1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh

103 1,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Luật thuế TNCN có hiệu lực từ 01/01/2009 đến nay đã hơn 4 nămthực hiện, trong quá trình thực hiện công tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam nóichung và quản lý thuế TNCN trên địa bàn huyện T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- 

 -NGUYỄN THỊ NỤ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VIẾT ĐĂNG

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hềđược sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nụ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận đượcnhiều sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoàitrường

Trước hết cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Viết Đăng,người hướng dẫn Khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức cũng nhưphương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, bạn bè tôi, nhữngngười thường xuyên hỏi thăm, động viên tôi trong quá trình thực hiện Luậnvăn này

Có được kết quả nghiên cứu này tôi đã nhận được những ý kiến đónggóp của các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sự tậntình cung cấp thông tin của các anh, chị ở Chi cục thống kê, cán bộ, nhânviên Chi cục thuế Huyện Tiên Du Tôi xin được ghi nhận và cảm ơn những sựgiúp đỡ này

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng Luận văn này không tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quýthầy, cô giáo và tất cả bạn bè

Hà Nội, tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nụ

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Trang 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế thu nhập nói chung và thuế TNCN nói riêng đã được áp dụng từlâu trên thế giới và có lịch sử hàng trăm năm Thuế TNCN được áp dụng lầnđầu tiên ở Anh năm 1799 dưới hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trangtrải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức ban hành vào năm

1842 Sau đó, thuế TNCN được nhanh chóng lan truyền sang các nước côngnghiệp khác như: Nhật (năm 1887), Mỹ (năm 1913), Pháp (năm 1914) Cácnước Châu Á như Thái Lan bắt đầu áp dụng vào năm 1939, ở Phi-líp-pin năm

1945, Hàn Quốc năm 1948, In-đô-nê-sia năm 1949, Trung Quốc năm 1984.Đến nay, đã có khoảng 180 nước áp dụng thuế TNCN và thuế TNCN đã trởthành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của nhiều nước.Các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều coi thuế TNCN là mộttrong những sắc thuế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc huy động nguồnthu ngân sách, thực hiện phân phối công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nềnkinh tế

Ở Việt Nam, thuế TNCN lần đầu tiên được ban hành vào năm 1990 dướihình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuếTNCN đã được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoáXII thông qua tại kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 27/11/2007 có hiệu lực thi hành

từ ngày 1/1/2009 thay cho Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao Sauhơn 04 năm thực hiện, Luật thuế TNCN đã chứng tỏ được những ưu thế của

nó, đặc biệt là đảm bảo và góp phần làm tăng số thu cho Ngân sách Nhà nước,đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế của thuế thu nhập đối với người

có thu nhập cao trước đây Bên cạnh đó, việc thực thi hành Luật thuế TNCNcũng đã nảy sinh nhiều vướng mắc mà bằng chứng là trong những năm qua BộTài chính đã phải ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật vànhững văn bản sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế -

Trang 8

xã hội Việt Nam

Thuế TNCN là loại thuế trực thu, thu trực tiếp vào thu nhập của cá nhân,

có phạm vi ảnh hưởng rộng, áp dụng đối với nhiều đối tượng và đánh trên nhiềuloại thu nhập Luật thuế TNCN có hiệu lực từ 01/01/2009 đến nay đã hơn 4 nămthực hiện, trong quá trình thực hiện công tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam nóichung và quản lý thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du nói riêng còn hạn chếnhư: Chính sách thuế chưa rõ ràng, chưa quản lý hết người nộp thuế, đối tượngchịu thuế, tổ chức bộ máy cơ quan thuế còn hạn chế Thực trạng công tác thuthuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du hiện nay như thế nào?

Công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du có nhữngbất cập, hạn chế gì?

Những khó khăn, thuận lợi trong việc tổ chức thu thuế TNCN trên huyệnTiên Du

Cần những giải pháp nào để công tác quản lý thu thuế TNCN trên địabàn huyện Tiên Du hiệu quả hơn, tốt hơn trong thời gian tới?

Chính vì thế, để quản lý được tốt NNT, đối tượng chịu thuế góp phần tăng thuNSNN về thuế TNCN trên địa bàn huyện là vấn đề cấp thiết Xuất phát từ những

vấn đề nêu trên, đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn để nghiên

cứu làm luận văn cao học

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất một số giảipháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bànhuyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để hoàn thành mục tiêu chung đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:

Trang 9

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế TNCN

Phân tích thực trạng của công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bànhuyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuếTNCN trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là: công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bànhuyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Đối tượng điều tra, khảo sát để thu thập thông tin là: Cơ quan quản lýthu thuế các cấp (từ huyện, xã) và đối tượng chịu thuế TNCN, đối tượng nộpthuế

Trang 10

2010-PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

2.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân

2.1.1 Tổng quan về thuế TNCN

2.1.1.1 Khái niệm về thuế TNCN

Thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh trên thu nhập nhận được củacác cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) hoặctheo từng lần phát sinh

Thuế TNCN là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy độngnguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.Thuế TNCN đánhvào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh

2.1.1.2 Vai trò của thuế TNCN

Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế TNCN vừa mang các vai tròchủ yếu của thuế nói chung vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế kháckhông có được như:

Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước: Thuế là nguồn thu

chủ yếu của NSNN, trong đó thuế TNCN là một trong những bộ phận quantrọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp một phần quan trọng để tạonguồn tài chính cho nhà nước Thuế TNCN được tính với diện rộng, khả năngtạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trựctiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đềumong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vậtchất tinh thần Thuế TNCN luôn có sự gia tăng nhanh chóng cùng với sự tăng

Trang 11

lên của thu nhập bình quân đầu người

Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thực hiện công bằng xã hội là

một trong những vai trò quan trọng của thuế nói chung, ngoài ra thuế TNCNcùng với việc thực hiện biểu thuế luỹ tiến từng phần, thuế TNCN đã thực hiệnđược việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng trong xã hội

Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm: Thuế TNCN cũng có tác

dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.Loại thuế này điều tiết trực tiếp nênmột mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanhtoán của các cá nhân bị giảm.Từ đó cầu hàng hoá, dịch vụ giảm sẽ tác độngđến sản xuất

Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp: Thực tế đã chứng minh

nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện cáchành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mànhà nước không kiểm soát được như tham ô, nhận hối lộ, buôn bán hàng quốccấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗiquốc gia Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lạinhững hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đếnvai trò của thuế TNCN.Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế TNCN còn nhiềuhạn chế nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nướcchậm phát triển

Đặc điểm của thuế TNCN

Một là, thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của

NNT, người nộp thuế đồng nhất với người chịu thuế nên khó có thể chuyểngánh nặng thuế sang cho người khác

Hai là, thuế TNCN là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực

tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và liên quan đến hầu hết mọi cá

Trang 12

nhân trong xã hội Đặc điểm này xuất phát từ tính trực thu của thuế TNCN.

Ba là, thuế TNCN là loại thuế luôn gắn liền với chính sách xã hội của

mỗi quốc gia mặc dù các quốc gia hiện nay vẫn luôn hướng tới một hệ thốngchính sách thuế mang tính trung lập.Khi tính Thuế TNCN có xem xét đếnhoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế bằng việc quy định một số khoản đượckhấu trừ có tính chất xã hội trước khi tính thuế

Bốn là, thuế TNCN thường được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần

do thuế TNCN được đánh theo nguyên tắc “khả năng nộp thuế” và cũng xuấtphát từ vai trò chủ yếu của thuế TNCN là điều tiết mạnh người có thu nhậpcao, động viên sự đóng góp của những người có thu nhập thấp, thu nhập trungbình trong xã hội

Năm là, thuế TNCN không bóp méo giá cả hàng hoá, dịch vụ.Thuế

TNCN không cấu thành trong giá bán (giá thanh toán) hàng hoá, dịch vụ nên

nó không tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hoá, dịch vụ

2.1.1.3 Tổng quan về quản lý thuế TNCN

* Khái niệm quản lý thuế TNCN

Quản lý thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năngtrong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế TNCN để thay đổiquá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu nhànước đặt ra

* Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế TNCN

Tăng cường công tác quản lý đối với thuế TNCN nhằm hoàn thiện hệthống chính sách thuế TNCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội: Cóthể nói thuế TNCN không chỉ là nguồn thu của NSNN mà còn là công cụquan trọng điều tiết thu nhập của cá nhân có thu nhập theo hướng người cóthu nhập cao phải nộp thuế nhiều, người không có thu nhập hoặc thu nhậpthấp không phải nộp thuế hoặc nộp thuế ít, tạo ra môi trường bình đẳng về

Trang 13

pháp luật cho người Việt Nam cũng như người nước ngoài, góp phần thúc đẩynền kinh tế phát triển trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế Trong nhữngnăm vừa qua, nền kinh tế nước ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã tiếnhành các cuộc cải cách thuế nói chung và hệ thống chính sách thuế TNCN nóiriêng, không ngừng hoàn thiện và kiện toàn hệ thống thuế nhằm đảm bảo tínhhiệu lực của Luật thuế TNCN trong cả nước và tính hiệu quả của công tác quản

lý thu thuế Nhờ vậy, chính sách thuế TNCN đã góp phần tích cực vào nguồnthu NSNN và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tuy nhiên, trước nhữngyêu cầu đặt ra của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quản lý thuế đối vớithuế TNCN hiện nay đã bộc lộ những hạn chế Để tạo bộ khung pháp lý về quản

lý thuế hoàn chỉnh, phù hợp với những thay đổi của sự phát triển kinh tế quốc tếthì việc hoạch định, cải cách chính sách về quản lý thuế nhằm nâng cao công tácquản lý của Nhà nước đối với thuế TNCN là rất cần thiết vì:

Công tác quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế TNCN nhằm góp phần

tăng nguồn thu cho NSNN để phát triển đất nước: Kinh tế - xã hội càng pháttriển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhànước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sựnghiệp giáo dục, y tế cũng ngày càng gia tăng Do đó, hệ thống chính sáchthuế TNCN phải bao quát được hết mọi nguồn thu nhập cần thiết, các khoảnthu nhập phát sinh cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, cơ cấu thuếsuất không quá cao, quá phức tạp, quá khả năng đóng góp, thực hiện của ngườinộp thuế, bảo đảm tăng thu vào tổng số thu NSNN.Qua đó, đáp ứng được mọinhu cầu chi tiêu thường xuyên, vừa góp phần tích luỹ cho xây dựng cơ sở hạtầng và trả nợ, góp phần giảm bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát

Ví dụ: Tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của nhiều quốcgia đã phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các nước pháttriển có tỷ trọng 15-16% có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40% như Anh, Mỹ Việt

Trang 14

Nam, tỷ trọng thu về thuế TNCN cũng mới chỉ đạt khoảng 5% tổng thu ngânsách.

Quản lý thuế của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện thuế TNCN được nghiêm minh: Do đặc điểm của Thuế TNCN là một loại thuế trực thu điều tiết

vào thu nhập của cá nhân, do người chịu thuế trực tiếp nộp thuế vào NSNN,nên nó rất có tác dụng trong việc điều hoà thu nhập, góp phần giảm bớt sựchênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các những người dân cư.Tuy nhiên,thuế TNCN lại có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía NNT hoặc dễ xảy ratình trạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao Hơn nữa, thuếTNCN có diện thu thuế rộng và phân tán, việc theo dõi, tính toán và thu thuếrất phức tạp.Vì vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễdẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ,kịp thời về cho NSNN, do đó phải có quản lý thuế của Nhà nước để đảm bảoviệc thu thuế được nghiêm chỉnh, đúng pháp luật

Quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế TNCN để đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội: Thuế TNCN động viên trực tiếp vào thu nhập của cá nhân,

thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên cácnguyên tắc "lợi ích", "công bằng" và "khả năng nộp thuế" Theo nguyên tắclợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triểncủa đất nước về luật pháp thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật

tự đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho

xã hội thông qua việc nộp thuế Nguyên tắc "công bằng" và “khả năng nộpthuế” thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn,người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế íthơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đều được điều chỉnhthống nhất trong một chính sách thuế; Ở nước ta hiện nay cùng với sự pháttriển của nền kinh tế, thu nhập của các những người dân cư cũng tăng lên,nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao

Trang 15

và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng, thu nhậpcủa các những người nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thunhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất lànhững cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại ViệtNam Mặc dù thuế TNCN chưa mang lại số thu lớn cho NSNN, song xét trênphương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhànước thì thuế TNCN có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thunhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiệnchính sách công bằng xã hội.

Quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế TNCN nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: Trong diễn trình toàn cầu hóa.Việt Nam đã là thành

viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực Chúng ta đã làthành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và của

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thànhviên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), của Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN)

Quá trình hội nhập Việt Nam đã có nhiều cam kết về chính sách cắtgiảm thuế,đồng nghĩa với việc NSNN sẽ bị giảm một phần.Tuy nhiên bêncạnh việc thực hiện cắt giảm một số sắc thuế trong đó có thuế TNCN vớiphạm vi điều chỉnh rộng liên quan đến mọi những người dân cư, hiện naychúng ta đã hội nhập đầy đủ toàn diện với kinh tế quốc tế do đó để đảm bảoyêu cầu đòi hỏi về tính phù hợp với các điều ước và thông lệ quốc tế về chínhsách tài chính; đồng thời tạo điều kiện tối đa cho cho người nộp thuế trongviệc kê khai nộp thuế thì đòi hỏi việc quản lý thuế của Nhà nước đối với thuếTNCN phải được nâng cao

Trang 16

* Tính nghiêm minh của luật pháp

Cơ quan quản lý làm việc có hiệu quả, luật pháp được thực hiệnnghiêm minh sẽ đảm bảo việc vi phạm giảm đi.Các ĐTNT cũng như cơ quanthuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họbiết rằng khi vi phạm họ sẽ không tránh khỏi những hình phạt.Như vậy, côngtác quản lý thuế TNCN sẽ đạt hiệu quả hơn

* Tình hình kinh tế và mức sống của người dân

Hiệu quả của công tác quản lý thuế TNCN phụ thuộc không nhỏ vàomức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư.Cùng một đơn vị thu thuế trênmột khu vực, số đối tượng nộp thuế TNCN nhiều, số thuế thu được nhiều sẽgiảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, và ngược lại có ít đối tượng nộpthuế và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ cao Sựphát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ chocông tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng Khi cơ

sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả

* Ý thức chấp hành luật thuế của đối tượng nộp thuế

Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệthuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế Khi người dân có ý thức chấp hànhluật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế; Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra

Từ đó, công tác quản lý thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.Nếu người dân có ý thức chất hành luật thuế kém sẽ làm giảm hiệu quả của côngtác quản lý thu thuế.Thực tế, khi người dân nhận thức được quyền lợi họ sẽ đượchưởng những hàng hóa, dịch vụ công cộng mà nhà nước cung cấp họ sẽ thấy rõtrách nhiệm của mình đối với nhà nước là đóng thuế cho Nhà nước

Tóm lại: ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT cũng ảnh hưởng

một phần tới công tác quản lý thuế TNCN.Ý thức chấp hành luật của ngườidân có thể nâng cao dần qua quá trình tuyên truyền, giáo dục

Trang 17

2.1.2 Nội dung công tác quản lý thu thuế TNCN

Công tác quản lý là một phần quan trọng của quản lý tài chính nhànước, công tác này không chỉ được nhìn nhận ở tầm vĩ mô, mà còn cả ở tầm

vi mô và phải bao gồm toàn bộ các công việc thuộc lĩnh vực lập pháp, hànhpháp và tư pháp về thu thuế

Sau khi đã được phê chuẩn và ban hành, chính sách thuế TNCN được

tổ chức, thực hiện Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệuquả của việc sử dụng công cụ thuế Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sáchthuế và quá trình tính, thu thuế mới diễn ra trong thực tế, đồng thời các quyđịnh về quá trình mới đến được mọi người dân thông qua tuyên truyền, phổbiến chính sách thuế Nội dung công tác quản lý thuế TNCN bao gồm:

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy thu thuế

Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý thu thuế để quản lý thuế TNCNcũng như các sắc thuế khác Bộ máy quản lý thuế được xây dựng tùy thuộcvào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng nước Nhìn tổng thể trongphạm vi nền kinh tế quốc dân, cơ quan thuế ở các nước trên thế giới đều được

tổ chức thành hệ thống bao gồm nhiều cấp Tại nhiều nước, hệ thống đókhông hoàn toàn phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước và bao gồm: Cơquan thuế trung ương, cơ quan thuế cấp huyện, thành phố và cơ quan thuế cấpquận, huyện như Trung quốc, Việt Nam…Ngoài ra, ở một số quốc gia thì hệthống của ngành thuế còn được tổ chức theo các dạng khác

Ở từng cấp, bộ máy cơ quan thuế có thể được tổ chức theo các mô hình sau:

Mô hình tổ chức theo sắc thuế: Các phòng, ban riêng biệt được thành

lập để quản lý một số loại thuế cụ thể.Mỗi phòng, ban phải thực hiện tất cảcác chức năng, nghiệp vụ quản lý các loại thuế được phân công.Có thể nóiđây là “mô hình quản lý kép kín” đối với mỗi loại thuế

Mô hình tổ chức theo chức năng: Tổ chức các phòng, ban chức năng

riêng rẽ trong Mỗi phòng, ban thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có

Trang 18

liên quan đến tất cả các sắc thuế như phòng kê khai kế toán thuế, phòng kiểmtra ĐTNT…

Mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế: ĐTNT được chia thành các

nhóm dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu hoặc ngành kinh tế… mỗiphòng, ban chịu trách nhiệm quản lý cung cấp những thông tin đầy đủ về từngnhóm ĐTNT

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, đảm bảo nguồn thukịp thời cho NSNN và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội mỗi nước

sẽ lựa chọn một mô hình cụ thể theo điều kiện kinh tế - xã hội Có nhữngnước lựa chọn kiểu mô hình pha trộn giữa các kiểu trên

2.1.2.2 Quản lý đối tượng nộp thuế

Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thuếTNCN.Quản lý tốt ĐTNT sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lýthuế TNCN bởi chúng ta chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộpthuế trước khi kê khai thu nhập của họ Do đó, cần giám sát thu nhập của tất

cả các đối tượng lao động, từ đó chúng ta có thể xác định được đối tượng nàophải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu

Cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký ĐTNT.Phương thức đăng kýĐTNT thường được áp dụng là phương thức thủ công và quản lý bằng máy vitính Tuy nhiên, phương thức quản lý bằng mạng vi tính thích hợp với côngtác quản lý thuế TNCN vì đối tượng nộp thuế TNCN ở đây nhiều và khôngtập trung Phương thức này thì cơ quan quản lý thuế cần phải tiến hành cấp

mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập thống nhấttrong phạm vi cả nước Mỗi ĐTNT được gắn với một mã số thuế duynhất.Mọi thông tin cần thiết về ĐTNT được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu với mộtfile riêng mà tên file là mã số của ĐTNT Khi cần kiểm tra thông tin ĐTNT,

cơ quan quản lý thuế chỉ cần mở file theo mã số của đối tượng đó, nhờ đó màtránh được tình trạng bỏ sót các ĐTNT đồng thời cũng đảm bảo sự nhanh gọn

Trang 19

cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế.

2.1.2.3 Quản lý kê khai nộp thuế

Có hai hình thức kê khai, đăng ký, nộp thuế TNCN:

Thông qua cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập tính thuếcho các ĐTNT có thu nhập do đơn vị mình chi trả Sau khi tính thuế và khấutrừ thuế của ĐTNT, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tiến hành khấu trừ phần thuếphải nộp ra khỏi thu nhập trước thuế của ĐTNT để đem nộp NSNN Cơ quanchi trả thu nhập được hưởng một khoản tiền theo tỷ lệ trên số thuế thu được

và nộp vào NSNN

ĐTNT sẽ trực tiếp kê khai thu nhập và tự tính mức thuế mình phảinộp.Sau đó sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp thuế vàoNSNN Cơ quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà cácĐTNT phải nộp để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết Đồng thời

đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp cả choĐTNT và cơ quan thuế cũng như cơ quan ủy nhiệm thu thuế

2.1.2.4 Quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế

Việc quyết toán thuế cho ĐTNT là cần thiết.Việc này sẽ giúp cơ quanthuế biết được tình hình thu nhập và nộp thuế của từng đối tượng, qua đó cóthể cung cấp cho các cơ quan khác, các nhà lập chính sách hoặc chính cơquan thuế cũng có thể sử dụng trong phân tích và đánh giá về chính sách thuếkhả năng nộp thuế của dân cư Quyết toán thuế hàng năm cũng sẽ giúp cơquan thuế có thể phát hiện ra các trường hợp sai phạm thông qua so sánh mứcthu nhập nộp giữa các năm với nhau

2.1.2.5 Thanh tra, kiểm tra thuế

Đây là nội dung quan trọng của công tác quản lý thuế TNCN Thanhtra, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện bởi bộ phận cán bộ chuyênngành.Đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân cónghĩa vụ nộp thuế TNCN cho nhà nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc

Trang 20

ngành thuế.Mục tiêu thanh tra, kiểm tra thuế TNCN là phát hiện và xử lý cáctrường hợp sai phạm nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảotính nghiêm minh của pháp luật Đồng thời cũng qua quá trình thanh tra, kiểmtra thuế cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bảnpháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giảiquyết nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN Thanh tra, kiểm tra thuếTNCN được thực hiện dưới các hình thức và phương pháp khác nhau.

Các hình thức thanh tra, kiểm tra xét theo thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra:

Hình thức thanh tra, kiểm tra thường xuyên được thực hiện mang tínhđịnh kỳ, không phụ thuộc vào việc có xảy ra vụ việc hay không trong cácĐTNT và cơ quan quản lý thuế

Thanh tra, kiểm tra đột xuất là hình thức thanh tra, kiểm tra mang tínhbất thường và đối tượng tranh tra, kiểm tra không được biết.Hình thức nàyđược tiến hành khi có những vụ việc xảy ra từ phía các ĐTNT hoặc trong các

cơ quan thuế để có biện pháp xử lý

Các hình thức thanh tra, kiểm tra xét theo phạm vi và nội dung gồm:

Thanh tra, kiểm tra toàn diện:Được tiến hành với tất cả các nội dung thanhtra, kiểm tra, hoặc với tất cả đối tượng thanh tra, kiểm tra Hình thức này thườngđược áp dụng để phục vụ cho những nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế

Thanh tra, kiểm tra có trọng điểm: Được tiến hành chỉ với một số nộidung, một số đối tượng Người ta thường chọn ra các đối tượng điển hình và

tổ chức thanh tra, kiểm tra từ đó rút ra kết luận chung cho toàn hệ thống

Trên thực tế, người ta cũng có thể kết hợp cả hai hình thức này trongtrường hợp cần thiết

2.1.2.6 Thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện nhiệm vụ thu tiền nợthuế, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của mình Thu

Trang 21

thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế, đề xuất biện pháp đôn đốcthu nợ và cưỡng chế nợ thuế

2.1.2.7 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có được hoàn hảo haykhông thì sự thành công trong việc thực hiện các chính sách thuế còn phụthuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán

bộ thuế cũng như NNT Để nội dung của chính sách thuế đến với mọi ngườidân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổbiến về chính sách thuế Công tác này cần phải được thực hiện trước hết từcán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân

Để thành công trong tuyên truyên, phổ biến thuế TNCN thì các cơ quanthuế có thể sử dụng các phương thức như thông qua các lớp tập huấn, phươngtiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức cácbuổi đối thoại, các cuộc thi tìm hiểu về thuế TNCN…

Đối với cán bộ thuế việc tập huấn nghiệp vụ về một chính sách thuếnào đó cho các cán bộ ngành thuế, nhất là cán bộ cơ sở thường được tiến hànhngay sau khi Nhà nước ban hành một chính sách thuế mới hoặc sửa đổi, bổsung một chính sách thuế đã có Qua đó, cán bộ thuế có thể nắm chắc đượcchính sách thuế từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng chuyênmôn và làm tròn nhiệm vụ như một tuyên truyền viên giỏi về thuế

Đối với mọi người dân trong xã hội ĐTNT là người trực tiếp tính số thuếphải nộp vào NSNN, do đó phải có một kiến thức cơ bản để hiểu được các quyđịnh của các luật thuế Cơ chế tự khai, tự nộp đòi hỏi sự tự giác cao, ý thứctuân thủ pháp luật của ĐTNT Do vây, công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa

vụ thuế và nội dung của chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư cần phải đượctiến hành đều đặn, thường xuyên, luôn đổi mới và nâng cao hiệu quả

Trang 22

2.1.3 Đặc điểm của công tác quản lý thu thuế TNCN

Đối với công tác quản lý thu thuế thì trước hết chúng ta cần phải xâydựng Bộ máy quản lý thuế TNCN Một đội ngũ cán bộ thuế chuyên tráchđược đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý thu thuế TNCN là điều cầnthiết nếu như chúng ta muốn thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN Độingũ này cần phải tổ chức lại một cách thống nhất, đồng bộ và có khoa học.Nếu làm được điều này thì chúng ta sẽ vừa tiết kiệm được chi phí cho côngtác quản lý thu thuế đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện tốt công tác thu thuế

Công tác quản lý thuế TNCN đặc biệt quan trọng ở khâu quản lý thunhập của các ĐTNT Chính vì vậy, chúng ta cần phải giám sát thu nhập củatất cả các đối tượng lao động Để từ đó chúng ta có thể xác định được đốitượng nào phải nộp thuế và nộp thuế là bao nhiêu Muốn thực hiện tốt điềunày thì chúng ta cần phải có chế độ giám sát các khoản thu nhập một cáchchặt chẽ như phải mở sổ sách kế toán, chứng từ và các khoản chi trả thu nhậpcần phải được làm sáng tỏ trong sổ sách kế toán Khi đó cơ quan thuế sẽ dễdàng hơn nhiều trong việc xác định cũng như kiểm tra thu nhập của người laođộng Đồng thời để tạo thuận lợi cho công tác giám sát kiểm tra các ĐTNT thì

cơ quan thuế cần phải tiến hành cấp MST cho các ĐTNT và cơ quan chi trảthu nhập Sau khi cấp MST thì cơ quan thuế có thể giám sát các đối tượng quaMST của họ, nhờ đó mà tránh được tình trạng thiếu sót các ĐTNT đồng thờicũng đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế

Công tác quản lý thuế TNCN không chỉ dừng lại ở việc thu thuế đầy

đủ đúng như qui định, nó còn cần phải phát hiện ra những bất cập, thiếu sóttrong qui định về nội dung luật thuế cũng như những qui định trong công tácquản lý kê khai nộp thuế Trong quá trình thực hiện quản lý thuế, cơ quan sẽ

dễ dàng tìm ra những sai sót trong quá trình lập chính sách, đồng thời cũng sẽ

dễ tìm ra những cách thức phương pháp quản lý thuế tốt nhất, thuận tiện nhất,đơn giản nhất và tất nhiên đảm bảo được yêu cầu thu đủ và kịp thời số thu vào

Trang 23

NSNN.Từ đó cơ quan thuế có thể kiến nghị lên cấp trên xem xét để có thểhoàn thiện tốt hơn Luật thuế TNCN và công tác tổ chức quản lý thuế TNCN.

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế TNCN

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN Mỗinhân tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới công tác này tùy theotính chất và trạng thái của nhân tố đó.Nhiệm vụ của các cơ quan chức năngtrong bộ máy nhà nước là phải tìm cách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cựccũng như phát huy những ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản

lý thuế TNCN Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đó là:

Quan điểm của những người lãnh đạo nhà nước

Để đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện một cách triệt để, tập trungđúng, đủ, kịp thời nguồn thu vào NSNN chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi quanđiểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong công tác quản lý thuế Quan điểm củađội ngũ cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng trước hết tới các chính sách thuế TNCN,sau là tới quá trình tổ chức thực hiện và các công việc khác thuộc phạm vi quản

lý Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và cơchế quản lý thu thuế kém sẽ không đạt được hiệu quả cao Các cấp lãnh đạo cầnphải có biện pháp phù hợp, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về công tác quản lýthu thuế, tạo được niềm tin cho ĐTNT, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách vữngchắc, ổn định

Quan điểm của lãnh đạo ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn thu, côngtác tổ chức bộ máy nhân sự, trang bị cơ sở vật chất, kế hoạch triển khai côngtác thu Người lãnh đạo phải biết phân công giao việc một cách hợp lý, khoahọc nhằm thực thi công việc một cách tốt nhất Như vậy, người lãnh đạokhông chỉ phải có cách nhìn bao quát công việc, mà còn phải biết phân quyền,

ủy quyền một cách hợp lý cho cấp dưới, cho những người thực thi nhằm khaithác các ý tưởng sáng tạo mới của tập thể cán bộ trong quản lý, tạo điều kiện

để cho mọi cán bộ đều có cơ hội thăng tiến, phát huy khả năng làm việc cũng

Trang 24

như học tập để nâng cao kiến thức và trau dồi kỹ năng quản lý thu thuế Theo

đó là các chế độ thưởng đột xuất, thường xuyên đối với cán bộ thuế nói chung

và cán bộ thuế có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thu thuế nóiriêng Đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm quychế làm việc, có hành vi tham ô, nhận hối lộ

Khai thác các yếu tố tâm lý giữ vai trò rất quan trọng trong công tácquản lý thu thuế Cán bộ lãnh đạo phải thực sự song hành cùng cán bộ thuế

Sự công tâm, tâm lý trong công tác chỉ đạo, quản lý tác động tích cực rất lớnđến tính tự giác và thái độ làm việc của cán bộ thuế

Quan điểm của lãnh đạo ảnh hưởng đến các biện pháp xử lý đối với cácĐTNT tìm cách trốn thuế, dây dưa, chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ kêkhai, nộp thuế và hợp tác với cơ quan thuế Đối với những đối tượng có hành

vi gian lận thuế, trốn thuế cần có những hình thức xử phạt thích đáng, đảmbảo tính công bằng, làm cho mọi người tin tưởng vào pháp luật, tích cực đấutranh chống các hành vi vi phạm

Cơ sở vật chất của ngành thuế

Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thuếTNCN.Những quy định trong chính sách về diện thu thuế (rộng hay hẹp),phương thức kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế…phụ thuộc rất nhiều vào khảnăng đáp ứng của ngành thuế.Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sởvật chất của ngành thuế Cũng như vậy, một hệ thống thu thuế được kết nốibằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việcquản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí.Việc xâydựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phíbước đầu tương đối lớn, nhưng xét về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phíhơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công

Trang 25

Trình độ và phẩm chất đạo đức đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế

Trình độ đội ngũ cán bộ thuế có vai trò rất quan trọng trong công tácquản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN.Nhân tố này tác động vào tất cả các khâucủa công tác quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiệnchính sách tới thanh tra, kiểm tra thuế và tổ chức bộ máy quản lý thuế

Để ban hành chính sách đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của nhữngthay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lýthuế TNCN thì đội ngũ cán bộ thuế ở tầm hoạch địch chính sách cần phải cótrình độ cao về vấn đề thực tế cũng như lý thuyết liên quan đến thuế, kinh tế

vĩ mô và quản lý nhà nước… và phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với côngviệc.Nếu nhà hoạch định chính sách có trình độ thấp và phẩm chất đạo đứckém sẽ đưa ra các chính sách chứa đựng nhiều sai sót không chỉ ảnh hưởngtiêu cực tới công tác quản lý thuế TNCN mà tới cả hệ thống thuế

Quá trình thực hiện chính sách thuế cũng phụ thuộc rất nhiều vào trình

độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ thuế Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tớihiệu quả hoạt động của công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thuế cũngnhư quản lý thu thuế Một đội ngũ có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt mới

có đủ khả năng làm một tuyên truyền viên giỏi và nhiệt huyết về thuế, đồngthời không phạm phải sai lầm trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ cụ thể

về tính thuế, quyết toán thuế,… cũng như không có các hành vi tiêu cực thôngđồng với ĐTNT khai man thuế hay cố tình tính sai tiền thuế phải nộp Ngượclại, đội ngũ cán bộ thuế thiếu trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức sẽtạo nên những sai sót trong quá trình quản lý, làm giảm hiệu quả công tácquản lý thu thuế

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế càng cần một đội ngũ có trình độ cao

về phẩm chất đạo đức tốt đủ khả năng phát hiện những sai phạm và giữ thái

độ công minh, chính trực trong quá trình thanh tra, kiểm tra.Nhờ đó thanh tra,kiểm tra mới đạt hiệu quả mong muốn

Đội ngũ lãnh đạo làm công tác tổ chức thiết lập nên bộ máy quản lý

Trang 26

thuế phải có đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng một bộ máy phù hợp vớinhững điều kiện kinh tế xã hội và có hiệu quả cao.

Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư

Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư ảnh hưởng lớn tới khâuquản lý thu thuế Quản lý thuế TNCN khó khăn và phức tạp chủ yếu ở khâuquản lý thu nhập của các đối tượng Nếu như các khoản thu nhập được thanhtoán qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tài khoản cá nhân thì sẽ rất thuậntiện cho cơ quan thuế trong việc giám sát, kê khai của NNT Bên cạnh đó, nếuphương thức thanh toán trong dân cư chủ yếu thông qua ngân hàng thì nhànước có thể áp dụng phương pháp thu thuế TNCN thông qua ngân hàng Điềunày vừa giúp giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế,vừa kiểm soátchặt chẽ hơn thu nhập của ĐTNT.Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thốngngân hàng đi kèm với việc phát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ làmột điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN

2.2 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thu thuế TNCN

2.2.1 Công tác quản lý thu thuế TNCN ở nước ta

2.1.1.1 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế

Một đặc điểm của thuế TNCN là đối tượng chịu thuế đồng thời làĐTNT.Xác định ĐTNT là một trong những nội dung quan trọng của thuếTNCN, từ đó mới có thể vận dụng cách tính thuế cho phù hợp.Thực tế thườngdựa vào hai tiêu thức là “nơi cư trú” và “nguồn phát sinh thu nhập” để tiếnhành xác định ĐTNT

Theo tiêu thức “nơi cư trú”, một cá nhân được xác định là cư trú ở mộtnước phải nộp thuế tại đó đối với mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơitrên thế giới, còn một cá nhân được xác định là không cư trú ở một nước chỉphải nộp thuế cho phần thu nhập phát sinh tại nước đó

Theo tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập”, một cá nhân phải nộp thuếTNCN ở một nước đối với mọi khoản thu nhập của cá nhân sinh tại nước đó

Trang 27

Hiện nay, đa số các nước tính thuế TNCN theo tiêu thức “nơi cưtrú”.Sự phân biệt cư trú hay không cư trú của một ĐTNT là rất quan trọng đểxác định ĐTNT đó phải nộp thuế ở mức độ nào Như vậy, tại mỗi nước kháiniệm cá nhân cư trú lại được định nghĩa khác nhau tùy vào chính sách và trình

độ quản lý của từng nước sao cho phù hợp với tình hình của đất nướcmình.Thông thường quy định cá nhân cư trú là người định cư tại nước đóhoặc những người đến nước đó thường xuyên nhưng tổng số ngày ở tại nước

đó vượt quá 183 ngày trong một năm (năm dương lịch hay năm tài chính)

Luật thuế TNCN Việt nam quy định, công dân Việt Nam ở trong nướchoặc đi lao động, công tác ở nước ngoài; các nhân khác định cư không thời hạn

ở Việt nam, người nước ngoài ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong mộtnăm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại ViệtNam được coi là cư trú ở Việt Nam là ĐTNT thu nhập đối với mọi khoản thunhập chịu thuế

Việc xác định ĐTNT căn cứ vào tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập”được hầu hết các nước áp dụng để tính thuế các khoản thu nhập phát sinh tạinước đó của những cá nhân không cư trú Cách tính thuế theo nguồn phát sinhthu nhập chỉ thích hợp với những nước có nhiều người nước ngoài đến làmviệc và đầu tư, còn công dân ở nước đó ít đi làm hay đầu tư ở nước ngoài.Córất ít nước áp dụng duy nhất tiêu thức này khi xác định ĐTNT

Ở Việt Nam, Đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú có thu nhập chịuthuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú cóthu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam Theo đó, thì mọi cánhân là người Việt nam hay nước ngoài có thu nhập chịu thuế thuộc diện nộpthuế TNCN

2.1.1.2 Thu nhập chịu thuế

Việc xác định TNCT có thể cho thấy loại thuế TNCN mà từng nước cóthể áp dụng có công bằng không, thuế này tạo được nguồn thu như thế nàocho NSNN, đó là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu được đề cập

Trang 28

trong chính sách thuế TNCN của các nước.

TNCT là một số khoản nằm trong diện tính thuế TNCN theo quy địnhtrong chính sách thuế TNCN của từng quốc gia.Việc quy định khoản thu nhậpnào phải tính thuế, khoản thu nhập nào không phải tính thuế, mức độ cao haythấp phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chính phủ, vào mục tiêu điều tiết thunhập cũng như mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội khác nhau của mỗi quốc giatrong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

Để tính được thuế TNCN phải nộp trước tiên phải xác định được nhữngkhoản thu nhập nào là TNCT và tính toán thu nhập đó như thế nào Sau đó, căn

cứ vào một số quy định khác trong chính sách thuế như các khoản miễn giảm,khấu trừ… cơ quan thuế xác định được thu nhập tính thuế, kết hợp với thuếsuất sẽ xác định được thuế phải nộp Nhiệm vụ của ngành thuế mỗi nước làphải xác định TNCT từ thu nhập sao cho NNT chấp nhận và để luật thuế cótính khả thi cao Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu kinh tế, xã hội trongviệc thu thuế TNCN

Luật thuế TNCN ở nước ta quy định thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:

- Thu nhập từ kinh doanh: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ (riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối vớitrường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế); thu nhập từ hoạt động hànhnghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quyđịnh của pháp luật

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công: là các khoản thu nhập người lao

động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặckhông bằng tiền:Tiền lương, tiền công, và các khoản có tính chất tiền lương,tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp; tiền thù lao dưới các hình thức; tiềnnhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát,hội đồng quản lý và các tổ chức; các khoản lợi ích khác mà ĐTNT nhận đượcbằng tiền hoặc không bằng tiền; tiền thưởng

- Thu nhập từ đầu tư: lãi cổ tức, lãi cho vay, thu nhập từ đầu tư vốn

dưới các hình thức khác

Trang 29

- Thu nhập khác: lãi từ chuyển nhượng tài sản (chuyển nhượng vốn,

chuyển nhượng bất động sản), thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bảnquyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từquà tặng

Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN:

Luật thuế TNCN quy định những khoản thu nhập không tính thuế TNCN gồm:

Các khoản phụ cấp, trợ cấp: Phụ cấp đối với người có công với cáchmạng; phụ cấp quốc phòng an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm, khó khăn,vùng xa xôi, hẻo lánh, khí hậu xấu; các khoản trợ cấp theo quy định của LuậtBảo hiểm xã hội và Bộ Luật lao động; trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theoquy định của pháp luật

Các khoản tiền thưởng: Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhànước phong tặng; tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởngquốc tế, cải tiến kỹ thuật, sáng chế, về phát hiện khai báo hành vi vi phạmpháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận

2.1.1.3 Kỳ tính thuế, căn cứ tính thuế TNCN

Đối với cá nhân cư trú: Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu

nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;

Tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từđầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượngchứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúngthưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thunhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;

Tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập

từ chuyển nhượng chứng khoán

Đối với cá nhân không cư trú: Thuế được tính theo từng lần phát sinh

thu nhập áp dụng đối với tất cả các loại thu nhập chịu thuế

Căn cứ tính thuế TNCN: Là thu nhập tính thuế nhân thuế suất.

Trang 30

Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế TNCN ở Việt Nam kết hợp áp

dụng mức khởi điểm tính thuế và không áp dụng mức khởi điểm mà sử dụngsuất miễn thu

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhậpchịu thuế trừ đi các khoản: các khoản đóng góp bảo hiểm thất nghiệp, cáckhoảm giảm trừ gia cảnh (mức giảm trừ cho đối tượng nộp thuế là 4 triệuđồng/ tháng; mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế cótrách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng), các khoản đóng góp vào quỹ

từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.Còn với cá nhân không cư trú khôngquy định các khoản giảm trừ

Riêng thu nhập tính thuế từ trúng thưởng, thừa kế, thu nhập từ bảnquyền, chuyển nhượng thương mại là phần giá trị nhận được vượt trên 10 triệuđồng mỗi lần nhận, áp dụng cho cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

TNCT cũng quy định khác nhau cho cá nhân cư trú và cá nhân không cưtrú.TNCT của cá nhân cư trú bao gồm tổng thu nhập nhận được trừ các khoảnchi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra TNCT trong kỳ tính thuế CònTNCT của cá nhân không cư trú là toàn bộ thu nhập nhận được, không được tínhtrừ các khoản chi phí Như vậy, thu nhập tính thuế được quy định riêng cho cánhân cư trú và cá nhân không cư trú, không phân biệt giữa người Việt Nam haynước ngoài

Thuế suất: Luật thuế TNCN sử dụng kết hợp thuế suất thuế TNCN

được xác định theo thuế suất luỹ tiến từng phần và thuế suất theo tỷ lệ quyđịnh cho từng nguồn thu nhập

Đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ tiền lương,tiền công của cá nhân cư trú thì áp dụng theo thuế suất luỹ tiến từng phần.Còn các loại TNCT còn lại thì áp dụng thuế suất theo tỷ lệ với mức thuế suấtkhác nhau

Trang 31

Bảng 2.1: Tổng hợp mức thuế suất TNCN theo Luật của Việt Nam

TT Nội dung Thuế suất áp dụng cá nhân cư

trú (%)

Thuế suất áp dụng cá nhân không cư trú (%)

1 Thu nhập từ kinh doanh Theo biểu thuế suất luỹ tiến từng

phần (biểu 2.2)

Được xác định đối với từng lĩnh vực ngành nghề, sản xuất, kinh doanh (biểu 1.3)

2 Thu nhập từ tiền lương, tiền công Theo biểu thuế luỹ tiến từng

5 Thu nhập từ chuyển nhượng

chứng khoán

20% thu nhập tính thuế hoặc

6 Thu nhập từ chuyển nhượng bất

động sản

25% thu nhập tính thuế hoặc 2%

7 Thu nhập từ bản quyền, nhượng

8 Thu nhập từ trúng thưởng, từ

Nguồn: Luật thuế TNCN

Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công

của cá nhân cư trú được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy

định tại điều 22 Luật Thuế TNCN, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Biểu thuế luỹ tiến từng phần Bậc

thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/

tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

Trang 32

Nguồn: Luật thuế TNCN

Thu nhập tính thuế áp dụng biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cưtrú có TNCT từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoảngiảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, đóng góp từ thiện,nhân đạo, khuyến học

Bảng 2.3: Biểu thuế suất áp dụng cho cá nhân không cư trú có thu

nhập chịu thuế từ kinh doanh

3 Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và kinh

Nguồn: Luật thuế TNCN

Qua các biểu trên cho thấy cá nhân không cư trú chịu mức thuế TNCNcao hơn đối với cá nhân cư trú

2.1.1.4 Đăng ký, kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế

Tất cả các tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cá nhân kinh doanh, cá nhân

có thu nhập từ tiền lương, tiền công và cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCNkhác (nếu phát sinh thường xuyên) phải đăng ký thuế TNCN

Việc kê khai nộp thuế TNCN thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tạinguồn CQCT có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập choĐTNT CQCT nộp thay tiền thuế vào NSNN và cấp chứng từ khấu trừ thuếtheo yêu cầu của bên bị khấu trừ Bên canh đó một số trường hợp có thể áp

Trang 33

dụng phương pháp tự kê khai, Đó là những người hành nghề tự do, có thunhập từ nhiều nguồn khác nhau.

Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN và cánhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN thực hiện khai thuế như sau:

Khai thuế tháng: Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực

hiện khấu trừ thuế Cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổchức, cá nhân trả từ nước ngoài; các cá nhân là người Việt Nam có thu nhập

từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Lãnh sựquán tại Việt Nam trả

Kê khai theo quý: các cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh thực

hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ

Khai thuế theo năm: Các cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ

Kê khai theo từng lần phát sinh: Cá nhân có thu nhập từ các nguồn còn lại.

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Quyết toán thuế: Theo hướng dẫn tại thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày

30/09/2008 của Bộ Tài Chính thì các ĐTNT phải quyết toán thuế TNCN bao gồm:

Các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế khôngphân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không khấu trừ thuế, có trách nhiệmkhai quyết toán thuế TNCN theo quy định

Cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo kê khai phải khaiquyết toán thuế

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai quyết toán thuếtrong các trường hợp: Có số thuế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế đã khấutrừ hoặc đã tạm nộp trong năm; có phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng trong năm

Trang 34

chưa bị khấu trừ hoặc chưa tạm nộp hoặc có yêu cầu về hoàn thuế hoặc bù trừ

số thuế vào kỳ sau

Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồnglàm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế

Các trường hợp khác không phải khai quyết toán thuế: Đối với cá nhân

có thu nhập tại một nơi duy nhất thì có thế uỷ quyền cho cơ quan chi trả quyếttoán thay, còn cá nhân có thu nhập tại nhiều nơi thì phải yêu cầu CQCT cấpchứng từ khấu trừ và tự quyết toán thuế TNCN

Hoàn thuế: Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp:

Số tiền thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế

Cá nhân đã nộp thuế TNCN nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mứcphải nộp thuế

Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Việc hoàn thuế TNCN chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng kýthuế và có mã số thuế

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế TNCN của một số nước trên thế giới

Trên thế giới đã có khoảng trên 180 nước áp dụng thuế TNCN Hà Lan

là quốc gia đầu tiên áp dụng thuế TNCN vào năm 1797, sau đó là Anh vàonăm 1799, Phổ vào năm 1808 và Mỹ vào năm 1864 Một số nước ở Châu Âu,

Úc, Niu Dilân và Nhật Bản áp dụng các loại thuế thu nhập thường xuyên vàonửa cuối Thế kỷ 19 Tại Châu Á: Thái Lan bắt đầu áp dụng năm 1939,Philippin năm 1945, Hàn quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung quốcnăm 1984 Các nước Đông Âu áp dụng muộn hơn: Rumani (1990), Nga(1991), Ba lan (1992)

Thời gian đầu khi mới ban hành Luật thuế TNCN, các Chính phủ ở một

số nước áp dụng luật thuế TNCN thường chọn đánh thuế vào những đối tượng

Trang 35

dễ đo lường được như đất đai, tài sản, hàng hoá hữu hình… Tuy nhiên cho đếnnay sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thay thế những chế định quan trọng trongLuật thuế TNCN đã có nhiều biến đổi Có thể nói khác với các loại thuế khác,thuế TNCN có diện điều chỉnh rộng với tất cả các cá nhân có thu nhập từ tiềnlương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh; từ đầu tư gián tiếp như mua, bán cổphần, trái phiếu, cổ phiếu… Thuế TNCN điều chỉnh không chỉ cá nhân trongnước mà cả cá nhân nước ngoài nếu làm việc có thu nhập tại nước sở tại Cáckhoản TNCT cũng có diện rộng bao gồm tất cả các khoản thu nhập của cánhân Tuy nhiên, thực hiện chính sách xã hội và mục tiêu công bằng của thuếTNCN, luật thuế cũng qui định cụ thể một số khoản thu nhập không chịu thuế,miễn thuế.

- Luật thuế TNCN ở Trung Quốc:

+ Đối tượng nộp thuế là các cá nhân có chỗ ở hoặc không có chỗ ởtrong nước Trung Quốc, mà cư trú tại Trung Quốc đủ một năm, thì phải nộpthuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nướcTrung Quốc Cá nhân không có chỗ ở tại Trung Quốc mà cư trú dưới mộtnăm, thì phải nộp thuế đối với thu nhập phát sinh từ Trung Quốc

+ Thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm các khoản: Thu nhập từ tiềncông, tiền lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê tài sản, chuyển nhượng tàisản, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ, nhuận bút, sử dụng quyền đặc biệt, lãicho vay, cổ tức, hoa hồng, thu nhập ngẫu nhiên và thu nhập khác

+ Các khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN đó là: Tiền thưởng,lợi tức tiền gửi tiết kiệm, lợi tức trái phiếu do Bộ Tài chính cho phép pháthành và trái phiếu tín dụng do Quốc vụ viện cho phép phát hành; tiền phụ cấp,trợ cấp, tiền phúc lợi, tiền dưỡng lão, tiền cứu tế, bồi thường bảo hiểm, tiềnchuyển ngành, tiền phục viên của quân nhân; tiền thôi việc, lương hưu

+ Biểu thuế luỹ tiến từng phần (biểu tháng) chia làm 9 bậc với mứcthuế suất thấp nhất là 5%, cao nhất là 45%

Trang 36

- Thuế TNCN tại Philippin:

+ Đối tượng nộp bao gồm: cá nhân cư trú tính theo thu nhập toàn cầu (cảtrong nước và từ nước ngoài); cá nhân không cư trú, người nước ngoài cư trú hoặcngười nước ngoài không cư trú tính theo phần thu nhập phát sinh tại Philippin

+ Thu nhập chịu thuế gồm: Phí dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh, lãibuôn bán tài sản, lãi tiền cho vay, tiền cho thuê, tiền bản quyền, cổ tức, tiềntrợ cấp hàng năm, phần thưởng và tiền thưởng, tiền lương hưu, khoản phânchia từ thu nhập ròng của công ty hợp danh chuyên nghiệp chung cho ngườivay vốn

+ Biểu thuế luỹ tiến từng phần chia làm 7 bậc với mức lãi suất thấpnhất là 5%, cao nhất là 32%

- Thuế TNCN ở Hàn Quốc:

+ Các khoản TNCT gồm: Thu nhập toàn cầu từ lao động, kinh doanh,cho thuê bất động sản, tài sản tạm thời và thu nhập khác TNCT riêng biệt,thu nhập từ lương hưu, chuyển nhượng tài sản, trồng rừng và khai thác gỗ

+ Thu nhập không chịu thuế: thu nhập từ kinh doanh của hộ nông dân,tiền lương, tiền hưu, trợ cấp, từ tài sản đặc biệt khác theo quy định

+ Biểu thuế luỹ tiến từng phần chia làm 4 bậc, trong đó mức thuế suấtthấp nhất là 10%, cao nhất là 40%

- Thuế TNCN tại Nhật Bản:

+ Đối tượng là cá nhân cư trú: đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tạiNhật từ một năm trở lên.Cá nhân không cư trú tại Nhật Bản là người có thờigian cư trú tại Nhật dưới một năm

+ Các khoản thu nhập chịu thuế gồm 10: Thu nhập từ lao động, hoạtđộng kinh doanh, buôn bán bất động sản, tiền lãi cổ phần, lợi tức, các khoảnhưu trí, buôn bán gỗ, các khoản vốn, thu nhập bất thường và thu nhập khác

Trang 37

+ Biểu thuế luỹ tiến từng phần chia làm 3 mức, mức thuế suất thấp nhất

là 5%, cao nhất là 37%

2.2.3 Kinh nghiệm của một số Chi cục thuế trong công tác quản lý thu thuế TNCN và bài học kinh nghiệm đối với Chi cục thuế huyện Tiên Du

2.2.3.1 Kinh nghiệm của Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh

Thứ nhất, công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: Chi cục thuế

thành phố thành lập bộ phận chuyên trách về tuyên truyền thuế, bộ phận tuyên truyền thuế ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn

có nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế để nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh chính sách thuế cho NNT, để chính sách thuế đi vào đời sống kinh tế, xã hội.

Hàng năm, Chi cục thuế thành phố xây dựng, lập kế hoạch và chỉ đạocác bộ phận trong đơn vị Đồng thời phối hợp với cơ quan liên quan thực hiệnthống nhất công tác tuyên truyền trong toàn thành phố Kế hoạch tuyên truyềnhàng năm được UBND thành phố, thành ủy phê duyệt trong đó quy định kếhoạch tuyên truyền của ngành thuế, các cơ quan tuyên truyền, tuyên truyềnvới nội dung trọng tâm, trọng điểm, thời gian tuyên truyền, hình thức tuyêntruyền trên phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh,báo chí

Tổ chức hoạt động tư vấn thuế: Tư vấn là một nội dung quan trọngđược thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế toàn diện

Trung tâm tư vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ quản lý Nhà nước vềhoạt động tư vấn thuế, thực hiện thẩm định và cấp giấy phép hoạt động vàquản lý hoạt động các tổ chức tư vấn thuế Các tổ chức tư vấn thuế hoạt độngdịch vụ tư vấn về thuế, hoạt động theo luật công ty, thực hiện hạch toán kinhdoanh và có nghĩa vụ nộp thuế như các doanh nghiệp khác

Hoạt động của các tổ chức tư vấn về thuế là cung cấp các thông tin cho

Trang 38

các doanh nghiệp như: thông tin kinh tế, chính sách và nghiệp vụ thuế, tìnhhình kê khai thuế, làm trung gian giải quyết các vướng mắc giữa cơ quan thuế

và các doanh nghiệp; Hướng dẫn và đào tạo cán bộ doanh nghiệp nắm vữngchính sách thuế và nghiệp vụ thuế Phí thu khi thực hiện tư vấn được UBNDcác huyện, thành phố quy định và quản lý khống chế theo mức phí tối đa

Thứ hai, Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN: Tổ chức bộ máy quản

lý thuế TNCN ở thành phố Chi cục thuế thành phố hoạt động theo hệ thống

từ Chi cục thuế thành phố đến các Đội quản lý thu thuế Hiện nay bộ máyquản lý thu thuế TNCN của Chi cục thuế thành phố tỉnh Bắc Ninh gồm 01Đội chuyên quản lý thuế TNCN

Chức năng nhiệm vụ của Đội thuế TNCN thuộc Chi cục thuế thànhphố có 5 cán bộ, trực tiếp thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước về thuếTNCN đối với các tổ chức là các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể,các dự án; đồng thời hướng dẫn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tracông tác thu thuế trong nội bộ ngành

Thứ ba: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN đã được tập trung

chuyên sâu: Chi cục thành phố tỉnh Bắc Ninh có 01 Đội kiểm tra thuế; 01độihành chính, 01 đội TTHTNNT; 01 đội KKKTT, 01 đội TNCN, 05 đội thuếliên xã với 70 cán đội Kiểm tra thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế cácsắc thuế trong đó có sắc thuế TNCN đối với doanh nhiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế thuộc phạm vi quản lý

2.2.3.2 Kinh nghiệm của Chi cục thuế Từ Sơn

Thứ nhất, công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: Chi cục thuếthị xã thành lập bộ phận chuyên trách về tuyên truyền thuế, bộ phận tuyêntruyền thuế ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn cónhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế để nâng cao ý thứctuân thủ nghiêm chỉnh chính sách thuế cho NNT, để chính sách thuế đi vàođời sống kinh tế, xã hội

Trang 39

Hàng năm, Chi cục thuế thị xã xây dựng, lập kế hoạch và chỉ đạo các

bộ phận trong đơn vị Đồng thời phối hợp với cơ quan liên quan thực hiệnthống nhất công tác tuyên truyền trong toàn thị xã Kế hoạch tuyên truyềnhàng năm được UBND thị xã phê duyệt trong đó quy định kế hoạch tuyêntruyền của ngành thuế, các cơ quan tuyên truyền, tuyên truyền với nội dungtrọng tâm, trọng điểm, thời gian tuyên truyền, hình thức tuyên truyền trênphương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí

Thứ hai, Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN: Tổ chức bộ máy quản lý

thuế TNCN ở Chi cục thuế thị xã hoạt động theo hệ thống từ Chi cục thuếđến các Đội quản lý thu thuế Hiện nay bộ máy quản lý thu thuế TNCN củaChi cục thuế Từ Sơn gồm 01 Đội chuyên quản lý thuế TNCN

Chức năng nhiệm vụ của Đội thuế TNCN thuộc Chi cục Thị xã có 6cán bộ, trực tiếp thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước về thuế TNCN đốivới các tổ chức là các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể, các dự án;đồng thời hướng dẫn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác thuthuế trong nội bộ ngành

Thứ ba: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN đã được tập trung

chuyên sâu: Chi cục thị xã Từ Sơn có 01 Đội kiểm tra thuế; 01đội hành chính,

01 đội TTHTNNT; 01 đội KKKTT, 01 đội TNCN, 03 đội thuế liên xã với 52cán bộ Đội Kiểm tra thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế các sắc thuế trong

đó có sắc thuế TNCN đối với doanh nhiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thuộcphạm vi quản lý

2.2.3.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Tiên Du về quản lý thu thuế TNCN

Qua công tác quản lý thu thuế TNCN của thành phố Bắc Ninh, có thểrút ra một số bài học kinh nghiệm khả dĩ có thể áp dụng cho Tiên Du như sau:

Thứ nhất, về nhận thức, phải khẳng định việc quản lý thuế TNCN ở các

Trang 40

địa phương trên đã góp phần điều tiết thu nhập hợp lý; góp phần công bằng xãhội; huy động nguồn lực cho ngân sách nhà nước; kiểm soát được TNCN; gópphần hạn chế tham nhũng, lãng phí Tiên Du không thể là ngoại lệ, cần phảinhận thức đúng vai trò của công tác quản lý thuế TNCN.

Thứ hai, xây dựng bộ máy tổ chức quản lý thuế TNCN và đội ngũ cán

bộ công chức quản lý thuế TNCN có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyênmôn nghiệp vụ, thành thạo về tin học, giao tiếp được ngoại ngữ nhất là tiếngAnh hoặc theo hướng chuyên sâu về từng lĩnh vực như: nhóm quản lý thuếTNCN đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; nhóm quản lý thunhập từ đầu tư vốn; nhóm quản lý thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Tiên Du nên áp dụng mô hình quản lý thu thuế TNCN ở Thành phố BắcNinh: Đội thuế TNCN Chi cục thuế chỉ quản lý thu thuế TNCN thông quacác tổ chức của người nộp thuế là các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoànthể, các dự án; còn phòng kiểm tra quản lý thuế sẽ quản lý thuế TNCN củanhững cá nhân thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, thành

lập các tổ chức tư vấn thuế, thông qua các tổ chức tư vấn thuế giúp cho ngườinộp thuế nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chếđược rủi ro về thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế;thanh tra nội bộ ngành để nâng cao ý thức chấp hành luật thuế của người nộpthuế và xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế TNCN trongsạch, công tâm trong thực thi nhiệm vụ

Thứ tư, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước

với cơ quan thuế nhằm quản lý được người nộp thuế một cách có hiệu quả,tăng thu NSNN về thuế TNCN Thuế TNCN liên quan đến nhiều lĩnh vựcquản lý kinh tế xã hội, do đó trong quá trình thực hiện cần phải có sự tham giacủa các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghềnghiệp, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan quản lý Nhà nước Gắn tráchnhiệm của các cấp các ngành, cấp ủy chính quyền địa phương với cơ quan

Ngày đăng: 11/04/2014, 23:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục (2005), Giáo trình thuế và thệ thống thuế ở Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thuế và thệ thống thuế ở Việt Nam
Tác giả: Bộ giáo dục
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2005
2. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngàu 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngàu 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2007
5. Bộ tài chính (2008), Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2008
7. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung thông tư số 84/2008/ TT-BTC ngày 30/9/2008 của bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNCN và hướng dẫn thi hành nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế TNCN,27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn bổ sung thông tư số 84/2008/ TT-BTC ngày 30/9/2008 của bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNCN và hướng dẫn thi hành nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế TNCN
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2010
8. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 20/2010/TT-BTC ngày 5/2/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về thuế TNCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về thuế TNCN
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2010
12. Học viện tài chính (2007), Giáo trình thuế, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thuế
Tác giả: Học viện tài chính
Nhà XB: nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2007
13. Vũ Duy Hoà, Nguyễn Thị Bất (2002), Giáo trình quản lý thuế, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý thuế
Tác giả: Vũ Duy Hoà, Nguyễn Thị Bất
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2002
14. Quách Đức Pháp (2000), Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện cải cách hành chính về công tác thu thuế, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện cải cách hành chính về công tác thu thuế
Tác giả: Quách Đức Pháp
Năm: 2000
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Luật thuế quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Năm: 2006
17. Tổng cục thuế (2009), Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2009
18. Tổng cục thuế (2009), Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng thanh tra thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng thanh tra thuế
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2009
19. Trường Nghiệp vụ thuế (2008), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế, nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế
Tác giả: Trường Nghiệp vụ thuế
Nhà XB: nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2008
20. Trường cán bộ thanh tra (2008), Thanh tra nhà nước, nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh tra nhà nước
Tác giả: Trường cán bộ thanh tra
Nhà XB: nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2008
9. Chi cục thuê huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010, phương hướng, nhiệm vụ công tác thuế năm 2011 Khác
10. Chi cục thuế huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ công tác thuế năm 2012 Khác
11. Chi cục thuê huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ công tác thuế năm 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tổng hợp mức thuế suất TNCN theo Luật của Việt Nam - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 2.1 Tổng hợp mức thuế suất TNCN theo Luật của Việt Nam (Trang 31)
Bảng 2.3: Biểu thuế suất áp dụng cho cá nhân không cư trú có thu  nhập chịu thuế từ kinh doanh - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 2.3 Biểu thuế suất áp dụng cho cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh (Trang 32)
Bảng 3.1: Tình hình kinh tế huyện Tiên Du - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 3.1 Tình hình kinh tế huyện Tiên Du (Trang 44)
Bảng 3.3: Phân bổ mẫu điều tra các đơn vị chi trả thu nhập - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 3.3 Phân bổ mẫu điều tra các đơn vị chi trả thu nhập (Trang 50)
Sơ đồ 4.1: Tổ chức bộ máy chi cục thuế huyện Tiên Du - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy chi cục thuế huyện Tiên Du (Trang 56)
Bảng 4.1: Cơ cấu tổ chức cán bộ chi cục thuế huyện Tiên Du - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 4.1 Cơ cấu tổ chức cán bộ chi cục thuế huyện Tiên Du (Trang 58)
Đồ thị 4.2: Kết quả cấp MST giai đoạn 2010-2012 - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
th ị 4.2: Kết quả cấp MST giai đoạn 2010-2012 (Trang 62)
Bảng 4.4: Các nguồn tìm hiểu thông tin về cấp mã số thuế - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 4.4 Các nguồn tìm hiểu thông tin về cấp mã số thuế (Trang 62)
Đồ thị 4.3: Tỷ lệ các nguồn tìm hiểu thông tin về cấp MST. - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
th ị 4.3: Tỷ lệ các nguồn tìm hiểu thông tin về cấp MST (Trang 63)
Bảng 4.6: Đánh giá việc áp dụng công nghệ thông tin của cơ quan chi trả và  người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6 Đánh giá việc áp dụng công nghệ thông tin của cơ quan chi trả và người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh (Trang 66)
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra về thuế TNCN giai đoạn 2010 – 2012 - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra về thuế TNCN giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 70)
Bảng 4.10   Kết quả hoạt động tuyên truyền STT Các hoạt động tuyên truyền Đơn vị - luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tncn trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh
Bảng 4.10 Kết quả hoạt động tuyên truyền STT Các hoạt động tuyên truyền Đơn vị (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w