Đối chiếu hình ảnh nội soi, kết quả mô bệnh học với các xét nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm Lâm sàng và Mô bệnh học Lao Thanh Quản (Trang 27)

5. bμn luận

5.2Đối chiếu hình ảnh nội soi, kết quả mô bệnh học với các xét nghiệm

hiện lao

5.2.1. Hình ảnh X. quang phổi

5.2.1.1. Kết quả chụp X.quang phổi

Trong các ph−ơng pháp phát hiện tổn th−ơng ở phổi thì ph−ơng pháp chụp x.quang phổi đ−ợc sử dụng phổ biến, ph−ơng pháp nμy có thể giúp ta phát hiện đ−ợc những tổn th−ơng lao phổi phối hợp trên bệnh nhân LTQ. Kết quả chụp phim phổi đ−ợc chia ra lμm 3 nhóm: thâm nhiễm nốt mờ, lao xơ hang vμ hình ảnh phim phổi bình th−ờng. Theo bảng 3.11, bệnh nhân LTQ có kết hợp với tổn th−ơng lao phổi phối hợp các loại lμ 24/43BN (55,81%) bao gồm: tổn th−ơng thâm nhiễm nốt mờ có 16 bệnh nhân, tổn th−ơng lao xơ hang có 8 bệnh nhân. Còn lại, có 19/43 BN (44,19%) không có hình ảnh tổn th−ơng lao phổi trên phim. Kết quả nμy cho thấy LTQ không phải luôn đi kèm với lao phổi.

Khi có tổn th−ơng ở phổi thì việc phát hiện vμ chẩn đoán LTQ dễ dμng hơn. Khi có tổn th−ơng lao ở phổi thì tổn th−ơng ở thanh quản th−ờng nặng nề hơn những tr−ờng hợp không có tổn th−ơng lao phổi.

5.2.1.2. Mối liên quan giữa hình thái vμ vị trí tổn th−ơng thanh quản với hình ảnh x.quang phổi

Kết hợp giữa bảng 3.5 vμ bảng 3.10 cho thấy những bệnh nhân có tổn th−ơng sùi ở một vị trí đều có hình ảnh x.quang phổi bình th−ờng. Trong tr−ờng hợp lao thanh quản thể sùi đơn thuần nμy, chẩn đoán phân biệt giữa lao vμ ung th− trên lâm sμng lμ điều hết sức khó khăn. Khi đó, nếu nghi ngờ tổn th−ơng lâm sμng lμ lao thanh quản thì chúng ta cần lμm thêm một số xét nghiệm cận lâm sμng khác nh−: soi đờm trực tiếp tìm AFB, nuôi cấy, sinh thiết lμm mô bệnh học để xác định chẩn đoán.

Shin [26], Lim [19] nhận thấy: tuy đặc điểm lâm sμng cơ năng vμ toμn thân, tổn th−ơng tại thanh quản không có đủ bằng chứng để chẩn đoán lao thanh quản nh−ng những bệnh nhân có tổn th−ơng loét hoặc tổn th−ơng nhiều vị trí th−ờng gợi ý cho biết có tổn th−ơng mới tại phổi, những tổn th−ơng xung huyết, sùi hay tổn th−ơng tại một vị trí hay gặp ở những bệnh nhân

không có tổn th−ơng phổi hay ở những lao phổi cũ. Theo kinh điển, BK gây bệnh lao thanh quản theo 3 đ−ờng: đ−ờng hô hấp, đ−ờng máu, đ−ờng bạch huyết. Trong đó, lao phổi thể thâm nhiễm vμ xơ hang th−ờng gây tổn th−ơng lao thanh quản qua đ−ờng hô hấp vμ đ−ờng bạch huyết còn lao kê gây tổn th−ơng thanh quản qua đ−ờng máu. Chúng tôi cũng nhận thấy: vị trí vμ mức độ tổn th−ơng lao tại thanh quản th−ờng t−ơng xứng với tổn th−ơng tại phổi ở những bệnh nhân có tổn th−ơng lao cả thanh quản vμ phổi (ảnh 3.11 vμ 3.12), (ảnh 3.13 vμ 3.14).

Đối với những tr−ờng hợp có tổn th−ơng ở phổi thì giúp cho các bác sỹ lâm sμng h−ớng tới lao thanh quản nhiều hơn vμ cũng cảnh báo cho các nhân viên y tế để bảo vệ chính họ khỏi mắc bệnh trong quá trình tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân khi thăm khám, chăm sóc. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo nên chụp phim phổi cho tất cả bệnh nhân có tổn th−ơng nghi ngờ lμ lao hay ung th−. 5.2.2. Kết quả xét nghiệm đờm trực tiếp tìm AFB

Đây lμ xét nghiệm cho kết quả nhanh giúp cho việc điều trị đ−ợc nhanh chóng, kịp thời đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay kèm theo tổn th−ơng ở phổi lan rộng.

Theo kết quả nghiên cứu trên bảng 3.12, AFB d−ơng tính trong đờm có 22/43BN (51,16%). Vì ph−ơng pháp soi trực tiếp cho kết quả d−ơng tính không cao nên phải tiến hμnh nhiều lần để có kết quả chính xác. Ngoμi ra, cần bổ sung thêm các ph−ơng pháp thuần nhất nuôi cấy để hỗ trợ thêm cho kết quả soi trực tiếp tìm AFB. Lao thanh quản lμ một trong những bệnh lao ngoμi phổi có mức độ nguy cơ lây nhiễm cao bởi vì dây thanh rung trong khi phát âm sẽ phát tán vi khuẩn lao ra môi tr−ờng xung quanh. Đặc biệt khi AFB d−ơng tính trong đờm sẽ có khả năng lây lan cao trong cộng đồng dân c−. Để hạn chế diễn biến xấu của dịch tễ học bệnh lao, đồng thời phát hiện sớm lao thanh quản có kèm theo lao phổi, chúng ta cần l−u ý điều trị sớm những tr−ờng hợp AFB d−ơng tính để ngăn chặn nguồn lây lan cho cộng đồng. Theo nghiên cứu của Đặng Thị H−ơng [3] gặp 36/58BN(62,07%), Chen [13] có 6/14BN (42,9%), Lim [19] thấy 20/60BN (40,8%) xét nghiệm đờm trực tiếp có AFB.

Đối với những tr−ờng hợp không có AFB, ch−a không thể loại trừ nguyên nhân do lao mμ vẫn phải l−u ý tìm thêm các xét nghiệm khác để phát hiện tổn th−ơng ở phổi vμ đặc biệt nên sinh thiết lμm XN mô bệnh học.

5.2.3. Kết quả nuôi cấy tìm vi khuẩn lao trong môi tr−ờng MGIT

Trong nghiên cứu, kết quả thu đ−ợc sau khi nuôi cấy có 34/43BN (79,1%) tìm thấy VK lao mẫu bệnh phẩm t−ơng tự với kết quả một số nghiên cứu trên thế giới: Chen [13] lμ 11/13BN (84,6%), Lim [19] lμ 28/60BN (62,2%). Đây lμ xét nghiệm có độ chính xác t−ơng đối cao nh−ng thời gian chờ đợi kết quả th−ờng dμi (th−ờng sau 2 tuần). Điều nμy dễ đ−a đến chẩn đoán xác định

muộn vμ điều trị chậm trễ. Tuy nhiên, nếu nuôi cấy có VK lao thì chẩn đoán lao sẽ lμ chắc chắn. Do đó, xét nghiệm nμy đ−ợc tiến hμnh song song với một số xét nghiệm khác về lao nh−ng có kết quả nhanh hơn nh− soi đờm trực tiếp, mô bệnh học.

5.2.4. Kết quả phản ứng Mantoux

Phản ứng Mantoux d−ơng tính có giá trị xác định cơ thể nhiễm lao. Theo nghiên cứu của Đặng Thị H−ơng [3] 36/58BN (61,07%) có Mantoux d−ơng tính. Những bệnh nhân có phản ứng Mantoux âm tính chúng tôi gặp hầu hết ở những bệnh nhân có thể trạng gầy yếu, trên 50 tuổi do tình trạng suy giảm miễn dịch nên phản ứng Mantoux âm tính.

Trong những tr−ờng hợp phản ứng Mantoux nghi ngờ 8/43BN (18,60%) hoặc âm tính 10/43BN (23,26%), việc chẩn đoán vẫn phải dựa vμo các kết quả xét nghiệm AFB trong đờm bằng soi trực tiếp, qua nuôi cấy, hoặc sinh thiết lμm mô bệnh học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm Lâm sàng và Mô bệnh học Lao Thanh Quản (Trang 27)