Một câu hỏi lớn đặt ra là các Ngân hàng Việt Nam nói riêng và Ngân hàng tại Châu Á nói chung là làm thế nào để giữ vững và mở rộng thị phần trong hoạt động thanh toán quốc tế, một hoạt đ
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 2ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Giáo viên hướng dẫn là TS Nguyễn Thế Hùng Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng
biểu phục vụcho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra,
đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả,
cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Vũ Anh Vũ
Trang 3iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng của đề tài 2
4 Phạm vi của đề tài 2
5 Phương pháp thực hiện : 2
6 Bố cục của đề tài 3
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 4
1.1 Định nghĩa và tầm quan trọng của thanh toán quốc tế 4
1.1.1 Định nghĩa 4
1.1.2.Đặc điểm 4
1.1.3 Vai trò 6
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến 7
1.2.1 Phương thức chuyển tiền 7
1.2.2 Phương thức nhờ thu 11
1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ 16
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CHI NHÁNH HÀ NỘI 24
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina 24
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina – Chi nhánh Hà Nội 25
Trang 4iv
2.2 Cơ cấu tổ chức 26
2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Indovina 27
2.3.1 Chức năng 27
2.3.2 Nhiệm vụ 27
2.4 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Indovina trong những năm gần đây 28
2.4.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và hạch toán nghiệp vụ của Ngân hàng Indovina 28
2.4.2 Tình hình tài chính của Ngân hàng Indovina 29
2.4.3 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Indovina 32
2.4.4 Tình hình huy động vốn 34
2.4.5 Quan hệ Ngân hàng đại lý và hoạt động thanh toán quốc tế 35
2.5 Qui trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội 36
2.5.1.Nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội 36
2.5.2 Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu xuất khẩu tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội 40
2.5.3.Nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội 45
2.6 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2013 54
2.7 Nhận xét 57
2.7.1 Nhận xét về qui trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội 57
2.7.2 Điểm mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội 58
Trang 5v
2.7.3 Điểm yếu và những thách thức của hoạt động thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA CHI NHÁNH HÀ NỘI 65
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TNHH Indovina Chi nhánh Hà nội 65
3.2 Các giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Indovina 66
3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ngoại tệ 66
3.2.2 Tăng cường hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 67
3.2.3 Nâng cao tính an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế 68
3.2.4 Đẩy mạnh công tác marketing, quảng cáo, thu hút khách hàng 69
3.2.5 Tư vấn cho khách hàng về hoạt dộng thanh toán quốc tế 73
3.2.6 Nâng cao năng lực, kinh nghiệm nhân viên thanh toán quốc tế 74
3.2.7 Tăng cường đầu tư vào công nghệ phục vụ việc thanh toán 76
3.2.8 Phối hợp trong nội bộ, hợp tác liên kết với bên ngoài 78
3.3 Các kiến nghị 78
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78
3.3.2 Kiến nghị với hội sở Ngân hàng Indovina 80
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 6i
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
UCP The Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credits
Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
URC Uniform Rules for Collection Quy tắc thống nhất về nhờ
D/P Document against Payment Nhờ thu kèm chứng từ
D/A Document against Acceptance Nhờ thu chấp nhận chứng
từ
ICC International Chamber of
Commerce
Phòng Thương mại Quốc tế
SWIFT Society for Worldwide
Interbank Financial
Telecommunication
Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng thế giới
Trang 7ii
Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
Trang 8iii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Danhmục các bảng
Bảng 2.2: Tình hình tài chính Ngân hàng Indovina năm 2011-2013 29
Bảng 2.5: Tình hình kinh doanh Ngân hàng Indovina năm 2011-2013 32
Bảng 2.6: So sánh khả năng huy động vốn các NHLD tại Việt Nam 35
Bảng 2.13: Khối lượng thanh toán quốc tế tại IVB Hà Nội năm 2011 55
Bảng 2.14: Khối lượng thanh toán quốc tế tại IVB Hà Nội năm 2012 55
Bảng 2.15: Khối lượng thanh toán quốc tế tại IVB Hà Nội năm 2013 55
Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền 8
Sơ đồ 1.2: Trình tự nhờ thu phiếu trơn 12
Sơ đồ 1.3: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ 14
Sơ đồ 1.4: Qui trình thanh toán L/C 19
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Indovina 26
Sơ đồ 2.3: So sánh tỷ trọng trong tổng tài sản IVB năm 2011-2013 30
Sơ đồ 2.4: So sánh tỷ trọng trong tổng nguồn vốn IVB năm 2011-2013 31
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ nghiệp vụ chuyển tiền về từ nước ngoài 37
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài 39
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán nhờ thu xuất khẩu 41
Sơ đồ 2.10: Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán nhờ thu nhập khẩu 43
Sơ đồ 2.11: Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng xuất khẩu 46
Sơ đồ 2.12: Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng 49
chứng từ đối với hàng nhập khẩu 49
Sơ đồ 2.16: So sánh số lượng TTQT tại IVB Hà Nội giai đoạn 2011-2013 56
Sơ đồ 2.17: So sánh khối lượng TTQT tại IVB Hà Nội giai đoạn 2011-201356
Trang 91
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế quốc tế hóa toàn cầu hóa, Việt Nam gia nhập tổ chức kinh
tế thế giới WTO, thực hiện mở cửa nền kinh tế, đa dạng hóa, đa phương hóa
và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trên cơ sở mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới Việc giao thương với các nước có vai trò vô cùng quan trọng, trong đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu Để hoàn thành được tiêu chí hội nhập của mình, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế và có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thay đổi về cả chất và lượng để đáp ứng nhu cầu giao dịch kinh tế đối ngoại ngày càng tăng Trong quá trình thay đổi, hoàn thiện của nền kinh tế, không thể bỏ qua các Ngân hàng thương mại, nơi giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập thế giới
Việc giao thương với các nước khác trên thế giới gắn liền với hoạt động thanh toán quốc tế Điều này có nghĩa là, muốn thúc đẩy kinh tế đối ngoại đòi hỏi các Ngân hàng và các doanh nghiệp trong nước phải có một hệ thống thanh toán quốc tế tiên tiến, hiệu quả, nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế
Tuy nhiên, việc hội nhập đồng nghĩa với việc các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam sẽ đối mặt với những thách thức mới, trong giai đoạn đang phát triển, đang dần hội nhập, nguy cơ mà các Ngân hàng phải đối mặt đầu tiên là
sự xâm chiếm thị trường của các Ngân hàng nước ngoài
Một câu hỏi lớn đặt ra là các Ngân hàng Việt Nam nói riêng và Ngân hàng tại Châu Á nói chung là làm thế nào để giữ vững và mở rộng thị phần trong hoạt động thanh toán quốc tế, một hoạt động có quan hệ trực tiếp tới xuất nhập khẩu của quốc gia, và các hoạt động khác khi các Ngân hàng phương Tây ồ ạt kéo vào Việt Nam, với số vốn khổng lồ, công nghệ cao, nguồn nhân lực hùng mạnh và cứng về chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Đồng thời, không thể không nhấn mạnh, hiện tại Việt
Trang 102
Nam vẫn đang là một quốc gia nhập siêu, với số lượng giao dịch nhập khẩu khá lớn, việc phát triển các phương thức giao dịch quốc tế đối với hàng nhập khẩu là một vấn đề quan trọng và cấp thiết
Là một Ngân hàng liên doanh, nắm lợi thế về sự hỗ trợ của các Ngân hàng lớn trong nước và trong khu vực, nhiệm vụ củaNgân hàngIndovina trong quá trình hội nhập càng trở nên quan trọng hơn Chính vì lý do đó, em quyết
định chọn đề tài“Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng IndovinaChi nhánh Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Indovina Phân tích những thuận lợi, khó khăn do các yếu tố khách quan và chủ quan mang lại cho hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Indovina Kiến nghị và giải pháp để Ngân hàng Indovina nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế, trong hoạt động xuất nhập khẩu
3 Đối tượng của đề tài
Phân tích thông qua các tài liệu nội bộ của Ngân hàng Indovina :
- Báo cáo tài chính các năm 2011- 2012- 2013
- Báo cáo kết quả hoạt động của phòng thanh toán quốc tế Ngân hàngNgân hàng Indovina từ năm 2011 đến năm 2013
- Các chứng từ phát sinh trong quá trình lập và hoàn tất các phương thức thanh toán
4 Phạm vi của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích hoạt động thanh toán quốc tế, các phương pháp thanh toán quốc tế được áp dụng tại Ngân hàng Indovina trong những năm gần đây, năm 2011-2013 Những yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động này
5 Phương pháp thực hiện :
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, khái quát hóa, tổng hợp tài
Trang 113
liệu, số liệu có liên quan
6 Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội
Trang 12
mô ngày càng lớn Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nước,
có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau
về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các Ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới
Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh
mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng cũng tăng theo Việc thanh toán qua Ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay
Từ các phân tích trên,ta có thể đi đến khái niệm: Thanh toán quốc tế là
việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi tiền tệ phát sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế, thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước liên quan
1.1.2.Đặc điểm
So với thanh toán nội thương, thanh toán quốc tế có một số đặc điểm nổi bật sau đây:
Trang 135
Thứ nhất, thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập
quán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia, do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế, các tập quán quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành như: UCP, URC, INCOTERMS Những văn bản này tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu lầm và tranh chấp đáng tiếc xảy ra
Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn thông
qua hệ thống Ngân hàng Trừ một lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con đường tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một nước được phản ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM Trong thực tiễn, người xuất khẩu và người nhập khẩu không thể và không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định, nhất nhất phải thanh toán qua hệ thống Ngân hàng Điều này cho thấy, trong thanh toán quốc tế sẽ có ít nhất hai Ngân hàng tham gia, một Ngân hàng phục vụ người xuất và một Ngân hàng phục người nhập ở hai nước khác nhau Việc thanh toán qua Ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu qủa
Thứ ba, trong thanh toán quốc tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng
trực tiếp, mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu và séc
Thứ tư, trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên (hoặc
ngườixuất khẩu hoặc người nhập khẩu) có liên quan đến ngoại tệ (trừ khu vực
sử dụng đồng tiền chung) Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối quốc gia
Thứ năm, ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế được sử dụng chủ
yếu bằng tiếng Anh
Trang 146
Thứ sáu, giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế; hoặc luật quốc
gia của nước thứ ba; hoặc luật của nước người xuất hay nước người nhập do các bên thỏa thuận thông qua con đường trọng tài hay tòa án
1.1.3 Vai trò
Hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tiến hành sự nghiệp xây dựng đất nước Thông qua hoạt động TTQT, chúng ta có thể tận dụng được vốn, công nghệ nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới
Hoạt động TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Hoạt động TTQT của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng,
nó là công cụ, là cấu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới
Hoạt động TTQT giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Do vị trí địa lý của các bạn hàng thường cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của người mua, của bên nợ Đồng thời trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng nên rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng nhiều Tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp các nhà xuất khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh quốc
tế, nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
Đối với Ngân hàng thương mại, việc mở rộng hoạt động TTQT có vị trí
và vai trò hết sức quan trọng Đây không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển Hoạt động TTQT giúp cho Ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu giao
Trang 157
dịch kinh doanh quốc tế, trên cơ sở đó Ngân hàng phát triển được các nghiệp
vụ như huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác, nhờ đó quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại giúp cho Ngân hàng nâng cao uy tín và ngày một tạo niềm tin vững chắc cho Ngân hàng
Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tăng thu nhập, uy tín và khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến
Trên lý thuyết, thanh toán quốc tế bao gồm 8 phương thức là: phương thức chuyển tiền,phương thức ghi sổ, phương thức ứng trước, phương thức ủy thác mua, phương thức nhận hàng trả tiền ngay, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ Tuy nhiên trên thực tế, thanh toán quốc tế chỉ xảy ra với 3 phương thức chính theo cấp độ tin cậy tăng dần giữa các đối tác bạn hàng là: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ Vì vậy trong nội dung khóa luận chỉ đề cập tới 3 phương thức chủ yếu nêu trên
1.2.1 Phương thức chuyển tiền
1.2.1.1 Khái niệm
Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (Người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền cho khách hàng theo yêu cầu
Có thể nói, chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, trong đó, người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán với nhau Khi thực hiện chuyển tiền, Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng
Trang 168
1.2.1.2 Đặc điểm
Phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế có các đặc điểm sau:
- Chuyển tiền là phương thức đơn giản
- Người chuyển và nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau
- Ngân hàng chuyển tiền là người trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng hoa hồng và không có trách nhiệm ràng buộc với hai bên
- Việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua Nên nó thường được sử dụng khi hai bên tin cậy nhau
1.2.1.3 Quy trình thực hiện
a Các bên tham gia
- Người yêu cầu chuyển tiền(Remitter): là người yêu cầu Ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài Họ thường là người nhập khẩu, mắc nợ hoắc có nhu cầu chuyển vốn
- Người thụ hưởng (Beneficicary): là người nhận được số tiền chuyển tới thông qua Ngân hàng Họ thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói chung
là người yêu cầu chuyển tiền chỉ định
- Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền (Remitting bank): là Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền
- Ngân hàng trả tiền (Paying bank):là Ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng.Thường là Ngân hàng đại lý hay Chi nhánhNgân hàng chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng
Người hưởng lợi
Người chuyển tiền
Trang 179
Giải thích quy trình:
(1): Giao dịch thương mại hoặc thỏa thuận chuyển tiền
(2): Người mua sau khi nhận hàng tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển tiền ( bằng thư hoặc bàng điện) cùng với uỷ nhiệm chi(nếu có tài khoản mở tại Ngân hàng) gửi đến Ngân hàng phục vụ mình
(3): Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì tiến hành chuyển tiền qua Ngân hàng dại lý
(4): Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền cho người hưởng lợi
c Trường hợp áp dụng
- Phương thức chuyển tiền được áp dụng trong trường hợp trả tiền hàng hoá xuất khẩu nước ngoài, thường là khi nhận đầy đủ hàng hoá hoặc chứng từ gửi hàng
- Thanh toán hàng hoá trong lĩnh vực thương mại và các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư hoặc chi tiêu thương mại, chuyển kiều hối
d Các yêu cầu về chuyển tiền
- Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tài chính, hợp đồng mua bán ngoại thương, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, bộ chứng từ, UNC ngoại tệ và phí chuyển tiền
- Trong đơn chuyển tiền cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người hưởng lợi,số tài khoản nếu người hưởng lơi yêu cầu,số ngoại tệ,loại ngoại tệ,ý do chuyển tiền và những yêu cầu khác ,sau đó ký tên và đóng dấu
1.2.1.4 Ưu nhược điểm
a.Ưu điểm
- Thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng
- Tốc độ nhanh chóng (nếu thực hiện bằng T/T)
+ Chi phí thanh toán qua Ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán L/C
+ Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ L/C
Trang 1810
+ Chứng từ không phải làm cẩn thận như thanh toán L/C
- Vìkhông phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếusử dụng phương thức điện chuyển tiền
- Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàngnên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả
- Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiềnnên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng
- Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàngchỉ là trung gian thực hiện việc thanh toántheo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả
b.Nhược điểm
- Phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán đã có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước…
- Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng
- Phương thức chuyển tiền trả sau mang lại bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi
vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho Ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập
Trang 1911
khẩu đã có thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi.Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất mất chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi Ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc nhà nhậpkhẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu
1.2.2 Phương thức nhờ thu
1.2.2.1 Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng - cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lập ra Đây là phương thức thanh toán an toàn hơn so với phương thức chuyển tiền Tuy nhiên phương thức này có thể mang lại rủi ro cho người bán trong trường hợp người mua có thể đơn phương huỷ hợp đồng Ngân hàng thu không chịu trách nhiệm trong trường hợp này Họ chỉ việc chuyển chứng từ thông báo cho người bán trong trường hợp người mua không trả tiền Chính vì vậy, phương thức thanh toán này không được sử dụng phổ biến, nó chỉ được
áp dụng trong một số trường hợp cụ thể
1.2.2.2 Đặc điểm
Phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế có các đặc điểm sau đây:
- Căn cứ nhờ thu là chứng từ chứ không phải hợp đồng
- Vai trò của Ngân hàng chỉ là trung gian trong việc chuyển chứng từ
- Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra trong trường hợp người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
1.2.2.3 Quy trình thực hiện
a Trường hợp áp dụng
Thứ nhất, người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên
doanh với nhau, hoặc giữa công ty mẹ công ty con, hoặc giữa các Chi
Trang 2012
nhánhcủa cùng một công ty với nhau
Thứ hai, hàng mua bán lần đầu mang tính chất chào hàng
Thứ ba, hàng ứ đọng khó tiêu thụ
b Các bên tham gia:
- Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một Ngân hàng, thông thường là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ
- Ngân hàng chuyển tiền là Ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờ thu
- Ngân hàng thu là bất kỳ một Ngân hàng nào ngoài Ngân hàng chuyển tiền thực hiện quá trình nhờ thu
- Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta,là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng( người mua)
c Các hình thức của phương thức nhờ thu
Theo loại hình người ta có thể chia thành nhờ thu phiếu trơn, và nhờ thu kèm chứng từ
- Nhờ thu phiếu trơn: Đây là phương thức thanh toán trong đó người người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho cho người mua không qua Ngân hàng
Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn trải qua các bước sau:
Sơ đồ 1.2: Trình tự nhờ thu phiếu trơn
(2) (1) (4)
Trang 2113
Giải thích quy trình:
(1): Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, họ
sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho Ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu
(2): Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng từ, sau đó gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiền ngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu)
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông qua Ngân hàng chuyển chứng từ Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng giữ hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán Khi đến hạn thanh toán, Ngân hàng sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên
Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc Chi nhánh của nhau Hoặc trong trường hợp thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trong mậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán Đối với người mua,
áp dụng phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không
- Nhờ thu kèm chứng từ:Đây là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu
mà còn căn cứ và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng
Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ phải trải qua các bước sau:
Trang 22(2): Ngân hàng phục vụ người bán uỷ thác cho Ngân hàng đai lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền Ngân hàng chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nguời bán thông qua Ngân hàng chuyển chứng từ
Tuỳ theo cách thức trả tiền của người nhập khẩu, mà uỷ thác thu kèm chứng từ có thể là chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Document against acceptance) hoặc trả tiền trao chứng từ (Document againt payment – D/P) Nếu là D/A thì người nhập khẩu phải ký tên chấp nhận trả tiền trên hối phiếu do người xuất khẩu ký phát, thì mới được nhận hàng trao cho bộ chứng
từ hàng hoá
Nếu là D/P thì người nhập khẩu phải trả ngay số tiền theo tờ phiếu trả tiền ngay do người xuất khẩu lập, thì mới được quyền lấy bộ chứng từ hàng hoá từ Ngân hàng
NH Chuyển chứng
từ
NH thu và xuất trình chứng từ
Trang 23- Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ quyền lợi của
tổ chức xuất khẩu được đảm bảo hơn, không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu không thanh toán, vai trò trách nhiệmNgân hàngđược nâng cao thêm
- Chỉ thị nhờ thu là văn bản mang tính chất pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gianghiệp vụ theo nguyên tắc URC ràng buộc tất cả các bên tham gia nhiệp vụ trừ khi có thỏakhác hoặc trái với pháp luật hay các quy định của quốc gia
b.Nhược điểm
- Phương thức nhờ thu trơn rất ít được áp dụng trong thanh toán tiền hàng vì không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu do việc Ngân hàng và thanh toán tách rời nhau Vì vậy chỉ được sử dụng trong thanh toán phí hoặc nhờ thu Séc giữa các Ngân hàng
- Phương thức nhờ thu chứng từ thì việc thu tiền của nhà xuất khẩu vẫn chưa thực sự chắc chắn Tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng nếu nhà nhập khẩu không nhậnhàng hoặc không trả tiền thì quyền lợi nhà xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng
- Chi phí nhờ thu trả Ngân hàng chưa qui định rõ ràngthuộc về bên nào Nếu thu không được thì bên xuất khẩu phảithanh toán phí cho cả hai Ngân hàng
- Tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn lớn
Trang 24Theo “Bản điều lệ và cách thức thực hành thống nhất về tín dụng chứng
từ ” thì tín dụng chứng từ được hiểu như sau:
“ Thư tín dụng (L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong
đó một Ngân hàng (Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến Chi nhánh hay đại lý của Ngân hàng này ở nước ngoài (Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người được hưởng (Người xuất khẩu) một số tiền nhất định trong thời hạn qui định, với điều kiện người được hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội dung, điều kiện ghi trong thư tín dụng “
1.2.3.2.Đặc điểm
- L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:
Trong thực tế L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là Ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu vì mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu
đã do Ngân hàng phát hành đại diện, do đó tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C
- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa:
Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C trong mọi trường hợp, Ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này
Trang 2517
Như vậy, L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi nghĩa vụ và quyền lợi của các bên có liên quan đến L/C
- L/C chỉ chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:
Các Ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không
Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt,
nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ để Ngân hàng trả tiền, là căn
cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho Ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu
Khi chứng từ xuất trình phù hợp thì Ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điêu kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng
từ
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:
Vì giao dịch L/C chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng
từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp,tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C, bao gồm số loại,
số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu
Xét về giác độ là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, thì L/C có ưu điểm vượt trội so với các phương thức
Trang 2618
thanh toán khác Chinh vì vậy mà phương thức này đã tồn tại phát triển như ngày nay Tuy nhiên trong thực tiễn thương mại quốc tế, do diễn biến của thị trường, giá cả v.v mà L/C có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận và lừa đảo
Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra chứng từ lại chỉ xem xét trên bề mặt, chứ không xem xét tính chất “bên trong của chứng từ ”, chính vì điều này mà không ít các tranh chấp xảy ra về tính chất tuân thủ chặt chẽ của chứng từ Trong thực tế, lập được một bộ chứng từ hoàn hảo không có bất cứ sai sót nào là một việc làm không hề dễ chút nào, hơn nữa, giữa “phù hợp” và “sai sót”lại có ranh giới thật mong manh, tùy thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của những người liên quan Ngoài ra, do tính chất độc lập của L/C với hợp đồng, nên bọn lừa đảo có thể lợi dụng không gian giao hàng hoặc giao hàng không đúng, nhưng vẫn lập bộ chứng từ phù hợp để thanh toán Thực tế trên thế giới đã xảy ra không ít trường hợp như thế
1.2.3.3.Quy trình thực hiện
a.Các bên tham gia
Tham gia nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng có thể gồm nhiều bên, thông thường có các bên sau:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (The applicant) là người nhập khẩu (Người mua)
- Người hưởng thư tín dụng (The benificiary) là người xuất khẩu (Người bán)
- Các Ngân hàng liên quan: ít nhất có hai Ngân hàng tham gia: Ngân hàng mở L/C còn gọi là Ngân hàng phát hành L/C (The issuing bank), Ngân hàng này có trách nhiệm trích trả tiền cho người xuất khẩu khi họ xuất trình
bộ chứng từ phù hợp với L/C; Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank) là Chi nhánhNgân hàng hoặc đại lý của Ngân hàng phát hành L/C hoặc Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
Trang 27đó do Ngân hàng phát hành L/C chỉ định
- Ngân hàng xác nhận L/C (The confirming Bank) Theo yêu cầu của người hưởng lợi, một Ngân hàng đứng ra xác nhân L/C sẽ cùng với Ngân hàng phát hành L/C có trách nhiệm trả tiền đối với L/C
b Qui trình thanh toán L/C:
Sơ đồ 1.4: Qui trình thanh toán L/C
(2) Theo đơn xin mở L/C, Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một L/C (phát hành L/C) cho người xuất khẩu hưởng Ngân hàng này chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu (Ngân hàng thông báo)
(3) Ngân hàng xuất khẩu xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính L/C cho người xuất khẩu
(4) Căn cứ vào nội dung của L/C, Người xuất khẩu thực hiện giao hàng
NH Xuất khẩu
(NH thông báo L/C)
NH Nhập khẩu (NH mở L/C)
Trang 2820
cho người nhập khẩu
(5) Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ các chứng từ hàng hoá và hối phiếu gửi về Ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu Ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó
(6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ Kiểm tra kỹ nội dung các chứng từ đó nếu thấy phù hợp thì Ngân hàng thanh toán (hoặc chấp nhận chiết khấu theo những điều khoản của L/C)
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu
(8) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng phát hành L/C) sau khi nhận được bộ các chứng từ từ Ngân hàng thông báo chuyển đến, tiến hành kiểm tra kỹ các chứng từ này, nếu thấy đáp ứng được những yêu cầu của L/C, thì chuyển tiền trả cho Ngân hàng thông báo
(9) Ngân hàng phát hành L/C thông báo cho người nhập khẩu biết đã trả tiền cho người xuất khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu hoàn lại số tiền này, sau đó Ngân hàng phát hành L/C trao người nhập khẩu bộ chứng từ để làm căn cứ nhận hàng
Nét đặc thù trong thanh toán L/C là việc trả tiền của Ngân hàng chỉ căn
cứ vào sự phù hợp của các chứng từ hàng hoá với những điều kiện nêu trong thư tín dụng mà không trực tiếp dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương Do vây, Ngân hàng không bị ràng buộc bởi những điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương, mà chỉ bị ràng buộc các điều kiện trong nội dung của L/C khi nó đã được mở
Thanh toán bằng L/C tuy có phức tạp về mặt thủ tục, song các nguyên tắc thanh toán rất chặt chẽ, rõ ràng, nên việc nhận hàng và trả tiền luôn luôn được đảm bảo Vì thế, hình thức này được sử dụng rất rộng rãi trong thương mại quốc tế
c.Phân loại L/C
Trang 2921
Hiện nay trong TTQT có nhiều loại thư tín dụng được sử dụng:
- Thư tín dụng có thể huỷ bỏ (Revocable L/C): Với loại này, sau khi L/C được mở, thì nội dung của L/C có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất
cứ lúc nào, không cần có sự đồng ý của người được hưởng và người yêu cầu
mở L/C.Như vậy, thư tín dụng này chưa phải là văn bản cam kết trả tiền thực
sự, mà mới chỉ là một thư hẹn sẽ trả tiền Do vậy, loại L/C này ít được sử dụng
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (Irevocable L/C): Khi loại L/C này được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó, nếu không có sự đồng ý của người được hưởng L/C Như vậy, tính đảm bảo của L/C này rất cao, nên nó được dùng khá phổ biến trong thanh toán thương mại quốc tế Loại L/C này là cơ sở của các loại L/C khác
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Irevocable confimed L/C): Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, đồng thời lại có sự xác nhận trả tiền của một Ngân hàng nhất định Dùng thư tín dụng loại này thì việc nhận tiền của người xuất khẩu là vô cùng chắc chắn.Đối với người nhập khẩu khi phải mở loại L/C này thì ngoài việc phải ký vốn mở L/C tại Ngân hàng, trả thủ tục phí mở L/C, còn phải chịu thêm phí xác nhận và đặt cọc tiền xác nhận cho Ngân hàng xác nhận L/C Đó là những bất lợi cho người nhập khẩu
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy đòi (Irevocable without recourse L/C): Khi sử dụng loại L/C này, thì người xuất khẩu (người hưởng lợi L/C) phải phát hành một hối phiếu ghi “ không được truy đòi người phát phiếu”.Như vậy, sau khi đã thanh toán cho người hưởng, Ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền của L/C bất kỳ trong trường hợp nào Loại L/C này được dùng rất phổ biến trong các hợp đồng mua bán chịu hàng hoá
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có thể chuyển nhượng được (Irevocable Transferable L/C): Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của Ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của
Trang 3022
L/C cho một hay nhiều người khác, theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên Loại L/C này chỉ được chuyển nhượng một lần, chi phí cho việc chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Thông thường khi tiến hành mua bán qua trung gian thì người ta dùng loại thư tín dụng này.Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, thì người xuất khẩu dùng L/C này để mở một L/C khác cho người khác hưởng với những nội dung gần giống như L/C ban đầu (L/C gốc), như vậy L/C sau gọi là L/C giáp lưng
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Loại L/C này thường được dùng trong phương thức mua bán quốc tế hàng đổi hàng hoặc trong gia công quốc tế Thư tín dụng đối ứng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi một thư tín dụng đối ứng nới nó đã được mở
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại thư tín dụng được dùng để trả tiền nhiều lần, trong khuôn khổ thời hạn do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định Sau khi thư tín dụng trước đã được trả tiền song, thì thư tín dụng kế tiếp tự động có hiệu lực Khi khối lượng hàng hoá lớn được giao đều đặn làm nhiều lần thì dùng loại L/C này sẽ rất thuận tiện
- Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C): Đây là loại thư tín dụng mà Ngân hàng mở L/C chịu trách nhiệm trước người nhập khẩu về mặt tài chính khi L/C tuy đã được mở, nhưng người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa
vụ của mình đối với L/C Loại L/C này được dùng phổ biến ở Mỹ
1.2.3.4 Ưu nhược điểm
a Ưu điểm
Trong phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu, đảm bảo cho bên xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá tương ứng với số tiền mình đã thanh toán
Trang 3123
Về phía nhà xuất khẩu: Rủi ro ít nhất, Ngân hàng phát hành/ Ngân hàng xác nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C
Về phía nhà nhập khẩu: Được Ngân hàng phát hành/ Ngân hàng xác nhận đảm bảo không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp
b Nhược điểm
Phương thức thanh toán này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều bước , việc lập chứng từ đòi hỏi phải có độ chính xác cao, ít sai sót và kiểm tra chứng từ tiến hành qua nhiều bên Nếu có sai sót phải sửa lại làm cho nhà nhập khẩu lâu nhận được chứng từ thanh toán để nhận hàng, tốn kém chi phí cho việc bào quản hàng hóa ở cảng nhập khẩu; nhà xuất khẩu chậm nhận được tiền thanh toán
Chi phí giao dịch với Ngân hàng lớn
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng quan cho ta thấy định nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của thanh toán quốc tế cũng như một số phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay Nó giúp ích cho ta có cái nhìn toàn cảnh và là cơ sở vững chắc
để so sánh với thực tiễn nhằm rút ra phương hướng,giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội
Trang 3224
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
INDOVINA CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina
Tên giao dịch : Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina
Tên Tiếng Anh : Indovina Bank Ltd
Hội sở chính: 39 Hàm Nghi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08.8224995 – Fax: 08.8230131
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina ( Indovina Bank Ltd – IVB) là Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập ngày 21/11/1990 theo giấy phép của Uỷ Ban Nhà Nước về hợp tác đầu tư số 135/GP sau được thay bằng giấy phép số 08/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 29/10/1992 Hai bên liên doanh góp vốn là Ngân hàng Công Thương Việt Nam, và Ngân hàng PT Bank Suma ( Indonesia) mỗi bên góp 50% số vốn điều lệ ban đâu Cụ thể, mỗi bên góp 5 triệu USD, như vậy vốn điều lệ ban đầu của IVB là 10 triệu USD
Tháng 10 – 1992: Chi nhánh Hà Nội được cấp giấy phép hoạt động
Tháng 8/2003: PT Bank Suma ( Indonesia) chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong IVB cho Ngân hàng PT Bank Dragang Nasional Indonesia (BDNI), Indonesia
Tháng 7/2003: Chi nhánh Hải Phòng được cấp giấy phép hoạt động Tháng 9/1995: Tăng vốn điều lệ từ 10 triệu USD lên 15 triệu USD ICBV và BDNI mỗi bên góp 2,5 triệu USD
Tháng 4/1997: Chi nhánh Cần Thơ được cấp giấy phép hoạt động
Tháng 5/2000: BDNI chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong IVB cho Ngân hàng Thương Mại Thế Hoa ( United World Chinese Commercial Bank – UWCCB ) của Đài Loan Đây là mốc thời gian quan trọng nhất của IVB mở
ra một giai đoạn phát triển mới cho IVB , IVB bắt đầu tăng trưởng vượt bậc trên mọi lĩnh vực hoạt động
Trang 33Tháng 10/2004: Tăng vốn điều lệ từ 20 triệu USD lên 25 triệu USD ICB
và CUB mỗi bên góp 2,5 triệu USD
Tháng 8/2005: Chi nhánh Đồng Nai được cấp giấy phép hoạt động
Từ 2006 – 2013: Thành lập thêm các Chi nhánh Đà Nẵng, Đống Đa,Chợ Lớn,Tân Bình
Vốn điều lệ cũng tăng lên 35 triệu năm 2007,100 triệu năm 2008, 165 triệu năm 2010 và 193 triệu năm 2013 có thể nói rằng trong những năm gần đây IVB đã có sự tăng trưởng vượt bậc, chỉ trong 3 năm từ 2007 đến 2010 số vốn điều lệ đã tăng lên 471%, và hiện nay IVB là Ngân hàng liên doanh có số vốn điều lệ lớn nhất trong khối Ngân hàng liên doanh ở Việt Nam Điều đó khẳng định rằng IVB là một Ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, và cũng
là một điểm mạnh để Ngân hàng không ngừng đưa ra các dịch vụ Ngân hàng
đa dạng và chất lượng cho nền kinh tế
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina – Chi nhánh Hà Nội
Tên giao dịch: Ngân hàng Indovina – Chi nhánh Hà Nội
Tên tiếng anh: Indovina Bank – Ha Nội Branch
Địa chỉ : 88 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại : 04.8266321 – Fax: 04.8266320
Một năm sau ngày IVB được cấp giấy phép hoạt động, tháng 21/11/1991 Chi nhánh Hà Nội được thành lập với mục đích: Tìm hiểu thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ, cùng với Hội sở chính trở thành hai kênh dẫn vốn từ Bắc và Nam bằng việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng của mình
Qua các năm hoạt động tăng trưởng ổn định, Ban quản trị IVB nhận thấy được tiềm năng của thị trường Hà Nội nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng
Vì thế sau đó IVB- Hải Phòng đã được thành lập năm 1994, và vào tháng
Trang 342.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Indovina
(Nguồn: Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội)
Hội đồng thành viên
Ban điều hànhHội sở
Ngân quỹ Tiếp thị tín dụng
Trang 3527
Mô hình cơ cấu tổ chức của IVB gồm : Đứng đầu là Hội đồng quản trị; Tiếp đến là Ban điều hành với nhiệm vụ điều hành một Hội sở chính và 9 Chi nhánh Trong các Chi nhánh và Hội sở gồm các phòng ban Đứng đầu Chi
nhánh là giám đốc điều hành, đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng 2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Indovina
2.3.1 Chức năng
Các chức năng cơ bản của Ngân hàng Indovina cũng tương tự như các Ngân hàng liên doanh khác nhưng tóm gọn ở 3 chức năng chính sau đây: Một là, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn và các nguồn lực khác của IVB
Hai là, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả
Ba là, thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và của IVB
Thứ hai, Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng ngoại tệ và VND đối với các
tổ chức kinh tế, cá nhân Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án
có quy mô lớn và thời hạn dài
Thứ ba, Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông qua các hình
thức: chuyển tiền, thư tín dụng, nhờ thu chứng từ, bảo lãnh các hợp đồng ngoại thương, chiết khấu các chứng từ có giá, dịch vụ ngoại hối
Thứ tư, Chuyển tiền trong nước và quốc tế
Thứ năm, Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng đại l ý, hợp tác với các Ngân
hàng trong và ngoài nước
Thứ sáu, Thanh toán, chi phiếu lữ hành, thẻ Visa, Master
Trang 3628
Thứ bẩy, Nhận thế chấp , cầm cố tài sản để vay vốn và quản lý tài sản
cho tổ chức và cá nhân
Thứ tám, Liên kết , Liên doanh, hoặc tham gia các hình thức đầu tư, kinh
doanh trung và dài hạn theo pháp luật hiện hành
Thứ chín, Các dịch vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
2.4 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Indovina trong những năm gần đây
2.4.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và hạch toán nghiệp vụ của Ngân hàng Indovina
IVB là một Ngân hàng liên doanh nước ngoài, nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những điểm khác biệt so với khối các Ngân hàng
khác, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Mặc dù hạch toán theo chuẩn mực kế toán các tổ chức tín dụng của Việt Nam nhưng IVB sử dụng đơn vị hạch toán là đồng USD VND đối với IVB được coi là đồng ngoại tệ nên IVB bị NHNN Việt Nam kiểm soát trạng thái VND
Thứ hai, IVB chịu sự điều tiết và quản lý chặt chẽ của Luật đầu tư nước ngoài và của NHNN Việt Nam Ví dụ như: Không được huy động VND quá 30% vốn chủ sở hữu…
Thứ ba, IVB sử dụng hệ thống kế toán phân tán Mọi bút toán được xử lý ngay tại các phòng nghiệp vụ Phòng kế toán chỉ hạch toán tổng hợp các chỉ tiêu nội bộ, quản lý tài sản của Ngân hàng Mọi giao dịch của Chi nhánh với nước ngoài đều thông qua Hội sở chính
Thứ tư, IVB hoạt động thiên về dịch vụ, thu phí và hoa hồng từ dịch vụ thường chiếm tới 20 - 30% tổng thu nhập
Thứ năm, Hoạt động huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng có liên quan chặt chẽ với cả thị trường trong nước và quốc tế, khi thừa vốn Ngân hàng có thể dễ dàng gửi tiền ở nước ngoài với lãi suất thị trường, ngược lại khi thiếu vốn có thể vay từ nước ngoài nhanh chóng để kịp thời tài trợ cho
Trang 3729
hoạt động trong nước
Thứ sáu, Khách hàng mục tiêu của IVB là cá doanh nghiệp quốc doanh
cỡ trung bình và lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số công ty cổ phần, công ty TNHH có tình hình tài chính lành mạnh
2.4.2 Tình hình tài chính của Ngân hàng Indovina
Tình hình tài chính qua 3 năm 2011 – 2013 của Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội có rất nhiều biến chuyển điểm tích cực thể hiện rõ qua số liệu thống kê từ báo cáo tài chính dưới đây:
Bảng 2.2: Tình hình tài chính Ngân hàng Indovina năm 2011-2013
Đơn vị tính: Nghìn USD
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%) TÀI SẢN 1.159.135 1.110.328 1.078.634 (48.807) (4,21) (31696) (2,85)
IX Tài sản có khác 14.494 18.756 14.558 4.262 29,41 (4.198) (22,38)
Trang 38IV Các khoản nợ
khác 20.917 45.199 15.027 24.282 116,09 (30.172) (66,75)
V Vốn và các quỹ 209.140 193.029 224.144 (16.111) (7,7) 31.115 16,12
(Nguồn: Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội)
Sơ đồ 2.3: So sánh tỷ trọng trong tổng tài sản IVB năm 2011-2013
Đơn vị: Ngàn USD
Nhận xét:Quy mô, cơ cấu tài sản:
2011 2012 2013
Trang 3931
Tổng tài sản của Ngân hàng là 1.159.135 nghìn Đôla Mỹ vào năm 2011, tuy nhiên lại giảm dần vào các năm kế tiếp Năm 2012 tổng tài sản của Ngân hàng đạt 1.110.328 nghìn Đôla Mỹ, giảm 48.807 nghìn Đôla Mỹ (tương đương 4,21%) so với năm 2011 Sang năm 2013, tổng tài sản tiếp tục giảm nhẹ xuống 1.078.634 nghìn Đôla Mỹ (tương đương 2,85%) so với năm 2012.Tuy mức giảm qua các năm là không đáng kể nhưng qua đó ta có thế thấy được khó khăn của IVB nói riêng và toàn bộ ngành Ngân hàng nói chung qua những năm gần đây
Trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng, các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, và có sự biến động nhẹ qua các năm (năm 2011 là 50,79%, năm 2012 là 49,04%, năm 2013 là 50,15%) Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác có tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu tài sản (năm 2011 là 38,14 %, năm 2012 tăng lên 38,29%, và năm 2013 tăng lên 36,56%) Các tài sản sản còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể
Sơ đồ 2.4: So sánh tỷ trọng trong tổng nguồn vốn IVB năm 2011-2013
Đơn vị: Ngàn USD
2011 2012 2013
4,07%
1,39%
Trang 4032
Nhận xét:Quy mô, cơ cấu nguồn vốn:
Quy mô tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự biến động tương tự quy
mô tổng tài sản Trong đó vốn chủ sở hữu của Ngân hàng giảm 7,7% năm
2012 so với 2011 nhưng lại tăng 16,12% vào năm 2013 cho thấy nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng luôn duy trì ở mức ổn định, có xu hướng ngày một tăng cao, góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao
Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2011 là 41,66%, năm 2012
là 53,45%, và năm 2013 là 54,39%) Tiền gửi và vay các TCTD có tỷ trọng lớn thứ 2 và duy trì ở mức khá ổn định Năm 2011 là 30,21%, năm 2012 giảm xuống 25,09%, và năm 2013 tiếp tục giảm xuống 23,43% Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phụ thuộc về tài chính của IVB đối với các tổ chức tín dụng khác ngày một giảm, khả năng tự hủ tài chính ngày một tăng cao
2.4.3 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Indovina
Tình hình kinh doanh của IVB qua các năm 2011-2013 được tóm tắt qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.5: Tình hình kinh doanh Ngân hàng Indovina năm 2011-2013
Đơn vị:USD
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
khoản tương tự -69.224 -52.294 -38.478 16.930 -24,46 13.816 -26,42 Thu nhập lãi
Thu nhập từ hoạt