Hệ thống trung gian tài chính nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng là hợp phần quan trọng cho guồng máy hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính hoạt động chủ yếu trong nền kinh tế nhằm thực hiện việc chuyển vốn từ người dư thừa vốn sang người thiếu vốn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế, làm các chủ thể gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, tăng sự liên kết, linh hoạt và năng động của hệ thống. Ngược lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế cũng rất nhạy cảm, những biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đến ngân hàng theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nước ta từng bước mở cửa và thực hiện tự do hóa thị trường dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã nhanh chóng đổi mới, mở rộng hoạt động cũng như cách thức quản lý để thích ứng môi trường và nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Sự hội nhập quốc tế này sẽ làm cho tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt cũng như tạo ra những thách thức mới trong thị trường ngân hàng, giúp cho các ngân hàng Việt Nam sẽ có những bước tiến mới, những chiến lược ngày càng cải tiến và đem lại hiệu quả cao hơn. Mục tiêu kinh doanh của các ngân hàng thương mại là bảo đảm an toàn vốn và có lợi nhuận. Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ. Nó cũng làm tăng chi phí đồng thời các rủi ro cũng tăng cao và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Trong điều kiện đầy khó khăn và thách thức như vậy đã đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà quản trị ngân hàng phải làm thế nào để có thế đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bài học kinh nghiệm thành công của nhiều ngân hàng thương mại lớn trên thế giới và ở Việt Nam là tăng cường quản trị ngân hàng thông qua xây dựng phương thức khoán kinh doanh khoa học, hợp lý.
Trang 1LÊ THỊ VÂN ANH
HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC KHOÁN TRONG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG
DOANH TH¥NG M¹I
ngêi híng dÉn khoa häc: gs.ts HOµNG §øC TH¢N
Hµ Néi - 2014
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC KHOÁN TRONG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Đặc điểm lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại 5
1.1.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống kinh doanh 9
1.1.3 Đặc điểm môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại 10
1.2 Cơ sở lý luận về phương thức khoán trong kinh doanh tại NHTM 12
1.2.1 Khái niệm và các phương thức khoán trong kinh doanh 12
1.2.2 Căn cứ và nội dung khoán trong kinh doanh 14
1.2.3 Quá trình thực hiện khoán trong kinh doanh 15
1.3 Phương thức khoán trong kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.3.1 Định vị chiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại 17
1.3.2 Điều kiện về tổ chức bộ máy kinh doanh và nhân sự của ngân hàng 23
1.3.3 Bảo đảm cơ sở pháp lý 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC KHOÁN TRONG KINH DOANH TẠI NH TMCP ĐẠI DƯƠNG 29
2.1 Đặc điểm và thực trạng kinh doanh của NH TMCP Đại Dương 29
2.1.1 Đặc điểm của NH TMCP Đại Dương 29
2.1.2 Thực trạng kết quả kinh doanh của NH TMCP Đại Dương 35
2.1.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của NH TMCP Đại Dương 44
2.2 Phân tích thực trạng phương thức khoán trong kinh doanh của NHTMCP Đại Dương 45
2.2.1 Thực trạng nội dung khoán kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương 45
2.2.2 Thực trạng thực hiện quy trình khoán kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương 51
Trang 32.3 Đánh giá thực trạng phương thức khoán trong kinh doanh của NH
TMCP Đại Dương 59
2.3.1 Ưu điểm của phương thức khoán hiện nay 59
2.3.2 Hạn chế của phương thức khoán hiện nay 60
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC KHOÁN TRONG KINH DOANH TẠI NH TMCP ĐẠI DƯƠNG 63
3.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của NH TMCP Đại Dương đến năm 2020 63
3.1.1 Bối cảnh kinh tế tác động đến hoạt động kinh doanh của NH TMCP Đại Dương 63
3.1.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của NH TMCP Đại Dương 64
3.2 Phương hướng hoàn thiện phương thức khoán trong kinh doanh tại NH TMCP Đại Dương 71
3.2.1 Quan điểm hoàn thiện phương thức khoán trong kinh doanh tại NH TMCP Đại Dương 72
3.2.2 Phương hướng hoàn thiện phương thức khoán trong kinh doanh tại NH TMCP Đại Dương 73
3.3 Giải pháp hoàn thiện phương thức khoán trong kinh doanh tại NH TMCP Đại Dương 83
3.3.1 Nhân lực 84
3.3.2 Hoàn thiện phương thức khoán để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH TMCP Đại Dương 85
3.3.3 Kiến nghị 86
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 4I.TIẾNG VIỆT
TT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ
KPIs Key Performance
Indicators
Chỉ số đánh giá thực hiệncông việc
4
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
Trang 5Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 36
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng cho vay tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 37
Bảng 2.3: Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của Oceanbank 39
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ nội địa tại ĐVCNT .40
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán thẻ nội địa tại ATM 41
Bảng 2.6: Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ quốc tế 41
Bảng 2.7: Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế 41
Bảng 2.8: Doanh số sử dụng thẻ trả trước 43
Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 44
Bảng 2.10: Nhóm chỉ tiêu khách hàng cá nhân tại PGD Dầu Khí 46
Bảng 2.11: Nhóm chỉ tiêu bán chéo 46
Bảng 2.12: Nhóm chỉ tiêu chất lượng tín dụng 47
Bảng 2.13: Nhóm chỉ tiêu thu nhập 47
Bảng 2.14: So sánh tỉ trọng các quỹ tiền lương qua các năm tại Oceanbank 49
Bảng 2.15: Kháo sát mức độ hài lòng với cách trả lương tại Oceanbank 50
Bảng 2.16: Thống kê số lượng lao động theo từng chức danh 55
Bảng 3.1: Mô hình SWOT của NH TMCP Đại Dương 66
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Tiến trình hoạch định chiến lược đơn vị kinh doanh 17
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Dương 33
Hình 2.1: Tình hình dư nợ Ngân hàng TMCP Đại Dương 38
Hình 2.2 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa được phát hành qua các năm 39
Hình 2.3: Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa 40
Hình 2.4: Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế do Oceanabank phát hành 41
Hình 2.5: Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ của tế của Oceanbank 42
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống trung gian tài chính nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng làhợp phần quan trọng cho guồng máy hoạt động của nền kinh tế quốc dân Ngânhàng thương mại là một trung gian tài chính hoạt động chủ yếu trong nền kinh tếnhằm thực hiện việc chuyển vốn từ người dư thừa vốn sang người thiếu vốn gópphần thúc đẩy sản xuất phát triển Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các chủthể trong nền kinh tế, làm các chủ thể gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, tăng sự liên kết,linh hoạt và năng động của hệ thống Ngược lại, hoạt động kinh doanh của ngânhàng thương mại trong nền kinh tế cũng rất nhạy cảm, những biến động trong nềnkinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đến ngân hàng theo chiều hướng tích cựchoặc tiêu cực
Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),nước ta từng bước mở cửa và thực hiện tự do hóa thị trường dịch vụ ngân hàng Cácngân hàng thương mại Việt Nam đã nhanh chóng đổi mới, mở rộng hoạt động cũngnhư cách thức quản lý để thích ứng môi trường và nhu cầu ngày càng tăng cao củakhách hàng Sự hội nhập quốc tế này sẽ làm cho tính cạnh tranh giữa các ngân hàngngày càng khốc liệt cũng như tạo ra những thách thức mới trong thị trường ngânhàng, giúp cho các ngân hàng Việt Nam sẽ có những bước tiến mới, những chiếnlược ngày càng cải tiến và đem lại hiệu quả cao hơn Mục tiêu kinh doanh của cácngân hàng thương mại là bảo đảm an toàn vốn và có lợi nhuận Ngày nay, các ngânhàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp chokhách hàng Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong nhữngnăm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sựhiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ Nó cũnglàm tăng chi phí đồng thời các rủi ro cũng tăng cao và có thể dẫn đến nguy cơ phásản Trong điều kiện đầy khó khăn và thách thức như vậy đã đặt ra câu hỏi lớn chocác nhà quản trị ngân hàng phải làm thế nào để có thế đem lại hiệu quả kinh doanhcao nhất Bài học kinh nghiệm thành công của nhiều ngân hàng thương mại lớn trên
Trang 8thế giới và ở Việt Nam là tăng cường quản trị ngân hàng thông qua xây dựngphương thức khoán kinh doanh khoa học, hợp lý.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương cũng không nằm ngoài guồngquay phát triển của các ngân hàng thương mại và đã có được những bước phát triểnnhất định trong nhiều năm qua, tuy nhiên cũng không tránh khỏi việc chịu nhiều áplực rất lớn từ môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Ngân hàng thương mại cổphần Đại Dương đã áp dụng phương thức khoán trong kinh doanh nhưng vẫn đang
có những hạn chế như tính ổn định và thống nhất, nội dung và quy trình khoán hay
sự triển khai và đánh giá kết quả chưa đồng nhất
Chính vì thế, hoàn thiện phương thức khoán trong kinh doanh là một trong cácvấn đề cốt lõi của quản trị NH TMCP Đại Dương trong những năm tới Cần phảihoàn thiện phương thức khoán trong kinh doanh của NH TMCP Đại Dương trên cơ
sở lý luận và khoa học, xuất phát từ thực tế đó và quá trình công tác tại NHTMCP
Đại Dương tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện phương thức khoán trong kinh doanh
tại NH TMCP Đại Dương” để nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh
doanh
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Một số công trình khoa học có liên quan đến khoán trong kinh doanh có thể kể
ra là:
Luận án tiến sỹ kinh tế của… (2008), “…”, bảo vệ tại trường đại học kinh tếquốc dân, luận án nghiên cứu Luận văn thạc sỹ kinh tế của ….(2010), “…”, bảo vệtại đại học ngoại thương, luận văn nghiên cứu
Tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đã có luận văn thạc sỹ củaDoãn Minh Trang (2011), “Thực trạng và giải pháp phát tiển hoạt động thanh toánthẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương”, luận văn nghiên cứu lý luận vàthực trạng về thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại
Tóm lại, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu hoàn thiện phương thứckhoán trong kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương
Trang 93 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá phương thức khoán trongkinh doanh của ngân hàng TMCP Đại Dương để đề xuất kiến nghị, giải pháp hoànthiện phương thức khoán trong kinh doanh tại ngân hàng này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của đề tàibao gồm:
- Nghiên cứu lý thuyết về phương thức khoán trong kinh doanh tại ngân hàngthương mại
- Phân tích thực trạng phương thức khoán trong kinh doanh tại NH TMCP ĐạiDương
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện phương thức khoán trongkinh doanh và phát triển kinh doanh tại NH TMCP Đại Dương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn về phương thứckhoán trong kinh doanh của ngân hàng thương mại
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: nghiên cứu phương thức khoán có sự quản lý tập trung,thống nhất trong toàn ngân hàng TMCP Đại Dương Hoàn thiện căn cứ, nội dung vàquy trình khoán của ngân hàng
+ Phạm vi không gian: nghiên cứu phương thức khoán trong kinh doanh của
NH TMCP Đại Dương
+ Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng phương thức khoán trong kinhdoanh của NH TMCP Đại Dương từ năm 2008 đến năm 2013 và định hướng đếnnăm 2020
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn, khảo sát
một số lãnh đạo của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương và khách hàng giaodịch với ngân hàng
Phương pháp chuyên gia: thông qua trao đổi với một số cán bộ có kinhnghiệm, có chuyên môn cao của ngân hàng
6 Kết cấu luận văn
Cấu trúc của luận văn được trình bày trên cơ sở 3 chương:
Chương 1 : Lý luận chung về phương thức khoán trong kinh doanh tại ngân hàng thương mại
Chương 2 : Thực trạng phương thức khoán trong kinh doanh tại NH TMCP Đại Dương
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phương thức khoán trong kinh doanh tại NH TMCP Đại Dương
Trang 11CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC KHOÁN TRONG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1.1 Đặc điểm lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắnliền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàng thươngmại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nềnkinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn caonhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trởthành những định chế tài chính không thể thiếu được Thông qua hoạt động tín dụngthì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cảngân hàng thông qua chênh lệch lại suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng
Ở Việt Nam, theo tinh thần Luật các tổ chức tín dụng công bố ngày26/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật các tổ chức tín dụng có hiệulực thi hành ngày 01/10/2004, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiệnhoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán, vàcác hoạt động kinh doanh khác có liên quan
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, hoạt động của NHTMcũng từng bước được củng cố và hoàn thiện, chuyển hoá dần theo hướng đa năng.Theo Luật các Tổ chức Tín dụng, nhà lập pháp định nghĩa rằng “ Hoạt động Ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thườngxuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụthanh toán”
Trang 12Như vậy, ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ vớihoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấpcác dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan.
a Đặc điểm về lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh của NHTM
Ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và các dịch vụkhác liên quan đến tiền tệ Ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp vay mượn,huy động tiền tệ từ các chủ thể đang nắm giữ tiền tạm thời chưa dùng tới để rồidùng tiền đó cho vay, đầu tư vào những lĩnh vực nhà nước cho phép Đây là đặcđiểm cơ bản nhất để phân biệt lĩnh vực kinh doanh ngân hàng với các lĩnh vực kinhdoanh khác Tuy nhiên các ngân hàng ngày càng phải hoạt động trong sự cạnh tranhgay gắt nên sản phẩm và phương thức kinh doanh của ngân hàng cũng có sự thayđổi, theo đó, sản phẩm của ngân hàng còn bao gồm các dịch vụ khác như : dịch vụ
về tài chính, về thông tin, kế toán …
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro Thườngthì ngân hàng đi vay, huy động vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay với thờihạn dài hơn và lãi suất cao hơn, từ đó ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận Tuy nhiênchỉ bằng những kinh nghiệm giản đơn cũng có thể thấy được tính chất tập trung rủi rocủa lĩnh vực ngân hàng Nếu đến hạn vì một nguyên nhân nào đó người vay tiềnkhông trả được nợ hoặc trả không đủ sẽ làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng rủi ro.Trường hợp khác nữa là ngân hàng sẽ có thể gặp rủi ro thanh khoản nếu khách hàngđến rút tiền trước hạn, ngân hàng phải trả tiền cho khách hàng khi đáo hạn nhưngngân hàng lại không có đủ tiền để thanh toán do các khoản cho vay hoặc đầu tư chưathu hồi được và ngân hàng cũng không thể vay tiền ở các thị trường tài chính khác…Chính vì đặc điểm này mà ngân hàng phải tạo ra những biện pháp, kỹ thuật để phòngngừa rủi ro cho người gửi tiền, người vay tiền và cho chính bản thân mình
Ngân hàng thương mại kinh doanh mang tính hệ thống cao và chịu sự quản línghiêm ngặt của nhà nước Có thể nói, tình hình lưu thông và giá trị của tiền tệ cóảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế; hơn nữa, rủi ro trong kinh doanh ngânhàng luôn mang tính lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn nhiều lĩnh vực kinh
Trang 13doanh khác Do đó đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có các biện phápquản lý nghiêm ngặt sao cho chính sách tiền tệ quốc gia được đảm bảo thực hiện, hệthống tài chính ngân hàng được đảm bảo an toàn, quyền lợi của người gửi tiền vàngười đầu tư được bảo vệ Hơn nữa, để tạo ra các dịch vụ toàn diện cho khách hàng,đồng thời các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau khi đứng trước nguy cơ rủi ro, các ngânhàng luôn phải duy trì ràng buộc theo hệ thống trong quá trình hoạt động của mình
cả về mặt tổ chức và về mặt kỹ thuật
Như vậy, căn cứ vào khái niệm trên thì hoạt động của NHTM có thể đượcnhận dạng thông qua một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh với mục đích kiếm lời
(bao gồm hai hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng) Trong đó,hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy động vốn dưới các hìnhthức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu về vốn với mục tiêu tìmkiếm lợi nhuận Còn hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp
vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối và chứng khoán để cam kết thực hiện côngviệc nhất định cho khách hàng trong một thời hạn nhất định nhằm mục đích thụ hưởngtiền công dịch vụ do khách hàng chi trả dưới dạng phí hay hoa hồng
Thứ hai, hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện,
nghĩa là chỉ khi nào NHTM thoả mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe do pháp luậtquy định (vốn pháp định, phương án kinh doanh ) thì mới được phép hoạt độngtrên thị trường
Thứ ba, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều
so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc, mang tínhchất dây chuyền đối với nền kinh tế Sở dĩ nói như vậy là vì, trong hoạt động ngânhàng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, do các NHTM phải tiến hành huyđộng vốn của người khác để cấp tín dụng cho khách hàng và trên nguyên tắcNHTM chỉ có thể đòi tiền của người vay sau một thời hạn nhất định, nên đã tạo rakhả năng rủi ro cao cho hoạt động Ngân hàng kéo theo đó là sự rủi ro đối với ngườigửi tiền ở NHTM, cũng như rủi ro đối với nền kinh tế Vì vậy, hoạt động ngân hàng
Trang 14ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới thường được điều chỉnh và kiểm soát hếtsức chặt chẽ bằng những đạo luật riêng biệt, nhằm đảm bảo cho hoạt động này đượcvận hành an toàn và hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
b Các chức năng của NHTM
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củangân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóngvai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năngnày, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò làngười cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãisuất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền vàngười đi vay Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thươngmại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại
Chức năng trung gian thanh toán: NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các
doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhưtrích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặcnhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác
theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh
toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tíndụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanhtoán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mangtheo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sửdụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủthể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán antoàn Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc
độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
Chức năng tạo tiền: tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản
chất của NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho
sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tínhđặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Trang 15Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chứcnăng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng,ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại đượckhách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tàikhoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giaodịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này,
hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đápứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụthuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm
do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh
tế lớn
1.1.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống kinh doanh
Ngân hàng thương mại được phân loại theo hình thức sở hữu thì bao gồm NHNhà nước, quốc doanh, cổ phần, liên doanh, chi nhánh NHTM nước ngoài và kể từngày 1/4/2007 cấp giấy phép cho NHTM nước ngoài hoạt động Xét theo loại hìnhkinh doanh thì NHTM gồm có NHTM bán buôn, bán lẻ hoặc vừa bán buôn vừa bán
lẻ Nếu phân loại theo đối tượng kinh doanh chia thành ngân hàng hội sở, chi nhánh(cấp1, cấp2), phòng giao dịch Thông thường, hệ thống của một ngân hàng thườngbao gồm các cấp hội sở chính, sở giao dịch và các chi nhánh, các phòng giao dịch,quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, các chi nhánh Luật các tổ chức tín dụng 2010mới chỉ đề cập rằng các ngân hàng thương mại được phép thành lập các chi nhánh,văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp ở trong nước, chi nhánh, văn phòng đạidiện, hay các hình thức hiện diện khác ở nước ngoài
Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng thương mại quan trong ở hai bộmáy như sau hội đồng quản trị (HĐQT) là bộ máy quyền lực cao nhất của NHTM,mọi hoạt động của ngân hàng đều đặt dưới quyền quản trị của HĐQT Đối vớiNHTM Nhà nước thì toàn bộ thành viên của HĐQT do Chính phủ quyết định bổnhiệm hoặc chính phủ ủy nhiệm cho Thống đốc ngân hàng nhà nước quyết định bổnhiệm, miễn nhiệm sau khi có thoả thuận với ban tổ chức – cán bộ chính phủ
Trang 16Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm, thành viên HĐQT từ 5-7 người Đối với NH TMCPthì HĐQT do đại diện cổ đông bầu ra, thành viên 3-11 người, nhiệm kỳ 2-5 năm.Thứ hai là ban điều hành với nhiệm vụ điều hành hoạt động đặt dưới quyền củatổng giám đốc hoặc giám đốc Đối với NHTM quốc doanh thì tổng giám đốc và cácphó tổng giám đốc do Chính phủ hoặc Thống đốc bổ nhiệm Đối với NHTM khácthì tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và được Thống đốcchuẩn y.
Cơ cấu quan hệ tổ chức của NHTM gồm có hội đồng quản trị, ban kiểm soát,ban tổng giám đốc (ban khối, hội sở, phòng chức năng, chi nhánh) Ban điều hànhnắm quyền điều hành hoạt động của ngân hàng đặt dưới quyền của tổng giám đốchoặc giám đốc
1.1.3 Đặc điểm môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại
Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong môi trường rất phức tạp gồm môitrường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp hay còn gọi là môi trường
vĩ mô và môi trường nhiệm vụ Mỗi môi trường tác động tích cực và tiêu cực, tạocho doanh nghiệp những cơ hội và thách thức, có tác động trực tiếp tới hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, suy thoái hay pháttriển bền vững đều dựa vào sự nắm bắt cơ hội, né tránh những nguy cơ do môitrường bên ngoài mang lại, vì thế hiểu được các tác động đến doanh nghiệp đóngvai trò rất quan trọng cho sự phát triển Ngân hàng thương mại chịu tác động củamôi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô): nhân tố chính trị - pháp luật, nhân tố kinh
tế, nhân tố công nghệ và nhân tố văn hóa xã hội Nền chính trị ổn định góp phần tạođiều kiện cho các ngân hàng kinh doanh ổn định Theo chỉ đạo của Chính Phủ vàThủ Tướng Chính Phủ tại nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 nhằm kiểmsoát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trìtăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội và đảm bảo an toàn hệ thống ngânhàng, các quyết định đưa ra và triển khai kịp thời có hiệu quả các giải pháp về tiền
tệ, tín dụng và ngân hàng Tuy nhiên, pháp luật nước ta vẫn còn nhiều hạn chế vàyếu kém không đáp ứng được sự phát triển của ngành kinh tế Theo các nhà đầu tư
Trang 17nước ngoài thì Việt Nam là một địa điểm đầu tư hấp dẫn nhưng khi đi sâu vào tìmhiểu về môi trường thì yếu tố pháp luật luôn là những trở ngại lớn cho đầu tư Vềnhân tố công nghệ thì sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internettrong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể đổi mới quytrình nghiệp vụ cũng như cách thức phân phối, cách thức quản trị…Trước ảnhhưởng của thị trường tài chính thế giới, biến động của các đồng vốn đầu tư tác độngđến cung cầu ngoại tệ và diễn biến tỷ giả, các ngân hàng sẽ thích ứng nhanh với sựthay đổi của nhân tố kinh tế, đề ra các chính sách hạn chế tác động tiêu cực củakhủng hoảng Phân tích cụ thể về môi trường kinh tế, các nhân tố trong nhóm kinh
tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng: tín dụng và vấn đềthanh khoản của hệ thống ngân hàng, đầu cơ và biến động giá cả, lạm phát và tăngtrưởng, sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán Nhân tố văn hóa – xã hội cũngđóng vai trò khá quan trọng, nó quy định hành vi của từng khách hàng và sẽ là môitrường tiềm năng cho các nhà quản trị ngân hàng có thể khai thác
Bên cạnh đó ngân hàng thương mại chịu tác động của môi trường bên trongnhư sản phẩm, thị trường mục tiêu của ngân hàng, các nguồn lực marketing và bánhàng, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng…Ngân hàng cần tìm ra cácđiểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức, để từ đó phát huy điểm mạnh vàhạn chế điểm yếu Ngân hàng thương mại đang ngày càng phát triển dẫn đến việccác đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng cao Việc xem xét thêm năng lựcthương lượng của người mua, năng lực thương lượng của nhà cung cấp, đối thủcạnh tranh tiềm tàng, các sản phẩm thay thế cho thấy rằng môi trường của ngânhàng thương mại có nhiều thách thức Các nhân tố đóng vai trò then chốt cho sựthành công của ngân hàng thương mại bao gồm năng lực kiểm soát rủi ro, uy tín củangân hàng, tỷ lệ lãi suất tiền gửi và tiền vay, dịch vụ chăm sóc khách hàng, sự thuậntiện trong giao dịch và công nghệ Các ngân hàng biết tận dụng những ưu điểm vàphát huy điểm mạnh thì sẽ thành công
Trang 181.2.Cơ sở lý luận về phương thức khoán trong kinh doanh tại NHTM
1.2.1.Khái niệm và các phương thức khoán trong kinh doanh
Bàn về khái niệm cơ chế “Khoán kinh doanh” thì trước tiên cần phải hiểu cơchế chính là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng cơ sở theo đó mà thựchiện Trong trường hợp này, cơ chế chính là mối liên hệ vận động bên trong của cáccấu trúc cũng như các mối quan hệ hữu cơ bên trong một tổng thể thống nhất, có sựràng buộc, tác động lẫn nhau không thể thiếu một chi tiết hay bộ phận nào Khoándoanh nghiệp là phương thức quản lý doanh nghiệp mà bên nhận khoán được giaoquyền quản lý doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm cácđiều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán
Thuật ngữ “khoán” được nhắc đến trong khoán lương sản phẩm, khoán lươngtheo thời gian, khoán kinh doanh là một khái niệm mới được đề cập đến trong Nghịđịnh của Chính phủ số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 về giao, bán,khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước ''Khoán kinh doanh là phương thứcquản lý doanh nghiệp nhà nước mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý doanhnghiệp, có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm các điều kiện và được hưởngcác quyền lợi theo hợp đồng khoán” - Nghị định Chính phủ số 80/2005/NĐ-CP.Mục đích chính của “khoán kinh doanh” là tạo điều kiện cơ cấu lại doanh nghiệpnhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của khu vực kinh tế nhànước, đồng thời thông qua đó bảo toàn vốn của nhà nước, tạo ra quyền tự chủ chocác đơn vị trực thuộc Mặt khác, bảo đảm việc làm cho người lao động, thay đổiphương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực để phát huy quyền làm chủ củangười lao động, sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềmnăng trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Nguyêntắc cơ bản của quy chế khoán kinh doanh là tuân thủ và không tách rời quy định đãban hành, phải đảm bảo một cách đúng đắn về chế độ quy định về thuế, tài chính kếtoán của nhà nước Mặt khác, tạo ra quyền tự chủ, năng động nhạy bén kịp thờitrong kinh doanh, luôn đảm bảo công tác quản lý thực hiện khoán và điều quantrọng là không được tách rời việc quản lý công ty và không khoán trắng
Trang 19Chính vì thế, NH TMCP Đại Dương đã từng bước áp dụng phương thức khoánkinh doanh nhằm mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất Giao khoán được hiểu làmột hình thức giao quyền, nhiệm vụ xác định mức độ chịu trách nhiệm, khuyếnkhích tính năng động sáng tạo của đơn vị sản xuất đối với một loại hình công việcnào đó, thông qua các chỉ tiêu thuộc về nhiệm vụ như khối lượng công việc, tiến độhoàn thành và các chỉ tiêu được khuyến khích bằng lợi ích vật chất Khoán là mộtbiện pháp quản lý kinh tế trong hạch toán kinh doanh nên khi tiến hành giao khoánphải dựa vào các nguyên tắc, các chỉ tiêu kinh tế có căn cứ thực tế để thực hiện, cácbiện pháp kiểm soát để đảm bảo tiến hành sản xuất kinh doanh, gắn chặt quyền lợi
và trách nhiệm giữa một bên là đơn vị giao khoán, thường là tổng công ty với mộtbên là đơn vị nhận khoán như các phòng ban, nhóm sản xuất của công ty Khoán thì
có thể khoán cho từng bước công việc đối với từng cá nhân, song cũng có thể khoáncho cả tập thể người lao động cho cả một khối lượng công việc Chế độ khoán nàythường được áp dụng nhằm một mặt tạo ra tính chủ động, sáng tạo và nâng cao chấtlượng công việc Thực chất của công tác khoán là quá trình xác định mức độ tự chịutrách nhiệm, tính chủ động trong kinh doanh khuyến khích tính năng động sáng tạocủa các đơn vị sản xuất thông qua các chỉ tiêu khuyến khích bằng lợi ích vật chất,các chỉ tiêu qui định về nhiệm vụ quyền hạn
Tính tất yếu của việc áp dụng cơ chế khoán trong tổ chức sản xuất, trên cơ sở
lý luận, khoán là hình thức nhằm phát huy khả năng, tính độc lập, chủ động sáng tạotrong thực hiện sản xuất Áp dụng chế độ khoán tạo điều kiện gắn tập thể người laođộng lại với nhau, gắn sản phẩm tạo ra với thu nhập, tiết kiệm tận dụng các nguồnlực phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay Thực hiện khoán và đánh giá kết quảcuối cùng qua đó thực hiện quyết toán, trả lương cho người lao động có căn cứ hơn.Trong quá trình thực hiện thì việc cung cấp các điều kiện phục vụ công việc như cơ
sở vật chất, nhân sự đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tiến độ hoàn thànhcông việc Thực hiện chế độ khoán góp phần cắt giảm các chi phí không cần thiết,tận dụng các lợi thế trong việc cung ứng các điều kiện, mặt khác tạo ra tính chủđộng hơn cho nhân viên Thực hiện cơ chế khoán góp phần tinh giảm bộ máy quản
lý cồng kềnh kém hiệu quả, chức năng nhiệm vụ từng người được quy định rõ ràng
và qua đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác
Trang 201.2.2.Căn cứ và nội dung khoán trong kinh doanh
Trên cơ sở thực tiễn, trong thời gian vừa qua hầu hết các doanh nghiệp vậndụng cơ chế khoán áp dụng trong kinh doanh đáp ứng được những yêu cầu của sảnphẩm, thị trường như chất lượng sản phẩm, tiến độ công việc, thu nhập của ngườilao động nhờ đó cũng tăng lên Chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chế
độ khoán đã giúp cho các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn,mặt khác phát huy được khả năng, tính tự chủ trong sản xuất đồng thời doanhnghiệp vẫn quản lý giám sát chặt chẽ Vì vậy trong thời gian qua không ít doanhnghiệp đã thực sự lớn mạnh và tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trườngcạnh tranh quyết liệt
Hiện nay trong mỗi công ty đều tổ chức theo các nhóm chuyên môn hoá tronglĩnh vực mang tính tổng hợp hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó và ngân hàng cũngkhông nằm ngoài cách tổ chức đó Việc giao khoán mỗi loại hình công việc cầnphải căn cứ vào khả năng tổ chức quản lý, trình độ lao động, lĩnh vực chuyên môn
mà nhóm đảm nhiệm để giao công việc Phân công được như vậy mới có thể pháthuy được năng lực của nhóm và khả năng hoàn thành công việc được giao một cáchhiệu quả nhất Việc giao khoán cần được người có trách nhiệm và có khả năng đảmnhận, đây là một nhân tố khá quan trọng cần phải quan tâm khi thực hiện giaokhoán Công tác tổ chức, quản lý, điều hành cụ thể ở hầu hết các ngân hàng nếuchưa hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ, điều này là do cơchế chỉ đạo còn chồng chéo, chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, các phòng banchưa hướng vào phục vụ công tác khoán Do vậy để thực hiện một cơ chế khoán cóhiệu quả thì việc đổi mới bộ máy quản lý, phân chia rõ ràng chức năng nhiệm vụcủa từng phòng ban hướng vào mục đích chung là yêu cầu cấp thiết đặt ra Thêmvào đó, cấp bậc công việc hiện nay phản ánh thu nhập của cán bộ công nhân viênsong trong thực hiện khoán nhân tố này cần lưu ý để thực hiện việc trả lương vàchia lương hợp lý
Thực chất của công tác khoán là quá trình xác định mức độ tự chịu tráchnhiệm khuyến khích tính năng động sáng tạo của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu
Trang 21thuộc về nhiệm vụ, các chỉ tiêu khuyến khích bằng lợi ích vật chất Thông qua cơchế khoán một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị tự chủ trong kinh doanh, hội sởngân hàng chỉ quản lý thông qua các chỉ tiêu giao khoán do đó có thể tiết kiệm thờigian Vai trò và tác dụng của việc thực hiện khoán thể hiện trong một số điểm sau,
ưu thế của khoán là nâng cao trách nhiệm và gắn bó trách nhiệm giữa những ngườilao động, gắn thu nhập của họ vào kết quả thực hiện do đó khuyến khích tăng năngsuất, giảm các chi phí đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc được giao Thôngqua hình thức khoán công việc mà ngân hàng có thể tiến hành phân tích kinh tế,kiểm tra quá trình hoạt động tại đơn vị cơ sở thông qua các chỉ tiêu kinh tế, đồngthời có thể kịp thời điều chỉnh, sửa đổi những mặt yếu kém trong công tác thựchiện Thông qua cơ chế khoán tạo điều kiện cho các đơn vị tự tổ chức kế hoạch kinhdoanh của mình cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với tính hình thuê laođộng, cung ứng của cơ sở vật chất Thực tiễn ở các doanh nghiệp cũng cho thấyhiệu quả của hình thức khoán đối với công việc, chất lượng sản phẩm, giải quyếtđược các khó khăn phát sinh đồng thời tạo điều kiện hoàn thành, đáp ứng được cácyêu cầu của khách hàng, thị trường Hiện nay thị trường ngày càng mở rộng, khảnăng tự đáp ứng về các điều kiện phục vụ cho sản xuất như chất lượng cơ sở vậtchất, nhân công ngày càng tăng cao Do đó nếu tận dụng được các lợi thế ở địa bànkhu vực sẽ có lợi cho công việc, đặc biệt là khi áp dụng cơ chế khoán
1.2.3.Quá trình thực hiện khoán trong kinh doanh
Điều kiện để thực hiện quy chế khoán kinh doanh cho từng đối tượng cũngđược quy định một cách cụ thể Đối với xí nghiệp thì phải đảm bảo các điều kiện làdoanh nghiệp hạch toán độc lập, có kế hoạch sản xuất, kinh doanh ổn định, có khảnăng bao quát các nhân viên trong quá trình khoán kinh doanh Đối với các phânxưởng, cửa hàng thì phải chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cửahàng mình, có sự phân cấp quyền hạn rõ rệt, có các kế hoạch sản xuất kinh doanhphù hợp với quy chế khoán Đối với các cá nhân cần đảm bảo về mặt tài chính và cókhả năng trong việc kinh doanh, chấp nhận các điều kiện mà doanh nghiệp đưa rakhi giao khoán
Trang 22Để thực hiện được các phương thức khoán thì phải có các cơ sở pháp lý cũngnhư các biện pháp để đảm bảo nghĩa vụ của giám đốc các đơn vị khi được ủy quyềngiao trách nhiệm quản lý và sử dụng phần chi phí cho phép nhằm đem lại lợi nhuậncao nhất cho ngân hàng Việc thực hiện khoán kinh doanh nhằm bảo đảm việc làmcho người lao động, thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực đểphát huy quyền làm chủ của người lao động, có thể sử dụng hiệu quả hơn số tài sản
đã đầu tư, khai thác mọi tiềm năng trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triểnsản kinh doanh Nó góp phần giảm bớt chi phí và trách nhiệm trực tiếp kinh doanhcủa cấp trên
Bên khoán và bên nhận khoán cần có trách nhiệm rõ ràng, ghi nhận thành tích
và cả chỉ ra những khuyết điểm còn tồn đọng Các cán bộ nhân viên cần phải quản
lý và sử dụng vốn, tài sản và tiếp nhận lao động của doanh nghiệp theo các quy địnhkhông trái pháp luật, kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Cần phải cóquyết định tổ chức kinh doanh, phương thức trả lương, thưởng trong doanh nghiệpmột cách công bằng, đảm bảo an toàn lợi ích của người lao động Khuyến khíchnhân viên bằng nhiều hình thức như được hưởng và tự quyết định việc phân phốicác thu nhập do vượt định mức khoán Đối với phần lợi nhuận vượt định mứckhoán, người nhận khoán kinh doanh được chi trả phần lương bổ sung tương ứngvới phần vượt kế hoạch đó Đồng nghĩa với điều đó, người lao động chịu giảm thunhập nếu không hoàn thành các định mức, yêu cầu khoán đã ghi trong hợp đồngnhận khoán
Bên giao khoán cần phải kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các cam kết tronghợp đồng khoán kinh doanh, xử lý các trường hợp vi phạm cam kết ghi trong hợpđồng Tuy nhiên không can thiệp vào việc điều hành của người nhận khoán, tạođiều kiện thuận lợi cho người nhận khoán thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồngkhoán kinh doanh
Trang 231.3.Phương thức khoán trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Định vị chiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúpdoanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của
họ vào những thị trường sản phẩm cụ thể Vấn đề cơ bản mà mỗi ngân hàng cần giảiquyết khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, đó là họ sẽ cung cấp cho khách hàng sảnphẩm hay dịch vụ nào, cách thức tạo ra các sản phẩm dịch vụ và làm cách nào đưa
nó đến với khách hàng Theo Derek F Abell, để xây dựng chiến lược cấp đơn vịkinh doanh phải giải quyết ba vấn đề chính, đó là nhu cầu khách hàng, các nhóm
khách hàng và các khả năng khác biệt hóa Các công ty cần xác định các thị trường
mục tiêu và dựa trên các năng lực cốt lõi, cũng như cơ hội từ môi trường, xây dựngchiến lược để cung cấp giá trị đến các khách hàng mục tiêu, thoả mãn tốt nhất nhucầu khách hàng Tiến trình hoạch định chiến lược của một đơn vị kinh doanh gồmtám bước được thể hiện trong hình sau:
Hình 1.1: Tiến trình hoạch định chiến lược đơn vị kinh doanh
(nguồn: giáo trình quản trị chiến lược)
Mỗi đơn vị kinh doanh cần định rõ sứ mệnh riêng biệt của nó bao gồm những
gì mang lại cho khách hàng và cách thức tạo lập lợi thế cạnh tranh Một đơn vị kinhdoanh cần phải xem xét những tác động của các yếu tố chủ yếu trong môi trường vĩ
Trang 24mô (kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, chính trị - luật pháp, văn hoá - xã hội) vàcác nhân tố quan trọng của môi trường vi mô (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhàphân phối, những người cung cấp) có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh lờicủa công ty Việc phân tích bên trong cũng giúp các nhà quản trị nhận thức rõ cácđiểm mạnh, điểm yếu của tổ chức để từ đó có các chiến lược, kế hoạch kinh doanhphù hợp với từng đặc thù của doanh nghiệp Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
đe dọa (SWOT) có thể là phân tích nền tảng dựa trên lập luận cho rằng các nỗ lựcchiến lược phải hướng đến việc tạo ra sự phù hợp tốt nhất giữa các khả năng nguồnlực của công ty và tình thế bên ngoài Tuy vậy, vấn đề có tầm quan trọng thiết yếuchính là làm cách nào để công ty có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh và duy trì nómột cách bền vững
Ðể xây dựng được chiến lược của một ngân hàng, tư duy của một nhà chiếnlược phải luôn trả lời được các câu hỏi là làm thế nào để phát triển kinh doanh, đểđáp ứng nhu cầu khách hàng, để vượt lên trên đối thủ Hơn nữa, nhà quản trị cònphải làm sao quản lý từng mảng chức năng trong kinh doanh, để phản ứng trướcđiều kiện thay đổi của môi trường hay để đạt được hiệu quả kinh doanh Trong lĩnhvực tài chính ngân hàng, muốn xác định được định hướng đúng đắn và đạt đượcmục tiêu chiến lược trong tương lai, người quản lý phải hiểu được hiện trạng mộtngân hàng đang ở đâu, cần phải làm gì để thay đổi được nội lực của ngân hàng vàcái đích luôn hướng tới là gì Quy trình chính để xác định chiến lược bao gồm xácđịnh sứ mệnh, tầm nhìn của ngân hàng Các yếu tố cơ bản cấu thành sứ mệnh, tầmnhìn của một ngân hàng bao gồm sứ mệnh - lí do tồn tại của ngân hàng, tầm nhìn -tuyên bố về những mong muốn của ngân hàng trong tương lai, giá trị cốt lõi - triết lýchủ đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Mỗi một ngân hàng đều có một sứ mệnh riêng đem lại lợi ích đến với kháchhàng, cổ đông, nhân viên và xã hội Ðối với khách hàng, ngân hàng sẽ cung cấp cácsản phẩm dịch vụ cao cấp với chất lượng quốc tế, mang tính độc đáo và sáng tạocao Với giá trị chất lượng vượt trội nhằm thỏa mãn nhu cầu chính đáng của kháchhàng, ngân hàng luôn hướng đến những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo, mang giá trịđặc trưng khác biệt cho từng đối tượng phục vụ Ðối với nhân viên, sứ mệnh của
Trang 25ngân hàng chính là xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động,sáng tạo và nhân văn, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng chotất cả nhân viên Ðối với xã hội, sứ mệnh của ngân hàng là làm thế nào hài hòa giữalợi ích của ngân hàng và lợi ích của xã hội, đóng góp tích cực vào các hoạt độnghướng đến cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm với công dân và niềm tự hàođối với tổ quốc Ðối với cổ đông, sứ mệnh ở đây được hiểu là trở thành người đồnghành số một của đối tác và cổ đông, luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bềnvững Như vậy, tuyên bố sứ mệnh của một tổ chức cần đưa ra thông tin để trả lời bacâu hỏi sau: mục tiêu của tổ chức là gì, tổ chức sẽ làm gì và phục vụ ai, nhữngnguyên tắc và giá trị nào là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức.
Khi quyết định tầm nhìn, hướng đi của một ngân hàng trong tương lai cần phảixem xét một cách kỹ lưỡng các yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố bên ngoài
ở đây có thể là triển vọng tương lai của ngân hàng, cần được đánh giá xem có tốtkhông nếu tiếp tục tập trung vào những sản phẩm, thị trường khách hàng, công nghệsẵn có và đi theo chiến lược hiện tại hay cũng có thể là những thay đổi về cạnhtranh trên thị trường đang tăng cường hay làm suy yếu triển vọng Ngân hàng nênchọn nhóm khách hàng, thị trường mới nào để phục vụ, những cơ hội mới nào trênthị trường tài chính mà ngân hàng phải theo đuổi hay chúng ta có nên lập kế hoạchhay bỏ qua một số nhóm khách hàng mà chúng ta đang phục vụ hay không Các yếu
tố bên trong ở đây là ta xác định được tham vọng của ngân hàng là gì, công việckinh doanh có tạo ra được sự tăng trưởng và lợi nhuận cần thiết để làm hài lòng cổđông hay không, những sức mạnh nguồn lực nào có thể trợ giúp ngân hàng trongviệc tung ra các sản phẩm dịch vụ mới trên thị trường Các yếu tố cơ bản của mộttầm nhìn chiến lược là phải thể hiện khát vọng kinh doanh của người quản lí, cungcấp được một cái nhìn toàn cảnh về cái đích mà họ luôn hướng đến, hoạch địnhđược một đường lối chiến lược, từ đó đưa ra được những thách thức vượt trên tầmhiện tại của ngân hàng
Những bước đi vững chắc của NH TMCP Đại Dương (Oceanbank) là phấnđấu mục tiêu nằm trong năm ngân hàng hàng đầu Việt Nam có số lượng khách hàng
sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và doanh số giao dịch qua kênh ngân hàng điện
Trang 26tử chiếm tỷ trọng cao nhất trong tương lai, áp dụng những giải pháp công nghệ hàngđầu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Ngân hàng với tầm nhìn và sứ mệnh trởthành một ngân hàng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn thông qua những trảinghiệm từ dịch vụ tốt, sản phẩm đa dạng, các quy trình hướng tới sự phục vụ kháchhàng tốt nhất và hệ thống kênh phân phối đa dạng Là một ngân hàng với nhiềukhác biệt thông qua việc cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp cho tất cả kháchhàng Oceanbank là một tổ chức mà người lao động muốn lựa chọn để làm việc, vìtại đây mỗi người lao động luôn được tạo điều kiện học tập và phát triển, phát huyhết khả năng và năng lực của mình.
Mục tiêu chiến lược chính là trạng thái tương lai mà một doanh nghiệp cũngnhư ngân hàng cố gắng thực hiện, là kết quả cuối cùng của các hành động đượchoạch định Ðể xác định được mục tiêu chiến lược, cần phải căn cứ vào nguồn lực vàràng buộc từ môi trường bên ngoài cũng như căn cứ vào sự cần thiết phải đạt đượcmục tiêu Các mục tiêu thường thấy của một ngân hàng chính là chiếm được thị phầnthị trường lớn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu khách hàng,tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần, đa dạng hóa các nguồn thu dựa trên các khoảnthu nhập ổn định Tính khả thi của chiến lược cần phù hợp với thực tế và nguồn lựcphân bổ trong từng giai đoạn cụ thể Mỗi ngân hàng cần phải vạch ra chiến lược đốivới các cấp quản trị, từ tổng giám đốc điều hành cho đến các cấp quản trị ở mức thấpnhất cần phải gắn trách nhiệm trong việc thu được kết quả cụ thể
Khi thực hiện phân tích chiến lược, cần triển khai xây dựng các nội dung nhưxây dựng năng lực cốt lõi và định vị ngành, đánh giá năng lực cạnh tranh, phân tíchmôi trường chiến lược, phát hiện cơ hội chiến lược Ðể xác định được năng lực cốtlõi và định vị ngành thì phải phân tích được nội lực của ngân hàng, xác định và xâydựng được năng lực cốt lõi Nội lực của một doanh nghiệp hay ngân hàng tập trungvào những khía cạnh chủ yếu sau tài chính, nhân sự, quản trị, marketing và nghiêncứu phát triển Giá trị cốt lõi của ngân hàng chính là cách thức mà các nhà quản trị
dự định tiến hành kinh doanh, những đặc tính tạo dựng cho tổ chức, điều khiển hành
vi và tạo ra nền tảng văn hóa của tổ chức Năng lực cốt lõi là cái mà doanh nghiệplàm được, trong khi các đối thủ cạnh tranh không làm được hoặc làm được không
Trang 27tốt bằng Ðể xác định được năng lực cốt lõi và định vị ngành thì phải phân tích đượcnội lực của ngân hàng, xác định và xây dựng được năng lực cốt lõi Nội lực của mộtdoanh nghiệp hay ngân hàng tập trung vào những khía cạnh chủ yếu như tài chính,nhân sự, quản trị, marketing và nghiên cứu phát triển Giá trị cốt lõi của ngân hàngchính là cách thức mà các nhà quản trị dự định tiến hành kinh doanh, những đặctính tạo dựng cho tổ chức, điều khiển hành vi và tạo ra nền tảng văn hóa của tổchức Năng lực cốt lõi là cái mà doanh nghiệp làm được, trong khi các đối thủ cạnhtranh không làm được hoặc làm được không tốt bằng.
Muốn xây dựng được chiến lược, ta phải đánh giá được năng lực cạnh tranhcủa bản thân ngân hàng Hoạt động phân tích chiến lược giúp cho ngân hàng biếtđược vị thế của mình trên thương trường trong mối quan hệ tương quan so sánh vớiđối thủ cạnh tranh Ðể đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng, chúng tacần tiến hành các bước như là liệt kê các nhân tố tạo nên sự thành công của ngành
và các biện pháp tốt nhất để xác định sức mạnh hay sự yếu kém trong cạnh tranh,đánh giá các đối thủ cạnh tranh then chốt về mỗi nhân tố, tổng hợp các sức mạnhriêng lẻ, rút ra các kết luận về quy mô và mức độ của ưu thế hay bất lợi cạnh tranhcủa ngân hàng Các nhân tố hay được quan tâm trong đánh giá năng lực cạnh tranhbao gồm thị phần, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận Các nhân tố này nói lên vịthế, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả tài chính của ngânhàng trong thời điểm hiện tại, so với đối thủ cạnh tranh cũng như xu hướng pháttriển trong tương lai Một ngân hàng quản trị tốt các chuỗi giá trị so với đối thủ cạnhtranh sẽ là chìa khóa để xây dựng các năng lực cạnh tranh cơ bản và biến chúngthành ưu thế cạnh tranh bền vững Ðối với ngành ngân hàng, muốn phân tích nănglực cạnh tranh thì cần phân tích đặc tính kinh tế chủ đạo của ngành, các lực lượngcạnh tranh nào đang hoạt động trong ngành và mức độ mạnh yếu như thế nào, độnglực của sự thay đổi trong ngành và có tác động gì, các động thái tiếp theo của đốithủ cạnh tranh, các nhân tố nào quyết định thành công hay thất bại của cạnh tranh,ngành hấp dẫn như thế nào xét về phương diện các viễn cảnh về lợi nhuận trêntrung bình Thông qua việc áp dụng ma trận SWOT (ma trận phân tích điểm mạnh -điểm yếu) để hiểu rõ được môi trường kinh doanh nhằm vạch ra chiến lược cho
Trang 28ngân hàng phù hợp với tình hình tài chính của ngân hàng cũng như thích ứng đượcvới sự biến động đa chiều của nền kinh tế.
Sau khi hiểu được tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh của ngân hàng, ta
sẽ xem ngân hàng có thế mạnh và còn điểm yếu gì để từ đó đưa ra các quan điểm vềtài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, quan điểm nâng cao năng lựcquản trị, công nghệ, nguồn nhân lực để hiện thực hóa tầm nhìn sứ mệnh như thếnào Việc xây dựng chiến lược sẽ có nhiều cách khác nhau nhưng điểm chung nhất
là từ những tầm nhìn lớn, ta sẽ đưa ra các định hướng lớn, các chiến lược bộ phận
cụ thể cho từng mảng, từng bộ phận Từ đó, thiết lập các KPIs (chỉ số mục tiêu Key perfomance indicators) cho từng cấp theo chiều dọc hoặc chiều ngang, để cụthể hóa các mục tiêu đề ra của ngân hàng
-Việc xây dựng và đánh giá các chỉ số mục tiêu KPIs (bao gồm các chỉ số về tàichính, khách hàng, quy trình kinh doanh, học hỏi và phát triển) còn tùy theo bối cảnhcủa mỗi ngân hàng, nhưng dù bối cảnh nào thì sự tham gia của các nhà hoạch địnhchiến lược cũng vô cùng quan trọng Mô hình bảng điểm cân bằng nhằm kết nốichiến lược với công tác điều hành của toàn bộ tổ chức là một phương thức đang đượcnhiều ngân hàng ưa chuộng hiện nay, nó giúp thu hẹp khoảng cách giữa xây dựngchiến lược và thực hiện chiến lược Công cụ này có thể giúp nhà chiến lược và nhàquản trị tìm ra giải pháp tối ưu trong chiến lược của ngân hàng mình
Sau khi đặt ra các chỉ số mục tiêu KPIs về tài chính, khách hàng, quy trìnhkinh doanh và sự phát triển, ta sẽ giám sát việc thực hiện các chỉ số mục tiêu KPIs,đánh giá mức độ tuân thủ và việc thực hiện các chỉ số KPIs đã đề ra, từ đó có sựchuẩn bị và thực hiện điều chỉnh định kỳ (theo tháng/quý/năm) cho phù hợp với sựbiến động của môi trường kinh doanh cũng như tình hình kinh tế nếu cần thiết,nhằm đưa ra những phản hồi hợp lý và hiệu quả về chiến lược Trong chiến lược,một trong những thách thức lớn nhất là giám sát việc thực hiện chiến lược để cónhững điều chỉnh cần thiết, cho phù hợp với những thay đổi hay tác động bên ngoài
mà trong quá trình làm chiến lược các nhà quản trị không cân nhắc hết Mặt khác,trong quá trình thực hiện chiến lược, người giám sát có thể nhận thấy những nhân tố
Trang 29và cơ hội mới xuất hiện, mà nếu chỉ rập khuôn thực hiện chiến lược đã đề ra thì sẽ
bỏ qua những cơ hội mới cho ngân hàng Do đó, chiến lược cần được coi là yếu tố
“động” chứ không đơn thuần là một quá trình: lập kế hoạch thực hiện kiểm tra điều chỉnh và cải tiến Do đó, một nhà chiến lược hiện đại cần tích hợp tính “động”
-và tính “khả thi thực hiện” trong khi thực hiện việc giám sát -và phản hồi chiến lược.Ðánh giá, điều chỉnh và cải tiến liên tục chiến lược là bước thực hiện cuốicùng trong quy trình xây dựng chiến lược cho sự phát triển của một định chế tàichính Giai đoạn này yêu cầu thực hiện đánh giá việc hoàn thành các chỉ số kết quảchính KPIs các phòng ban, bộ phận, hay của từng cá nhân trong ngân hàng Nhàhoạch định chiến lược có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chiến lượctrong từng thời kỳ để qua đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế Bên cạnh đó,nhà chiến lược là cấp cao nhất trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chiếnlược của ban điều hành nhằm đánh giá năng lực quản trị của các thành viên trongban điều hành, ban hành các biện pháp, các chế tài đối với các phòng ban, cá nhânkhông thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chiến lược đã đề ra, đồng thời, có chínhsách khen thưởng kịp thời đối với các phòng ban, chi nhánh, cá nhân thực hiện hoànthành các mục tiêu, chiến lược
Tóm lại chiến lược chỉ được hình thành khi ngân hàng xác định rõ hệ thốngcác mục tiêu, từ đó mới hình thành các phương án khác nhau, để chọn lựa phương
án tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu đó Như vậy, một khi ngân hàng xây dựngđược hệ thống mục tiêu rõ ràng thì chiến lược mới đạt được hiệu quả trong hoạtđộng kinh doanh Do đó, để hoạt động ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, đòi hỏicông tác hoạch định, xây dựng và triển khai chiến lược phải đúng đắn, hiệu quả, cótầm nhìn, có phương pháp và hệ thống Có thể nói, quản trị chiến lược là một trongnhững nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nền kinh
tế có nhiều diễn biến phức tạp như giai đoạn hiện nay
1.3.2.Điều kiện về tổ chức bộ máy kinh doanh và nhân sự của ngân hàng
Trong chiến lược của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều đặt
Trang 30mục tiêu phấn đấu là ngân hàng quản trị doanh nghiệp hàng đầu theo các mô hìnhtiên tiến với các tiêu chuẩn hàng đầu về quản trị Muốn thế, các NHTM phải cầnđến những công cụ quản lý hữu hiệu để làm rõ công việc, trách nhiệm của mỗi đơn
vị, cá nhân đồng thời tạo sự thuận tiện trong việc hoạch định cấu trúc tổ chức, đápứng chiến lược của ngân hàng Để việc đánh giá cống hiến của người lao động đượckhách quan trong cả hệ thống và từng chi nhánh, đơn vị có hiệu quả và công bằng,nhiều NHTM hiện nay đã và đang sử dụng một số công cụ nhằm đạt được nhữngmục tiêu chiến lược đã đề ra Để đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản trịnguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, đánh giá và xác lập các chế độlương, thưởng, phúc lợi,… trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và cuối cùng là hoạchđịnh tổ chức, một số NHTM đã xây dựng “Bản mô tả công việc” (Jop Description -JD), triển khai áp dụng trên toàn hệ thống
Các tiêu chuẩn đánh giá theo từng vị trí của nhân viên ngân hàng được làm rõtrên cơ sở tham chiếu ý kiến xây dựng của lãnh đạo các đơn vị và các tài liệu thamkhảo từ nhiều nguồn khác nhau Về phía cán bộ nhân viên (CBNV) ngân hàng, khi
sử dụng JD, phần tên bản mô tả công việc sẽ giúp CBNV biết mình đang ở đâu, vịtrí nào trong cơ cấu tổ chức, sẽ phải báo cáo cho ai, sẽ biết mình đang ở bậc nàotrong hệ thống Những thông tin kê khai như thế sẽ giúp cho CBNV nhận thức được
vị trí, công việc và chế độ mình sẽ được hưởng và có thể vạch ra cho bản thân lộtrình để phấn đấu Phần trách nhiệm trong JD sẽ giúp cho CBNV hiểu sẽ phải thựchiện công việc gì, thời lượng bao lâu và phải tham chiếu, tìm hiểu tài liệu liên quannào để thực thi nhiệm vụ, phần quyền hạn sẽ cho phép CBNV biết mình có cácquyền cơ bản gì trong việc thực thi nhiệm vụ (chẳng hạn cán bộ tín dụng thì cóquyền ký, duyệt các hồ sơ, tài liệu nào) Tại phần mối quan hệ công tác sẽ cho biếtngười nhân viên đó có những mối quan hệ công tác như thế nào (bên ngoài và nộibộ) để biết mình sẽ làm việc với ai, cấp nào Phần chỉ tiêu công việc, CBNV sẽ biếtmình phải hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản nào và sẽ bị đánh giá ra sao? Phần cuốitrong JD là các tiêu chuẩn cho vị trí, tại đây CBNV sẽ biết mình còn thiếu tiêuchuẩn nào để có kế hoạch hoàn thiện tiêu chí đó Về phía ngân hàng, JD cho phépNHTM hoạch định được cấu trúc của tổ chức, lên được danh sách các vị trí và các
Trang 31tiêu chí cho các vị trí để từ đó xem xét về mặt chức năng nhiệm vụ cho mỗi vị trí,lên kế hoạch và tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngânhàng một cách hợp lý Đồng thời, qua các chỉ tiêu, yêu cầu tiêu chuẩn là cơ sở đểNHTM đánh giá hiệu quả của từng vị trí trong hệ thống, từ đó các chế độ khenthưởng, biểu dương và khiển trách đúng người hơn, đánh giá công tác quản trịnguồn nhân lực, sử dụng người lao động của toàn ngân hàng và từng đơn vị tốt hơn Như vậy, có thể thấy việc triển khai áp dụng JD rộng rãi, các NHTM mongmuốn giải quyết những vấn đề đặt ra như vị trí đó tồn tại trong tổ chức mình có bịtrùng lặp, bị thừa không, mối quan hệ và sự cần thiết của vị trí đó với các vị trí kháctrong cùng một tổ chức là như thế nào, hệ thống phân cấp, phân công và ủy quyềncủa tổ chức bị ảnh hưởng do việc tồn tại hoặc không tồn tại vị trí đó như thế nào.Tuy nhiên triển khai áp dụng JD cũng có một số bất cập, vấn đề thường gặp nhất làtrong kỳ đánh giá cuối năm, tỷ lệ nhân viên xuất sắc, tốt cao hơn hẳn trung bình,không đạt từ các đơn vị thực hiện đánh giá Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượngnày là tâm lý nể nang khi đánh giá đối với nhân viên quản lý trực tiếp
Để khắc phục những hạn chế của JD một số NHTM đã và đang triển khai ápdụng công cụ khác để đội ngũ CBNV của ngân hàng có thể nhìn thấy thành quả laođộng của mình rõ hơn, tự hào thực sự với công việc đã hoàn thành Đấy là bộ chỉ sốKey Performance Indicator, KPI là bộ chỉ số đánh giá công việc, thông thường, mỗichức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng Qua đócấp quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó Dựa trênviệc hoàn thành KPI, ngân hàng sẽ có chế độ thưởng phạt cho từng vị trí cá nhân.Hiện nay, đã có một số NHTM Việt Nam xây dựng và áp dụng bộ chỉ số KPI hoặc
có NHTM thuê tư vấn quốc tế xây dựng hệ thống KPI và đẩy mạnh triển khai bộ chỉ
số này tại các đơn vị như là một công cụ điều hành, quản lý của lãnh đạo, đồng thời
để CBNV thấy được những mục tiêu công việc cần thực hiện Bộ chỉ tiêu KPI giúpcác đơn vị, cá nhân trong tổ chức biết được kỳ vọng của trụ sở chính cũng nhưchiến lược kinh doanh, từ đó đề ra kế hoạch cụ thể để thực thi công việc của đơn vị
và cá nhân Tại một số NHTM, KPI cho công việc của đơn vị còn có thể được pháttriển tới cấp KPI cho từng chức danh công việc, để mỗi cá nhân nhận ra mức độđóng góp của mình trong công việc chung và nỗ lực thực hiện công việc vì mục tiêu
Trang 32- Hệ thống KPI hành vi: KPI xây dựng theo tiêu chuẩn hành vi thích hợp vớicác đầu ra mang tính định tính cao hay nói cách khác là khó lượng hóa đầu ra Ví dụtại vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng trực tổng đài điện thoại của tại NHTM thìcác hành vi của nhân viên như tích cực làm việc, chăm chỉ, cẩn thận là những yếu tốtiên quyết đảm bảo đầu ra tại vị trí làm việc.
- Hệ thống KPI năng lực: bộ chỉ tiêu KPI tập trung vào đánh giá khả năng củanhân viên Hệ thống này chú trọng vào nguyên nhân thay vì kết quả như trong hệthống KPI tập trung đầu ra
Khi tiến hành triển khai bộ tiêu chuẩn KPI, NHTM xây dựng tài liệu hướngdẫn đánh giá, tiến hành đào tạo và hướng dẫn cách thức áp dụng KPI Tài liệuhướng dẫn được phổ biến thường theo dạng thông tin cụ thể cho cấp lãnh đạo vànhân viên được đánh giá có thể đọc hiểu và tự tiến hành Quá trình đánh giá hiệusuất KPI gồm 3 bước: chuẩn bị, họp đánh giá và quyết định xếp hạng Quá trình nàygiúp gia tăng đối thoại hai chiều giữa các cấp quản lý và nhân viên, đảm bảo ngườinhân viên được đưa ra ý kiến phản hồi Không dừng lại việc xây dựng và áp dụng
bộ KPI, các NHTM còn mong muốn việc thực hiện và quản lý hiệu suất KPI sẽ làmột nét văn hóa của ngân hàng mình, cũng như tác động tích cực lên thành quả kinhdoanh của ngân hàng Để các NHTM có thể tập trung hướng tới phát triển ngânhàng với mô hình hoạt động đa năng, có hiệu quả, cần có đòn bẩy quan trọng đểthực hiện, đó chính là nguồn nhân lực có chất lượng Công cụ quản lý mà cácNHTM đang áp dụng là JD hay KPI, mục đích cao nhất của NHTM hướng đến làmang lại văn hóa đối thoại và cởi mở trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) được thành lập và đi vào hoạt
Trang 33động từ năm 1993 Năm 2007, ngân hàng được chuyển đổi theo mô hình Ngân hàngthương mại cổ phần Đến nay, OceanBank đã trở thành một thương hiệu mạnh, uytín trên thị trường tài chính tiền tệ Trong xu thế hội nhập thế giới, OceanBank càngcoi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá Chính vì vây, chính sáchnhân sự của OceanBank được xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành
ưu thế đặc biệt, giữ vai trò quyết định để thực hiện thành công những mục tiêuchiến lược đề ra
Nguyên tắc tuyển dụng của OceanBank là lựa chọn những ứng viên tốt nhấtvào vị trí phù hợp dựa trên phẩm chất, khả năng, thái độ, năng lực, kinh nghiệm củaứng viên, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo hay giới tính Chính sách việc làm củaOceanBank là tạo tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và bình đẳng để mỗi cá nhânđều có cơ hội cống hiến sức lực và tài năng của mình Đào tạo và phát triển nguồn nhânlực là công tác được ưu tiên hàng đầu của OceanBank, nhằm xây dựng và phát triển độingũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyênnghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng
Chế độ tiền lương và khen thưởng cho nhân viên của OceanBank gắn liền với kếtquả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi nhân viên khi thực hiện côngviệc được giao Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương, được nhậncác phụ cấp theo chế độ như phụ cấp trách nhiệm, độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụcấp chuyên môn; ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêm lương theo năng suất vàmức độ hoàn thành công việc; thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm,thưởng sáng kiến; thưởng trong các dịp lễ tết của Quốc gia và kỷ niệm thành lậpOceanBank… Nhân viên chính thức của OceanBank được hưởng đầy đủ các quyền lợiphù hợp với quy định của ngân hàng và pháp luật hiện hành
1.3.3 Bảo đảm cơ sở pháp lý
Cơ chế khoán đã được áp dụng khá rộng rãi trong các doanh nghiệp, nó đượcnhắc đến trong các quy định, văn bản hướng dẫn của nhà nước về quy chế giaokhoán trong các doanh nghiệp Các quy định, hướng dẫn là khung pháp lý, quy địnhhướng dẫn, làm cơ sở cho các doanh nghiệp dựa vào đó để xác định cho mình một
Trang 34cơ chế khoán hợp lý, xác lập các hình thức giao khoán phù hợp Đặc điểm và tínhchất công việc thực hiện khoán, để thực hiện khoán một công việc có hiệu quả thìviệc xác định chính xác đặc điểm, tính chất công việc để lựa chọn áp dụng hình thứckhoán hợp lý là rất quan trọng Bởi vì mỗi một hình thức khoán sẽ có tác dụngriêng, phù hợp với một loại hình công việc là chủ yếu Khi khoán thì các hình thứckhoán gọn, khoán một số chi phí chủ yếu lại được sử dụng rộng rãi Năng lực tổchức quản lý thực hiện cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện khoán.
Từ khi có những qui định và hướng dẫn của nhà nước về thực hiện áp dụngchế độ khoán trong tổ chức sản xuất, doanh nghiệp đã từng bước hoàn thiện về cơchế khoán, nâng cao hiệu quả công tác thực hiện giúp cho các đơn vị giải quyết kịpthời các vướng mắc, thực hiện tổ chức sản xuất có hiệu quả, nâng cao chất lượngsản phẩm Trong giai đoạn hiện nay, nhìn chung cơ chế và mô hình khoán ở cácdoanh nghiệp chưa hoàn thiện mà còn áp dụng ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộcvào từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Một số đơn vị hiện còn đang áp dụngnhững hình thức, mô hình khoán giản đơn nhất, chưa tạo điều kiện áp dụng các môhình tiên tiến, có hiệu quả hơn, thêm vào đó là công tác tổ chức quản lý thực hiệncòn kém hiệu quả, chưa kịp thời giải quyết được các vấn đề, các yêu cầu của côngviệc trong tình hình mới Hiện nay đứng trước những khó khăn đang đặt ra, các đơn
vị từng bước hoàn thiện về cơ chế mô hình khoán, nâng cao hiệu quả công tác quản
lý và tổ chức thực hiện, điều này có tác dụng và ý nghĩa lớn trong việc xác lập một
cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý, thực hiện công việc một cách có hiệu quả, giải quyếtđược các vướng mắc đặt ra hiện nay, thực hiện quá trình đó cũng là tận dụng vàphát huy ưu thế của khoán trong giai đoạn mới
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC KHOÁN TRONG
KINH DOANH TẠI NH TMCP ĐẠI DƯƠNG
2.1.Đặc điểm và thực trạng kinh doanh của NH TMCP Đại Dương
2.1.1 Đặc điểm của NH TMCP Đại Dương
Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là ngân hàng TMCP nông thôn HảiHưng được thành lập vào năm 1993 theo quyết định số 257/QD-NH ngày30/12/1993, giấy phép số 0048/QD-NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam Sau 14 năm hoạt động Ngân hàng TMCP Nông thôn HảiHưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đôthị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhànước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động cùng với với những nỗ lực khôngngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên và quyết tâm của những người quản trị ngânhàng, ngân hàng TMCP Đại Dương đã ngày càng khẳng định được vị thế của mìnhtrên thị trường tài chính ngân hàng cũng như từng bước gây dựng được niềm tin đốivới khách hàng Từ một ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, năm 2011, ngânhàng có vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng Bên cạnh đó, ngân hàng đã phát triển mạnh
mẽ và mở rộng mạng lưới kinh doanh ở nhiều lĩnh vực hoạt động
Về dịch vụ
- Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, Oceanbank luôn hiểu rõ quan hệ truyềnthống của ngân hàng và doanh nghiệp mang tính tương hỗ và đồng thuận cao Ngânhàng luôn mang lại các giải pháp tài chính phù hợp và hiệu quả nhất Sự thịnhvượng và hài lòng của khách hàng là mục tiêu kinh doanh của chúng tôi
- Dịch vụ ngân hàng cá nhân, ngân hàng luôn nghiên cứu và đưa ra các sảnphẩm dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích khách hàng Nhóm sản phẩm tiết kiệm cánhân của ngân hàng giúp khách hàng có thể yên tâm tích lũy Ngân hàng đáp ứng
Trang 36nhu cầu vay vốn đa dạng cho khách hàng, một số sản phẩm tín dụng riêng như cho vaymua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng Các dịch vụ như thanh toán, chuyển tiền, bảolãnh, ngoại hối… đều được cung cấp với phương thức linh hoạt và thủ tục đơn giản.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những bước đột phá về ứng dụng côngnghệ của ngân hàng, ngân hàng TMCP Đại Dương hiện cung cấp miễn phí dịch vụ thẻ,homebanking, mobile banking, internet banhking nhằm đem lại cho khách hàng tiệních hiện đại và giá trị gia tăng cao nhất Ngân hàng TMCP Đại Dương đã triển khaithành công CoreBanking tạo nền tảng phát triển một ngân hàng hiện đại, đa năng, dịch
vụ ngân hàng điện tử được mở rộng với nhiều ứng dụng, nâng cấp hạ tầng truyền thôngcông nghệ thông tin đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và ổn định
Hợp tác đa phương
Sự phát triển còn được thấy rõ khi ngân hàng TMCP Đại Dương chủ trươngđẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương, trở thành đối tác chiến lược hiệu quả,tin cậy với các đối tác tài chính mạnh trong và ngoài nước Trong lĩnh vực tài chínhngân hàng, ngân hàng TMCP Đại Dương đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác như:Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,Tổng công ty CP Tài chính Dầu khí Việt Nam, Công ty CP Tài chính đường thủyViệt Nam, Công ty Chuyển mạch Tài chính QG Việt Nam, Tổng Công ty ĐườngSắt Việt Nam, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam…
Đặc biệt, tháng 01/2009, ngân hàng đã ký kết cổ đông chiến lược với Tậpđoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của ngân hàng TMCP ĐạiDương và ghi nhận sự hấp dẫn của thương hiệu ngân hàng TMCP Đại Dương vớicác đối tác kinh tế lớn Ngân hàng cũng đã liên tục có những ký kết quan trọng vớinhiều đối tác lớn trong và ngoài nước Ngân hàng đã kết nối hệ thống SWIFT, trởthành thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 200 ngân hànglớn trên thế giới
Công nghệ
OceanBank đã đầu tư phần mềm Core Banking hiện đại tiêu chuẩn quốc tếnhằm mục đích trở thành ngân hàng có công nghệ cao nhất Phần mềm lõi CoreBanking (hay còn gọi là chương trình Ngân hàng lõi) là mục tiêu hướng tới của các
Trang 37ngân hàng, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của một hệ thống giao dịch tài chính hiệnđại, đặc biệt trong vấn đề quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô, kiểm soát an toàn, xử lý giaodịch tự động nhanh chóng, đưa ra sản phẩm mới trên thị trường một cách nhanhnhất Tháng 10/2008 dự án Core Banking đã được hoàn thành và đi vào ứng dụngtrên toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP Đại Dương do đối tác Oracle cung cấp Nhờnền tảng này ngân hàng có thể tăng tốc độ xử lý các giao dịch, công tác quản lý tàichính và quản trị rủi ro được nâng cao, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới một cáchthuận tiện và đồng bộ
Trong năm 2010, Oceanbank tiếp tục ứng dụng những công nghệ hiện đại đểgia tăng giá trị dịch vụ, đồng thời mở rộng kết nối tới tất cả các khách hàng bằngviệc tham gia sâu hơn trong các quy trình kinh doanh, phát triển các dịch vụ, sảnphẩm mới và hỗ trợ kiểm soát rủi ro dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tinvững chắc và tin cậy Sản phẩm thẻ Visa, thẻ thanh toán xăng dầu OP Card và dịch
vụ ngân hàng trực tuyến Internet Banking, Mobile Banking, Home Banking đã đápứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Oceanbank được NHNN lựa chọn
là một trong 8 ngân hàng tiên phong trong dự án kết nối liên thông hệ thống cácđiểm chấp nhận thẻ (POS) góp phần giải quyết bài toán phát triển thanh toán khôngdùng tiền mặt tại Việt Nam là sự đánh giá và kết quả xứng đáng cho quá trình nỗlực ứng dụng công nghệ hiện đại của Oceanbank
Như vậy, ngân hàng đã có sự chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng cho những bướcchuyển mình mới, đến năm 2015, ngân hàng TMCP Đại Dương sẽ trở thành một ngânhàng đa năng, hiện đại có tầm vóc tương xứng với một ngân hàng TMCP lớn trongnước, có năng lực tài chính, mạng lưới khách hàng, hệ thống chi nhánh, nguồn nhân lực
và công nghệ…đủ mạnh để tạo điều kiện tốt nhất cho việc chuyển hướng hành một ngânhàng hàng đầu trong giai đoạn 2015-2020
Mạng lưới
Phát triển mạng lưới rộng và mạnh, thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịchđồng nghĩa với việc chiếm lĩnh thị phần và xây dựng năng lực cạnh tranh nên đây làmột trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của Oceanbank Ngân hàng đãphủ sóng đến toàn bộ các địa bàn trọng điểm của cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh,
Trang 38Hải Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Sài Gòn, CàMau Ngân hàng đã nâng số phòng giao dịch lên con số trên 100 Các thành tựu đạtđược trong những năm qua như Top 500 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á TháiBình Dương (Asia Paciffic Largest Banks), Top 100 ngân hàng có bảng cân đối kếtoán mạnh nhất (an toàn nhất) khu vực Châu Á Thái Bình Dương Giải Sao VàngĐất Việt 2011, Giải thưởng “Nhân ái Việt Nam” năm 2009, Giải thưởng “Thươnghiệu mạnh” năm 2009-2010, giải thưởng “ Thương mại dịch vụ Việt Nam-VietnamTop Trade Services awards” năm 2009-2010.
Về cơ cấu tổ chức, xuất phát từ quá trình hoạt động kinh doanh và đặc thùngành nghề của Ngân hàng, bộ máy quản lý của Ngân hàng theo cơ cấu trực tuyếnchức năng thể hiện qua sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.Cơ cấu tổ chức quản lý củaCông ty đứng đầu là Đại hội cổ đông, Ban kiểm soát, Hội Đồng Quản trị, sau đó tớiKhối phòng ban, các chi nhánh và phòng giao dịch Chức năng và nhiệm vụ của bộmáy quản lý Ngân hàng bao gồm đại hội cổ đông, toàn bộ các cổ đông tham gia gópvốn vào ngân hàng Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giámsát, đánh giá công tác điều hành của Hội đồng quản trị và ban điều hành theo đúng quyếtđịnh điều lệ ngân hàng, các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông Hội đồngquản trị công ty gồm các thành viên chủ chốt của ban lãnh đạo ngân hàng thực hiệnvai trò chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các quyết định mang tính trọng yếu đối với chiếnlược và hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hội đồng quản trị có toàn quyền nhândanh ngân hàng để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty Ban điềuhành bao gồm các thành viên được HĐQT cử ra để thay mặt điều hành các ngânhàng thành viên và văn phòng trung tâm, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và phápluật về mọi hoạt động của ngân hàng Báo cáo HĐQT Ngân hàng về việc bổ nhiệm,khen thưởng, kỷ luật đối với các công ty thành viên và văn phòng trung tâm, chịu sựgiám sát trực tiếp của Hội đồng Quản trị Ban điều hành trực tiếp giám sát, chỉ đạohoạt động của 12 khối phòng ban , gồm: khối ngân hàng bán lẻ, khối khách hàngdoanh nghiệp, khối nguồn vốn, khối quản trị rủi ro, khối công nghệ thông tin, khốithanh toán, khối hỗ trợ kinh doanh, ban đối tác chiến lược, ban đầu tư, ban kế toán,ban kế hoạch tổng hợp và ban nhân sự; và các chi nhánh từ bắc vào nam trên hệthống toàn hàng
Trang 39Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Dương
Trang 40-Đặc điểm về vốn
Ngày 23/8/2010 OceanBank đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận cho tăngvốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng trong năm 2010 Theo đó, OceanBank sẽ phát hànhthêm 300.000.000 cổ phần chia làm hai đợt, mỗi đợt tăng vốn thêm 1.500 tỷ đồngvào tháng 8 và tháng 11 năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh.Đối tượng mua cổ phần sẽ là cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên Tập đoàn ĐạiDương, cán bộ nhân viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và công chúng Kếhoạch và thời gian phát hành cổ phiếu đã được OceanBank tính toán phù hợp vớimức độ sử dụng vốn kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh, hoàn toàn đảm bảovượt mức cổ tức 12% theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2010 Với mức vốnđiều lệ và tổng tài sản có tăng cao, OceanBank sẽ thực hiện được các kế hoạchchiến lược về giải pháp kinh doanh, đầu tư cơ sở vật chất công nghệ, bổ sung nguồnvốn tự có để cho vay trung và dài hạn, tài trợ những dự án có quy mô lớn, bổ sungnguồn vốn góp đầu tư liên danh, thu hút nguồn nhân sự, nâng cao sức mạnh thươnghiệu mang lại giá trị cao nhất cho Ngân hàng và Cổ đông Ngân hàng Sáu tháng đầunăm 2010, OceanBank đạt 311 tỷ đồng lợi nhuận sau khi trích lập đầy đủ dự phòngrủi ro, tăng trưởng 276% so với cùng kỳ năm 2009, tổng tải sản đạt 43.097 tỷ đồng.OceanBank dự kiện lợi nhuận cả năm 2010 sẽ vượt 520 tỷ đồng OceanBank đặt kếhoạch sớm lọt vào top 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàngchính cho ngành công nghiệp dầu khí và các ngành kinh tế mũi nhọn khác
- Đặc điểm về lao động
Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) được thành lập và đi vào hoạtđộng từ năm 1993 Năm 2007, ngân hàng được chuyển đổi theo mô hình Ngân hàngthương mại cổ phần Đến nay, OceanBank đã trở thành một thương hiệu mạnh, uytín trên thị trường tài chính tiền tệ Trong xu thế hội nhập thế giới, OceanBank càngcoi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá Chính vì vây, chính sáchnhân sự của OceanBank được xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành
ưu thế đặc biệt, giữ vai trò quyết định để thực hiện thành công những mục tiêuchiến lược đề ra Nguyên tắc tuyển dụng của OceanBank là lựa chọn những ứng