1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng HSBC- chi nhánh Hà Nội

77 763 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng HSBC- chi nhánh Hà Nội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

Trang 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 9

1.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế 9

1.1.1.Khái niệm 9

1.1.2.Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 9

1.2 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế 12

1.3 Điều kiện thanh toán quốc tế 13

1.3.1 Điều kiện về tiền tệ 13

1.3.2 Điều kiện về thời gian thanh toán 14

1.3.3.Điều kiện về địa điểm thanh toán 14

1.3.4.Điều kiện về phương thức thanh toán 15

1.4.Các phương tiện thanh toán quốc tế 16

1.4.1.Hối phiếu 16

1.4.2.Kỳ phiếu 17

1.4.4.Thẻ thanh toán 21

1.5.Các phương thức thanh toán quốc tế 22

1.5.1.Phương thức ứng trước (Advanced payment) 22

1.5.2.Phương thức ghi sổ (Opened account) 23

1.5.3.Phương thức chuyển tiền (Remittance) 24

1.5.4.Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment) 26

1.5.5.Phương thức tín dụng chứng từ ( Letter of credit) 29

1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế 33

2.1.5.Tình hình hoạt động thời gian qua 45

2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng: 47

Trang 3

2.2.1.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế 47

2.2.2.Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng 48

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ngân hàng thương mại Thanh toán quốc tế Xuất nhập khẩuLetter of Credit

Trang 5

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:

Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt độngkinh tế nói chung, hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng.Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mởrộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vaitrò rất quan trọng Với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, Việt Nam đangđẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thếgiới ,đồng thời đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạtđộng thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phụcvụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tếchính là hoạt động thanh toán quốc tế Chất lượng và tốc độ phát triển thươngmại quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thanh toán quốc tế giữvai trò hết sức quan trọng Trong những năm vừa qua, hoạt động thương mạiquốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đãtrải qua những bước thăng trầm, nhưng đang ngày càng hoàn thiện và pháttriển.

Thanh toán quốc tế tại ngân hàng HSBC hiện đang được đánh giá là 1trong những bộ phận thanh toán quốc tế hàng đầu tại Việt Nam .Đượcbiết ,tập đoàn HSBC được thành lập năm 1865 nhằm mục đích tài trợ thươngmại giữa Châu Âu và Châu Á,do đó thanh toán quốc tế được coi là thế mạnhcủa ngân hàng HSBC trong hơn 141 năm qua.Vì vậy ,việc nghiên cứu hoạtđộng thanh toán quốc tế của ngân hàng HSBC không chỉ đem lại những bài

Trang 6

học bổ ích cho hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng trong nướcmà còn là cơ hội tìm hiểu và học tập những kiến thức bổ ích cho bản thân

Xuất phát từ ý nghĩa trên, đề tài:

“ Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng HSBC

-chi nhánh Hà Nội” được chọn làm chuyên đề tốt nghiệp.2 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu:2.1 Đối tượng

Hoạt động thanh toán quốc tế và các giải pháp hoàn thiện hoạt độngthanh toán quốc tế tại ngân hàng HSBC chi nhánh Hà Nội

2.2 Mục tiêu

Chuyên đề tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:-Phân tích cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế-Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng

-Đưa ra bài học và các giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốctế tại ngân hàng

2.3 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng HSBC chinhánh Hà Nội

- Thời gian: Giai đoạn 2005 – 2007.

3.Phương pháp nghiên cứu

Để làm nổi bật cỏc vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán, rút rabài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp có tính khả thi, các phương phápnghiên cứu như sau:

-Số liệu được lấy trực tiếp từ ngân hàng HSBC chi nhánh Hà Nội, và từtrang web nội bộ của ngân hàng

-Miêu tả, phân tích, tổng hợp các tư liệu thực tế về hoạt động thanhtoán quốc tế tại ngân hàng HSBC chi nhánh Hà Nội

Trang 7

-Sử dụng các biểu đồ để tổng hợp các số liệu và phân tích dựa trên cácbiểu đồ đó

Trang 8

4.Nội dung nghiên cứu

Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động thanh toán quốc tế

Chương này nêu lên những lý luận cơ bản về hoạt động thanh toánquốc tế.Đây là cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích và đưa ra nhữnggiải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế ở những chương tiếp theo

Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

Chương III: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hoạt động thanh toán

quốc tế tại Ngân hàng HSBC- chi nhánh Hà Nội

-Phương hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàngHSBC- chi nhánh Hà Nội

-Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàngHSBC- chi nhánh Hà Nội

-Kiến nghị

Do còn có những hạn chế về kiến thức chuyên môn và thời gian thựctập nên đề tài không thể không có những hạn chế thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự giúp đỡ của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Hà Nội ngày 07 tháng 04 năm 2009 Sinh viên

Đặng Bảo Phương

Trang 9

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế

1.1.1.Khái niệm

-Khái niệm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghiệp vụ và yêu cầu về tiền tệ,phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổchức tài chính quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhauđể kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng cáchình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại Ngân hàng

-Phân loại hoạt động thanh toán quốc tế

 Thanh toán mậu dịch là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hànghoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theogiá cả thị trường quốc tế

 Thanh toán phi mậu dịch là việc thực hiện thanh toán không liênquan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nướcngoài ,nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại.

1.1.2.Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế-Đối với khách hàng

Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của NHTM giúpcho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanhchóng, chính xác, an toàn tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí Trong quá trìnhthực hiện thanh toán, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sựtài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu chứng từ xuất khẩu Quaviệc thực hiện thanh toán ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh

Trang 10

doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnhchiến lược khách hàng.

-Đối với nền kinh tế đặc biệt là hoạt động kinh tế đối ngoại

Thanh toán quốc tế có vị trí quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh tếđối ngoại nói chung và trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệttrong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên vị tríhàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiếnlược phát triển kinh tế của mình.

Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, traođổi hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tếđối ngoại.

Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia quan hệ kinhtế đối ngoại Khi thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mạivới các nước thì điều kiện quan trọng không thể thiếu đựơc là phải thiết lậpquan hệ thanh toán quốc tế.

Thanh toan quốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếuviệc tổ chức thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn chínhxác sẽ làm cho các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm và đẩy mạnh hoạtđộng xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoạiphát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương.

Thanh toán quốc tế hạn chế rủi ro trong qúa trình thực hiện hợp đồngkinh tế đối ngoại: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của bạnhàng cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năngthanh toán của người mua, của con nợ, đồng thời trong điều kiện tiền tệthường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con nợ là rất bấp bênh, hơnnữa trong cơ chế thị trường tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều vì vậy rủi

Trang 11

trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại ngày càng lớn Nếu tổ chứctốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhờ đó thúc đẩyhoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.

-Đối với bản thân ngân hàng

Hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với bản thânNHTM Trước hết, nó tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vàokhoản lợi nhuận chung của ngân hàng Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các hoạtđộng khác của ngân hàng Hoạt động TTQT cũng giúp cho ngân hàng thu hútthêm khách hàng có nhu cầu TTQT, trên cơ sở đó ngân hàng tăng được quymô hoạt động của mình.

Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngân hàng đẩy mạnh được hoạtđộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Đồng thời ngân hàng phát triển đượccác nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh.

Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng tạo được uy tín trên thị trườngquốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng, từ đó ngân hàng có thể khai thácđược các nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trênthị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường quan hệ đối ngoại của ngânhàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời giúp chongân hàng vượt khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với các ngân hàng thếgiới.

Tóm lại, có thể khẳng định vai trò vai trọng của hoạt động TTQT củaNHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng.

Trang 12

1.2 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế

-Luật và công ước quốc tế

 Công ước Liên hợp quốc tế về Hợp đồng mua bán quốc tế Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế Công ước Genevo 1931 về Séc quốc tế

 Các nguồn luật và Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm Các hiệp định song phương và đa phương

-Các nguồn luật quốc gia

 Bộ luật dân sự Luật thương mại Luật ngoại hối

 Luật các công cụ chuyển nhượng Luật thanh toán quốc tế

-Thông lệ và tập quán quốc tế

 Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ -Uniform Customs and Practice for Documentary Credit gọi tắt là UCP( phiên bản mới nhất là UCP 600)

 Quy tắc thống nhất về nhờ thu- Uniform Rules for Collection, gọi tắt là URC

 Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng- The Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursement under Documentary credit, gọi tắt là URR

 Điều kiện thương mại quốc tế – International Commercial Terms, gọi tắt là Incoterms

-Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là

 Công ước và Luật quốc tế Luật quốc gia

Trang 13

 Thông lệ và tập quán quốc tế

Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và Luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với Luật quốc gia.

1.3 Điều kiện thanh toán quốc tế

1.3.1 Điều kiện về tiền tệ

Điều kiện tiền tệ có nghĩa là việc quy định thống nhất sử dụng đơn vịtiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong các hợp đồng xuất nhập khẩu vàhiệp định ký giữa các nước, đồng thời quy định phương thức xử lý khi có sựbiến động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra.

Có nhiều cách thức để phân loại tiền tệ sử dụng trong hợp đồng Nếucăn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ thì chia làm hai loại: tiền mặt và tiềnghi sổ hoặc tiền chuyển khoản Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng công cụtiền tệ trong thanh toán, có thể phân làm hai loại: tiền tệ tính toán và tiền tệthanh toán Còn nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của tiền tệ thì bao gồm: tiềntệ thế giới, tiền tệ quốc tế và tiền tệ quốc gia.

Việc sử dụng đồng tiền nào là tiền thanh toán trong hợp đồng mua bánngoại thương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: so sánh tương quan vị thếgiữa hai bên mua bán, vị trí của đồng tiền thanh toán trên thị trường quốc tế

Khi tiến hành thanh toán, bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nướcmình vì có nhiều điểm lợi như: để nâng cao uy tín của tiền nước mình trên thịtrường thế giới, không phải dùng đến ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, có thểtránh được những rủi ro do ngoại tệ biến động bất ngờ.

Tuy nhiên, để đi đến quyết định sử dụng đơn vị tiền tệ nào, cần đặc biệtquan tâm tới khả năng đảm bảo hối đoái của nó.

Trang 14

Điều kiện đảm bảo hối đoái: Nhằm đảm bảo giá trị thực tế của cáckhoản thu nhập tiền tệ từ hợp đồng ngoại thương, hạn chế tối đa những tổnthất gây ra bởi sự biến động thường xuyên của tỷ giá hối đoái trên thị trường,người ta có thể thoả thuận với nhau những điều kiện đảm bảo hối đoái tronghợp đồng Điều kiện này bao gồm: điều kiện đảm bảo vàng, điều kiện đảmbảo ngoại hối và điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ.

1.3.2 Điều kiện về thời gian thanh toán

Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luânchuyển vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệthanh toán Do đó, nó là vấn đề quan trọng và thường xẩy ra tranh chấp giữacác bên trong đàm phán ký kết hợp đồng.

Thông thường có 3 cách quy định về thời gian thanh toán:

- Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ

hay một phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuấtkhẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu.

- Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu

hoàn hành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặcsau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.

- Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho gnười xuất khẩu sau

một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.

1.3.3.Điều kiện về địa điểm thanh toán

- Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa cácbên Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuấtkhẩu hay có thể là một nước thứ 3.

- Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tạinước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán Sở dĩ như vậy vì thanhtoán tại nước mình thì có nhiều điểm thuận lợi hơn.Ví dụ như có thể đến ngày

Trang 15

mới phải chi tiền, đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩu, hoặc có thể thu tiềnvề nhanh nên luân chuển vốn nhanh nếu là người xuất khẩu, hay có thể tạođiều kiện nâng cao được địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới

- Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lựclượng giữa hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền củanước nào thì địa điểm thanh toán là nước ấy.

1.3.4.Điều kiện về phương thức thanh toán

Đây là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện TTQT Phươngthức thanh toán là một cách thức nhất định, thông qua đó người mua trả tiềnđể nhận hàng và người bán nhận tiền để giao hàng Trong buôn bán người tacó thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền hoặc trảtiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất pháttừ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng, đầy đủ và tuỳ yêu cầu củangười mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.

Các phương thức TTQT sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tếbao gồm:

- Phương thức ghi sổ (mở tài khoản).- Phương thức chuyển tiền.

- Phương thức nhờ thu.

- Phương thức tín dụng chứng từ.

Như vậy, để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quanhệ TTQT thì mỗi bên cần phải thực hiện đúng các điều kiện đã nêu ra tronghợp đồng ngoại thương.

Trang 16

1.4.Các phương tiện thanh toán quốc tế

1.4.1.Hối phiếu

Khái niệm

Theo công ước quốc tế ký về hối phiếu năm 1930, hối phiếu được hiểulà một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêucầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hốiphiếu phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh củangười này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.

Phân loại

Có nhiều tiêu thức phân loại hối phiếu như căn cứ vào thời hạn trả tiền,vào tính chất chuyển nhượng

- Căn cứ vào thời hạn trả tiền có:

+ Hối phiếu trả tiền ngay: là loại hối phiếu mà khi người hưởng lợi xuấttrình nó cho người thụ lệnh thì người này phải thanh toán ngay số tiền ghi trênhối phiếu.

+ Hối phiếu có kỳ hạn: là loại hối phiếu mà người có nghĩa vụ trả tiềnchỉ phải thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu sau một số ngày nhất định kể từngày ký phát hoặc ngày hối phiếu được chấp nhận trả tiền.

- Căn cứ vào chứng từ kèm theo có:

+ Hối phiếu trơn: là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hốiphiếu không kèm theo điều kiện phải trao bộ chứng từ hàng hoá hay không.

+ Hối phiếu kèm chứng từ: là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiềnhoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu là điều kiện của việc trao bộ chứng từhàng hóa cho người trả tiền trên hối phiếu.

Ngoài ra, nếu căn vào tính chất chuyển nhượng hối phiếu thì được phânthành ba loại: hối phiếu đích danh, hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu vàhối phiếu theo lệnh.

Trang 17

Các bên tham gia

- Người ký phát hối phiếu: là người bán hàng (người xuất khẩu).

- Người trả tiền hối phiếu: là người mua (người nhập khẩu) hay mộtngười thứ ba do sự chỉ định của người nhập khẩu (thường là một người đóngvai trò ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng mở thư tín dụng).

- Người thụ hưởng hối phiếu: là người được nhận số tiền ghi trên hốiphiếu Trước hết, đó chính là người ký phát hối phiếu và cũng có thể là mộtngười nào đó do người ký phát chỉ định.

Những nội dung bắt buộc của Hối phiếu

- Tên đề hối phiếu.

- Địa điểm phát hành hối phiếu.

- Ngày, tháng ký phát hối phiếu (Địa chỉ).- Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện.

- Số tiền của hối phiếu.

- Thời gian trả tiền của hối phiếu.- Địa điểm trả tiền của hối phiếu.- Người hưởng lợi hối phiếu.- Người trả tiền hối phiếu.- Người ký phát hối phiếu.

Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu có thể ghi thêm một sốnội dung khác theo thảo thuân của hai bên, song không làm sai lệch tính chấtcủa hối phiếu theo luật định.

1.4.2.Kỳ phiếu

Khái niệm

Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lậphối phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theolệnh của người nảy trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.

Trang 18

Nội dung bắt buộc của kỳ phiếu

Khái niệm

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnhcho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc,hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhấtđịnh, bằng tiền mặt hay chuyển khoản.

Séc được sử dụng phổ biến không chỉ trong nội địa mà còn được sủdụng rộng rãi trong TTQT về hàng hoá, cung ứng lao vụ, du lịch và các chitrả phí mậu dịch khác.

Phân loại séc

Có thể phân loại séc theo các chuẩn mực khác nhau

- Theo tiêu chí chuyển nhượng của séc:

+ Séc ghi tên: là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi Séc này không thểchuyển nhượng được.

+ Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người hưởng lợi, chỉ có câu"trả cho người cầm séc" Bất cứ ai cầm séc đều có thể lĩnh tiền ở ngân hàng.Séc này chuyển nhượng được.

+ Séc theo lệnh: là loại séc ghi trả tiền theo lệnh của người có tên trêntờ séc.

Trang 19

" Yêu cầu trả theo lệnh của ông A".

- Theo tính chất của séc chia thành:

+ Séc tiền mặt; dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng.

+ Séc chuyển khoản: không rút được tiền mặt mà chỉ chuyển từ tàikhoản này sang tài khoản khác.

+ Séc gạch chéo: là loại séc trên mặt trước của tờ séc có hai dòng kẻsong song, loại séc này không rút được tiền mặt mà chỉ dùng chuyển khoản,song giới hạn phạm vi đến của tờ séc.

+ Séc xác nhận: là loại séc trước khi được sử dụng phải mang tới ngânhàng đóng dấu xác nhận, để ngân hàng khẳng định, đảm bảo khả năng chi trảcủa tờ séc.

+ Séc du lịch: đây là loại " Lệnh" của ngân hàng yêu cầu đại lý của mình trả tiền cho người có tên trên tờ séc, loại séc này có giá trị vô thời hạn Người sở hữu séc phải ký sẵn chữ ký thứ nhất tên tờ séc Khi lĩnh tiền người hưởng lợi ký tại chỗ chữ ký thứ hai thì mới hợp lệ.

Trang 20

Sơ đồ thanh toán Séc

Sơ đồ 1.1: Séc lưu thông qua 1 ngân hàng

• (1)Giao hµng vµ bé chøng tõ• (2)Ph¸t hµnh sÐc thanh to¸n• (3)ĐÕn ng©n hµng lÜnh tiÒn sÐc • (4)Göi b¸o Cã cho ng êi b¸n• (5)Göi b¸o Nî cho ng êi mua

Nguồn: sách nghiệp vụ thanh toán quốc tế,PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

Sơ đồ1 2: Séc lưu thông qua 2 ngân hàng

• (1)Giao hµng vµ bé chøng tõ• (2)Ph¸t hµnh sÐc thanh to¸n• (3)Nhê ng©n hµng thu hé tiÒn• (4)Thu tiÒn

• (5)Göi b¸o Cã cho ng êi b¸n• (6)Göi b¸o Nî cho ng êi muaNg©n hµng

ng êi b¸n

Ng êi mua

Ng©n hµngng êi mua

Ng êi b¸n

Trang 21

Nguồn: Sách nghiệp vụ thanh toán quốc tế, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

Thành phần tham gia thanh toán séc gồm có

- Người ký séc: là người chủ tài khoản thanh toán ở ngân hàng.

- Người thụ lệnh: ngân hàng (thực hiện trích tài khoản của người ký séctrả cho người thụ hưởng).

- Người thụ hưởng: người được hưởng số tiền trên tờ séc. Những nội dung ghi chú bắt buộc trên tờ séc

- Tên của séc: là loại séc gì?

- Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, trùng khớp cả số và bằng chữ phải cóký hiệu tiền tệ.

- Trên séc phải có địa điểm, ngày tháng lập séc.

- Tên, địa chỉ, tài khoản của người yêu cầu trích séc.- Ký séc theo đúng chữ ký mẫu đã đăng ký.

1.4.4.Thẻ thanh toán

Khái niệm

Thẻ thanh toán là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ứng dụngcông nghệ điện tử, tin học kỹ thuật cao, do một tổ chức nhất định phát hànhtheo yêu cầu và khả năng chi trả của khách hàng Thẻ giúp cho người sử dụngcó thể thanh toán các khoản mua hàng hoá một cách nhanh chóng, thuận tiện,chính xác và an toàn.

Khi sử dụng thẻ phải tuân thủ các điều kiện đối với thẻ như vật liệunhựa làm thẻ, kích thước thẻ, biểu tượng thẻ Khi thực hiện thanh toán thẻquốc tế nơi chấp nhận thanh toán thẻ phải ký hợp đồng thanh toán thẻ vớitrung tâm thanh toán thẻ quốc tế và phải sử dụng thiết bị chuyên dụng trongthanh toán.

Trang 22

Như vậy, việc chuyển tiền từ người mua hàng trả cho người bán hàngcó thể thực hiện thông qua các công cụ khác nhau Mỗi công cụ thanh toánđều có công dụng riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng và loại hìnhgiao dịch thanh toán của các chủ thể kinh tế.

Phân loại thẻ: Các loại chính được sử dụng phổ biến

-Thẻ tín dụng( Credit Card)-Thẻ thanh toán( Charge Card)-Thẻ ATM

-Thẻ ghi nợ( Debit Card)

-Thẻ đảm bảo( Check Guarantee Card)  Các bên tham gia

-Tổ chức thẻ quốc tế-Ngân hàng phát hành-Chủ thẻ

-Ngân hàng thanh toán-Đơn vị chấp nhận thẻ

1.5.Các phương thức thanh toán quốc tế

1.5.1.Phương thức ứng trước (Advanced payment)

Khái niệm

Người mua chấp nhận giá hàng của người bán bằng đơn đặt hàng chắcchắn(không huỷ ngang) đồng thời chuyển tiền thanh toán một phần hay toànbộ cho người bán ,nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá đượcchuyển giao cho người bán

Thời điểm trả tiền trước

Các mốc làm căn cứ trả tiền trước có thể là:

-Ngay khi ký kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng-Sau một thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực

Trang 23

-Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định(sau khi nhận được tiềnmột thời gian nhất định thì mới giao hàng)

Mục đích của thanh toán trước

-Hoặc nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu

-Hoặc nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của nhà nhập khẩu

1.5.2.Phương thức ghi sổ (Opened account)

Khái niệm

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó người bán mởmột tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đãhoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm)người mua trả tiền cho người bán

- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là người bán và người mua. Quy trình thanh toán

Sơ đồ 1.3: quá trình thanh toán bằng phương thức ghi sổ

Ngân hàngbên mua

Người mua Người bán

Trang 24

(2) Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua.

(3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền cho ngườibán khi đến định kỳ thanh toán.

Khi thực hiện phương thức này, người bán (người xuất khẩu) đã thựchiện cấp tín dụng cho người mua (người nhập khẩu) Thông thường, phươngthức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyênvà tin cậy lẫn nhau.

1.5.3.Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Khái niệm

Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó khách hàng(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định chomột người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định và trong một thờigian nhất định.

Đặc điểm

Chuyển tiền là một phương thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên Phương thức này rất đơn giản, ở đây Ngân hàng chỉ là người trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm hưởng hoa hồng, không bị ràng buộc gì vềtránh nhiệm Khi áp dụng phương thức này thì giữa hai bên mua bán phải có tín nhiệm rất cao, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua Vì vậy chuyển tiền ít được sử dụng trong thánh toán hàng hoá ngoại thương mà thường được sử dụng trong quan hệ trả nợ, tiền đặt cọc, tiền ứng trước, trả tiền thừa, thanh toán những khoản chi phí phi mậu dịch hay tiền bồi thường.

Trang 25

Phân loại

Có hai hình thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng thư (mail transfer, M/T) và chuyển tiền bằng điện báo (telegraphic transfer, T/T) Hình thức chuyểntiền bằng điện có lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh chóng, không cólợi cho người nhập khẩu vì chi phí cao.

Quy trình tiến hành nghiệp vụ

Trong phương thức thanh toán này, có các bên liên quan:- Người yêu cầu chuyển tiền (người mua, nhập khẩu ).

- Ngân nhận thực hiện việc chuyển tiền (ngân hàng nơi người yêu cầuchuyển tiền mở tài khoản).

- Ngân hàng trả chuyển tiền (ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngânhàng chuyển tiền ở nước người thụ hưởng).

- Người thụ hưởng (người bán, xuất khẩu )

Sơ đồ 1.4: quá trình thanh toán bằng chuyển tiền

(1)

Nguồn: Sách nghiệp vụ thanh toán quốc tế, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

Ngân hàng chuyển tiền

Ngân hàngtrả tiền

Người yêu cầu chuyển

Người thụhưởng

Trang 26

(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lýhoặc chi nhánh- ngân hàng trả tiền.

(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.

Như vậy, thanh toán chuyển tiền là hình thức thanh toán trực tiếp giữangười chuyển tiền và người nhận tiền Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gianthanh toán theo uỷ nhiệm để được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc gìcả đối với cả người mua lẫn người bán

1.5.4.Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)

Khái niệm

Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trongđó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịchvụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở ngườimua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra.

Phân loại và quy trình thanh toán

Theo loại hình người ta có thể chia thành nhờ thu phiếu trơn, và nhờthu kèm chứng từ.

- Nhờ thu phiếu trơn

Trang 27

Đây là phương thức thanh toán trong đó người người bán uỷ thác choNgân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, cònchứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho cho người mua không qua Ngân hàng.

Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phải trải qua các bước sau:

(1): Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mu,họ sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng củamình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu.

(2): Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng từ, sau đó gửi thư uỷthác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người muanhờ thu tiền.

(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiềnngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu).

(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông quangân hàng chuyển chứng từ Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữhối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán Khi đến hạn thanh toán, ngân hàngsẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên.

Sơ đồ 1.5 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn

(2) (4)

(1) (4) (4) (3)

Gửi hàng & Chứng từ

Nguồn: Sách nghiệp vụ thanh toán quốc tế, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

NH Chuyển chứng từ

NH thu & xuất trình chứng từ

Trang 28

Nguồn: nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trường hợpngười bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh vớinhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau Hoặc trongtrường hợp thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá.

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trongmậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán Đối với người mua,áp dụng phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớmhơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giaohàng của người bán có đúng hợp đồng hay không

-Nhờ thu kèm chứng từ

Đây là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộtiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ và bộchứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấpnhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng chongười mua để nhận hàng.

Sơ đồ 1.6: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ

(4)

(1) (4) (4) (3)Gửi hàng

Nguồn: Sách nghiệp vụ thanh toán quốc tế, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

NH Chuyển chứng từ

NH thu & xuất trình chứng từ

Trang 29

(1): Người bán sau khi gửi hàng cho người mua, lập bộ chứng từ nhờngân hàng thu hộ tiền Bộ chứng từ gồm hối phiếu và các chứng từ gửi hàngkèm theo.

(2): Ngân hàng phục vụ người bán uỷ thác cho ngân hàng đai lý củamình ở nước người mua nhờ thu tiền.

(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền Ngân hàng chỉ traochứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hốiphiếu.

(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nguời bán thông qua ngân hàngchuyển chứng từ

Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bàn ngoài việc nhờ thu hộ tiền còncó việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua Vớicách khống chế này thì quyền lợi người bán được đảm bảo hơn

Tuy nhiên, nó có nhược điểm là người bán không khống khế được việctrả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài thời gian tả tiền khi thấytình hình thị trường bất lợi cho họ hay việc trả tiền tiến hành quá chậmchạp.Mặt khác, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu tiền hộ, chứkhông có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua.

1.5.5.Phương thức tín dụng chứng từ ( Letter of credit)

Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một Ngânhàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêucầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (ngườihưởng lợi số tiền thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kýphát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộchứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng

Đặc điểm

Trang 30

-L/C là hợp đồng kinh tế giữa 2 bên

-L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hoá

-L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vàochứng từ

-L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ vào bộ chứng từ-L/C là công cụ thanh toán,hạn chế rủi ro  Phân loại thư tín dụng

Trong thực tế có một số loại thư tín dụng chủ yếu sau:

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng màsau khi được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổsung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người hưởnglợi L/C.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tíndụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửađổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ýcủa người thụ hưởng L/C.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng.- Thư tín dụng giáp lưng.

- Thư tín dụng đối ứng.- Thư tín dụng tuần hoàn.- Thư tín dụng điều khoản đỏ.- Thư tín dụng dự phòng. Các bên tham gia

- Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hoá,hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác.

Trang 31

- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhậpkhẩu.

- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bấtcứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:

Quy trình thanh toán

Sơ đồ 1.7: Quá trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Nguồn: Sách nghiệp vụ thanh toán quốc tế, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo

(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàngphục vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.

(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C ngân hàng phục vụ người nhập khẩumở L/C (ngân hàng phát hành L/C) cho người xuất khẩu hưởng Chuyển bảnchính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu(ngân hàng thông báo).

(3) Ngân hàng thông báo xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chínhcho người xuất khẩu.

Ngân hàngphát hành L/C

Ngân hàngthông báo L/C

Ngườixuất khẩuNgười

nhập khẩu

Trang 32

(4) Căn cứ vào các nội dung của L/C bên xuất khẩu tiến hành giao hàng.(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu hoàn chỉnh bộ chứng từ hànghoá, chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thôngbáo) để yêu cầu thanh toán.

(6) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận đượcphù hợp theo đúng điều kiện đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ chongân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu phùhợp với các nội dung ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán.

(8) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từcho người nhập khẩu đi nhận hàng

Ưu nhược điểm

Khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thứng từ thì có các ưunhược điểm sau:

+ Đối với người nhập khẩu: Có thể nhận được hàng hoá theo đúng quyđịnh đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thờihạn giao hàng

Trang 33

+ Đối với ngân hàng: có thu nhập dưới hình thức thủ tục phí (phí mở L/C, phí thông báo ) Đồng thời có điều kiện mở rộng các dịch vụ ngân hàngkhác nhờ vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

- Nhược điểm:

+ Đây là phương thức thanh toán khá phức tạp, diễn ra nhiều công đoạnnên cần nhiều thời gian, công sức.

+ Đối với người nhập khẩu:

• Người nhập khẩu trong nhiều trường hợp phải ký vốn mở L/C nên sẽbị ứ đọng vốn.

• Do việc trả tiền trong L/C hoàn toàn dựa trên các chứng từ mà khôngđi vào thực tế hàng hoá, nên người nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu người xuấtkhẩu có hành vi lừa dối, lừa đảo trong việc giao hàng.

• Do quy trình thanh toán L/C rất phức tạp nên ngân hàng phải thu phícao hơn so với các hình thức thanh toán khác nên người nhập khấu sẽ chịu tốnkém.

+ Đối với người xuất khẩu: chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lậpchứng từ thì người xuất khẩu có thể bị từ chối thanh toán

Tóm lại, phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo được quyền lợi củangười bán, người mua trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩuvà nâng cao vai trò của ngân hàng trong hoạt động TTQT.

1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế

1.6.1.Nhân tố chủ quan

- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: đây là một nhân tố quan trọng,

có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,các khách hàng của ngân hàng và ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanhcủa NHTM.

Trang 34

+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối

thông qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động của ngoạihối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng Căncứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước ápdụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vậnđộng của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước.Hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, dođó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.

+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng

rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đặc biệt là hoạt độngxuất nhập khẩu Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặthàng xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhậpkhẩu mặt hàng đó.

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính

chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đếnhành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng củahoạt động TTQT Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên vềxu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương,ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện chongoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.

- Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: Hoạt động

TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chínhtrị, xã hội của các quốc gia Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nướcbạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đãthoả thuận giữa các bên Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnhhưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán Những thay đổi

Trang 35

về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định về dựtrữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu hoặc đơn giản là môitrường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyênthay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được tình hình làmảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên thamgia, trong đó có NHTM.

- Các yếu tố về phía khách hàng: trong nền kinh tế thị trường, khách

hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng nói chung và hoạtđộng TTQT nói riêng Nếu ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn kháchhàng thường xuyên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điềukiện rất tốt để hoạt động TTQT phát triển

Ngoài ra, tình hình hoạt động ản xuất kinh doanh, khả năng tài chính,trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của NHTM

1.6.2.Nhân tố khách quan

- Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM:

Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánh theomột quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiếtkiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhânthu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ đượcđảm bảo.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Luật pháp mỗi nước khác

nhau nên trong thương mại đã có những quy định thống nhất, những thông lệquốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ Cán bộ ngânhàng làm công tác TTQT phải nắm rõ các phương tiện và phương thức TTQT,bởi vì các phương tiện và phương thức này quy định rất chặt chẽ nội dungtừng câu chữ, chi li và có hiệu lực quốc tế Muốn thực hiện được công việc

Trang 36

trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi cánbộ TTQT phải có chuyên môn cao Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQTđều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữnhất định.

- Công nghệ ngân hàng: Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay

đang phát triển đều rất quan tâm đến hoạt động TTQT Tiêu chí hoạt độngTTQT là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác Do đó, các công nghệ tiêntiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện tốt hơn tiêu chítrên Ngân hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thôngtin, viễn thông và xử lý dữ liệu.

- Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế: Một ngân hàng có uy tín

lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫnchất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với ngânhàng Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được thịtrường trong nước và quốc tế Đăc biệt khi ngân hàng có uy tín trên trườngquốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanhtoán cho khách hàng trong nước và nghiệp vụ TTQT, đồng thời các ngânhàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch.

- Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT: Các hoạt

động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, hoạt động kinhdoanh ngoại tệ là các hoạt động có tác dụng bổ trợ cho hoạt động TTQT củaNHTM.

- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm

giải quyết công việc ngay tại một nước, địa phương trong khi NHTM chưa cóchi nhánh tại nước, địa phương đó Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắptrên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thựchiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược

Trang 37

lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịchvụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.

Trang 38

HSBC Holdings đó được thành lập năm 1991 để làm công ty mẹ củaThe Hong Kong and Shanghai Banking Corporation đặt ở Hồng Kông Trụ sởcủa HSBC tại HSBC Tower (8 Canada Square) ở Canary Wharf của Lon Don.Ngân hàng HSBC có mặt tại Việt Nam từ 138 năm nay kể từ khi Ngânhàng mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn(nay là thành phố Hồ Chí Minh) vàonăm 1870.Tháng 8 năm 1995, chi nhánh TP Hồ Chí Minh được cấp phéphoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng.HSBC khaitrương chi nhánh Hà Nội vào ngày 28 tháng 2 năm 2005

Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàngCổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các ngân hàngthương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn Tháng 07 năm 2007,HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank Tháng 09 năm 2008, HSBChoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 15% lên 20%, trởthành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tạimột ngân hàng trong nước.

Ngày đăng: 28/11/2012, 13:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Doanh số xuất nhập khẩu và cho vay xuất nhập khẩu tại ngõn hàng HSBC chi nhỏnh Hà Nội - Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng  HSBC- chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.1 Doanh số xuất nhập khẩu và cho vay xuất nhập khẩu tại ngõn hàng HSBC chi nhỏnh Hà Nội (Trang 46)
Bảng 2.2: Doanh số hoạt động thanh toỏn quốc tế tại Ngõn hàng HSBC chi nhỏnh Hà Nội - Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng  HSBC- chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.2 Doanh số hoạt động thanh toỏn quốc tế tại Ngõn hàng HSBC chi nhỏnh Hà Nội (Trang 47)
Qua bảng doanh số hoạt động thanh toỏn quốc tế tại ngõn hàng,doanh số L/C xuất nhập khẩu và nhờ thu tăng dần qua cỏc năm và đặc biệt tăng  mạnh hơn trong năm 2007 nhờ cỏc chớnh sỏch hoạt động của ngõn hàng. - Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng  HSBC- chi nhánh Hà Nội
ua bảng doanh số hoạt động thanh toỏn quốc tế tại ngõn hàng,doanh số L/C xuất nhập khẩu và nhờ thu tăng dần qua cỏc năm và đặc biệt tăng mạnh hơn trong năm 2007 nhờ cỏc chớnh sỏch hoạt động của ngõn hàng (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w