Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%năm giai đoạn 19982008. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản. Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 1995) và 10% (giai đoạn 1996 2003). Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên đã vượt sản lượng khai thác và đạt 2,1 triệu tấn. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Gần đây, mô hình nuôi cá tra ao đã đạt đến diện tích trên dưới 6.000 ha, với sản lượng xuất khẩu đạt gần 600.000 tấn trong năm 2008 (gấp 3 lần sản lượng tôm xuất khẩu).
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****
Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp bộ
Xác định quy mô tối u của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản trên địa bàn Thanh Hóa
Mó số: B2010 – 06 - 144 Cỏc thành viờn:
1 TS Hoàng Thị Thỳy Nga Thư ký
2 Ths Đoàn Việt Dũng Thành viờn
3 TS Tụ Trung Thành Thành viờn
xác nhận cơ quan quản lý chủ nhiệm đề tài
TS ĐINH THIệN ĐứC
H À NỘI - 2012
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 0
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 8
VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUI MÔ 8
1.1 Cơ sở lý luận về tính kinh tế theo qui mô (Economies of scale) 8
1.1.1 Các khái niệm về tính kinh tế theo qui mô 8
1.1.2 Những yếu tố tác động đến tính kinh tế theo qui mô 10
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính kinh tế theo qui mô 14
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính kinh tế theo qui mô trong các ngành 14
1.2.2 Vấn đề về tính kinh tế theo qui mô của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản 18
1.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH KINH TẾ THEO QUY MÔ NHẰM XÁC ĐỊNH QUY MÔ TỐI ƯU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TẠI THANH HÓA 24
2.1 Tổng quan nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam 24
2.1.1 Nguồn lợi hải sản 24
2.1.2 Nguồn lợi thuỷ sản nội địa 27
2.2 Giới thiệu tổng quan về nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa 29
2.3 Thực trạng phát triển nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa 34
2.3.1 Tình hình chung về phát triển nghề nuôi trồng hải sản 34
2.3.2 Một số yếu tố kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến quy mô nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa 37
2.4 Số liệu và kết quả phân tích 40
2.4.1 Bảng số liệu của trang trại nuôi trồng hải sản Thanh Hóa 40
2.4.2 Phân tích theo hàm sản xuất Cobb-Douglas 41
2.4.3 Phân tích chi phí sản xuất theo quy mô trang trại 43
2.4.4 Phân tích kết quả theo phương pháp DEA 46
2.4.5 Tính toán theo thu nhập của hộ gia đình 48
Trang 32.4.6 Tính toán theo tổng sản lượng trang trại 49
2.5 Đánh giá chung 51
2.5.1 Kết quả đạt được: 51
2.5.2 Khó khăn, tồn tại: 52
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
3.1 Một số dự báo về phát triển nuôi trồng sản đến năm 2020 55
3.2 Quan điểm phát triển 56
3.3 Định hướng phát triển 57
3.4 Giải pháp thực hiện 63
3.4.1 Cần có chiến lược phát triển lâu dài để chủ động nguồn tôm bố mẹ và nâng cao hiệu quả của nghề nuôi tôm Việt Nam Cụ thể là: 63
3.4.2 Cần hoàn thiện qui hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp 64
3.4.3 Xây dựng qui trình nuôi chuẩn 64
3.4.4 Giải pháp về nguồn lực 65
3.4.5 Thức ăn nuôi tôm 67
PHẦN PHỤ LỤC 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp tư nhân và nhà nước ở Thanh Hóa từ 2004-2010
33
Bảng 2: Diện tích và cơ cấu nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tại Thanh Hóa 34
Bảng 3: Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản nuôi trồng tại Thanh Hóa 39
Bảng 4: Tổng mẫu điều tra ở Thanh Hóa trong giai đoạn 2004 - 2010: phân bổ theo giá trị sản xuất 40
Bảng 5: Các số liệu liên quan (theo giá trị bình quân của 170 trang trại trong giai đoạn 2004 và 2010) 41
Bảng 6: Ước lượng kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas 42
Bảng 7: Kết quả ước lượng hàm chi phí bậc ba (Between và GLS) 44
Bảng 8: Các kết quả của hàm bậc ba theo thành phần chi phí 45
Bảng 9: Chỉ số hiệu quả bình quân theo phương pháp DEA 47
Bảng 10: Quy mô hiệu quả và quy mô tối ưu trong nuôi trồng hải sản theo mức độ phân vị tính theo mức năng suất (phương pháp DEA) 47
Bảng 11: Kết quả hồi quy về thu nhập từ trang trại nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa 48
Bảng 12: Xác định sản lượng tối ưu tại các doanh nghiệp nuôi trồng hai sản Thanh Hóa 49
Bảng 13: Năng suất tổng hợp của trang trại nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa 50
Bảng 14: Dự báo nhu cầu giống hải sản Việt Nam 55
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008.Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đónuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa ViệtNam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sảnlượng khai thác thủy sản trên thế giới Cũng trong năm này, Việt Nam xuấtkhẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩuthủy sản
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngànhThuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng.Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng.Sản lượng khai thác hải sản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng nămkhoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003) Tuynhiên, nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khaithác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sảnxuất Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng nuôitrồng thủy sản lần đầu tiên đã vượt sản lượng khai thác và đạt 2,1 triệu tấn.Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đónuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắpmọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt Đếnnăm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt đểnuôi thuỷ sản Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465
ha Gần đây, mô hình nuôi cá tra ao đã đạt đến diện tích trên dưới 6.000 ha,với sản lượng xuất khẩu đạt gần 600.000 tấn trong năm 2008 (gấp 3 lần sảnlượng tôm xuất khẩu)
Trang 6Tôm đông lạnh, cá tra và mực, bạch tuộc đông lạnh là 3 mặt hàng xuấtkhẩu chính của thủy sản Việt Nam trong năm 2008 Trong tổng kim ngạchxuất khẩu hơn 4,5 tỷ USD của ngành thủy sản, tôm đông lạnh đạt hơn 1,5 tỷUSD còn cá tra cũng xấp xỉ 1,5 tỷ USD Hiện nay ngành thủy sản có quan hệthương mại với hơn 100 nước trên thế giới, góp phần mở ra những cònđường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Namhội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việclàm và góp phần xoá đói giảm nghèo Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cungcấp chính đạm động vật cho người dân Việt Nam Năm 2001, mức tiêu thụtrung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, caohơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt heo (17,1 kg/người) và thịt giacầm (3,9 kg/người) Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao độngthời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủysản chủ yếu là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượnglao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo.Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩmchủ yếu do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thếkinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi Riêngtrong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỉ lệ đến 90%
Đối với tỉnh Thanh Hóa, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn thì tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở cả 3 lĩnh vực nướcmặn, lợ, ngọt của tỉnh là 17.730 ha Trong đó nuôi mặn-lợ chiếm 7.700 ha,nuôi nước ngọt 10.030 ha Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chântrắng, cua xanh đối với vùng nuôi mặn lợ Vùng nuôi nước ngọt là đối tượngnuôi cá rô phi đơn tính đực
Trang 7Thông qua nhiều hội thảo, tỉnh Thanh Hóa đã thảo luận và đưa ranhững giải pháp phát triển và xác định được những đối tượng nuôi phù hợpvới từng vùng đất sinh thái khác nhau như: xây dựng các đề án phát triểnnuôi các đối tượng chủ lực; đề án về chuyển đổi vùng sản xuất nông nghiệpkém hiệu quả sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Theo đó, trong năm 2010 sẽ hoàn chỉnh đề án phát triển nuôi một sốđối tượng chủ lực là tôm thẻ chân trắng, tôm sú cùng một số đối tượng nuôinước ngọt khác nhằm tạo sản phẩm hàng hoá an toàn vệ sinh thực phẩm vàmang tính bền vững phù hợp với cơ cấu đối tượng nuôi Đồng thời, đầu tư cơ
sở hạ tầng xây dựng trung tâm giống thuỷ sản có chất lượng, các vùng nuôitôm thẻ chân trắng cần được đầu tư đồng bộ đủ điều kiện nuôi thâm canh vớinăng suất cao, vùng nuôi tôm sú tiếp tục cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng đểphát triển theo hướng bền vững
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Thanh Hóa sẽ xây dựng cơ chế hỗtrợ phát triển các đối tượng nuôi chủ lực bao gồm chính sách giống, đất đai,
hỗ trợ rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; đồng thời tập trung nghiên cứu và tiếpnhận chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống, nuôithương phẩm và quản lý chất lượng giống thuỷ sản
Từ những đặc điểm và vai trò quan trọng kể trên, nhóm tác giả tậptrung phân tích những vấn đề liên quan đến các lý luận về tính kinh tế theoqui mô của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản ở vùng mặn-lợ, sử dụngphương pháp về mặt định lượng để đánh giá tính kinh tế theo qui mô của cácdoanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa giai đoạn 2004-2010 và đưa
ra một số kết luận và kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác đượctính kinh tế theo qui mô tối ưu
Tính kinh tế theo qui mô hay còn gọi là lợi thế kinh tế nhờ qui mô (Economies of scale-EOS) chỉ ra mức độ giữa sự thay đổi của chi phí trung
bình khi có sự thay đổi của sản lượng đầu ra
Trang 8Tính kinh tế theo quy mô là một trong hai nguồn gốc tạo ra lợi ích
thương mại của việc hội nhập (nguồn gốc thứ nhất của lợi ích thương mại
là lợi thế so sánh) Tuy nhiên, theo thời gian, lợi thế so sánh giữa các quốcgia trên thế giới sẽ dần bị biến mất nhưng trao đổi mậu dịch giữa Mỹ,Nhật, và Tây Âu cũng như các quốc gia ở Đông Á và Trung Quốc hiệnnay thì đang càng ngày tăng vọt Nền tảng của ích lợi trao đổi thương mạigiữa các quốc gia này không còn chủ yếu là dựa trên lợi thế so sánh mộtcách đơn thuần Trao đổi hai chiều giữa các quốc gia này bây giờ không
phải mang tính bổ trợ nhau, mà chủ yếu là những hàng hóa tương tự nhau.
Điều đó diễn ra mạnh mẽ vì nguồn lợi thứ hai của trao đổi thương mại
Đó là lợi thế về quy mô của sản xuất công nghiệp lớn (mass production)
Vấn đề là ở chỗ, cả hai sẽ có lợi hơn, nếu từng bên tập trung vào chỉ một
ngách hẹp (niche) mà mỗi hãng đạt được hiệu quả cao nhất về quy mô Cả
hai hãng cùng bán ra những sản phẩm tương tự nhau, nhưng đáp ứng thị hiếucủa những lớp người tiêu dùng khác nhau
Đối với một doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất, tính kinh tế vàphi kinh tế theo qui mô đóng vai trò quan trọng trong các quyết định về sảnxuất dài hạn, cụ thể là xác định hình dạng của các đường tổng chi phí trungbình dài hạn Đây là cơ sở để xác định bài toán của doanh nghiệp là có nêntiếp tục tăng qui mô sản xuất hay không
Các phân tích trên cho thấy, tính kinh tế theo qui mô có ý nghĩa quantrọng bởi vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xác định qui mô tối ưu, sảnlượng và giá bán của một hãng nói riêng và của một ngành nói chung Đặcbiệt khái niệm này có một ứng dụng nhất định đối với các ngành trong nềnkinh tế hội nhập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đặc biệt làngành nuôi trồng hải sản với hoạt động chủ yếu là xuất khẩu và chiếm vị tríquan trọng trong nền kinh tế Việt nam
Từ những phân tích trên, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về các
doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa và chọn đề tài “Xác định quy
Trang 9mô tối ưu của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản trên địa bàn Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Với các lý do và lợi ích của tính kinh tế theo qui mô và các nghiêncứu khác về các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản, đề tài bao gồm các nộidung sau:
Tìm hiểu các phương pháp đo lường tính kinh tế theo qui mô và lựa chọnphương pháp phù hợp với thực trạng các doanh nghiệp nuôi trồng hải sảnhiện nay
Nghiên cứu tổng quan ngành nuôi trồng hải sản và thực trạng tính kinh tếtheo qui mô của một số các doanh nghiệp đó giai đoạn 2004-2010 bằngcác nghiên cứu về mặt định lượng
Xác định các nguyên nhân dẫn đến thực trạng về tính kinh tế theo qui môcủa các nhóm doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa hiện nay
Đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan chính quyền liên quan; kiếnnghị đối với bản thân các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóanhằm khai thác lợi ích của tính kinh tế theo qui mô
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tất cả các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tạiThanh Hóa thuộc các thành phần kinh tế và được chia thành 2 loại hình:
- Loại hình doanh nghiệp lớn (Nuôi công nghiệp)
- Loại hình doanh nghiệp hộ gia đình (tư nhân)
Trong mỗi loại hình, tác giả chia ra thành các nhóm nhỏ như sau:
- Doanh nghiệp có qui mô nhỏ
- Doanh nghiệp có qui mô vừa
- Doanh nghiệp có qui mô lớn
Cách phân loại doanh nghiệp theo qui mô này phụ thuộc vào các tiêu thức sau:
Trang 10- Số lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp, bình quân theo năm
- Qui mô vốn của doanh nghiệp (tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
Trong đề tài này, do đặc trưng của ngành nuôi trồng hải sản chủ yếu làdựa vào điều kiện tự nhiên và khí hậu từng vùng nên vốn không quá lớn nhưcác doanh nghiệp trong các ngành khác do đó các doanh nghiệp được phânloại nhỏ, vừa, lớn theo tiêu chí sau:
- Các doanh nghiệp nhỏ: có vốn < 2 tỉ VND
- Các doanh nghiệp vừa: có vốn từ 2 tỉ đ đến dưới 5 tỉ VND
- Các doanh nghiệp lớn: có vốn > 5 tỉ VND
3 Câu hỏi nghiên cứu
1 Sử dụng phương pháp nào để đánh giá, định vị tính kinh tế theo qui
mô cho các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản?
2 Từ kết quả đánh giá tính kinh tế theo qui mô và phân tích thực trạngcác doanh nghiệp ở Thanh Hóa có thể đưa ra những nguyên nhânriêng biệt nào ảnh hưởng đến mức độ tính kinh tế theo qui mô của cácdoanh nghiệp nuôi trồng hải sản?
3 Xem xét xu thế phát triển của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản tạiThanh Hóa và kết hợp các phân tích trên, có thể đưa ra các giải phápnào cho việc định hướng phát triển nhằm khai thác tính kinh tế theoqui mô?
4 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả áp dụng cách tiếp cận khảo sát có sự tham gia trongtất cả các phương pháp thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu Cácphương pháp nghiên cứu chính bao gồm:
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến chủ đề định điều tra
- Phỏng vấn trực tiếp sử dụng câu hỏi bán cấu trúc
- Gửi phiếu điều tra
- Thăm và quan sát thực địa
Trang 11- Tổng hợp, phân tích dữ liệu từ các cuộc điều tra của Tổng cục thống
kê cũng như điều tra của bản thân tác giả
Tất cả các kết quả trả lời các câu hỏi trong quá trình điều tra được tổnghợp và được xử lý bởi các chương trình của Microsoft Office 2007 bao gồm:
- Loại hình doanh nghiệp
- Quy mô vốn của các doanh nghiệp
- Thông tin về giá trị sản xuất, doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệpgiai đoạn 2004-2010
- Khó khăn của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản hiện nay
- Đánh giá về hiệu quả theo qui mô của các doanh nghiệp nuôi trồng hảisản hiện nay
- Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố tạo nên hiệu quả theo qui mô củacác doanh nghiệp
- Đánh giá về quan điểm giảm các khoản mục chi phí
- Đánh giá về quan điểm thay đổi qui mô nuôi trồng
5 Kết cấu của đề tài
Chương 3: Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUI MÔ
1.1 Cơ sở lý luận về tính kinh tế theo qui mô (Economies of scale)
1.1.1 Các khái niệm về tính kinh tế theo qui mô
Khái niệm tính kinh tế theo qui mô (Economies of Scale) được ReemHeakal định nghĩa như sau: khi hãng sản xuất ngày càng nhiều số lượnghàng hóa hoặc dịch vụ nào đó thì chi phí trung bình cho một đơn vị sảnphẩm càng ngày càng giảm xuống, tức là hãng đạt được hiệu quả kinh tế nhờqui mô Điều này có nghĩa là, khi hãng tăng trưởng và sản xuất nhiều hơn,hãng sẽ có cơ hội tốt để giảm giá Theo lý thuyết này, một ngành có thể cótăng trưởng nếu các hãng trong ngành đạt được tính kinh tế theo qui mô
Tính kinh tế theo qui mô được các nhà Kinh tế học hiểu là nếu mộtdoanh nghiệp tăng qui mô sản xuất sẽ dẫn đến chi phí sản xuất giảm Hay cóthể hiểu một cách khác là % tăng lên trong các yếu tố đầu vào dẫn đến % tăngnhiều hơn trong sản lượng đầu ra
Adam Smith- nhà kinh tế học trong lý thuyết của mình về kinh tế học
là người đầu tiên xác định phân công lao động và chuyên môn hóa cao là haiyếu tố giúp doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô Nếu hai hoạtđộng này được thực hiện, người công nhân sẽ chỉ tập trung vào một côngviệc cụ thể, và theo thời gian họ sẽ có ảnh hưởng học hỏi để hoàn thành côngviệc đó ít thời gian hơn Tức là, theo thời gian, thời gian và tiền bạc được tiếtkiệm khi mức sản lượng sản xuất tăng lên Ông cũng nói rằng, bên cạnh tínhkinh tế theo qui mô còn tồn tại phi tính kinh tế theo qui mô Nó xảy ra khisản lượng tăng nhưng chi phí bình quân cũng tăng theo Điều này thể hiệnhãng họat động không hiệu quả làm cho chi phí bình quân tăng lên
Alfred Marshall cũng là một nhà kinh tế học tiến một bước cao hơnkhi phân biệt sự khác nhau giữa tính kinh tế theo qui mô bên trong và tính
Trang 13kinh tế theo qui mô bên ngoài (internal and external economies of scale) Khimột hãng tăng sản lượng dẫn đến giảm chi phí bình quân, đấy là tính kinh tếtheo qui mô bên trong Tính kinh tế theo qui mô bên ngoài xảy ra bên ngoàihãng, trong một ngành Ví dụ, khi các hãng mở rộng qui mô sản xuất kinhdoanh thì qui mô của ngành cũng sẽ tăng lên Khi qui mô hoạt động củangành tăng lên sẽ tạo ra mạng lưới vận chuyển tốt hơn, dẫn đến giảm chi phícho các công ty đang hoạt động trong ngành, tức là cả ngành đạt được hiệuquả theo qui mô bên ngoài Khi đó, tất cả các hãng trong ngành đều được lợi.
Marshall còn đưa ra nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tính kinh tế theoqui mô ngoài nguyên nhân phân công lao động và chuyên môn hóa sâu Nếumột hãng sản xuất nhiều, họ sẽ mua nhiều yếu tố đầu vào thì sẽ được hưởngchiết khấu, tức là chi phí sản xuất sẽ giảm Hoặc một vài chi phí khác nhưchi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, chi phí về lao động kỹnăng là đắt nhưng nếu sản xuất với qui mô lớn thì có được sự dàn trải chi phídẫn đến chi phí trung bình giảm khi sản xuất nhiều Ngoài ra, nếu có sựchuyên môn hóa người lao động thì cũng có thể có sự chuyên môn hóa máymóc làm cho quá trình khấu hao của máy lâu hơn nên chi phí thấp hơn….khicác hãng trong ngành đạt được các yếu tố này thì sẽ tao ra một tiêu chuẩncho cả ngành, các hãng khác có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý, kinhnghiệm sử dụng đầu vào từ các hãng đi đầu trong ngành, tức là ngành đạtđược hiệu quả theo kinh tế bên ngoài
Marshall cũng đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tính phi kinh tế theoqui mô Đó là do chính sách lao động, chính sách quản lý không tốt, thuê quánhiều lao động Khi qui mô của hãng tăng lên, sự phân tán của hãng càngngày càng lớn làm cho chi phí của hãng càng ngày càng cao
Việc phân loại thành tính kinh tế theo qui mô bên trong hay bên ngoàiđược các tác giả hiểu khác nhau Một số tác giả cho rằng, tính kinh tế theoqui mô bên trong phát sinh trong một ngành thì tính kinh tế theo qui mô bênngoài phát sinh trong phạm vi một khu vực
Trang 14Trong đề tài này, nhóm tác giả theo quan điểm như sau:
- Tính kinh tế theo qui mô hay còn gọi lợi thế kinh tế nhờ qui mô (Economies of scale) chỉ ra mức độ giữa sự thay đổi của chi phí trung bình
của doanh nghiệp khi có sự thay đổi của sản lượng đầu ra
- Tính kinh tế theo qui mô bên trong sẽ phát sinh do các yếu tố thuộc bản thân một doanh nghiệp, còn Tính kinh tế theo qui mô bên ngoài phát
sinh trong phạm vi một ngành- tức là các yếu tố thuộc ngành và tất cả cácdoanh nghiệp trong ngành đều được hưởng lợi từ các yếu tố đó
- Tính kinh tế theo qui mô bên trong bao gồm 2 loại:
o Thứ nhất là xảy ra khi chi phí sản xuất trung bình của sản phẩm giảmxuống nếu số lượng sản phẩm đó tăng lên Điều này dẫn đến sự vận độngxuống dưới dọc theo đường chi phí trung bình do sản lượng tăng ở 1 thờiđiểm nào đó
o Thứ hai là xảy ra khi chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống nếu
số lượng sản phẩm tích lũy tăng lên - được gọi là ảnh hưởng của đường congkinh nghiệm Điều này dẫn đến sự dịch chuyển của toàn bộ đường chi phítrung bình xuống phía dưới
- Tính kinh tế theo qui mô bên ngoài là chi phí trung bình của 1 hãng
sẽ giảm xuống khi sản lượng của cả ngành tăng lên (không có sản lượng củahãng đang xét)
1.1.2 Những yếu tố tác động đến tính kinh tế theo qui mô
1.1.2.1 Những yếu tố tác động đến tính kinh tế theo qui mô bên trong
Khả năng dàn trải của chi phí cố định cho một khối lượng sản xuấtlớn hơn: các chi phí cố định là những chi phí mà hãng phải chịu để sản xuấtsản phẩm bất kể ở mức sản lượng nào Những chi phí này bao gồm chi phímua máy móc, chi phí lắp đặt máy móc cho các công đoạn sản xuất riêngbiệt và những chi phí cho quảng cáo, nghiên cứu và phát triển Việc dàn trảichi phí cố định cho một khối lượng đầu ra lớn hơn dẫn đến chi phí trung bìnhcủa một doanh nghiệp sẽ giảm xuống
Trang 15 Chuyên môn hóa và phân công lao động
Trong các doanh nghiệp lớn, các công nhân thường được phân cônglàm một công đoạn cụ thể trong dây chuyền sản xuất Sự chuyên môn hóadẫn đến một cá nhân trở nên thành thục hơn khi làm công việc cụ thể của họ,năng suất của mỗi người sẽ tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất thấp hơn
Tính kinh tế theo phạm vi (Economies of Scope)
Tính kinh tế theo phạm vi xuất hiện khi cùng một khoản đầu tư có thể
hỗ trợ cho nhiều hoạt động sản xuất khác nhau mà nếu gộp chung lại thì íttốn kém hơn so với từng hoạt động riêng lẻ Đây là học thuyết kinh tế phátbiểu rằng chi phí sản xuất trung bình sẽ giảm khi doanh nghiệp mở rộngchủng loại hàng hóa mà nó sản xuất ra Doanh nghiệp thông thường sẽ mởrộng dây chuyền sản xuất đối với những sản phẩm có liên quan, tận dụng hệthống phân phối và marketing sẵn có Vậy khi đạt được tính kinh tế theophạm vi đồng nghĩa với hãng sẽ sản xuất mỗi loại sản phẩm nhiều hơn và chiphí trung bình cho mỗi loại sản phẩm lại ít hơn so với trước đây
Mối quan hệ sản xuất kỹ thuật:
Một số doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất lớn Nếu họ sản xuất ít,chưa khai thác hết công suất của dây chuyền thì sẽ không có hiệu quả Tuynhiên, khi tăng sản lượng, họ khai thác hết công suất của máy móc dẫn đếnchi phí sản xuất trung bình sẽ giảm
Chi phí các yếu tố đầu vào thấp : khi một doanh nghiệp mua các đầu
vào trung gian ở một nhà cung cấp với số lượng lớn, doanh nghiệp sẽ đượcchiết khấu tức là chi phí đầu vào thấp Ngoài ra, chi phí vận tải và bao góicũng sẽ giảm xuống vì đều cùng một lần vận chuyển
Các chi phí liên quan khác : Một số các yếu tố đầu vào khác như chiphí nghiên cứu và phát triển, các chi phí về các chuyên gia là rất cao Tuynhiên khi sản xuất nhiều thì các chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm dườngnhư được dàn trải ra cho nên lại có xu hướng giảm Vì vậy nếu một công tyđịnh tăng đầu tư vào máy móc thiết bị để tăng hiệu quả sản xuất, công ty đó
Trang 16nên tăng sản xuất để bù đắp phần tăng lên về khoản đầu tư cải tiến công nghệnày và do đó chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm sản xuất sẽ giảm.
Ảnh hưởng của kinh nghiệm : Nếu quy mô sản xuất tăng lên, ở một sốhãng, chi phí sản xuất trung bình dài hạn có thể giảm theo thời gian do côngnhân và Ban giám đốc tiếp thu được thông tin công nghệ mới khi họ có kinhnghiệm hơn trong công việc của mình
Do đội ngũ quản lý và công nhân có thêm kinh nghiệm sản xuất, chiphí cận biên và chi phí trung bình của hãng giảm vì bốn lý do sau:
- Một là trong một thời gian ngắn ban đầu khi mới vào làm việc, nhữngngười lao động thường mất nhiều thời gian hơn để hòan thành mộtcông việc định trước Khi họ thạo việc hơn, tốc độ làm việc của họtăng lên
- Hai là, những người quản lý học được cách lập kế hoạch quá trình sảnxuất một cách hiệu quả hơn, từ việc cung ứng nguyên vật liệu tới việc
tổ chức bản thân để họat động sản xuất
- Ba là, các kỹ sư, những người ban đầu hết sức thận trọng trong việcthiết kế các sản phẩm của họ, có thể thu được đủ kinh nghiệm để chophép có một số điều chỉnh trong thiết kế, sao cho tiết kiệm được chiphí mà không tăng lượng phế phẩm
- Bốn là, những người cung ứng nguyên vật liệu có thể học được cáchlàm thế nào cung ứng những nguyên liệu mà hãng đòi hỏi một cáchhiệu quả hơn và có thể chuyển cho hãng một phần lợi thế ấy dướihình thức giá nguyên liệu rẻ hơn…
1.1.2.2 Những yếu tố tác động đến tính kinh tế theo qui mô bên ngoài
Tính kinh tế theo qui mô của 1 ngành cũng có thể nảy sinh từ các yếu
tố như trên nhưng với cách hiểu là phạm vi địa lý của doanh nghiệp rộng hơn
so với trước đây Vì vậy, các doanh nghiệp trong 1 ngành trên cùng 1 địa bàn
sẽ có lợi từ chi phí vận chuyển thấp hơn và lực lượng lao động có kỹ nănghơn Ngoài ra, các ngành công nghiệp phụ trợ theo đó cũng sẽ có cơ hội pháttriển mạnh hơn
Trang 17Nguyên nhân khác dẫn đến đạt tính kinh tế theo qui mô bên ngoài khimột ngành tăng sản lượng thì các nhà cung ứng đầu vào sẽ có xu hướng giảmchi phí khi cung ứng các yếu tố đầu vào đó cho tất cả các doanh nghiệp trongvùng Ngoài ra, khi ngành tăng sản lượng làm cho chi phí vận chuyển và chiphí Marketing giảm xuống cho tất cả các doanh nghiệp vì người tiêu dùng vàcác nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển tăng nhận thức về sản phẩm của ngành.
Lý do khác giúp doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô bên ngoàikhi một doanh nghiệp ở gần các doanh nghiệp khác bởi vì họ có thể có sựhợp nhất giữa các doanh nghiệp về sản xuất, mua nguyên vật liệu hay bánsản phẩm, cơ sở vật chất, sự hiểu biết và sử dụng công nghệ sẽ dẫn đến chiphí của mỗi doanh nghiệp sẽ giảm
Tính kinh tế theo qui mô của 1 ngành cũng có thể đạt được từ việcchia sẻ với nhau các chi phí liên quan đến việc sử dụng chuyên gia, cáchiểu biết về công nghệ và tận dụng các nguồn mua để cải tiến công nghệcủa từng doanh nghiệp trong cùng ngành
1.1.2.3 Những yếu tố dẫn đến doanh nghiệp không đạt tính kinh tế theo qui mô
Tuy nhiên doanh nghiệp có thể không đạt được tính kinh tế theo qui
mô (hay còn gọi là tính phi kinh tế theo qui mô) do các chính sách sử dụnglao động và đội ngũ quản lý không hiệu quả, mạng lưới giao thông càngngày càng quá tải Thêm vào đó, doanh nghiệp phải phân phối sản phẩm của
nó đến các nơi với đường đi khó khăn hơn Điều này làm cho phí trung bình
sẽ tăng lên khi tăng qui mô, tức là tính phi kinh tế theo qui mô xuất hiện
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tính phi kinh tế theo qui mô
do vị trí địa lý của doanh nghiệp đang kinh doanh Nếu một doanh nghiệpchỉ có nhà máy sản xuất ở một tỉnh trong khi nguồn nguyên vật liệu ở rất xathì khi sản lượng tăng chi phí vận chuyển có thể sẽ nhiều lên làm tăng chiphí sản xuất
Nguyên nhân khác nữa là do yếu tố quản lý: khi doanh nghiệp sảnxuất ở mức sản lượng cao hơn nó sẽ trở thành một tổ chức lớn hơn và “tìnhtrạng không kiểm soát nổi” chắc chắn sẽ xảy ra
Trang 181.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính kinh tế theo qui mô
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tính kinh tế theo qui mô trong các ngành
Adam Smith - nhà kinh tế học trong lý thuyết của mình về kinh tế học
là người đầu tiên xác định phân công lao động và chuyên môn hóa cao là haiyếu tố giúp doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô
Tiếp sau quan điểm của Adam Smith, Alfred Marshall, tiến mộtbước cao hơn khi phân biệt sự khác nhau giữa tính kinh tế theo qui môbên trong và bên ngoài (internal and external economies of scale) Khimột hãng tăng sản lượng dẫn đến giảm chi phí trung bình, đấy là hiệu quảkinh tế nội bộ Hiệu quả kinh tế bên ngoài xảy ra bên ngoài hãng, trongmột ngành Ông cũng đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tính kinh tế theoqui mô và phi tính kinh tế theo qui mô
Như vậy dẫn đến một câu hỏi liệu qui mô lớn có thực sự là tốt cho các doanh nghiệp hay không? Trên thế giới vẫn luôn có sự tranh luận lớn về ảnh
hưởng của việc mở rộng qui mô kinh doanh, thương mại quốc tế và toàn cầuhóa nền kinh tế nhằm tìm kiếm tính kinh tế theo qui mô Những người khôngủng hộ việc toàn cầu hóa đã nói rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ không cònnữa khi toàn cầu hóa, đồng thời môi trường cũng bị ảnh hưởng, các quốc giaphát triển sẽ không tăng trưởng nữa và lực lượng lao động sẽ không còn có
sự sáng tạo trong công việc Khi qui mô kinh doanh tăng lên, cân bằng giữacung và cầu sẽ yếu đi, đẩy các doanh nghiệp xa rời việc đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng Và người ta còn e ngại rằng, cạnh tranh giữa các doanhnghiệp sẽ biến mất khi các công ty lớn sát nhập với nhau Lúc đó, họ khôngcòn quan tâm đến khách hàng khi xác định giá bán nữa
Cuối năm 1980, Paul Krugman đã xuất bản cuốn “Scale Economies, Product Differentiation, and the Pattern of Trade” xuất bản bởi Hiệp hội
kinh tế Mỹ (American Economic Association ) Cuốn sách này đề cập đến
3 yếu tố làm thay đổi chi phí sản xuất sản phẩm và tạo lợi thế cho các
Trang 19doanh nghiệp bao gồm tính kinh tế theo qui mô, sự khác biệt sản phẩm vàcác kênh phân phối sản phẩm
Năm 1997, Karsten Junius- Kiev Institute of World Economics- Đứctiến hành một nghiên cứu về tính kinh tế theo qui mô để tìm ra các yếu tốảnh hưởng đến tính kinh tế theo qui mô bên trong và bên ngoài dựa trên cácnghiên cứu đã có về chủ đề này trên thế giới Kết quả là khi qui mô thay đổithì tính kinh tế theo qui mô sẽ khác nhau Các yếu tố tác động đến tính kinh
tế theo qui mô bên trong bao gồm sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ,ảnh hưởng học hỏi và đường cong kinh nghiệm Các yếu tố tác động đếnhiệu quả theo qui mô bên ngoài bao gồm vị trí địa lý, sự chia sẻ các nguồnlực đầu vào của các DN trong cùng khu vực địa lý
Năm 2001, Russell Rhine giáo sư của Trường cao đẳng St.Mary của
Maryland, USA đề cập đến vấn đề này trong cuốn “Tính kinh tế theo qui mô
và sử dụng vốn tối ưu trong sản xuất điện và hạt nhân” Cuốn sách này kiểm
tra tính kinh tế theo qui mô có tồn tại trong ngành sản xuất điện và hạt nhânhay không với số liệu 5 năm Bởi vì ngành điện được cấp quá nhiều vốn nên
mô hình tối thiểu hóa chi phí không áp dụng được, vì vậy ông đưa ra hàmsản xuất chi phí biến đổi chứ không phải hàm sản xuất với tổng chi phí Tínhkinh tế theo qui mô cũng xuất hiện theo biến về chi phí biến đổi Các bằngchứng cho thấy các ngành này hoạt động ở phần dốc xuống của đường chiphí trung bình dài hạn, có nghĩa là ngành đạt được tính kinh tế theo qui mô
Năm 2005, Johannes Sauer , một giáo sư thuộc “Trung tâm nghiêncứu và phát triển, thuộc Trường Đại học Bon (Đức), đã tiến hành một nghiên
cứu về nguồn lực nước của Đức với tiêu đề “Tính kinh tế theo qui mô và qui
mô tối ưu trong việc cung cấp nước nông thôn (Economies of scale and firm size optimum in rural water supply)” Nghiên cứu này tập trung vào việc mô
hình hóa và phân tích cơ cấu chi phí của các công ty cung cấp nước Mộtbiểu số liệu giữa các công ty trong khu vực cung cấp nước nông thôn vùngTây và Đông đức đã được tác giả nghiên cứu và phân tích bằng mô hình
Trang 20SGM do McFadden đưa ra Kết quả là không công ty được nghiên cứu nàođạt được hiệu suất không đổi theo qui mô Qui mô tối ưu của các công tyđược nghiên cứu gấp 3 lần so với qui mô hiện tại của nó Những nghiên cứunày đã đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng các quản lý bằng hànhchính của Chính phủ Đức trong ngành này đã không tạo ra hoạt động hiệuquả cho các doanh nghiệp Vì vậy, chính phủ cần phải điều chỉnh chính sách
để giúp các doanh nghiệp trong ngành này đạt được tính kinh tế theo qui mô
Khái niệm về tính kinh tế theo qui mô không chỉ tồn tại ở Châu Âu vàChâu Mỹ mà còn lan sang Châu Á Năm 2004, trong ngành Công nghệ thôngtin ở Ấn Độ, một trong những nền kinh tế phát triển sớm ở Châu Á, các công
ty đã nhanh chóng đạt được tính kinh tế theo qui mô nhằm giảm bớt áp lực
từ nhu cầu tăng lương cho nhân viên Chính vì vậy, nhiều công ty trong đó
có Sierra Atlantic, một công ty phát triển các phần mềm ứng dụng dựa vàoSillicon Valley đã nhanh chóng lựa chọn những chiến lược dài hạn mở rộngqui mô công ty để tìm cách đạt được tính kinh tế theo qui mô
Còn ở Việt nam, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này như
“Diễn đàn phát triển Việt nam” năm 2004, cụ thể trong lĩnh vực sữa và
nghiên cứu này cũng cho thấy, ngành sữa cũng tìm thấy tính kinh tế theo qui
mô khi qui mô sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành tăng lên
Năm 2003, PGS TS Nguyễn Khắc Minh , cựu giảng viên Khoa Kinh
tế học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã nghiên cứu một đề tài cấp
Bộ có liên quan với vấn đề về hiệu quả theo qui mô và có liên quan đến
ngành Dệt may, đó là “Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất để xác định ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế của một
số ngành sản xuất của Việt nam” Cụ thể, Giáo sư nghiên cứu thực trạng
ngành Công nghiệp Thành phố Hà Nội giai đoạn 1990-2003 với 3 khu vực:Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ cũng như 5 ngành kinh tế trọng điểmcủa Hà nội là Điện, điện tử, Cơ kim khí, Chế biến thực phẩm, May và Dagiầy Đến 2006, nghiên cứu này hoàn thành và có ứng dụng trong các ngành
Trang 21đã nêu trên ở địa bàn Hà Nội Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề nếu côngnghệ được cải tiến, năng suất lao động sẽ tăng lên dẫn đến chi phí sản xuấtthấp hơn nhưng không khẳng định việc doanh nghiệp có mở rộng qui mô sảnxuất hay không.
Gần đây nhất, tháng 10/2008, Stockhom viện khoa học hoàng giaThụy Điển đã quyết định trao giải The Sveriges Riksbank kinh tế - AlfredNobel 2008 cho Paul Krugman , giáo sư kinh tế và kinh doanh quốc tế củatrường đại học Princeton, Hoa Kì vì những phân tích của ông về các mô hìnhthương mại và địa điểm của các hoạt động kinh tế
Cách tiếp cận của Krugman dựa trên giả thuyết là nhiều hàng hóa vàdịch vụ có thể được sản xuất ra với chi phí rẻ hơn nếu sản xuất hàng loạt,một khái niệm cơ sở phổ biến được biết đến là tính kinh tế theo quy mô.Trong khi đó người tiêu dùng lại cầu nhiều loại hàng hóa đa dạng Do đó sảnxuất theo quy mô nhỏ cho một thị trường địa phương được thay thế bởi sảnxuất quy mô lớn cho thị trường thế giới, nơi mà các hãng sản xuất có cùngmặt hàng tương tự sẽ cạnh tranh với nhau
Các học thuyết thương mại truyền thống cho rằng các nước trên thếgiới có đặc điểm khác nhau và giải thích tại sao một số nước xuất khẩu cácsản phẩm nông nghiệp trong khi các nước khác lại xuất khẩu sản phẩm côngnghiệp Giả thuyết mới của ông đã làm sáng tỏ tại sao thị trường thương mạiquốc tế lại bị xâm chiếm bởi các nước không chỉ có điều kiện giống nhau màcòn mua bán sản phẩm tương tự nhau - chẳng hạn một nước như Thụy Điểnvừa nhập khẩu nhưng cũng vừa xuất khẩu xe hơi Kiểu mậu dịch này chophép sản xuất chuyên môn hóa và quy mô hóa, hạ thấp giá cả và cung cấpnhiều mặt hàng đa dạng hơn
Tính kinh tế theo quy mô và chi phí vận chuyển giảm cũng giúp chúng
ta lý giải tại sao ngày càng nhiều người dân trên thế giới sống ở các thànhphố và tại sao các hoạt động kinh tế tương tự nhau lại tập trung tai cùng địađiểm Chi phí chuyên chở thấp hơn có thể là động lực mở đầu cho một quá
Trang 22trình tự cường nhờ đó lượng dân số đô thị đang tăng lên có thể làm tăng hoạtđộng sản xuất quy mô lớn, mức tiền lương thực tế cao hơn và cung hàng hóa
đa dạng hơn Ngược lại, điều này sẽ kích thích nhập cư vào các thành phố.Những giả thuyết của Krugman đã cho thấy tác động của các quá trình này làcác vùng trên thế giới sẽ phân chia thành trung tâm đô thị công nghệ cao vàcác vùng ngoại biên kém phát triển
1.2.2 Vấn đề về tính kinh tế theo qui mô của các doanh nghiệp nuôi trồng hải sản
Nhiều tranh cãi liên quan đến bản chất tính kinh tế theo quy mô, cấutrúc tối ưu và quy mô tối ưu trong nông nghiệp đã tồn tại từ lâu trong kinh tếnông nghiệp Hiện tại vấn đề này được đề cập lại về nhận thức trong chuyểndịch nền kinh tế theo hướng cùng tồn tại quy mô lớn (thường là các doanhnghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã) và quy mô nhỏ (xuất hiện sau cải cáchruộng đất và sự phát triển kinh tế hộ cá thể) Nghiên cứu đánh giá quy môcủa các hộ theo 4 cách tiếp cận: ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas,quan sát các chi phí sản xuất hải sản theo quy mô nuôi trồng, ước lượng hàmchi phí bậc hai và áp dụng phương pháp DEA (phương pháp bao dữ liệu).Điểm chính của đề tài được thể hiện trong các nghiên cứu, tính kinh tế theoquy mô phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng Giả thiết về quy môkhông đổi không bị loại trừ trong một số kết quả Các kết quả khác cũng thểhiện những hoạt động tốt nhất mà các hộ gia đình đạt được ở quy mô vừa.Cấu trúc nuôi trồng của các hộ gia đình và hợp tác xã ở Việt Nam phụ thuộcvào nhiều yếu tố Với những ứng dụng của CAP mới, sự khởi đầu của thanhtoán tách riêng có thể làm hạn chế quan điểm cấu trúc hợp tác xã thông qua
việc khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình
Có rất nhiều học thuyết liên quan đến vấn đề về tính kinh tế theo quy
mô trong nông nghiệp Những ước lượng kinh tế lượng đầu tiên đã được xâydựng trong những năm 50 của thế kỷ thứ 20 dưới dạng hàm chi phí bậc hai(Heady và cộng sự, 1956) hoặc dưới dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas Theo
Trang 23quan điểm của Chavas (2001) về hàm chi phí, những nghiên cứu chính đềuhướng tới việc ước lượng đường chi phí bình quân dưới dạng chữ L chứkhông phải dạng chữ U như thường được đề cập trong lý thuyết chung Cácchi phí bình quân thường giảm trong giai đoạn đầu trong quá trình sản xuất
và sau đó sẽ không thay đổi khi quy mô ổn định: Đường chi phí bình quângiảm trong giai đoạn đầu được giải thích là do dư thừa lao động trong diệntích sử dụng nhỏ nhất nên lao động được thể hiện như chi phí cố định
Việc ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas thường dẫn đến hiệu suấttăng theo quy mô nhưng theo Kislev và Petterson (1996) thì điều đó khôngchứng minh tính kinh tế theo quy mô và có thể phản ánh tính phi hiệu quảcủa quy mô nhỏ như nó thể hiện trong các hàm chi phí
Cùng với sự phát triển của cơ sở dữ liệu, những nghiên cứu gần đâyđưa ra tính hiệu quả của trang trại và tính kinh tế theo quy mô cùng songsong tồn tại Cách tiếp cận toán học đã ước lượng các hàm giới hạn khảnăng sản xuất dựa trên quan điểm mô hình của Cobb-Douglas hoặc các môhình khác linh hoạt hơn như dạng hàm Logarit Một hạn chế của các nghiêncứu này là thường loại trừ lao động do sự thay đổi của lao động không đáng
kể tại mỗi mức sản lượng và thường cho là cố định (Ahmad và Ureta, 1995, Alvarez và Arias, 2004) Tuy nhiên, những trở ngại trong việcước lượng tính kinh tế và phi kinh tế theo quy mô, việc cải thiện năng suấtlao động xuất hiện trong những nghiên cứu của kinh tế học vi mô đã đượccoi như nguyên lý xác định những nhân tố làm tăng trưởng năng suất trongnông nghiệp
Bravo-Những phê phán trong cách tiếp cận toán học là xác định dạng hàm cụthể cho mô hình công nghệ Giả thiết này được thể hiện trong cách tiếp cậnphi tham số dựa trên phương pháp bao dữ liệu (DEA - Data EnvelopmentAnalysis) và ngày nay phương pháp này được sử dụng ngày càng nhiều.Cách tiếp cận này có thể áp dụng cho nhiều sản phẩm đầu ra và nhiều nhân
Trang 24tố, có thể phân tích thống kê hiệu quả của trang trại theo hiệu quả kỹ thuật(1)
và hiệu quả theo quy mô và có thể có khả năng áp dụng cho quy mô tối ưucho từng trang trại Phương pháp DEA có một số lợi thế sau: (i) DEA sửdụng quy hoạch tuyến tính trong ước lượng và không yêu cầu dạng hàm sảnxuất cụ thể (Seiford và Thrall, 1990); (ii) DEA có thể dùng trong trường hợp
có nhiều đầu ra và nhiều đầu vào; và (iii) DEA có thể phân tách hiệu quả kỹthuật thành hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô
Những lưu ý mới nhất là so sánh hai phương pháp đánh giá quy môlớn và quy mô nhỏ ở Mỹ (Paul và các cộng sự, 2004) Bên cạnh những đặcthù của mỗi phương pháp, các lưu ý trên quan tâm đến kết quả của sự pháttriển cấu trúc nông nghiệp ở Mỹ Đây là xu hướng trong việc thiết lập tậpđoàn nông nghiệp ở Mỹ và lập luận rằng quy mô lớn sẽ tốt hơn quy mô nhỏ.Tác giả cũng đề cập đến khả năng tồn tại loại hình quy mô nhỏ
Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, câu hỏi đặt ra có khi ngược lại: nóliên quan đến tương lai của hợp tác xã Do đó, Ngân hàng thế giới (1998)phát hiện thêm những ưu thế tốt hơn trong trang trại của hộ gia đình so vớitrang trại quy mô lớn của hợp tác xã Minh chứng rõ nhất là những nghiêncứu được đúc kết trong nghiên cứu 6 quốc gia thuộc liên minh châu Âu(Gorton và Davidova, 2004) đã làm rõ hơn kết luận trên Các nghiên cứu nàyphụ thuộc vào các phương pháp khác nhau, nhưng hầu hết là cách tiếp cậntheo DEA Trong đề tài này, nghiên cứu tham số đã đưa ra quá nhiều giảđịnh về công nghệ và đó là tại sao cách tiếp cận DEA được sử dụng nhiềuhơn Các nghiên cứu thực nghiệm đó kết luận rằng mối liên hệ giữa quy mô
và hiệu quả không rõ ràng: nó phụ thuộc vào từng quốc gia và sự chuyênmôn hóa trong nông nghiệp
1.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này dựa trên bốn phương pháp để đo lường mối quan hệgiữa quy mô nuôi trồng và hiệu suất của chúng
1 () Khi giá đầu vào và đầu ra đã biết thì có thể phân tách được hiệu quả phân bổ.
Trang 25Cách tiếp cận đầu tiên là ước lượng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas.Sản lượng (Y) được xác định theo giá của năm 2004 Bốn nhân tố sản xuấtđược đề cập trong mô hình bao gồm: tiêu dùng trung gian (IC) được tínhtheo giá năm 2004, vốn (K) tính theo giá năm 2004, diện tích nuôi trồng (A)tính theo hecta và lao động (L) tính theo giờ làm việc Dưới dạng logarittuyến tính thì hàm Cobb-Douglas được viết lại như sau:
Y= a + bLOG (IC) + cLOG (K) + dLOG (A) + eLOG (L)
Hàm trên sẽ có hiệu suất không đổi theo quy mô nếu tổng các độ cogiãn theo các nhân tố bằng 1 (các hệ số b, c, d, và e)
Cách tiếp cận thứ hai và thứ ba liên quan đến các quan sát chi phí sảnxuất sản phẩm thông qua sự thay đổi các mức sản lượng khác nhau và chorằng hàm chi phí là hàm bậc hai Giá trị sản lượng hải sản nuôi trồng đượcquy đổi tính theo đơn vị tôm (P), theo giá của từng trang trại Chi phí sảnxuất (C) bao gồm 3 thành phần: (i) giá trị của hàng hoá trung gian ; (ii) Chiphí lao động, giá trị của lao động được đánh giá theo tiền lương bình quân;(iii) Chi phí diện tích nuôi trồng, tiền thuê tính theo diện tích; (iv) Chi phívốn, bao gồm khấu hao và lãi suất phải trả (được xác định khoảng 5% theogiá trị của tài sản vô hình) Tất cả các chi phí trên đều được tính theo giá trị
cố định của năm 2004
Hàm chi phí được thể hiện
C = f + gP + hP2
Hàm này sẽ có hiệu suất không đổi theo quy mô khi g >0, f=0 và h =
0 Trong trường hợp này, chi phí cận biên và chi phí bình quân bằng nhau và
là hằng số Hàm chi phí trung bình có dạng chữ L khi f > 0, g > 0 và h = 0.Chi phí trung bình có dạng chữ U nếu f > 0, g > 0 và h > 0 Trong trườnghợp này, quy mô tối ưu (P*) được xác định cùng với giá trị nhỏ nhất của chiphí bình quân (C*)
P*= (f/h) (1/2) C* = (f + gP* + hP*2) / P*
Trang 26Cách tiếp cận cuối cùng là sử dụng phương pháp DEA Phương phápnày sử dụng chương trình tuyến tính để tính toán giới hạn của trang trại vớihoạt động tốt nhất trong mẫu và khoảng cách của từng trang trại tính từ giớihạn đó (Färe và cộng sự,1994) Đặc điểm của phương pháp DEA là hướngvào quan hệ đầu vào và đầu ra, và có thể thể hiện hiệu quả không đổi theoquy mô (CRS) hoặc hiệu quả quy mô thay đổi (VRS) Mô hình đầu vào đolường hiệu quả kỹ thuật (E) theo tỷ lệ của đầu vào có thể giảm khi sản lượngđầu ra vẫn giữ nguyên cùng một mức trong khi mô hình đầu ra ước lượnghiệu quả kỹ thuật (IE) theo tỷ lệ tăng đầu ra trong khi các nhân tố đầu vàovẫn giữ nguyên Hiệu quả quy mô kỹ thuật được xác định thông qua tỷ lệgiữa hai hiệu quả công nghệ đã ước lượng theo CRS và VRS
Nói chính xác hơn, nếu người sản xuất sử dụng vectơ đầu vào x
RI
+ để sản xuất ra vectơ đầu ra y RO
+, mục đích là đo lường hiệu suấtcủa từng người sản xuất theo thực tế quan sát trong mẫu N nhà sản xuất.Cuối cùng, theo công nghệ VRS, thì phương pháp DEA thể mô hình đầu vàocủa trang trại thứ j được viết lại:
(,)Min j
Suy ra yj –Y 0 ,
j xj – X 0,
0, N1’ =1,Trong đó, X là N thông qua ma trận đầu vào I theo cột xi, Y là N thôngqua ma trận đầu ra O theo cột yo, xj và yj là vectơ đầu vào và đầu ra của trang
trại thứ j, là N thông qua mức độ mỗi vectơ, N1 là N thông qua 1 trong những
vectơ đó Bài toán này được giải quyết N lần, từng hộ nuôi trồng đều được đánhgiá nhằm tính toán các giá trị tối ưu N của (, ) Trong mô hình đầu vào theo
phương pháp DEA, hiệu quả kỹ thuật thuần túy của trang trại thứ j được đánh
giá theo khả năng làm giảm các yếu tố đầu vào với các ràng buộc liên quan đến
số liệu thực tế tốt nhất quan sát được Nếu khả năng giảm các yếu tố đầu vàoxảy ra thì hệ số hiệu quả kỹ thuật thuần túy tối ưu j sẽ nhỏ hơn 1 Giá trị tối ưucủa được xác định chuẩn theo hàng loạt doanh nghiệp trội (hoặc giới hạn sản
Trang 27xuất) Trang trại thứ j thuộc giới hạn sản xuất, và do đó hiệu quả kỹ thuật xảy ra
khi: j = 1, X = xj, Y = yj và việc làm giảm yếu tố đầu vào không thể xảy ra.Giới hạn N1’ = 1 thể hiện mô hình công nghệ VRS Dựa vào cách tính toán vàsuy luận ở trên (theo quan điểm của Banker và cộng sự; 1984), đảm bảo rằngtrang trại được chuẩn hóa tương phản với những cá thể đơn lẻ theo quy môđồng dạng Theo công nghệ không đổi theo quy mô (CRS), tổng hiệu quả kỹthuật được đánh giá thông qua việc nới lỏng rang buộc cuối cùng Hiệu quả quy
mô đạt được theo tỷ lệ của hệ số quy mô không thay đổi (CRS) và hệ số quy
mô thay đổi (VRS) Cuối cùng, nếu N1’ = 1, trang trại thứ j hoạt động theo
hiệu suất quy mô không đổi và quy mô của nó sẽ tối ưu khi N1’ > 1 (N1’ <1), điều này cũng phản ánh hiệu suất giảm theo quy mô (hiệu suất tăng theo quymô) Khi đó, quy mô tối ưu của người sản xuất thứ j được thể hiện thông quavectơ X (N1’)-1 và Y (N1’)-1 riêng biệt
Phương pháp DEA được ứng dụng với cùng số liệu như trong trườnghợp ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas Kết quả dễ bị ảnh hưởng bởi sốlượng sản phẩm cần phải xem xét Trong đề tài này, các kết quả sẽ được thểhiện cùng với việc sản xuất một sản phẩm duy nhất (tôm) hoặc hai sản phẩm(tôm và cua) Chỉ mô hình theo đầu vào được giữ lại để nghiên cứu
Hàm sản xuất Cobb-Douglas được đánh giá theo phương pháp bìnhphương nhỏ nhất (OLS), phương pháp ước lượng kinh tế lượng các số liệu
(Baltagi, 2005) và phương pháp bình phương nhỏ nhất chung (generalized least squares - GLS) Các kết quả có thể dùng để so sánh, quan sát chi phí,
ước lượng hàm chi phí và ứng dụng phương pháp DEA được xây dựng dựatrên giá trị trung bình của năm 2004-2010 Việc ước lượng hàm chi phí đượcthực hiện theo nhiều cách khác nhau(2), nhưng kết quả sẽ được đưa ra trongphương pháp GLS
2 () Trong lý thuyết kinh tế lượng, các ước lượng « within » được ưa thích hơn các ước lượng « between » do hạn chế được độ lệch của tính không đồng nhất riêng Đối với vấn đề trên của ước lượng điều này không chắc chắn rằng ước lượng « within » là phù hợp khi không còn là quy mô như đã đề cập: những hồi quy là tác động của thực tế, thông qua các cá nhân, lên sự phân kỳ giữa giá trị hàng năm và giá trị trung bình, hoàn toàn làm lu mờ chênh lêch quy mô của mẫu Mairesse (1990) ủng hộ việc sử dụng ước lượng « between » trường hợp này.
Trang 28CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH KINH TẾ THEO QUY MÔ NHẰM XÁC ĐỊNH QUY MÔ TỐI ƯU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TẠI THANH HÓA
2.1 Tổng quan nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam
2.1.1 Nguồn lợi hải sản
Việt Nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh họcbiển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản giàu có nhất toàn cầu.Với bờ biển dài trên 3.260 km, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tếkhoảng 1 triệu km2 với trên 4.000 đảo lớn nhỏ trải dọc từ Bắc vào Nam vàhai quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa, Trường Sa chiếm vị trí tiền tiêu cực kỳtrọng yếu trong Biển Đông
Vùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 12.000 loài sinh vật cưtrú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, đặc biệt có các hệ sinh thái rạnsan hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn Trong tổng số loài được phát hiện
có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.435 loài cá với trên 100 loài có giá trịkinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phùdu; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắnbiển; 25 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước Tổng trữ lượnghải sản ở biển Việt Nam ước tính khoảng 5.075.143 tấn, trong đó trữ lượng
cá nổi nhỏ khoảng 2.744.850 tấn (chiếm 54,08 % tổng trữ lượng); trữ lượng
cá đáy khoảng 1.174.261 tấn (chiếm 23,14 % tổng trữ lượng) và trữ lượng cánổi đại dương khoảng 1.156.000 tấn (chiếm 22,78 % tổng trữ lượng) Khảnăng khai thác hải sản ở biển Việt Nam khoảng 2.147.444 tấn, trong cá đáychiếm khoảng 27,34 %; cá nổi nhỏ chiếm khoảng 51,13 % và cá nổi đạidương chiếm khoảng 21,53 % tổng trữ lượng có thể khai thác Nhiều loàitrong các hệ sinh thái biển và ven bờ có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cábiển, tôm hùm, các loài giáp xác và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, không ít loài
Trang 29trong số chúng thuộc loại quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam vàThế giới Sự phân bố nguồn lợi hản sản tập trung tại các vùng biển:
- Vùng biển Vịnh Bắc bộ
Vùng biển Vịnh Bắc bộ đã phát hiện 960 loài cá thuộc 457 giống, 162
họ Tuy số loài nhiều nhưng chỉ có khoảng 60 loài có giá trị kinh tế Ở vùngbiển phía Tây vịnh Bắc bộ nhóm cá nổi, cá đáy và gần đáy có vị trí quantrọng Ngoài ra còn có các loài tôm, mực có giá trị kinh tế cao Kết quả điềutra mới nhất của Viện nghiên cứu Hải sản bằng lưới kéo đáy có độ mở cao, tạivùng biển xa bờ Vịnh Bắc bộ đã bắt gặp 166 loài hải sản thuộc 74 họ khácnhau Trong đó, có 150 loài cá thuộc 66 họ, 3 loài mực ống, 4 loài mực nang,
2 loài bạch tuộc, 2 loài ghẹ, 1 loài tôm mũ ni, 1 loài tôm tít, 2 loài tôm he và 1loài sam Tổng trữ lượng cá đáy và cá nổi ở vùng biển Vịnh Bắc bộ ước tínhkhoảng 681.166 tấn Khả năng khai thác: 272.467 tấn Nguồn lợi mực ở vùngbiển xa bờ: Trữ lượng: 2.919 tấn Khả năng khai thác: 1.168 tấn Nguồn lợitôm vùng biển xa bờ: Trữ lượng: 321 tấn Khả năng khai thác: 161 tấn
- Vùng biển miền Trung
Khu hệ cá vùng biển miền Trung chủ yếu là nhóm Cá nổi chiếm trên60%, cá đáy và gần đáy chiếm khoảng 40% Cá sống gần bờ có ưu thế,chiếm khoảng 70%, cá có nguồn gốc biển khơi khoảng 29% và cá biển sâukhoảng 1% Các loài cá sống trong vùng biển miền Trung mang tính chấtđiển hình của vùng biển nhiệt đới, đa dạng, phong phú về chủng loại nhưngkhá phân tán
Vùng biển miền Trung có khoảng 600 loài cá, trong đó có trên 30 loài
cá có giá trị kinh tế cao Có khoảng 50 loài tôm thuộc 6 họ tôm kinh tế là họtôm he, họ tôm hùm, họ tôm rồng, họ tôm vỗ, họ tôm gai, họ moi biển Trữlượng tôm ở vùng biển miền Trung khoảng 19.981 tấn và khả năng khai tháckhoảng 9.991 tấn Vùng biển miền Trung đã xác định được 23 loài mựcthuộc 3 họ, 6 giống Trong đó, những loài thường gặp và có ý nghĩa kinh tế
là các loài mực ống và mực nang Trữ lượng mực ở vùng biển miền Trungkhoảng 19.310 tấn và khả năng khai thác khoảng 7.723 tấn
Trang 30- Vùng Biển Đông Nam bộ
Vùng Biển Đông Nam bộ có thềm lục địa rộng và là vùng biển có khảnăng tiềm tàng lớn, có nhiều bãi cá có sản lượng cao và chất lượng tốt
Vùng Biển Đông Nam bộ đã bắt gặp 666 loài thuộc 319 giống, 139 họ
cá Đa số giống loài này thuộc phức hệ cá nhiệt đới, một số loài thuộc phức
hệ cá ôn đới Kết quả điều tra nguồn lợi đã xác định được 50 loài tôm thuộccác họ: Penacidae, Solenoceridae, Sicyoniidae, Palinuridae, Scyllaridae vàNephrofidae Mùa đẻ của các loài tôm kinh tế là mùa xuân và mùa hè, bãi đẻ
có độ sâu 15 - 30 m nước Vùng ven bờ, khu vực có rừng ngập mặn là nơi cưtrú và sinh trưởng của tôm con Vùng Biển Đông Nam bộ có 23 loài thuộc 3
họ là mực nang (Sepiidae), mực ống (Loliginidae) và mực sim (Sepiolidae).Mực nang có 3 loài là mực nang vân hổ (Sepia tigris), mực nang hoa (Sepiasubaculeata), mực nang chấm (Sepia hercules) Mực ống tương đối phổ biến
ở vùng biển gần bờ Đông Nam bộ là các loại mực ống thường (Loligoedulis), mực ống ngắn (Sepioteuthis lessoniana), mực ống Đài Loan (Loligoformosana) Phần lớn mực ống tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 30 - 50 mnước trở vào bờ
- Vùng biển Tây Nam bộ
Khu hệ cá ở vùng biển Tây Nam bộ thể hiện tính chất nhiệt đới rõ ràng
và mang tính chất nhiệt đới đậm nét hơn vùng Biển Đông Nam bộ Vùngbiển Tây Nam bộ có khoảng 600 loài, 149 giống và 83 họ Thành phần cácloài cá ở vùng biển Tây Nam bộ tương đối đa dạng và phong phú về giốngloài nhưng chất lượng không cao Nguồn lợi mực ở vùng biển Tây Nam bộchủ yếu tập trung ở các vùng nước gần bờ Vùng biển gần bờ Tây Nam bộ cómặt tương đối đầy đủ các loài mực, điển hình là các loài mực nang Sepiatorosa, Sepiella japotica, Sepia omani và các loài mực ống Loligo aspera,Loligo japonica, Loligo ashimai Tại vùng biển Tây Nam bộ đã xác địnhđược 50 loài tôm trong đó có 15 loài thuộc họ tôm he Ngoài ra, còn cónguồn lợi tôm vỗ với khả năng khai thác trên 3.000 tấn
Trang 31- Vùng giữa Biển Đông
Vùng biển quần đảo Trường Sa nằm trong vùng biển giữa Biển Đông,tại vùng biển giữa Biển Đông đã bắt gặp 173 loài, thuộc 61 họ và 109 giống.Trong đó, thành phần loài chủ yếu là cá nổi lớn xa bờ, cụ thể là 167 loài cá,thuộc 56 họ, 103 giống; 5 loài nhuyễn thể chân đầu, thuộc 4 họ, 5 giống và 1loài giáp xác Đối với cá nổi, trữ lượng vùng ven bờ (<30m) khoảng 120ngàntấn với khả năng khai thác là 60 ngàn tấn Trữ lượng vùng xa bờ là 270 ngàntấn, khả năng khai thác 135 ngàn tấn
Ước tính tổng trữ lượng tức thời của cá tại vùng biển Quần đảoTrường Sa thu được qua các loại ngư cụ là 181,6 tấn Trong đó, cá thuần đáy
là 95,1 tấn và cá nổi là 86,5 tấn
2.1.2 Nguồn lợi thuỷ sản nội địa
Với một hệ thống sông, suối dày đặc, đặc biệt là các lưu vực sôngchính như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Ba, sông Đồng Nai, sông CửuLong đã tạo cho nguồn lợi thủy sản nội địa Việt Nam tương đối đa dạng vềchủng loại, với các nhóm: cá nước ngọt, cá nước lợ, cá di cư từ biển vàosông và ngược lại, thực vật ngập mặn, chim di trú Cá nước ngọt có nhiềuloài đặc sản có giá trị, như cá Lăng, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Bống Cá di cư
có những loài có giá trị thực phẩm, xuất khẩu cao, như cá Mòi, cá Cháy, cáChình Ngoài các loài di cư biển - sông, sông - biển, còn có các loài di cưsinh sản trong sông như cá Mè trắng, cá Mè hoa, cá Trôi việt, cá Trắm cỏ,Trắm đen (hệ thống sông khu vực miền Bắc); cá tra, cá Basa (hệ thống sôngCửu Long) Nguồn lợi thủy sản nước ngọt tập trung chủ yếu tại 2 khu vựcchính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Sản lượng khai thác nguồn lợi cá trong vùng có mối tương quan mậtthiết với mực nước lũ, khi mực nước lũ cao thì sản lượng khai thác cũng cao
và ngược lại Do đó bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng đến mực nước đều ảnhhưởng đến nguồn lợi thủy sản trong vùng
Trang 32Theo số liệu nghiên cứu mới nhất về nguồn lợi thủy sản nội địa đã xácđịnh được 1.027 loài cá nước ngọt thuộc 22 bộ, 97 họ và 427 giống Riêng
họ cá chép có 79 loài thuộc 32 giống, 1 phần họ được coi là đặc hữu của ViệtNam Trong đó có 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học Phần lớncác loài đặc hữu đều có phân bố ở các vùng nước sông, suối, vùng núi
Sản lượng khai thác nội địa cả nước đạt khoảng 191.000 tấn đến234.000 tấn/năm
Vùng cửa sông ven biển là nơi tiếp xúc sông - biển, ôm sát dải nước ven
bờ, từ phần thấp của hạ lưu các hệ thống sông trong mùa khô khi triều cường đếnvùng nước nông thềm lục địa, ở nơi xa nhất cách các cửa sông lớn như hệ thốngsông Hồng và sông Cửu Long khoảng 30-60km vào mùa mưa trong thời kì đỉnh
lũ Trong vùng cửa sông xuất hiện hàng loạt các hệ sinh thái, nơi sống đặc trưng
và là địa bàn tồn tại và phát triển của các quần xã sinh vật, thích nghi với điềukiện nước lợ, chủ yếu có nguồn gốc biển
Vùng cửa sông ven biển đã được tập trung nghiên cứu trong khoảngthời gian dài ở phạm vi hệ sinh thái cũng như ở từng đối tượng Tuy vậy,phần nhiều các dẫn liệu về đa dạng sinh học vẫn ở dạng phân tán, nhiều nhàkhoa học, cơ quan quản lý riêng lẽ; một vài đối tượng chưa có nhiều số liệu
bổ sung, cập nhật Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu chưa có sự đồng bộ
và thống nhất, sự kế thừa và cập nhật của các nghiên cứu sau đối với các cơ
sở dữ liệu đã có vẫn chưa được thực hiện tốt Vì vậy, tuy có cơ sở dữ liệukhá dày và khá cập nhật nhưng để tổng hợp về hiện trạng đa dạng sinh họccác hệ sinh thái cửa sông ven biển Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn
Để có cơ sở cho việc tổng hợp, cập nhật dữ liệu về đa dạng sinh họccũng như thực trạng sử dụng các hệ sinh thái này đối với từng khu vực cửasông ven biển cũng như cả nước, cần thiết tiến hành thiết lập mạng lưới thuthập cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và các vấn đề liên quan trên phạm vi
cả nước để làm cơ sở cho việc cập nhật, so sánh, hoàn chỉnh, thống nhất cơ
sở dữ liệu Các hệ sinh thái bị phá huỷ do các hoạt động của con người dẫn
Trang 33đến việc mất nơi cư trú, sinh sản, sinh sống của các loài thủy sản Từ hiệntrạng trên cho thấy đòi hỏi cần thiết phải có một Chương trình bảo vệ và pháttriển nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phục hồi nguồn lợithủy sản, hệ sinh thái, môi trường tự nhiên
2.2 Giới thiệu tổng quan về nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa
Vấn đề đặt ra là liệu có tính kinh tế của quy mô trong ngành nuôi trồnghải sản hay không là vấn đề tranh cãi từ lâu Câu trả lời cho vấn đề đó là phảixem xét các nhân tố quyết định trong cấu trúc ngành và trong các chính sáchcủa ngành
Vấn đề tranh cãi được đề cập trở lại gần đây cùng với thực trạng nôngnghiệp trong các nước chuyển đổi (Gorton and Davidova, 2004) Sau thời kỳLiên Xô cũ, trang trại quy mô lớn của hợp tác hóa đã thất bại sau khi hệthống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ: cùng với tư nhân hóa, trang trại quy môlớn chỉ duy trì một phần và giảm dần trong hầu hết các nước Tây Âu(Rozelle và Swinnen, 2004) Ở Việt Nam, đổi mới kinh tế - xã hội bắt đầu từĐại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6, và việc ban hành Nghị quyết 10
đã thúc đẩy cơ chế quản lý nông nghiệp và công nhận hộ gia đình là một đơn
vị kinh tế tự chủ, đặc biệt là trong khu vực nông thôn Dưới Nghị quyết 10
và cùng với các chính sách đồng bộ, khuôn khổ thể chế và luật pháp đã hoànthiện sự phát triển của kinh tế trang trại Nhằm thúc đẩy việc đầu tư vàonông nghiệp, Nghị quyết 5 (tháng 6, 1993) đã được ban hành và phù hợp vớiviệc đổi mới cấu trúc kinh tế nông nghiệp nông thôn; thực tế là chính sáchxác định quyền sử dụng đất đai dài hạn đối với hộ gia đình; đổi mới chínhsách vĩ mô về nông nghiệp nông thôn
Theo Nghị quyết 03/NQ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 02 năm
2000, trang trại hộ gia đình là một đơn vị cơ bản trong sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp Đầu vào được được tự chủ bởi các nhà cung cấp độc lập; cáchoạt động sản xuất được thực hiện trên quy mô lớn và mọi yếu tố cần thiếtcho sản xuất được quản lý với kiến thức hiện đại và công nghệ tiến bộ
Trang 34Người sở hữu tự tin hơn và tự chủ trong việc sản xuất theo hướng thị trường.
Và điều này phù hợp với việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp tự cung tựcấp sang hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong quá trình thay đổi cấutrúc kinh tế nông nghiệp nông thôn mới
Thu nhập bình quân của trang trại và thu nhập trên mỗi hecta liên quanchặt chẽ đến quy mô của trang trại Từ những phân tích đó, nhóm tác giả đãtìm ra được sự tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và năng suấtcủa mỗi trang trại Đây là bằng chứng về tính phi kinh tế của quy mô trongsản xuất nông nghiệp đã được nhiều nghiên cứu trước đề cập đến Đề tài nàycũng lý giải rằng quy mô trang trại từ 5 đến 6 hecta là quy mô tối ưu ở ViệtNam theo thu nhập, với giả định các yếu tố khác không thay đổi Tuy nhiên,thu nhập tính trên đầu vào vốn của trang trại (hoặc tỷ lệ lợi tức của vốn)hoàn toàn khác nhau và có liên quan chặt chẽ đến quy mô trang trại Mốiquan hệ này được minh họa bằng hình dạng chữ U trong nuôi trồng tôm ởquy mô 5 đến 6 hecta
Thanh Hóa có 102 km bờ biển hình cánh cung và vùng lãnh hải rộngkhoảng 17.000 km2, chịu ảnh hưởng chi phối bởi các dòng hải lưu nóng vàlạnh, tạo thành các bãi cá, bãi tôm có trữ lượng khá lớn, tập trung nhiều ởcác bãi tôm Hòn Nẹ, bãi cá Bắc Hòn Mê, bãi cá ngoài khơi Sầm Sơn Đây
là những bãi tôm, cá được coi là trọng điểm nguồn lợi hải sản của ngưtrường vùng Bắc bộ
Bên cạnh đó, dọc bờ biển tỉnh Thanh Hoá lại có tới 5 cửa lạch chính:Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Ghép là những nơi rấtthuận lợi cho các tàu đánh cá ra vào và tạo thành vùng nuôi trồng các loạithủy, hải sản, nhuyễn thể rất tốt, đồng thời đây cũng là trung tâm phát triểnnghề cá của tỉnh Ở vùng cửa Lạch Hới có những bãi đất bồi, bãi cát rộnghàng ngàn ha có thể dùng để nuôi trồng thủy, hải sản, trồng cói, trồng câychắn sóng và sản xuất muối; diện tích nước mặt rộng lớn ở vùng đảo Mê,đảo Nẹ, Biện Sơn có thể tổ chức nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng
Trang 35ngàn ha nước mặn ven bờ để nuôi ngao, sò; hàng ngàn ha nước mặn, lợ cóthể nuôi tôm sú, cua, cá Theo tài liệu điều tra của ngành chức năng chothấy, vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 100 đến 120 ngàn tấn hảisản, trong đó cá nổi khoảng từ 50 đến 60 ngàn tấn, cá đáy khoảng từ 40 đến
50 ngàn tấn và các loại hải sản khác như tôm, mực
Nguồn lợi thủy, hải sản của vùng biển tỉnh Thanh Hóa phong phú và
đa dạng, nhân dân vùng biển hầu hết đều có nghề khai thác, đánh bắt và nuôitrồng thủy, hải sản truyền thống, lâu đời Nhất là những năm gần đây, được
sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh, lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy, hảisản vùng biển thuộc 6 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc,Nga Sơn và thị xã Sầm Sơn đã có bước phát triển khá mạnh, ngư dân đã chủđộng bám biển, nâng cao năng lực khai thác; nguồn lợi thủy, hải sản từngbước được quản lý, bảo vệ hiệu quả
Kết quả khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản mỗi năm một tăng, bìnhquân mỗi năm sản lượng khai thác đạt khoảng trên dưới 70.000 tấn; sảnlượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ khoảng trên dưới 10.000 tấn.Riêng năm 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn trong nghề biển như thiếu tàu
có công suất lớn đánh bắt ngoài khơi, năng lực về vốn hạn chế, nhưng toàntỉnh đã có gần 8.000 tàu cá đã đăng ký (tổng số tàu cá khai thác hải sản trongtoàn tỉnh tính đến ngày 30-11-2010 là 8.611 chiếc), công suất bình quân33,61 CV/tàu, sản lượng khai thác biển đã nâng lên hơn 71.000 tấn, bằng105,6% kế hoạch Hải sản khai thác có được nhiều loại cá có giá trị kinh tếcao như cá nục, cá thu, cá ngừ ù, cá lưỡng, cá mối, cá phèn Một số nghềkhai thác có hiệu quả như nghề lưới vây rút chì ở xã Quảng Tiến (thị xã SầmSơn), lưới rê khơi sát đáy ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) Về nuôi trồngthủy, hải sản, mặc dù năm 2010 thời tiết không thuận lợi như hạn hán, nắngnóng kéo dài đã gây không ít khó khăn cho việc nuôi trồng nhưng sản lượngnuôi trồng thủy, hải sản vẫn đạt cao nhất từ trước đến nay Trong đó, nuôihải sản nước mặn đạt 5.547 tấn, tăng 33,09% so với cùng kỳ (đối tượng nuôi
Trang 36chủ yếu là ngao, cá lồng); nuôi thủy sản nước lợ đạt 5.650 tấn, tăng 16,11%
so với cùng kỳ (đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm chân trắng, cua xanh,
cá bống bớp, cá vược )
Cùng với nghề khai thác, lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản vùng nướcmặn lợ trong thời gian qua cũng được các huyện và nhân dân vùng ven biểnquan tâm, phát triển nhằm thu hút nhiều lao động và sử dụng hiệu quả diệntích mặt nước hiện có Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình nuôi trồng thủysản đạt hiệu quả như mô hình nuôi ngao, vẹm, nuôi cá lồng (nước mặn), tôm
sú, tôm he chân trắng (nước lợ)
Tuy nhiên, hiện nay sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ còn rất thấp,hiệu quả nuôi trồng thủy, hải sản chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu.Nguyên nhân của những hạn chế trên được xác định, trước hết là do trongnuôi trồng các biện pháp kỹ thuật phục vụ nuôi trồng chưa được thực hiệnnghiêm túc; việc sản xuất giống tại chỗ chưa đáp ứng được cả về chủng loại,
số lượng và chất lượng, các cơ sở sản xuất giống thủy, hải sản trên địa bàntỉnh còn ít nên các giống thả nuôi chủ lực trong tỉnh chủ yếu là mua ở cáctỉnh ngoài di ương về, chất lượng nguồn giống chưa được quản lý chặt chẽ.Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạ tầng đồng nuôi ở nhiều nơi trong tỉnh thấpkém, hàng năm ít được đầu tư nâng cấp, cải tạo, rất khó cho việc áp dụng cáctiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất và nuôi các đối tượng nuôi mớiđòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn
Ở Thanh Hóa, cùng với sự đổi mới chung của đất nước đã dẫn đếnviệc giảm trang trại hợp tác xã và tăng vai trò của kinh tế hộ gia đình trongnông nghiệp Do đó, trong giai đoạn từ 2004 đến 2010 số lượng trang trại hộgia đình tăng từ 200 lên 500 hộ và đặc biệt số lượng trang trại nuôi côngnghiệp tăng lên về số lượng như trong bảng 1
Trang 37Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp tư nhân và nhà nước ở Thanh Hóa từ 2004-2010
Nguồn: Niên giám thông kê, 2010
Theo số liệu điều tra trang trại quy mô lớn (nuôi công nghiệp) giữ bảnchất hình thái của nó và theo số liệu thống kê thì loại hình này giữ một vaitrò quan trọng là chiếm 60% trong sản lượng nuôi trồng hải sản tại ThanhHóa Khu vực nuôi trồng hải sản vẫn là mối quan tâm đặc thù theo hướngsong song cùng tồn tại việc mở rộng quy mô tư nhân theo hình thức quảngcanh và quy mô lớn khác nhau theo hình thức nuôi công nghiệp Số liệu thuthập được của việc nuôi trồng hải sản Thanh Hóa là nguồn số liệu quan trọng
để nghiên cứu quy mô nuôi trồng tối ưu của đề tài
Những vấn đề trên phụ thuộc vào số liệu của 180 doanh nghiệp nuôitrồng hải sản Thanh Hóa trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2010 Để sosánh với các nghiên cứu khác, điểm mới ở đây phụ thuộc vào việc sử dụngcác phương pháp khác nhau, tham số hoặc phi tham số, trong việc ước lượng
và đánh giá tính kinh tế theo quy mô Các kết quả trong nghiên cứu bằngthực nghiệm đã xác định được ý nghĩa của nó Trong khi bằng chứng rõ ràng
là trang trại quy mô nhỏ nhất thực sự không hiệu quả thì hiệu suất của trangtrại quy mô vừa đã xuất hiện ít nhất là bằng trang trại hợp tác xã, thậm chícòn tốt hơn Điều này làm chúng ta liên tưởng rằng việc xóa bỏ hợp tác xã vàgia tăng trang trại hộ gia đình hoàn toàn không phù hợp Một điểm khác nữatrong định hướng như ứng dụng theo hướng mới của CAP, đặc biệt là sựkhởi đầu trong việc thanh toán các chi phí liên quan đến đất đai, cùng vớinhững cam kết không sản xuất: những kết quả trên có thể dẫn đến các đối táccủa trang trại hợp tác xã từ bỏ họ, và thậm chí sẽ tạo ra sự quyết tâm của họsản xuất trên trang trại mà họ sở hữu Nếu xu hướng này được xác định thì
Trang 38nó có thể bị trái ngược lại với sự phát triển như đã quan sát trong khu vựcnông nghiệp ở các nước phát triển Một nghịch lý nảy sinh là các công tynuôi trồng đang dần lớn lên trong nông nghiệp của Mỹ, và tính đến cả hiệusuất của chúng, một số nhà nghiên cứu (Paul và công sự., 2004) rất ngạcnhiên về tương lai của trang trại hộ gia đình ở Mỹ.
2.3 Thực trạng phát triển nuôi trồng hải sản tại Thanh Hóa
2.3.1 Tình hình chung về phát triển nghề nuôi trồng hải sản
2.3.1.1 Thực trạng nuôi trồng hải sản trong những năm qua
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Thanh Hóaphát triển mạnh cả về sản lượng, giá trị và năng suất Đặc biệt là phát triểnnuôi trồng thủy sản mặn, lợ Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng
và cải tạo ao đầm để nuôi trồng thủy sản và đã thu được kết quả khả quan,qua đó kích thích được phong trào nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh gópphần xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu Tỉnh và các huyện đã có nhiềuchính sách cho phát triển nuôi trồng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗtrợ xây dựng trại sản xuất giống và kinh phí cho chuyển đổi cũng như tạo cácđiều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hóa Từ những điều kiện đó, tổngdiện tích và sản lượng nuôi trồng toàn tỉnh tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệ lànhững năm 2008 và 2009 (bảng…)
Bảng 2: Diện tích và cơ cấu nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tại Thanh Hóa
Nguồn: Niên giám tống kê 2010, Cục thống kê Thanh Hóa
Theo số liệu thống kê năm 2010 thì diện tích nuôi trồng và sản lượngnuôi tôm chủ yếu tập trung ở một số huyện như Hoằng Hóa (556 tấn); Quảng
Trang 39Xương (567 tấn); Tĩnh Gia (286 tấn); Hậu Lộc (145 tấn); Nông Cống (219tấn) và Nga Sơn (118 tấn) Một số vùng nuôi tập trung với công nghệ caođược tổ chức theo trang trại, công ty, hợp tác xã nuôi trồng…Trong nhữngnăm qua thì diện tích nuôi trồng tôm chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướnggiảm là do nuôi tôm những năm gần đây gặp nhiều rủi ro do môi trườngnguồn nước và chất lượng giống không tốt nên chuyển sang nuôi các đốitượng khác.
2.3.1.2 Thực trạng tổ chức nuôi trồng thủy sản tại Thanh Hóa
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản ven biển của tỉnh Thanh Hóa tồn tạihai loại hình tổ chức là các trang trại và các hộ gia đình Sự phát triển cácloại hình sản xuất của tỉnh vẫn chưa đa dạng, chủ yếu là theo hình thức tựphát của các hộ gia đình (loại hình tổ chức theo trại trại nuôi trồng côngnghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng năng suất và sản lượng cao và ổn định)
Nuôi trồng thủy sản ven biển của tỉnh trong những năm qua không cónhiều biến động lớn do các hoạt động nuôi trồng đã tương đối ổn định Tuynhiên, khi xem xét mô hình nuôi trồng theo kiểu hộ gia đình còn cho thấynhiều hạn chế như sau:
- Hộ gia đình là chủ thể nuôi trồng thủy sản chủ yếu vùng ven biển vàthường nuôi với mức độ thâm canh thấp như nuôi quảng canh, bán thâmcanh… Đối với vùng hạ triều do thiếu vốn đầu tư nên các hộ không có điềukiện cải tạo hệ thống thủy lợi, ao đầm nên chủ yếu dựa vào điều kiện tựnhiên của bãi bồi để mở rộng và phát triển dưới hình thức quảng canh Điềunày dẫn tới việc khai thác nhanh và ồ ạt, không theo quy hoạch đã nảy sinh
ra những bất cập như ô nhiễm môi trường vùng nuôi và gây ra nhiều loạibệnh đối với tôm
- Quy mô nuôi trồng của hộ gia đình vẫn nhỏ, lượng vốn đầu tư ít vàviệc nuôi trồng chủ yếu vẫn dựa vào khai thác nguồn lợi tư nhiên là chính.Mặt khác, phát triển nuôi trồng theo mô hình hộ gia đình còn nhiều rủi ro dosản xuất phân tán, nhỏ lẻ, ý thức hợp tác trong sản xuất thấp, dễ lây lan dịch
Trang 40bệnh nên dễ dẫn tới thua lỗ, nợ nần.
Trang trại nuôi trồng thủy sản những năm gần đây phát triển nhanh và
là mô hình phù hợp với tình hình thực tế của Thanh Hóa, được hình thành vàphát triển chủ yếu theo mô hình trang trại gia đình Trang trại được hình thànhchủ yếu ở những vùng có điều kiện phát triển thành vùng nuôi chuyên canh
Mô hình này đã tạo được sự thay đổi căn bản tập quán canh tác nuôi trồng,đồng thời góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh Các trang trạituy có quy mô lớn và nuôi trồng theo hình thức công nghiệp nhưng các yếu tốnhư vốn sản xuất, lao động lớn và tổ chức sản xuất rất chặt chẽ nên đem lạihiệu quả kinh tế cao và ổn định Các trang trại đang đi đầu trong việc ứngdụng kỹ thuật và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản và đang là xu hướngcho nhiều hộ dân có đủ điều kiện về đất đai, vốn, lao động phát triển theo
2.3.1.3 Công tác quản lý nuôi trồng thủy sản ở Thanh Hóa
Hoạt động nuôi trồng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể vớinhau do môi trường nuôi trồng liên thông nhau nên dễ gây dịch bệnh trêndiện rộng Tỉnh và các cấp huyện đã có chủ trường khuyến khích các hộ cóđiều kiện và khả năng kỹ thuật nuôi trồng khai hoang diện tích bãi bồi nuôitrồng nhưng do tốc độ phát triển và lợi nhuận đem lại tương đối lớn làm choviệc khai hoang mở rộng diện tích diễn ra tràn lan và không theo quy hoạch.Các hộ dân chủ yếu phát triển nuôi trồng theo hình thức quảng canh với mật
độ thả giống thấp, nuôi xem ghép nhiều đối tượng nên năng suất và hiệu quảkhông cao Khi diện tích khan hiếm sẽ dẫn đến việc mua bán, tranh chấpquyền sử dụng, diện tích mặt nước từ chỗ thuộc quản lý của xã, của cộngđồng chuyển thành của từng hộ, nhóm gây khó khăn cho việc quản lý
Việc quản lý tại nguyên ven biển rõ ràng là chưa phù hợp và chưa theokịp với sự phát triển nhanh của nuôi trồng thủy sản, còn tồn tại sự chồngchéotrong quản lý Mặt khác, sự p hân cấp không rõ ràng và buông lỏngquản lý cũng là nguyên nhân của tình trạng phát triển thiếu quy hoạch và điềunày dẫn đến việc phá vỡ môi trường Việc xây dựng quá nhiều ao đầm theo