

3.2.Phân tích thực trạng quản lý, sản xuất và hiệu quả hoạt động của các HTX

NN trên địa bàn huyện Châu Phú

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiện cứu, đánh giá, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX NN và đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong huyện Châu Phú, chúng tôi đã tiến hành điều tra 12/14 HTX NN thuộc 12/16 xã, thị trấn của huyện, 2 HTX không khảo sát là HTX Hiệp Phú thuộc xã Bình Thủy và HTX Thanh Long thuộc xã Thạnh

Mỹ Tây với lý do 2 HTX này không hoạt động Danh sách HTX NN được khảo sát:

Bảng 1: Danh sách các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú

1 HTX Hòa An 2005 Ấp Long An, Xã Ô Long Vĩ

2 HTX Phú Thuận 2002 Ấp Mỹ Hưng, Xã Mỹ Phú

3 HTX Long Phú 2004 Ấp Bình Chiến, Xã Bình Long

4 HTX Hòa Thuận 2002 Ấp Khách Thuận, Xã Khánh Hòa

5 HTX Thành Lợi 2001 Thị trấn Cái Dầu

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Châu Phú)

Nhận thức rõ được tính quy luật, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác đối với việc tăng thu nhập, ổn định sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nên từ

Trang 23

năm 1999 UBND huyện đã xây dựng và vận động mô hình HTX và đến cuối năm

2005 trên địa bàn toàn huyện đã có 14 HTX NN đang hoạt động, cụ thể là:

 Năm 1999, xây dựng một HTX, đó là HTX NN Bình Thành – Xã Bình Mỹ

 Năm 2001, xây dựng hai HTX, đó là HTX NN Thành Lợi - Thị Trấn Cái Dầu và HTX NN Bình Phước 1 – Xã Bình Chánh

 Năm 2002, xây dựng hai HTX, đó là HTX NN Hoà Thuận – Xã Khánh Hoà và HTX NN Phú Thuận – Xã Mỹ Phú

 Năm 2003, xây dựng bốn HTX, đó là HTX NN Hưng Phát – Xã Đào Hữu Cảnh, HTX NN Đức An – Xã Bình Phú, HTX NN Bình Mỹ - Xã Bình

Mỹ và HTX NN Đức Thành – Xã Mỹ Đức

 Năm 2004, xây dựng hai HTX, đó là HTX NN Long Phú – Xã Bình Long

và HTX NN Vĩnh Thạnh – Xã Vĩnh Thạnh Tây

 Năm 2005, xây dựng một HTX, đó là HTX NN Hoà An – Xã Ô Long Vĩ

3.2.1Điều kiện thành lập của các HTX NN huyện Châu Phú.

Theo kết quả điều tra của 12 HTX NN trên địa bàn huyện thì số lượng xã viên của các HTX là 827 Trong đó, HTX có nhiều xã viên nhất là HTX NN Đức Thành (132 xã viên), HTX có ít xã viên nhất là HTX NN Long Phú (20 xã viên) Tính trung bình mỗi HTX có khoảng 69 xã viên Còn xét trên phạm vi cả tỉnh thì mỗi HTX có khoảng 81 xã viên tham gia Qua đó cho thấy số xã viên HTX NN ở Châu Phú chỉ bằng 85,2% so với con số trung bình của tỉnh

Về đối tượng tham gia HTX: xã viên có đất là 662 người (80%), xã viên

không đất là 175 người (20%) Trong đó, xã viên thuộc hộ nghèo là 40 người (5%),

xã viên là cán bộ công nhân viên khoảng 49 người (6%)

Trang 24

Bảng 2: Số lượng xã viên trong các HTX tại Huyện Châu Phú

(Nguồn: điều tra thực tế)

Cơ cấu xã viên có đất và xã viên không có đất sản xuất kể trên là tích cực, vì

nó tạo ra mối quan hệ gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên, đảm bảo tính dân chủ trong việc điều hành sản xuất kinh doanh và việc phân phối lợi tức trong quá trình hoạt động kinh tế của HTX

Trang 25

Bảng 3: Bộ máy quản lý các HTX NN

Chức danh lượng Số

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

Lý luận chính trị Cấp

(Nguồn: điều tra thực tế)

Tuy nhiên, để góp phần nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngủ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ quản lý HTX, thời gian qua huyện đã phối hợp với các cơ quan ban ngành trong tỉnh tổ chức các lớp học như: quản lý, kỹ thuật canh tác, tài chính kế toán, Marketing, kiểm soát, tin học cho các cán bộ chủ chốt của các HTX trong huyện

3.2.3Nguồn vốn và quy mô hoạt động

Bên cạnh công tác quản lý, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX trong huyện là nguồn vốn Tổng nguồn vốn của các HTX

NN ở huyện Châu Phú là 10.884,706 triệu đồng Trong đó vốn huy động của xã viên 4.268,400 triệu đồng, vốn vay 4.391,524 triệu đồng, vốn công trợ 1.497,163 triệu đồng, vốn tham gia đối ứng là 727,619 triệu đồng

Theo số liệu khảo sát 12 HTX trong huyện thì có tổng vốn điều lệ là 5.293,3, vốn thực tế huy động được là 4.093,4, đạt 77,33% so với vốn điều lệ Trong khi đó tỷ

lệ huy động vốn cổ phần so với vốn điều lệ chung cả tỉnh là 78,59% Như vậy, không chỉ về số lượng xã viên tham gia ít hơn, mà cả tỷ lệ huy động vốn cổ phần cũng thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh Đây cũng là một trong những mặt hạn chế cần khắc phục để đưa HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú tiếp tục phát triển

Ngày đăng: 05/04/2013, 10:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Mô hình các nhân tố làm phát sinh chi phí - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Sơ đồ 1 Mô hình các nhân tố làm phát sinh chi phí (Trang 18)
Sơ đồ 1 : Mô hình các nhân tố làm phát sinh chi phí - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Sơ đồ 1 Mô hình các nhân tố làm phát sinh chi phí (Trang 18)
Bảng 1: Danh sách các HTXNN trên địa bàn huyện Châu Phú STT Tên HTX Năm thành lậpĐịa chỉ - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 1 Danh sách các HTXNN trên địa bàn huyện Châu Phú STT Tên HTX Năm thành lậpĐịa chỉ (Trang 22)
Bảng 1: Danh sách các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 1 Danh sách các HTX NN trên địa bàn huyện Châu Phú (Trang 22)
Bảng 2: Số lượng xã viên trong các HTX tại Huyện Châu Phú - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 2 Số lượng xã viên trong các HTX tại Huyện Châu Phú (Trang 24)
Bảng 2: Số lượng xã viên trong các HTX tại Huyện Châu Phú - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 2 Số lượng xã viên trong các HTX tại Huyện Châu Phú (Trang 24)
Bảng 3: Bộ máy quản lý các HTXNN - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 3 Bộ máy quản lý các HTXNN (Trang 25)
Bảng 3: Bộ máy quản lý các HTX NN - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 3 Bộ máy quản lý các HTX NN (Trang 25)
Bảng 4: Nguồn vốn và mô hình hoạt động của các HTXNN huyện Châu Phú - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 4 Nguồn vốn và mô hình hoạt động của các HTXNN huyện Châu Phú (Trang 26)
Bảng 4: Nguồn vốn và mô hình hoạt động của các HTXNN huyện Châu - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 4 Nguồn vốn và mô hình hoạt động của các HTXNN huyện Châu (Trang 26)
Bảng 5: Hiệu quả hoạt động của các HTXNN huyện Châu Phú - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 5 Hiệu quả hoạt động của các HTXNN huyện Châu Phú (Trang 27)
Bảng 5: Hiệu quả hoạt động của các HTXNN huyện Châu Phú - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 5 Hiệu quả hoạt động của các HTXNN huyện Châu Phú (Trang 27)
(Trích báo cáo tình hình hoạt động các HTX huyện Châu Phú trong năm 2005) - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
r ích báo cáo tình hình hoạt động các HTX huyện Châu Phú trong năm 2005) (Trang 28)
 Chưa có loại hình dịch vụ nào mang tính phức tạp nên cũng không cần quan tâm đến vấn đề tiếp cận thị trường. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
h ưa có loại hình dịch vụ nào mang tính phức tạp nên cũng không cần quan tâm đến vấn đề tiếp cận thị trường (Trang 29)
Biểu đồ 7: Tình hình sử dụng máy của các HTX - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
i ểu đồ 7: Tình hình sử dụng máy của các HTX (Trang 34)
Bảng 6: Đánh giá các yếu tố - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 6 Đánh giá các yếu tố (Trang 38)
Bảng 6: Đánh giá các yếu tố - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 6 Đánh giá các yếu tố (Trang 38)
Bảng 7: Tần số xuất hiện - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 7 Tần số xuất hiện (Trang 39)
Bảng 7: Tần số xuất hiện - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
Bảng 7 Tần số xuất hiện (Trang 39)
6. Xin anh/chị vui lòng đánh dấu vào bảng sau: - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bạn huyện châu phú
6. Xin anh/chị vui lòng đánh dấu vào bảng sau: (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w