1. Đặt vấn đề Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn (VK), VK lao th−ờng xâm nhập vào cơ thể qua đ−ờng hô hấp. Từ ổ khu trú ban đầu, VK lao qua đ−ờng máu, bạch huyết, hô hấp tiếp cận bộ phận khác trong cơ thể. Tr−ớc đây, bệnh lao bị coi là một trong tứ chứng nan y, không chữa đ−ợc. Cho đến nay, mặc dù có những tiến bộ v−ợt bậc trong phòng và chống bệnh lao, song bệnh không giảm mà còn phát triển nhanh không chỉ ở các n−ớc kinh tế chậm phát triển mà ở cả các n−ớc công nghiệp tiên tiến. Theo −ớc tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao. Hàng năm, có thêm khoảng một triệu tr−ờng hợp mắc lao và 3 triệu ng−ời chết do lao. Bệnh lao thực sự là gánh nặng lớn cả về kinh tế xã hội đối với các n−ớc có độ l−u hành cao, là khó khăn lâu dài ở các n−ớc đang phát triển nh− Việt nam [2],[9]. Lao thanh quản (LTQ) là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản. Tỷ lệ mắc LTQ đứng hàng thứ 4-5 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, nguy cơ lây nhiễm cao, di chứng lao thanh quản để lại là ảnh h−ởng đến giọng nói, nuốt và thở [10],[11],[18]. Khàn tiếng là triệu chứng th−ờng gặp, lý do bệnh nhân đến khám tại phòng khám tai mũi họng. Hiện nay, kỹ thuật thăm khám bằng thiết bị nội soi giúp phát hiện sớm tổn th−ơng thanh quản do lao. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định vẫn phải dựa vào kết quả mô bệnh học vì tổn th−ơng lao thanh quản không khác biệt nhiều với các tổn th−ơng khác ở thanh quản nh− ung th−, bạch sản, u nhú... Việc cần thiết có một quy trình chẩn đoán LTQ thích hợp, chính xác đặt ra. Điều này giúp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng nghiên cứu, hiểu biết thêm đặc điểm lâm sàng của bệnh để phát hiện sớm nguồn lây, phòng tránh cho bản thân và cộng đồng. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học lao thanh quản. 2. Đối chiếu hình ảnh nội soi, kết quả mô bệnh học, các xét nghiệm phát hiện lao để rút ra quy trình chẩn đoán lao thanh quản.