Trong những năm qua, hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nộiđã đạt được một số kết quả nhất định như tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, gọn nhẹhơn trước; hoạt động trong các ngàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-NGUYỄN THÚY ANH
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC
XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI , NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-NGUYỄN THÚY ANH
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC
XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH,
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Nguyễn Thúy Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân Tôi xin chânthành gửi lời cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn,PGS.TS Phạm Bảo Dương, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triểnnông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thànhluận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể UBND và người dân tại các xã trên địa bànhuyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thuthập tài liệu để nghiên cứu luận văn văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã động viên, khích
lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên
Nguyễn Thúy Anh
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị ix
Danh mục hộp x
Danh mục chữ viết tắt xi
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
5 2.1 Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp 5
2.1.1 Hợp tác xã 5
2.1.2 Hợp tác xã nông nghiệp 7
2.1.3 Tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp 9
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về tổ chức hoạt động của HTXNN 15
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp 16
2.2 Cơ sở thực tiễn về tổ chức hoạt động của HTXNN 19
2.2.1 Tình hình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm 19
Trang 62.2.2 Tình hình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt
Nam và bài học kinh nghiệm 27
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 40
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 41
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 41
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Khát quát thực trạng hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 44
4.2 Thực trạng tổ chức hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh 46
4.2.1 Tổ chức HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh 46
4.2.2 Hoạt động của HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh 59
4.2.3 Đánh giá công tác tổ chức, quản lý và hoạt động của HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh 73
4.2.4 Ưu và nhược điểm trong công tác tổ chức hoạt động của HTXNN và khả năng phát triển loại hình HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh
82 4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh 85
4.3.1 Chính sách của Nhà nước và địa phương về hỗ trợ phát triển HTX 85
4.3.2 Sự quan tâm của chính quyền địa phương 87
4.3.3 Nhu cầu và nhận thức, hiểu biết của người dân về HTXNN 90
4.3.4 Yếu tố cán bộ quản lý HTXNN 93
Trang 74.3.5 Sự phối kết hợp giữa các cấp trong phát triển hợp tác xã 96
Trang 84.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao hiệu
quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn huyện 96
4.4.1 Hoàn thiện, tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX 96
4.4.2 Nâng cao sự quan tâm của CQĐP trong hỗ trợ phát triển HTX 98
4.4.3 Đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất 99
4.4.4 Đổi mới và nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về vai trò, bản chất của HTX 99
4.4.5 Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX100 4.4.6 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX 101
PHẦN V KẾT LUẬN………… ………95
5.1 Kết luận……… 95
5.2 Kiến nghị……… 95
5.2.1 Đối với cấp ủy Đảng, Nhà nước 104
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 104
5.2.3 Đối với các HTX 104
5.2.4 Đối với các hộ nông dân, hộ xã viên 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
2.1 So sánh HTX NN kiểu cũ và HTXNN kiểu mới 12
3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Đông Anh qua 3 năm (2012 - 2014) 35 3.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Đông Anh giai đoạn 2012-2014 37
3.4 Đối tượng và nội dung điều tra về HTXNN 39
3.5 Thông tin số liệu thu thập và nguồn thu thập 40
4.1 Số lượng HTX trước và sau khi có Luật HTX đổi mới 45
4.2 Đánh giá, phân loại HTX theo tiêu chí của Liên minh HTX 45
4.3 Số lượng thành viên trong bộ máy quản lý HTXNN 51
4.4 Số lượng tổ, nhóm dịch vụ của HTXNN 52
4.5 Tình hình vốn sử dụng của các HTXNN năm 2014 55
4.6 Quy mô xã viên và tỷ lệ xã viên sử dụng dịch vụ của HTXNN 56
4.7 Phân công công việc đối với các tổ, nhóm dịch vụ HTXNN 58
4.8 Một số hoạt động dịch vụ của các HTXNN đa ngành 59
4.9 Công tác thủy nông ở các HTXNN đa ngành 61
4.10 Lượng vật tư nông nghiệp cung ứng bình quân/năm của HTX 62
4.11 Hoạt động dịch vụ chuyển giao KHKT của HTX năm 2014 63
4.12 Lượng sản phẩm bao tiêu bình quân/năm của HTX 65
4.13 Tỷ lệ xã viên sử dụng các dịch vụ của HTXNN đa ngành 66
4.14 Lượng nhập giống đầu vào của các HTX đơn ngành 68
4.15 Mức tiêu thụ sản phẩm của các HTX đơn ngành 69
4.16 Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX năm 2014 71
4.17 Hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh 72
4.18 Đánh giá của xã viên về công tác quản lý của HTXNN 73
4.19 Đánh giá của xã viên về mức độ đáp ứng dịch vụ các HTXNN đa ngành 77 4.20 Đánh giá của xã viên về chất lượng quy trình hoạt động các HTXNN đơn ngành 78
4.21 Đánh giá lợi ích mang lại cho xã viên HTX 79
Trang 104.22 Ưu điểm và nhược điểm đối với mỗi loại hình HTXNN 82
4.23 Mức độ ảnh hưởng của các chính sách đối với công tác tổ chức, quản lý và hoạt động của HTXNN 85
4.24 Mối quan hệ trong công tác quản lý của HTX với CQĐP 88
4.25 Nhu cầu của xã viên đối với các hoạt động dịch vụ của HTXNN 91
4.26 Trình độ học vấn, chuyên môn của xã viên HTXNN 92
4.27 Kinh nghiệm trong quản lý của cán bộ HTX 93
4.28 Mức độ quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX 96
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức hợp tác xã nông nghiệp 11
Sơ đồ 2.2 Mô hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới 13
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý HTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh 48
Sơ đồ 4.2 Tổ chức theo các tổ dịch vụ của HTX SX DVNNTH Đông Hội 53
Sơ đồ 4.3 Tổ chức theo các nhóm SX &TT của HTXSX&TTRAT Đạo Đức 54
Sơ đồ 4.4 Quy trình chuỗi giá trị khép kín trong hoạt động của HTX đơn ngành 67
Số đồ thị Tên đồ thị Trang Đồ thị 4.1 Đánh giá lợi ích mang lại cho xã viên HTXNN 80
Đồ thị 4.2 Mức thù lao bình quân của cán bộ HTXNN 95
Trang 12DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang4.1 Ý kiến của xã viên về công tác quản lý của HTXNN 754.2 Ý kiến của cán bộ HTX về quản lý của chính quyền địa phương 904.3 Ý kiến của xã viên về nhận thức đối với HTX 92
Trang 13SX&TT Sản xuất và tiêu thụ
SXKD Sản xuất kinh doanh
TM Thương mại
Trang 14Trong những năm qua, hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội
đã đạt được một số kết quả nhất định như tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, gọn nhẹhơn trước; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đã có chuyển biến và tạo ra bướcphát triển mới; từng HTX có điều lệ phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ riêng.Tình hình tài chính của các HTX cũng đã có sự phân định rõ ràng; thu hút, giảiquyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn xã viên và lao động; thamgia thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp nông thôn và từng bước tham gia các chương trình xã hội hóatrong phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô Hà Nội
Trong xu thế phát triển chung của Hà Nội, thời gian qua, các cấp ủy và chínhquyền huyện Đông Anh đã quan tâm vận động phát triển HTX, đã đẩy mạnh các
Trang 15mặt phối hợp hoạt động với Liên minh HTX Thành phố và Chi cục PTNT Hà Nội.Mặc dù các HTX được huyện đánh giá có đóng góp không nhỏ phát triển kinh tế địabàn, giữ vững vai trò hỗ trợ kinh tế hộ và ổn định đời sống xã hội, nhưng chất lượnghoạt động của các HTX ở Đông Anh chưa thoát khỏi cảnh yếu kém kéo dài Cụ thể,với loại hình phổ biến ở Đông Anh là HTXNN, hầu như các HTX đều đã chuyểnđổi mô hình tổ chức quản lý theo Luật HTX 2003, có bổ sung thêm ngành nghềkinh doanh Nhưng thực tế đến nay, các khâu dịch vụ HTX vẫn mang nặng tínhphục vụ, chủ yếu dịch vụ truyền thống cũ mà chưa bứt phá tìm kiếm dịch vụ có lợinhuận Đa số các HTX "tự" bó hẹp hoạt động trong nông nghiệp Số ít HTX hoạtđộng trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhưng quy mô nhỏ, vốnnghèo
Phân loại HTX nông nghiệp hoạt động ở Đông Anh theo tiêu chí của Liênminh HTX thành phố Hà Nội, hầu hết các HTX đều ở mức khá và trung bình, bêncạnh các HTXNN quy mô toàn xã cung cấp các khâu dịch vụ cho xã viên, điểmsáng đáng kể đó là các HTX chuyên ngành trong từng xã có quy mô nhỏ theo thôn,với số lượng xã viên còn thấp nhưng đã có những đổi mới trong phương thức tổchức, hoạt động nên đạt được những kết quả bước đầu
Từ những vấn đề nêu trên, câu hỏi đặt ra đó là: Thực trạng tổ chức hoạt độngcủa HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện đã thực sự có hiệu quả chưa? Mô hìnhhoạt động của HTXNN đã thực sự thiết thực với nhu cầu của người dân chưa? Cần
có phương thức đổi mới như thế nào để HTX nói chung và HTX nông nghiệp nóiriêng trên địa bàn huyện có thể được mở rộng và phát triển?
Từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội” Đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức, quản lý và hoạt
động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xãnông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh
Trang 161.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trênđịa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địabàn huyện trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức và hoạt động của HTX nôngnghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động củaHTXNN trên địa bàn huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian:
+ Nghiên cứu thực trạng: từ năm 2012 đến năm 2015
+ Phương hướng, giải pháp đến năm 2020
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Hợp tác xã nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng đóng vai trò như thếnào đối với sự phát triển chung của huyện?
Trang 17- Hiện nay, HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện được tổ chức và hoạt động
theo những loại hình nào? Hiệu quả đem lại từ loại hình hoạt động của HTX nôngnghiệp như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của HTX nông nghiệp
tại huyện Đông Anh?
- Để hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệptrên địa bàn huyện Đông Anh cần phải có những giải pháp gì?
Trang 18PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
2.1.1 Hợp tác xã
2.1.1.1 Một số khái niệm về hợp tác xã
Theo Liên minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA):
“HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một
xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” Năm 1995, định nghĩa này được hoàn thiện thông qua tuyên bố: "HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức về tính trung thực, cởi
mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác" Định nghĩa của ICA đề
cập đến yếu tố chính của HTX là tính tự nguyện của các thành viên tham gia HTXthực sự phải hình thành từ sự tin tưởng vào sự giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải dựatrên mệnh lệnh, trên sự cưỡng ép Trong HTX thực sự, xã viên tự nguyện gia nhập
và có quyền tự do rời bỏ HTX Ngược lại, sẽ là những HTX gượng ép
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên
cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác, phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung” Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho rằng: HTX là cơ sở kinh doanh do những người sử dụng
tự làm chủ và tự quản lý, lợi nhuận được chia dựa trên cơ sở của việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ Định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 nguyên tắc chung của HTX, đó là:
xã viên tự làm chủ, tự quản lý và phân chia lợi nhuận theo mức độ sử dụng hàng hóa, dịch vụ của xã viên.
Trang 19Theo Luật HTX được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua năm 2003, "HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra.” Theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể
của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt độngsản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triểnkinh tế
- xã hội của đất nước HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật."
Theo Điều 3 Luật HTX được thông qua năm 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên
cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.” 2.1.2.1 Đặc điểm của hợp tác xã
HTX là tổ chức kinh tế tập thể Các xã viên là chủ của hợp tác xã, toàn quyềnquyết định những vấn đề tổ chức, hoạt động và phân phối lợi ích trong hợp tác xãtrên cơ sở những quy định của Luật Hợp tác xã và những văn bản có liên quan;
- Hợp tác xã có thể được thành lập khi có số lượng xã viên từ 7 trở lên, đượcđăng ký và hoạt động tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm;
- Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanhnghiệp, bình đẳng với các doanh nghiệp khác Hợp tác xã tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và cácnguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã là tổ chức mang tính xã hội, rộng mở cho tất cả những ai
có nguyện vọng trở thành thành viên hợp tác xã Hợp tác xã ra đời dựa trênnguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết, mỗi xã viên có 1 phiếu bầu;
- Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã là mang lại lợi ích vật chất và tinh thầncho tất cả các xã viên, tập thể và cộng đồng; Xã viên có trách nhiệm và nghĩa vụ
Trang 20tuân thủ, thực hiện tốt những quy định trong Điều lệ của hợp tác xã (Cẩm nang hợptác xã năm 2012).
Trang 212.1.2 Hợp tác xã nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm
Theo Nghị định số 43/1997/NĐ-CP của ngày 29/4/1997, tại Điều 1, chương
1 của Điều lệ mẫu HTX Nông nghiệp của Việt Nam đã ghi rõ: “Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do nông dân, hộ gia đình nông dân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”
Như vậy, hợp tác xã nông nghiệp là hợp tác xã hoạt động trong nông nghiệp,được thành lập bới những thể nhân và pháp nhân tự nguyện góp vốn và công sứcnhằm giúp nhau thỏa mãn lợi ích chung trong lĩnh vực nông nghiệp
2.1.2.2 Đặc điểm của hợp tác xã nông nghiệp
- Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp:
+ Được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụnông nghiệp;
+ Là một tổ chức kinh tế của nông dân, có đặc trưng gắn với hộ nông dân
- Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao:
+ HTX nông nghiệp trước hết là để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọngcủa nông dân về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp;
+ Nông dân gia nhập hợp tác xã vì họ cần được hợp tác xã phục vụ, cần hợptác xã trợ giúp những việc mà họ không thể tự làm hoặc làm một mình không có hiệuquả, khắc phục được những nhược điểm và hạn chế khi sản xuất kinh doanh đơn lẻ;
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp của hợp tác xã chỉ làcông cụ nhằm làm tăng thêm lợi ích, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân;
+ Mục tiêu của hợp tác xã là phục vụ nhu cầu, lợi ích chung của xã viên,không phải vì lợi nhuận Như vậy, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác
có tính xã hội sâu sắc, hỗ trợ các hộ nông dân tăng cạnh tranh trong kinh tế thịtrường;
Trang 22+ Hợp tác xã là một tổ chức dân chủ, xã hội cao của nông dân, trong đó cácthành viên được bình đẳng, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư nông nghiệptrong quản lí xã hội, kinh doanh.
Trang 23- Đối tượng tham gia hợp tác xã bao gồm tất cả những người nông dân, hộnông dân và pháp nhân Khi tham gia hợp tác xã, xã viên hợp tác xã bắt buộc phảigóp vốn, còn việc góp sức là tuỳ thuộc vào từng loại hình hợp tác xã, vào yêu cầucủa hợp tác xã và nguyện vọng của xã viên, không bắt buộc xã viên phải góp sức.
- Việc thành lập hợp tác xã dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện xuất phát từnhu cầu, lợi ích chung, các thành viên liên kết lại với nhau để phát huy sức mạnh tậpthể của từng thành viên, cùng giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của từng thànhviên
- Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm trả nợ trong giớihạn vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã tại thời điểmtuyên bố phá sản xã viên cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vivốn góp của mình (Cẩm nang hợp tác xã năm 2012)
2.1.2.3 Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, phong trào hợp tác xã nôngnghiệp trải qua những thăng trầm, nhưng luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triểnnông nghiệp, nông thôn và nông dân, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, hợp tác xã dầnchuyển từ sản xuất tập trung sang mô hình cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra cho bàcon xã viên và có những vai trò sau đây đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân:
- Hợp tác xã nông nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp nhautăng sức cạnh tranh, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật đểphát triển, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, thực hiện tốt vai trò làcầu nối giữa các hộ sản xuất, xã viên với nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước;
- Hợp tác xã nông nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị
kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nôngthôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức vàthực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện việcphổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường đến các xã, thôn;
Trang 24Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
- Hợp tác xã nông nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị
kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nôngthôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến nông, khuyến
Trang 25Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức vàthực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện việcphổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường đến các xã, thôn;
- Hợp tác xã phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giải quyết công
ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho xã viên và người laođộng, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, là tiền đề quan trọng đểthực hiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nông thôn; các hợp tác xã phát huytinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, gópphần làm giảm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ởnông thôn;
- Hợp tác xã nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và pháttriển kết cấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn, cáccông trình phúc lợi xã hội, như nhà mẫu giáo, nhà trẻ, nhà văn hoá, trường học đểphục vụ cho xã viên và cộng đồng dân cư (Cẩm nang hợp tác xã năm 2012)
2.1.3 Tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
Theo quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã nông nghiệp được
tổ chức và hoạt động theo 7 nguyên tắc cơ bản như sau:
a Tự giúp đỡ lẫn nhau; tự chịu trách nhiệm; tự kiểm soát
b Quản lý dân chủ, mỗi thành viên bình đẳng có phiếu bầu như nhau
c Bản chất kép: Thành viên vừa là chủ sở hữu HTX vừa là khách hàng sửdụng sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp của HTX
d Thị trường kép: Thị trường bên ngoài vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩmhàng hóa của chính các thành viên HTX, còn thị trường bên trong là dịch vụ HTXcung cấp cho các thành viên, các thành viên độc lập sản xuất kinh doanh bằng tưliệu sản xuất, đất đai, nhà xưởng, vốn liếng của mình; họ chỉ góp một phần vốnkhông quá 20 % tổng số vốn điều lệ để HTX hoạt động và cung cấp dịch vụ đầu vào
và tiêu thụ đầu ra cho họ
e Sở hữu kép và hạch toán kép: Các thành viên sở hữu tài sản của mình để sảnxuất, kinh doanh đồng thời sở hữu một phần trong tài sản, lợi nhuận của HTX HTXkhi cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thành viên có nhu cầu để trang trải chi phí, duytrì hoạt động cho bộ máy như tiền lương, thù lao của bộ máy quản lý, tiền lương củagiám đốc, phó giám đốc (nếu có) và của người lao động, trích lập các quỹ, phân phối
Trang 26lợi nhuận cho thành viên qua việc sử dụng sản phẩm dịch vụ và vốn góp
Trong khi đó, các thành viên do có tài sản riêng và sản xuất kinh doanh riêngnên phải tự hạch toán, tự mình lời ăn lỗ chịu về hoạt động riêng của mình Có thểxảy ra các trường hợp: HTX và thành viên HTX cùng lãi, cũng lỗ; HTX lãi, thànhviên lỗ; HTX lỗ, thành viên lãi Vì vậy khi đánh giá hiệu quả kinh tế của kinh tế tậpthể phải đánh giá đóng góp của HTX đồng thời đánh giá hiệu quả của kinh tế cá thể,
hộ gia đình tham gia HTX
f Kết nạp rộng rãi thành viên (nguyên tắc mở): Trong Luật HTX năm 2012chỉ quy định HTX thành lập khi có ít nhất 7 thành viên mà không quy định tối đa.Như vậy, tùy theo tình hình và khả năng thực tế mà các HTX có thể mở rộng kết nạpthành viên, tăng lượng vốn góp, mức sử dụng dịch vụ càng lớn và thị trường càng mởrộng
g Quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác
và chăm lo phát triển cộng đồng (Luật Hợp tác xã 2012)
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã nông nghiệp
Theo Luật HTX năm 2012 của Chính phủ, cơ cấu tổ chức hợp tác xã bao gồm:
1/ Đại hội thành viên
- Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của HTX Đại hội thànhviên gồm: Đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường Đại hộithành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu HTX,liên hiệp HTX có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể tổ chức đạihội đại biểu thành viên
2/ Hội đồng quản trị - cơ quan quản lý
Hội đồng quản trị HTX là cơ quan quản lý HTX do hội nghị thành lập hoặcđại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín Hội đồngquản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều
lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người Nhiệm kỳ của hội đồngquản trị HTX do điều lệ HTX quy định, tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm
3/ Giám đốc (tổng giám đốc) – cơ quan điều hành
Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của HTX
4/ Ban kiểm soát, kiểm soát viên
Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt
Trang 27động của HTX theo quy định của pháp luật và điều lệ Ban kiểm soát hoặc kiểm
Trang 28Nh
L
a Nh
La
Nhđộ
Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã nông nghiệp được cụ thể hóa theo sơ đồ sau:
Đại hội xã viên
Xã viên
Ban kiểm soát
Xã viên
Thànhlập/
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức hợp tác xã nông nghiệp
2.1.3.2 Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
Hiện nay, theo Luật Hợp tác xã mới ban hành, các hợp tác xã nông nghiệpthực hiện chuyển đổi hoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu mới có nhiều sự khácbiệt so với hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ Bản thân các hợp tác xã nông nghiệpkiểu cũ trong quá trình tìm kiếm mô hình tổ chức, quản lý và hoạt động cho phùhợp với hoàn cảnh mới nhưng do có nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về
mô hình hợp tác xã kiểu mới, nên quan điểm chỉ đạo cũng như cách thức triển khaithực hiện các mô hình cũng khác nhau, chưa hoàn toàn đúng với các chuẩn mực,bản chất và giá trị cũng như các nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã Về cách thứcquản lý và phương thức tổ chức hoạt động giữa hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xãkiểu mới có nhiều sự đổi mới về nội dung và quy mô thực hiện Cụ thể như sau:
Trang 29Bảng 2.1 So sánh HTX NN kiểu cũ và HTXNN kiểu mới
Trang 30Có thể khái quát mô hình hoạt động HTXNN kiểu mới theo lược đồ như sau:
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thành viên
Góp vốn
HTX chỉ cung cấp cho xã viênhoặc có một phần cung cấp cảcho thị trường bên ngoài xã viênChủ sở hữu Khách
Sơ đồ 2.2 Mô hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
(Nguồn: Cẩm nang hợp tác xã 2012) 2.1.3.3 Các loại hình hợp tác xã nông nghiệp hiện nay
a Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Về mặt hình thức, đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp được tách hẳn đểlàm chức năng dịch vụ nông nghiệp, bao gồm: dịch vụ các yếu tố đầu vào (các HTXcung ứng vật tư), dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp (các HTX làm đất,tưới nước, bảo vệ thực vật,…), dịch vụ quá trình tiếp theo của sản xuất nông nghiệp
Trang 31(các HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm) Về thực chất các HTX loại này được tổchức với mục đích phục vụ cho khâu sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân Vìvậy, sự ra đời của các HTX dịch vụ hoàn toàn xuất phát từ các yêu cầu khách quancủa sản xuất nông nghiệp Trong đó đặc điểm sản xuất của ngành, trình độ sản xuấtcủa các hộ nông dân chi phối một cách trực tiếp nhất.
Mô hình kinh tế hợp tác dưới dạng các HTX dịch vụ là hình thức thích hợp vàphổ biến với đặc điểm ngành nông nghiệp Tuy nhiên, phải tùy theo tính chất củatừng ngành, từng mức độ, yêu cầu của hợp tác và phân công lao động để lựa chọncác hình thức HTX cho thích hợp Mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp cũng đượcphân thành nhiều hình thức: HTX dịch vụ chuyên khâu và HTX dịch vụ tổng hợp
- HTX dịch vụ chuyên khâu là các HTX chỉ thực hiện chức năng dịch vụ mộtkhâu cho sản xuất nông nghiệp Bao gồm:
+ HTX dịch vụ thủy nông
+ HTX dịch vụ điện nông thôn
+ HTX cung ứng vật tư
+ HTX tín dụng nông nghiệp
+ HTX tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…
- HTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện chức năng dịch vụ nhiều khâucho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cả cho đời sống nông dân
b Hợp tác xã vừa dịch vụ vừa kinh doanh tổng hợp hay hợp tác xã đa ngành
Các HTX này được thành lập để phát huy tối đa lợi thế kinh tế theo phạm vihoạt động HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp tăng hiệu quả thông qua việc mởrộng phạm vi hoạt động đa ngành nghề, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khácnhau Mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh này có thể đã được tiến hành ở quy môlớn (để tối đa hóa lợi ích của tăng kinh tế theo quy mô) hoặc cũng có thể mới chỉ ởquy mô nhỏ và trung bình Đối với các HTX này, không chỉ tiến hành hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống mà còn mở rộng sang các lĩnh vựcdịch vụ xã hội, công ích, như trong lĩnh vực y tế, trường học, bảo vệ môi trường,
Trang 32c, Hợp tác xã đơn ngành
Các HTX loại này thường dưới dạng các HTX chuyên môn hóa theo sảnphẩm Đó là các HTX dịch vụ chuyên ngành gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ.Trong đó, trực tiếp sản xuất là hộ nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến vàtiêu thụ sản phẩm Ví dụ: các HTX sản xuất rau, HTX sản xuất sữa, HTX chăn nuôigia súc, gia cầm… Ở Việt Nam, các HTX nông nghiệp trong quá trình chuyển đổitồn tại dưới hình thức này là chủ yếu, bởi vì tính chủ động, độc lập của người dânchưa được xác lập một cách đầy đủ Hiện nay, có rất nhiều HTX mới thành lập vớiquy mô vừa và nhỏ là những HTX chuyên ngành Thành viên tham gia HTX đềusản xuất một loại sản phẩm và tuân thủ một quy trình sản xuất chung Mục đíchhoạt động là tạo ra lãi cho thành viên thông qua việc mở rộng quy mô, giảm giáthành và nâng cao chất lượng sản phẩm (tăng giá bán)
d Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thuần túy
HTX loại này giống như các HTX nông nghiệp ở nước ta trước khi đổi mới.Tức là, những người sản xuất liên kết với nhau ở khâu sinh học của sản xuất nôngnghiệp với mục đích tạo ra quy mô sản xuất thích hợp nhằm chống lại sự chèn épcủa tư thương, tạo những ưu thế mới ở những ngành khó tách riêng như chăn nuôi
- Cơ chế tổ chức quản lý và điều hành của hợp tác xã nông nghiệp
+ Quy mô xã viên tham gia hợp tác xã và mức vốn góp;
+ Quy mô tài sản, vốn, quỹ của HTX;
+ Quản lý tài chính và năng lực điều hành của cán bộ quản lý HTX;
+ Phương thức quản lý và điều hành
+ Tính thực tiễn và phù hợp của cơ chế tổ chức quản lý hợp tác xã nôngnghiệp đối với điều kiện tại địa phương
Trang 33+ Những đổi mới trong cơ chế quản lý, điều hành hợp tác xã nông nghiệp.
So sánh các loại hình tổ chức hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương Đánh giá hiệuquả đem lại từ loại hình tổ chức và lợi ích đem lại cho thành viên hợp tác xã vàngười dân
2.1.4.2 Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
- Nghiên cứu hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương bao gồm:
+ Phương thức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp theo hướng sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, hỗ trợ;
+ Quy mô hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp; sự tham gia của các thànhviên hợp tác xã nông nghiệp vào các hoạt động chủ chốt của hợp tác xã;
+ Sự liên kết hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phầnkinh tế khác; Phân phối thu nhập của hợp tác xã nông nghiệp; sự tham gia của hợptác xã nông nghiệp trong các hoạt động an sinh xã hội; lợi nhuận đem lại từ hoạtđộng của hợp tác xã nông nghiệp
- So sánh phương thức hoạt động của các loại hình hợp tác xã Tính áp dụngthực tế và phù hợp của loại hình hoạt động đối với điều kiện thực tế tại địa phương.Đánh giá mức độ đáp ứng dịch vụ, chất lượng dịch vụ, hiệu quả đem lại từ loại hìnhhoạt động của hợp tác xã đối với sự phát triển của địa phương; lợi ích đem lại chothành viên tham gia hợp tác xã và cộng đồng người dân
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
2.1.5.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách (đặc biệt là Luật HTX)tạo hành lang pháp lý cho hợp tác xã chuyển đổi, xây dựng mới, thực hiện hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo điều kiện liên kết hợp tác với các thànhphần kinh tế khác Nhờ đó, hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức, quản lý của HTX vànâng cao hiệu quả hoạt động của HTX tại địa phương
Chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội là mục tiêu mang tính dàihạn của Đảng, Nhà nước, cũng như những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiếnlược đó; khuyến khích phát triển những chủ thể với đặc trưng góp phần tính cựccùng Nhà nước thực hiện những mục tiêu trong chính sách, chiến lược phát triển
Trang 34Hiện nay, chủ trương, chính sách về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội có ảnh
hưởng mạnh đến yêu cầu phát triển HTX gồm: chiến lược phát triển bền vững vàchương trình xây dựng nông thôn mới Đặc biệt, chủ trương xây dựng nông thônmới đã đặt ra yêu cầu bức thiết cho chính quyền cơ sở trong việc phải phát triểnbằng được HTX
2.1.5.2 Sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương
Sự quan tâm, chỉ đạo chuyển đổi và phát triển HTXNN của chính quyền địaphương có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và nâng caohiệu quả hoạt động của hợp tác xã Việc tuyên truyền giáo dục, tổ chức, cơ chếchính sách, điều hành cụ thể đối với phong trào hợp tác và HTXNN sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phát triển và mở rộng mô hình hoạt động của hợp tác xã nôngnghiệp Sự phối kết hợp giữa các cấp sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý thực hiệnthông thoáng hơn, có nhiều hỗ trợ đến với HTX hơn và góp phần thúc đẩy sự pháttriển của HTX và địa phương
2.1.5.3 Nhu cầu hợp tác và trình độ nhận thức của người dân
- Nhận thức và nhu cầu hợp tác của người dân: Hiện nay đa phần người dânnhận thức về Luật hợp tác xã và mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới vẫn chưathấu đáo và còn hạn chế Các hộ nông dân đa phần chưa có nhu cầu và động lựctham gia hợp tác do lao động trong nông nghiệp dư thừa nhiều, thời gian nông nhànlớn, cộng thêm tâm lý sợ mất tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tâm lý mặc cảm,định kiến và hoài nghi đối với mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ, trong khinguyên tắc tham gia hợp tác xã là tự nguyện, dân chủ, các hộ nông dân chưa thấy rõlợi ích kinh tế nên chưa có động lực tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp,đòi hỏi phải xây dựng có mô hình tổ chức, quản lý hợp tác xã phù hợp với điều kiệncủa địa phương và nhu cầu của cộng đồng người dân để hợp tác xã nông nghiệphoạt động có hiệu quả và thiết thực
2.1.5.4 Năng lực của HTX và cán bộ quản lý HTX
- Nhận thức về việc chuyển đổi hợp tác xã: Sau khi Luật hợp tác xã mới ban
hành, nhiều hợp tác xã đã thực hiện đổi mới về phương thức tổ chức quản lý và hoạt
Trang 35động tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập Hiện nay việc chuyển đổi và thành lập mớihợp tác xã còn mang nặng tính hình thức và và thiếu những mô hình hoạt động cóhiệu quả Một số hợp tác xã nông nghiệp tiến tiến, năng động và kinh doanh có hiệuquả, nhưng đại bộ phận hợp tác xã nông nghiệp còn lại vẫn hoạt động theo nếp cũ,chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế, mà nặng về mặt chính trị - xã hội.
- Vốn hoạt động, cơ sở vật chất của hợp tác xã là một trong những yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trongquá trình chuyển đổi và xây dựng mới Đa phần vốn lưu động của các hợp tác xã hiệnnay thường rất thấp, làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hỗ trợ gặpnhiều khó khăn Dẫn đến hợp tác xã không thể mở rộng mô hình hoạt động, hiệu quảhoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho thành viên hợp tác xã hạn chế.Bên cạnh đó, trong điều kiện mới hiện nay khi hợp tác xã chuyển sang hoạt động gắnvới cơ chế thị trường, thực hiện liên kết ngành, hợp tác liên doanh với các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác rất khó khăn Đối với tài sản cố định saukhi được đánh giá lại từ hợp tác xã cũ chuyển sang hợp tác xã mới, chủ yếu là cáccông trình thủy nông, công trình điện, hệ thống máy móc cũ lạc hậu, xuống cấp ảnhhưởng đến việc mở rộng mô hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
- Cán bộ quản lý, điều hành hoạt động của hợp tác xã: Cơ cấu tổ chức của
đại bộ phận hợp tác xã sau khi chuyển đổi vẫn còn nhiều bất cập so với cơ chế quản
lý mới Sau chuyển đổi, bộ máy quản lý hợp tác xã được tinh giảm gọn nhẹ hơn,nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực
tế, không được đào tạo cơ bản, ít được bồi dưỡng tập huấn Mặt khác năng lực nắmbắt thông tin và khả năng dự báo thị trường, sự nhạy cảm linh hoạt để đáp ứng đượcyêu cầu đa dạng của cơ chế thị trường còn hạn chế Đội ngũ cán bộ quản lý HTXnông nghiệp thường xuyên thay đổi nên họ không yên tâm công tác Thiếu nhữngcán bộ quản lý có năng lực, kinh nghiệm và có tâm huyết vì lợi ích của hợp tác xã (Đặng Ngọc Lợi, 2010)
Trang 362.2 Cơ sở thực tiễn về tổ chức hoạt động của HTXNN
2.2.1 Tình hình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
2.2.1.1 Hợp tác xã nông nghiệp ở Cộng hòa Liên bang Đức
CHLB Đức ngày nay là nước có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới, sau
Mỹ và Nhật Bản Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2007 của Đức đạt khoảng2.300 tỷ Euro (tương đương 3.500 tỷ USD, gấp hơn 50 lần GDP của Việt Nam năm2007) Khoảng 18 triệu ha đất, tương đương với 50% diện tích lãnh thổ của Đức,được sử dụng cho mục đích nông nghiệp Một nửa còn lại là đất đô thị, khu côngnghiệp và đất rừng
Tương tự như Việt Nam, số lượng các HTX nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá caovới 3188 HTX trong tổng số 5324 HTX hiện có, chiếm 60% Tổng doanh thu củatất cả các HTX nông nghiệp và 26 liên hiệp HTX nông nghiệp năm 2007 là hơn38,3 tỷ Euro Các HTX nông nghiệp đã thu hút tổng cộng 2,2 triệu thành viên HTXnông nghiệp của CHLB Đức hoạt động đa dạng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh,dịch vụ khác nhau
Ngoài ra còn có rất nhiều HTX nông nghiệp hoạt động kinh doanh, dịch vụ ởnhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như dịch vụ quản lý chợ, dịch vụ vệ sinh,dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ sấy khô, đóng gói sản phẩm, dịch vụ than, dầuđốt, Trong số các HTX nông nghiệp hiện nay vẫn còn có 214 HTX đang thực hiệnđồng thời hoạt động tiết kiệm-tín dụng nội bộ theo giấy phép của cơ quan chứcnăng ngành ngân hàng Ngoài dịch vụ cung cấp cho thành viên, các HTX nôngnghiệp tạo ra khoảng 150.000 việc làm trực tiếp Tính trung bình mỗi HTX nôngnghiệp sử dụng 46 lao động
Cùng với quá trình công nghiệp hóa toàn diện của nền kinh tế, không chỉ sốlượng HTX nông nghiệp giảm mà số lượng lao động nông nghiệp cũng giảm nhiều.Nếu như năm 1949 nước Đức còn có hơn 4 triệu lao động nông nghiệp tại gần 2triệu hộ nông dân, trang trại nhỏ, thì đến năm 2000 chỉ còn khoảng 220.000 laođộng được tuyển dụng làm cho các doanh nhiệp nông thôn này Nhờ cơ giới hoá, tựđộng hoá rất cao, năng suất lao động nông nghiệp cũng được tăng đáng kể Cách
Trang 37đây 60 năm, một lao động nông nghiệp có thể nuôi được 10 người thì ngày nay con
số đó là 124 người Mặc dù nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong nền kinh tếnhưng với nhiều sản phẩm nông nghiệp ví dụ như sản phẩm thịt, sản phẩm sữa, mức cung vẫn lớn hơn mức cầu tại thị trường nội địa của Đức Vì vậy Đức cũngrất chú trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Giá trị xuất khẩu của sản phẩmnông nghiệp năm qua đạt hơn 3 tỷ Euro Các HTX nông nghiệp của Đức đang nắmthị phần cao đối với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% thị phần sảnphẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượunho
Đặc điểm và kinh nghiệm của các HTX nông nghiệp của CHLB Đức:
Kinh tế HTX của CHLB được coi là một bộ phận quan trọng của thành phầnkinh tế dân doanh Kinh tế nông nghiệp của CHLB Đức theo truyền thống phần lớnvẫn thuộc về cá nhân nông dân, kinh tế hộ và chủ trang trại nhỏ với số lượng khoảnghơn 400.000 đơn vị sản xuất nông nghiệp Không như ở Mỹ hay các nước Tây Âukhác chủ trang trại thường có diện tích canh tác rất lớn, tại Đức có tới trên 90% số hộnông dân hay chủ trang trại nhỏ chỉ có từ 1 đến dưới 50 ha đất nông nghiệp
Các thành viên đồng thời cũng chính là khách hàng chính của các HTX nôngnghiệp cũng như phi nông nghiệp chủ yếu là các cá nhân, hộ nông dân, chủ trangtrại nhỏ HTX nông nghiệp của CHLB Đức không thay thế kinh tế hộ, kinh tế trangtrại hay kinh tế tư của người nông dân HTX nông nghiệp chủ yếu cung cấp cácdịch vụ mang tính hỗ trợ cho các thành viên của mình Đó là các dịch vụ mà tự thânnhững người nông dân, các hộ gia đình, trang trại không thể thực hiện được hoặcphải thực hiện với chí phí cao hơn dịch vụ của HTX, hiệu quả thấp hơn so với sửdụng dịch vụ của HTX
Các dịch vụ của HTX đối với xã viên, thành viên là hỗ trợ mang tính kinh tế,đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp và cả lâu dài cho xã viên Đây chính là lí do để HTXđược thành lập, được duy trì để tồn tại và phát triển Cũng chính vì lợi ích kinh tếthiết thực mà họ được hưởng trực tiếp và lâu dài thông qua các dịch vụ của HTX màcác xã viên tự nguyện tham gia HTX, gắn bó và có trách nhiệm với HTX
Trang 38Thành viên HTX cũng chính là những khách hàng quan trọng nhất của HTX.
Vì vậy bất cứ nhu cầu nào của thành viên được phát sinh là HTX có thể thiết kế sản
Trang 39phẩm nhằm đáp ứng phục vụ Chỉ cần một số lượng tương đối các nhu cầu dịch vụnày là HTX có thể thực hiện với chi phí thấp hơn, hiệu quả hơn, có lợi kinh tếhơn cho thành viên của mình Đây chính là nguyên tắc kinh doanh, cung cấp dịch vụcủa HTX nông nghiệp của CHLB Đức “Lợi thế nhờ qui qui mô, mua bán sỉ tốt hơnmua bán lẻ”.
Trước hết, theo truyền thống, các HTX nông nghiệp của Đức cung cấp cácdịch vụ đầu vào như cung cấp dịch vụ thuỷ nông, điện, cung cấp nguyên vật liệu sảnxuất nông nghiệp như hạt giống, cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức
ăn gia súc Bên cạnh đó là các dịch phục khác như dịch vụ làm đất, cung cấp máynông nghiệp, dụng cụ lao động, vật tư chuồng trại, xăng dầu, chất đốt, Cũngthuộc nhóm dịch vụ đầu vào mà các HTX nông nghiệp cung cấp cho xã viên củamình còn có dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới (cây, congiống mới, kỹ thuật chăm bón, nuôi dưỡng, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, ),dịch vụ nhà kho, dịch vụ bảo quản đông lạnh, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, canh tranh hàng hoá ngày càng gay gắt Các sảnphẩm nông nghiệp của nông dân cũng không là ngoại lệ Và những người nông dân,chủ trang trại rất cần đến các dịch vụ hỗ trợ đầu ra vì đầu ra chính là khó khăn lớnnhất, thách thức lớn nhất của người nông dân trong nền kinh tế thị trường Các HTXnông nghiệp của Đức đã đặc biệt chú ý đến vấn đề này Thực ra đây cũng là tráchnhiệm của HTX vì thành viên có nhu cầu Các dịch vụ đầu ra chính của HTX là hỗtrợ về gia công, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của thành viên với giá tốt nhất,
có lợi nhất cho thành viên Nhiều HTX nông nghiệp đã xây dựng được các xưởng sảnxuất, nhà máy hiện đại để chế biến sản phẩm của nông dân thành các thành phẩm cógiá trị thương mại cao Để có thể hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, các HTX nông nghiệp củaĐức còn rất chú trọng đến phát triển các sản phẩm thành phẩm mới, theo dõi và cungcấp, tư vấn cho thành viên về các thông tin thị trường, giúp cho các sản phẩm củathành viên luôn đựơc đổi mới, định hướng theo nhu cầu của thị trường Từng thànhviên HTX rất khó có thể đầu tư tạo ra một thương hiệu mạnh cho mình Vì vậy cácHTX nông nghiệp đặc biệt chú ý đến chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệumạnh cũng như quảng bá thương hiệu đó vì lợi ích của thành viên
Trang 40Đa số các HTX nông nghiệp ở Đức có số lượng thành viên tương đối lớn,thường chỉ ít hơn số lượng thành viên của các HTX tín dụng Ví dụ HTX chăn nuôichế biến thịt trung bình có từ 70 đến 150 thành viên; HTX chế biến sữa có từ 350đến 400 thành viên; HTX mua bán nông nghiệp có từ 250 đến 500 thành viên; HTXtrồng nho có từ 200 đến 300 thành viên, Nhờ số lượng khá đông thành viên thamgia, một mặt HTX nông nghiệp đã có sẵn các khách hàng truyền thống và chính yếucho mình, mặt khác HTX có thể huy động vốn điều lệ từ số đông thành viên Vớichính sách thành viên và chính sách góp vốn như vậy, các HTX nông nghiệp không
bị áp lực chạy theo lợi nhuận tối đa để chia cổ tức càng cao càng tốt Các HTX cóđiều kiện thực hiện chức năng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tốt nhất, có lợi nhất chothành viên của mình
So với các HTX nông nghiệp Việt Nam, các HTX nông nghiệp Đức không cókhó khăn về đất hay trụ sở Các HTX vì vậy không quá chú trọng đến việc phải muađất hay sở hữu trụ sở riêng Trên cơ sở nguồn đất do HTX quản lý hoặc thuê dài hạncủa xã viên, HTX được chính quyền địa phương cho phép xây dựng bán kiên cố cácnhà kho, cửa hàng, trụ sở của mình khi có nhu cầu cần thiết Hoàn toàn bình đẳngnhư các loại hình doanh nghiệp khác, các HTX nông nghiệp ở Đức có thể vay vốnkhông khó khăn từ các ngân hàng thương mại Họ không nhất thiết phải có hay phải
có đủ tài sản thế chấp mà quan trọng hơn là dự án vay vốn khả thi và HTX có uy tín,hoạt động quản trị, điều hành minh bạch, hiệu quả Theo quy định của Luật HTX Đức, hàng năm các HTX đều được kiểm toán định kỳ do Hiệp hội HTX thực hiện (Nguyễn Minh Tú, 2010)
2.2.1.2 Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liênđoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp; Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tỉnh;Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở Các hợp tác xã nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơnchức năng và đa chức năng Từ năm 1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chứcnăng khá phổ biến Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyếnkhích hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ thành hợp tác xã nông nghiệp lớn,nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa