Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàngTMCP Đông Nam á- SeABank Thực trạng và một số giải pháp phát triển
Trang 1http://caohoc.vn
Tr-ờng đại học ngoại th-ơng khoa tài chính ngân hàng chuyên ngành tài chính quốc tế
Trang 2II
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU……… V DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……… VI
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 3
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 3
1.1.3 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế 5
1.1.3.1 Nguồn luật và công ước quốc tế 5
1.1.3.2 Thông lệ và tập quán quốc tế 6
1.1.3.3 Nguồn luật quốc gia 7
1.1.4 Phân loại các phương thức thanh toán quốc tế 8
1.1.4.1 Căn cứ vào chứng từ kèm theo 8
1.1.4.2 Căn cứ vào vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán 8
1.1.4.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán 9
1.1.4.4 Căn cứ vào mục đích thanh toán 9
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu của ngân hàng thương mại 9
1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 9
1.2.2 Phương thức nhờ thu (Collection) 12
1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit) 16
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM 20
1.3.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng 20
1.3.2 Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng: 21
1.4.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM 23
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá định lượng 23
Trang 32.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của SeABank giai đoạn 2007-2010 32
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank 36
2.2.1 Cơ sở pháp lý và tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại SeAbank 36
2.2.1.1 Cơ sở pháp lý 36
2.2.1.2 Tổ chức hoạt động TTQT tại SeABank 38
2.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống SeABank 39
2.2.2.1 Quy trình các bước thanh toán xuất khẩu 39
2.2.2.2 Quy trình các bước thanh toán nhập khẩu 42
2.2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank 47
2.2.3.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 47
2.2.3.2 Khái quát hoạt động TTQT tại SeABank 48
2.2.3.3 Thanh toán nhờ thu 50
2.2.3.4 Thanh toán chuyển tiền 52
2.2.3.5 Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 53
Trang 4IV
3.2.1 Chiến lược kinh doanh của SeABank trong thời gian tới 66
3.2.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank 67
3.2 Các giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank 68
3.2.1 Nâng cao chất lượng của đội ngũ thanh toán viên quốc tế 68
3.2.2 Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng 70
3.2.3 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 73
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 74
3.2.5 Đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 75
3.2.6 Xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp 75
3.2.7 Mở rộng quan hệ đại lý trong nước và các khu vực tiềm năng trên toàn thế giới 77
3.3 Kiến nghị 78
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 78
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 80
3.3.3 Kiến nghị với SeAbank 81
Trang 5V
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của SeABank 2007-2010 32
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SeABank 33
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu dư nợ tại SeAbank 2007-2010 35
Bảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ 48
Bảng 2.5: Doanh số TTQT SeABank 2007-2010 49
Bảng 2.6: Doanh số thanh toán XNK theo các phương thức tại Seabank 50
Bảng 2.7: Số món thanh toán nhờ thu của Seabank 2007-2010 51
Bảng 2.8: Thanh toán chuyển tiền 2007-2010 52
Bảng 2.9: Doanh số thanh toán L/C tại Seabank 2007-2010 53
Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động TTQT tại Seabank 2007-2010 55
Bảng 2.11: Hạn mức tín dụng các ngân hàng đại lý đối với SeABank 57
Biều đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Seabank 2007-2010 36
Biểu đồ 2.2: Giá trị nhờ thu tại Seabank 2007-2010 51
Trang 6T24 Phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu XNK Xuất nhập khẩu
SeABank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
SWIFT Hiệp hội viễn thông quốc tế (Society for Worldwide Interbank Finạcial Telecommunication
UCP 600 Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 URR 725 Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng số 725 URC 522 Quy tắc thống nhất về nhờ thu số 522
Trang 71
LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Các quốc gia trên thế giới ngày càng tiến sâu hơn vào xu thế hội nhập, toàn cầu hóa Điều này đã làm cho các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, sử dụng nguồn lực hiệu quả để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước
Việc mở ra các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và ngân hàng quốc tế Như một mắt xích không thể thiếu, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng ngày càng có vị trí và đóng vai trò quan trọng, được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới Hoạt động thanh toán quốc tế còn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng, có liên quan đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á –SeABank là một trong những ngân hàng TMCP được thành lập sớm nhất và nằm trong Top 10 nhừng ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam Hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank rất phát triển, đã thu được nhưng thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Cùng với đó là sự cạnh tranh rất gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước thì việc tìm ra giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SeAbank là rất cần thiết
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động thanh
toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank: Thực trạng và một số giải pháp phát triển” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank từ đó tìm ra những hạn chế và giải pháp phát triển
Trang 8- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đông Nam SeABank từ năm 2007 đến hết năm 2010
Á-4 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài:
Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: lý luận, logic, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê…để đánh giá, kết hợp các bảng biểu để minh họa, chúng minh và rút ra kết luận
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank
Chương III: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank
Trang 93
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Thương mại phát triển, hoạt động buôn bán, trao đổi kinh tế không chỉ bó hẹp trong nội bộ một nước mà còn diễn ra giữa các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau, khắp các khu vực trên thế thế giới Chính việc trao đổi các hoạt động kinh tế, thương mại giữa các quốc gia đã phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này với nước khác Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành nên cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như: chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trả tiền tệ Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia
Như vậy, thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước
Sự ra đời và phát triển của NHTM hiện đại đã góp phần thúc đẩy hoạt động TTQT giữa các nước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi chính xác và đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia TTQT Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, có mạng lưới và quan hệ đại lý với các ngân hàng khác rất rộng Ngoài ra, ngân hàng có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất giúp các hoạt động thanh toán diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra đều cần có sự tham gia của các ngân hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM có vai trò quan trọng, thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Đối với khách hàng:
Trang 10Khách hàng được nhận sự tài trợ từ phía ngân hàng khi tham gia vào quá trình TTQT: Ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu hoặc ứng trước bộ chứng từ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu
- Đối với ngân hàng:
Việc hoàn thiện để phát triển hoạt động TTQT có một ý nghĩa hết sức thiết thực, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ thuần túy làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ các hoạt động khác của ngân hàng
TTQT tạo điều kiện cho Ngân hàng ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại trên thế giới Thông qua việc nối mạng thông tin, NHTM đã ứng dụng được các tiến bộ trong công nghệ thông tin và xử lí dữ liệu
TTQT tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng Thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, các NHTM sẽ có điều kiện mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng đại lý Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ sẽ tạo ra vị thế của ngân hàng trên thương trường, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng
TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng thông qua việc ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ một khoản tiền nhất định nhằm đảm bảo khả năng thanh toán Nguồn ký quỹ này phát sinh thường xuyên và tương đối ổn định sẽ góp phần tạo nguồn thanh toán làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng
Hoạt động TTQT giúp cho Ngân hàng phát triển được nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác Nếu hoạt động TTQT được đấy mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn
Trang 115
vốn huy động do tạm thời quản lí được nguồn vốn nhàn rỗi có quan hệ thanh toán quốc tế qua ngân hàng
- Đối với nền kinh tế
TTQT làm giảm khối lượng thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế, giảm bớt các chi phí trung gian, đồng thời thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể thông qua các nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền và L/C xuất khẩu
TTQT thúc đẩy ngoại thương phát triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, góp phần phát triển nền kinh tế và tăng cường hòa nhập vào hệ thống phân công lao động quốc tế
TTQT là cầu nối giữa các quốc gia quan hệ kinh tế đối ngoại và làm giảm thiểu rủi ro khi thực hiện các hợp đồng kinh tế đối ngoại
Hiện nay, hoạt động TTQT đang được điều chỉnh bởi các nguồn luật và công ước quốc tế, các nguồn luật quốc gia của các nước tham gia TTQT cũng như các thông lệ và tập quán quốc tế Trong đó các thông lệ và tập quán quốc tế là các văn bản pháp lý tuỳ ý và không có tính chất áp dụng bắt buộc tự động như luật mà chỉ có giá trị pháp lý khi được dẫn chiếu
- Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Công ước Vienna 1980 (United Nation Convention on Contract for the International Sale of Goods- CISG) ngày 11/4/1980, thiết lập một khung pháp lý tương đối đầy đủ về sự hình thành hợp đồng trong thương mại quốc tế, quy định nghĩa vụ của người mua và người bán cũng như các biện pháp xử lí khi có vi phạm hợp đồng và các điều khoản của hợp đồng
- Luật thống nhất về hối phiếu và kỳ phiếu thuộc Công ước Geneva- ULB 1930 (Uniform Law for Bills of Exchange and Promissory Notes, Geneva, 1930)
- Công ước Liên Hợp Quốc về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế 1988 (United Nations Convention on International Bills of Exchange and International Promissory Notes 1988)
Trang 126
- Luật thống nhất về séc thuộc Công ước Geneva 1931 – ULC 1931 (Uniform Law for Cheques, Geneva, 1931)
- Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ UCP 600 (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No 600) là ấn bản mới nhất của bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng Thương Mại Quốc tế (International chamber of commerce- ICC) ban hành Bản quy tắc này là một văn bản pháp lý quốc tế có tính pháp lý tuỳ ý, không tự động áp dụng mà cần có sự đồng ý của các bên liên quan và dẫn chiếu vào L/C Trước UCP 600 thì UCP 500 bản sửa đổi năm 1993 là bản được áp dụng trong khá nhiều L/C Hiện nay thì các văn bản này vẫn được sử dụng tuỳ theo sự thoả thuận của các bên tham gia trong thương mại quốc tế
- Bản phụ trương của UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử (Supplement to UCP 600 for Electronic Presentation version 1.1 –eUCP 1.1 2007 ICC) là tập quán quốc tế bổ sung cho UCP 600 nhằm điều chỉnh việc xuất trình chứng từ điện tử độc lập hoặc kết hợp với xuất trình bằng văn bản Khi áp dụng eUCP, nếu có mâu thuẫn với UCP thì các điều khoản của eUCP sẽ có hiệu lực
- Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ ISBP 681 (International Standard Banking Practice, ICC publication No 681, 2007 edition) là văn bản cụ thể hoá các quy định về kiểm tra bề mặt chứng từ, áp dụng kèm theo ấn bản mới nhất của UCP là UCP 600
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng URR 725 (ICC Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursement under Documentary Credits, ICC publication 725) có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/10/2008, dùng thay cho URR 525 là ấn bản trước đó Tuy nhiên nó không phải là một bản sửa đổi mà chỉ là một bản cập nhật mới để phù hợp với UCP 600 URR 725 điều chỉnh việc hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín dụng
- Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522 (ICC Uniform Rules for Collection, ICC publication 522) là văn bản hướng dẫn hiện hành, dựa trên quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (Uniform rules for the collection of
Trang 137
commercial paper, 1967 revision –ICC) do Phòng thương mại quốc tế ban hành Văn bản này được sửa đổi vào năm 1978 với số xuất bản 322, và năm 1995 với số xuất bản 522 có hiệu lực từ ngày 1/1/1996
- Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế ISP 98 (International Standby Pratices, ICC Publication No 590, 1998 edition) là bản sửa đổi năm 1998 cho quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế, điều chỉnh các vấn đề liên quan tới thư tín dụng dự phòng
- Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758 (ICC Unifỏm Rules for Demand Guarantees, 2010 revision) là ấn bản số 758 của URDG do ICC ban hành Dự kiến có hiệu lực từ 01/07/2010, URDG 758 là bản sửa đổi mới nhất sẽ thay thế cho URDG 458 điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758 không phải là một bản cập nhật của URDG 458 mà là một ấn bản mới với các định nghĩa và cách diễn giải được viết lại với ngôn ngữ hiện đại dùng trong UCP 600, kèm theo hướng dẫn chi tiết về cách xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng
- Các điều kiện thương mại quốc tế (International commercial Terms- Incoterms 2000) là bộ các quy tắc thương mại quốc tế do ICC ban hành có hiệu lực từ năm 2000 Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện cơ sở giao hàng, chia làm 4 nhóm
Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn bổ sung khác do ICC ban hành và các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải
1.1.3.3 Nguồn luật quốc gia
Nguồn luật quốc gia trong TTQT bao gồm các văn bản luật và dưới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan tới thương mại quốc tế và TTQT Ví dụ như: Luật Dân Sự Việt Nam 2005, Luật thương mại Việt Nam 2005, Luật các tổ chức tín dụng, Luật các công cụ chuyển nhượng, pháp lệnh ngoại hối 2005…
Theo pháp luật Việt Nam thì việc áp dụng các nguồn luật và thông lệ quốc tế là có điều kiện, theo đó việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng các văn bản này không trái với các quy định của pháp luật Việt Nam
Trang 148
1.1.4 Phân loại các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức TTQT là các cách thức, nội dung và điều kiện để tiến hành thu và chuyển trả tiền giữa ngân hàng và các bên uỷ thác
Sự phát triển lâu đời, đa dạng và phong phú các loại hình giao dịch về kinh tế, tài chính, văn hoá khoa học cũng như các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự, ngoại giao… giữa các quốc gia đã tạo ra nhiều phương thức thanh toán tương thích Trong quá trình phát triển của mình, các phương tiện thanh toán cũng ngày một hoàn thiện Các phương thức TTQT rất đa dạng và phong phú, có thể phân loại theo các căn cứ sau:
1.1.4.1 Căn cứ vào chứng từ kèm theo
Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ thực hiện nghĩa vụ là điều kiện thanh toán hay không, có thể chia thành hai nhóm phương thức thanh toán sau đây:
là những phương thức mà việc thanh toán của người có nghĩa vụ trả tìên không căn cứ vào các chứng từ thực hiện nghĩa vụ do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình, bao
gồm những phương thức sau đây: Chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu phiếu trơn, thư bảo
lãnh, thư tín dụng dự phòng
phương thức mà việc thanh toán của người có nghĩa vụ trả tiền chỉ dựa vào các chứng từ thương mại do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình, bao gồm những
phương thức sau đây: Nhờ thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ, thư uỷ thác mua
1.1.4.2 Căn cứ vào vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán
Có thể chia thành hai nhóm phương thức sau đây:
chi trả trực tiếp là người có nghĩa vụ trả tiền quy định trong hợp đồng, trong phán quyết của toá án hay trọng tài, trong thoả ước ký giữa các bên, Ngân hàng chỉ là người trung gian thu và chuyển trả tiền tệ theo sự uỷ thác của khách hàng Nhóm
thanh toán trực tiếp bao gồm các phương thức sau: Chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu
Trang 159
tiền hoặc cam kết trả tiền là một người thứ ba- thường là NHTM, không trực tiếp là người có nghĩa vụ trả tiền quy định trong hợp đồng, trong phán quyết của toàn án hay trọng tài, trong thoả ước ký kết giữa các bên Nhóm phương thức này bao gồm:
thư bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ, thư uỷ thác mua
1.1.4.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán
Căn cứ vào phương tiện chuyển các lệnh thu tiền và lệnh chuyển hoặc trả tiền là
bằng thư hay bằng điện, có thể chia thành hai nhóm phương thức sau đây:
thức thanh toán mà việc chuyển các lệnh thanh toán bằng thư truyền thống, không
sử dụng phương tiện điện tử, gồm có: Chuyển tiền bằng thư, ghi sổ, nhờ thu bằng
thư, tín dụng chứng từ bằng thư, thư bảo lãnh, thư uỷ thác mua
mà việc chuyển các lệnh thu và chi thanh toán, các thư cam kết trả tiền, các thư đảm
bảo trả tiền bằng phương tiện điện tử, gồm có: Chuyển tiền bằng điện ( Telex, Fax,
Swift, EFT), thanh toán bằng sec, nhờ thu bằng điện, tín dụng chứng từ bằng điện, thư bảo lãnh
1.1.4.4 Căn cứ vào mục đích thanh toán
Trong thực tiễn hoạt động TTQT của ngân hàng, căn cứ vào mục đích hoạt động TTQT, có thể chia các phương thức TTQT thành hai nhóm sau:
- Nhóm các phương thức thanh toán xuất khẩu: gồm chuyển tiền đến, L/C
xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu
- Nhóm các phưong thức thanh toán nhập khẩu: gồm chuyển tiền đi, L/C
nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu của ngân hàng thương mại
1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho
Trang 16 Các bên tham gia gồm có:
- Người yêu cầu chuyển tiền (Applicant): là người trả tiền (Payer: người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ) hoặc là người chuyển tiền (Remitter: người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài), yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
- Người hưởng lợi (Beneficary): là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển tiền quy định
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Là ngân hàng ở nước người yêu cầu chuyển tiền chỉ định
- Ngân hàng trả tiền (Paying bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi
Phương thức này có thể mô tả khái quát theo sơ đồ sau:
1 Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, tr.223
Ngân hàng chuyển tiền
Ngân hàng trả tiền
hưởng lợi
Trang 17 Thanh toán chuyển tiền bao gồm các loại:
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)
Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao Ngày nay khi tham gia mạng SWITF thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWITF
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)
Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc độ lại chậm hơn Chuyển tiền bằng điện thì người chuyển tiền không bị động vốn lâu ngày, nhưng tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá ngoại tệ trong thư hối
Trường hợp áp dụng
Phương thức thanh toán chuyển tiền là một bộ phận của phương thức thanh toán khác, thường là kết thúc của phương thức thanh toán khác như nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ…
Là một phương thức thanh toán độc lập, phương thức này thường được áp dụng trong thanh toán phi thương mại như:
- Chuyển tiền thanh toán cung ứng dịch vụ cho nước ngoài - Chuyển kiều hối, tiền cho du học sinh
- Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài
- Chuyển tiền lãi vay ngân hàng, cổ tức, trái tức ra nước ngoài… Trong TTQT, phương thức chuyển tiền chỉ có lợi cho người nhập khẩu do người nhập khẩu nhận hàng xong mới phải chuyển tiền trả cho người xuất khẩu Khi áp dụng phương thức này thì giữa hai bên mua bán phải có tín nhiệm rất cao, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua Vì vậy chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán hàng hoá ngoại thương mà thường được sử dụng trong quan hệ trả nợ, tiền đặt cọc, tiền ứng trước, trả tiền thừa, thanh toán những khoản chi phí phi mậu dịch hay tiền bồi thường
Trang 1812
Vai trò của ngân hàng trong phương thức chuyển tiền: Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán, thực hiện lệnh thanh toán và hưởng phí dịch vụ từ việc chuyển tiền Chính vì vậy ngân hàng ít phải gánh chịu rủi ro trừ phi ngân hàng cấp tín dụng cho người thanh toán
1.2.2 Phương thức nhờ thu (Collection)
Khái niệm và các văn bản pháp lý điều chỉnh
Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức TTQT trong đó người xuất khẩu (người bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu (người mua), uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài, trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu lập ra
Nguồn pháp lý điều chỉnh phương thức nhờ thu là: Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522 (ICC Uniform Rules for Collection, ICC publication 522) sửa đổi năm 1995, có hiệu lực từ 01/01/1996 Muốn sử dụng quy tắc này, hai bên mua bán phải thống nhất quy định trong hợp đồng, lệnh nhờ thu, thư nhờ thu
Các bên tham gia
- Người ủy thác thu tức là Người hưởng lợi (Principal)
- Ngân hàng ở nước người uỷ thác- Ngân hàng chuyển (Remitting bank) - Người trả tiền (Drawee)
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển là ngân hàng ở nước người trả tiền –Ngân hàng thu (Collecting bank/ Presenting bank)
Phân loại và quy trình thực hiện
a Nhờ thu trơn (Clean Collection)
Phương thức nhờ thu trơn là phương thức TTQT mà trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được nên phải ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.2
2 Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, tr298
Trang 19(Nguồn: Đinh Xuân Trìn (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế)
(1) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi trực tiếp chứng từ giao hàng cho người nhập khẩu
(2) Người xuất khẩu ký phát một hối phiếu, một hóa đơn đòi tiền người nhập khẩu và viết lệnh nhờ thu ủy thác cho ngân hàng nước mình thu tiền từ người nhập khẩu
(3) Ngân hàng chuyển ủy thác cho ngân hàng đại lý của nước mình ở nước người nhập khẩu bằng thư nhờ thu kèm với hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu ngân hàng này thu tiền từ người nhập khẩu
(4) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu người nhập khẩu trả tiền nếu là hối phiếu trả ngay, hoặc chấp nhận trả tiền nếu là hối phiếu trả chậm
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người hưởng lợi, nếu nhờ thu chậm thì ngân hàng sẽ chuyển hối phiếu đã được người nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán
(6) Ngân hàng đại lý báo có tài khoản của Ngân hàng chuyển (7) Ngân hàng chuyển báo có tài khoản Người hưởng lợi
b Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được từ người bị ký phát mà phải ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên các
Ngân hàng chuyển
Ngân hàng thu
Trang 20(3) (6)
(Nguồn: Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế)
(5) Người trả tiền chấp nhận hay từ chối thanh toán
(6) Ngân hàng thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán (7) Ngân hàng chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán Có ba loại nhờ thu kèm chứng từ:
Thứ nhất là nhờ thu trả tiền đổi lấy chứng từ- D/P (Documents Against Payment): thường được áp dụng trong mua bán trả ngay, người bán yêu cầu ngân hàng chỉ trao chứng từ cho người mua khi người mua đã trả tiền hối phiếu cho người ký phát
3 Đinh Xuân Trình (2008), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, Tr.301
Ngân hàng chuyển
Ngân hàng thu
Trang 2115
Thứ hai là nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ- D/A (Documents Against Acceptance), người bán yêu cầu ngân hàng chỉ trao chứng từ cho người mua khi người mua chấp nhận trả tiền hối phiếu do người bán ký phát
Cuối cùng là nhờ thu trao chứng từ khi thực hiện các điều kiện khác- D/TC (Documents Against other Term and Condition): Người bán yêu cầu ngân hàng chỉ giao chứng từ cho người mua khi người mua chấp nhận các điều kiện khác do người bán yêu cầu
Trường hợp áp dụng
a Nhờ thu trơn
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương mại, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, do việc nhận hàng hoàn toàn tách khỏi khâu thanh toán nên người nhập khẩu có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền Để hạn chế rủi ro khi áp dụng phương thức này, người uỷ thác nhờ thu cần có điều khoản chế tài quy định trong các hợp đồng cơ sở, lệnh nhờ thu, thư nhờ thu
Khi áp dụng phương thức này, Người hưởng lợi và Người trả tiền phải tin cậy lẫn nhau, bởi việc trả tiền có được thực hiện hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Người trả tiền, còn Ngân hàng chỉ là trung gian thu hộ tiền Việc có thu được tiền hay không, có đủ không thì Ngân hàng không chịu trách nhiệm
b Nhờ thu kèm chứng từ
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ có ưu điểm là quyền lợi của người xuất khẩu đã được đảm bảo hơn do có sự khống chế của chứng từ Nhược điểm của phương thức này là người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt của người mua, chưa khống chế được việc trả tiền của người mua Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chúng từ hoặc có thể không trả tiền khi tình hình thị trường bất lợi với họ Trong phương thức này ngân hàng vẫn chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền cho khách hàng và không chịu trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay không Tuy nhiên trong phương thức này so với nhờ thu trơn thì ngân hàng có thêm trách nhiệm khống chế chứng từ thương mại vì quyền lợi của người xuất khẩu
Trang 2216
Do những hạn chế của phương thức nhờ thu nên phương thức này ngày nay ít được sử dụng Trường hợp áp dụng phương thức này là người hưởng lợi và người trả tiền phải tin cậy lẫn nhau, ngoài ra ở một số thị trường không có tập quán sử dụng phương thức tín dụng chứng từ thì phương thức nhờ thu cũng được sử dụng
1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit)
Khái niệm và các văn bản pháp lý điều chỉnh
Theo UCP 600, tín dụng (Credit) là một thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc đặt tên như thế nào (however named or described), nhưng không thể huỷ bỏ (irrevocable) và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán (honour) cho một xuất trình phù hợp (complying presentation) Phương thức này thường được sử dụng trong các giao dịch xuất nhập khẩu trong đó công cụ chính được sử dụng là tín dụng thư (Letter of credit- L/C), một trong những công cụ có tính đảm bảo cao nhất được sử dụng trong thương mại quốc tế
Một L/C là một cam kết của ngân hàng thay mặt cho phía nhà nhậpkhẩu đảm bảo rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện cho phía nhà xuất khẩu ngay khi các điều kiện (terms and conditions) được thực hiện Việc thực hiện các điều kiện này được kiểm chứng thông qua việc xuất trình các chứng từ theo yêu cầu Nhà nhập khẩu sẽ thanh toán một khoản phí cho ngân hàng để ngân hàng thực hiện các dịch vụ này L/C có tính đảm bảo như vậy là do ngân hàng chỉ thanh toán khi hàng đã được giao theo đúng thoả thuận và các chứng từ cơ bản được xuất trình
Nguồn pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ là “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, UCP 600 (The Uniform Customs and Practise for Documentary Credits, ICC Publication No 600) Tuy vậy, bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, khi áp dụng các bên đương sự phải thỏa thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể thỏa thuận khác, miễn là có ghi rõ trong nội dung L/C
Ngoài ra còn có các văn bản khác điều chỉnh như: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra chứng từ theo L/C số 681 năm 2007 Phòng thương mại quốc tế - ISBP 681 2007 ICC và bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - eUCP 1.1 2007
Trang 2317
Các bên tham gia
Theo UCP 600, tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ có các chủ thể sau:
Người yêu cầu mở L/C (Applicant): Là bên yêu cầu ngân hàng phát hành L/C,
thường là người nhập khẩu hoặc là người được người nhập khẩu ủy thác
Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của
người yêu cầu hoặc thay mặt cho chính mình để phát hành một thư tín dụng Trong giao dịch xuất nhập khẩu thì đây là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, có thể thực hiện thêm vai trò cấp tín dụng cho người nhập khẩu
Người hưởng lợi L/C (Beneficiary): là người xuất khẩu hay bất cứ người nào
khác mà người thụ hưởng L/C chỉ định
Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank): Là ngân hàng thông báo L/C theo
yêu cầu của ngân hàng phát hành, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng mà theo yêu cầu hoặc
theo sự uỷ quyền của ngân hàng phát hành thực hiện xác nhận của mình đổi với một tín dụng
Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hàng mà với ngân hàng đó
tín dụng có giá trị thanh toán, hoặc bất kỳ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng có giá trị thanh toán với mọi ngân hàng
Quy trình phương thức tín dụng chứng từ
(2) (6) (7)
(3) (5) (7) (1) (8) (9)
(4)
(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình, và tiến hành ký quỹ mở L/C cũng như thanh toán phí mở L/C theo yêu cầu của ngân hàng
Trang 24(8) Ngân hàng phát hành ghi nợ người nhập khẩu và giao chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng
(9).Người nhập khẩu hoàn tất việc thanh toán cho ngân hàng
Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ:
- Đối với người xuất khẩu: Sau khi giao hàng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
của mình theo những điều khoản trong L/C thì sẽ được đảm bảo chắc chắn rằng việc thanh toán tiền hàng sẽ nhanh chóng hơn so với hình thức nhờ thu và chuyển tiền Ngoài ra, người xuất khẩu cũng có thể sử dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như: Chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ Tuy nhiên phương thức này cũng không tránh khỏi việc người mua không không có thiện chí trong việc thanh toán hoặc không muốn nhận hàng, họ sẽ tìm kiếm các sai sót hoặc sự không phù hợp giữa L/C và bộ chứng từ để từ chối thanh toán gây thiệt hại cho người xuất khẩu, đặc biệt là đối với L/C trả chậm Ngoài ra chi phí sử dụng phương thức này cao, nhất là các chi phí liên quan đến việc sửa đổi L/C
- Đối với người nhập khẩu: Được đảm bảo chắc chắn rằng mình trả tiền thì sẽ
nhận được hàng và việc thanh toán chỉ thực hiện khi bộ chứng từ là phù hợp Ngoài
Trang 2519
ra họ còn được ngân hàng tài trợ vốn tín dụng hoặc được ngân hàng ưu đãi bằng cách cho vay tín dụng theo kí quỹ nhỏ hơn 100% giá trị L/C hoặc thanh toán trước cho người xuất khẩu rồi mới đòi tiền người nhập khẩu Tuy nhiên việc thanh toán bằng L/C là giao dịch trên cơ sở chứng từ, người mua chưa xác định được hàng hóa, người mua có thể chịu thiệt hại khi người bán có hành vi lừa đảo hoặc giao hàng không đúng với chứng từ đã lập.Chi phí sử dụng phương thức này cao vì người mua phải kí quỹ mở L/C và trả phí cam kết vay vốn hoặc chuyển khoản thanh toán cùng các chi phí khác
- Đối với ngân hàng: Phương thức tín dụng chứng từ đưa ra một sự đảm bảo
cho các bên tham gia, đảm bảo cho việc thanh toán với điều kiện các điều khoản của L/C đã được thực hiện và phù hợp Thông qua phương thức này ngân hàng thu được các khoản phí và lãi nếu khách hàng vay, qua đó tạo điều kiện mở rộng các hoạt động liên quan khác như bảo lãnh, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ…
Tuy nhiên phương thức L/C cũng là phương thức chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng hơn so với phương thức nhờ thu và chuyển tiền Trong phương thức này ngân hàng đã tham gia với tư cách là thành viên của hoạt động thanh toán vì vậy cũng chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh Tuy ngân hàng chỉ kiểm tra tính xác thực bề ngoài của bộ chứng từ nhưng nếu kiểm tra không kỹ, có sai sót mà vẫn trả tiền cho người xuất khẩu gây thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại cho ngân hàng khi phát hiện ra bộ chứng từ không hoàn hảo Mặt khác nếu người nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán khi đến hạn hoặc không đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng cũng gánh chịu rủi ro
Như vậy, trong phương thức tín dụng chứng từ, vai trò của ngân hàng đã trở nên quan trọng hơn, ngân hàng đã tham gia vào quá trình giao dịch thương mại với tư cách là một thành viên, không phải là một trung gian thu tiền hộ Mối quan hệ thương mại giữa các bên trở thành mối quan hệ tín dụng ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển các hoạt động kinh doanh của mình
Các phương thức thanh toán trên đều có những ưu nhược điểm riêng, trong mua bán quốc tế người ta có thể lựa chọn tùy vào thỏa thuận của các bên Tuy vậy, xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người
Trang 261.3.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng và ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanh của NHTM
+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông
qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước Hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia
+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến
lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển
Trang 2721
- Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: Hoạt động TTQT
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có NHTM
- Các yếu tố về phía khách hàng: trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là
yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng Nếu ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn khách hàng thường xuyên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều kiện rất tốt để hoạt động TTQT phát triển
Ngoài ra, tình hình hoạt động ản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của NHTM
1.3.2 Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng:
- Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM: Một hệ
thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Luật pháp mỗi nước khác nhau
nên trong thương mại đã có những quy định thống nhất, những thông lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ Cán bộ ngân hàng làm công tác TTQT phải nắm rõ các phương tiện và phương thức TTQT, bởi vì các phương
Trang 2822
tiện và phương thức này quy định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ, chi li và có hiệu lực quốc tế Muốn thực hiện được công việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có chuyên môn cao Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữ nhất định
- Công nghệ ngân hàng: Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đang phát
triển đều rất quan tâm đến hoạt động TTQT Tiêu chí hoạt động TTQT là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác Do đó, các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện tốt hơn tiêu chí trên Ngân hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu
- Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế: Một ngân hàng có uy tín lớn là
ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế Đăc biệt khi ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước và nghiệp vụ TTQT, đồng thời các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch
- Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT: Các hoạt động kinh
doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh ngoại tệ là các hoạt động có tác dụng bổ trợ cho hoạt động TTQT của NHTM
- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải
quyết công việc ngay tại một nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT
Trang 2923
Trên đây là những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thanh toán quốc tế của NHTM
Để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT một cách đầy đủ và toàn diện, cần xem xét tính hiệu quả ở góc độ riêng Ngân hàng và cả góc độ kinh tế và xã hội Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động, có thể đưa ra hai nhóm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá định lượng và nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá định lượng
- Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT
Doanh thu từ hoạt động TTQT là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT, bằng tổng phí thu được: Phí thông báo L/C, phí mở L/C, phí sửa đổi L/C…
Chi phí cho hoạt động TTQT là tất cả chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động TTQT: chi phí điện SWIFT, chi phí trang thiết bị, chi phí nhân viên thanh toán
Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT là phần ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này
- Doanh số TTQT: là tổng giá trị các khoản TTQT
Doanh số TTQT = Doanh số thanh toán NK + Doanh số thanh toán XK DSTT XK: Doanh số báo có hàng XK từ nghiệp vụ TTQT
DSTT NK: Giá trị thanh toán theo nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng hoạt động TTQT của ngân hàng Doanh số TTQT cao chứng tỏ các nghiệp vụ nhiều và giá trị món thanh toán cao cho thấy ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng
- Số món TTQT qua ngân hàng
Một trong những mục tiêu của ngân hàng là có được doanh số TTQT ngày càng cao Vì vậy, ngân hàng cần tăng số món TTQT qua ngân hàng Số món thanh toán
Trang 3024
qua ngân hàng tăng phản cánh khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng và tìm đến ngân hàng nhiều hơn
- Mạng lưới ngân hàng đại lý được mở rộng
Để hoạt động TTQT có hiệu quả, tránh rủi ro và có thông tin về khách hàng đối tác một cách chính xác nhất, các ngân hàng phải có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số lượng lớn, rộng khắp, có mối quan hệ với nhiều quốc gia, châu lục trên thế giới
- Chi phí rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bôi thường
Trong quá trình TTQT, ngân hàng có thể gặp các rủi ro phát sinh như: Nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc từ chối thanh toán, hoặc không đủ khả năng thanh toán cho ngân hàng… Khi rủi ro này phát sinh sẽ làm tăng chi phí trong hoạt động TTQT, làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng trong hoạt động này
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá định tính
- Việc tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng
Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài, các NHTM đều phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO- tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại nước ngoài Hoạt động TTQT ngày càng phát triển thì doanh số giao dịch qua tài khoản NOSTRO ngày càng nhiều Đặc biệt, khi doanh số thanh toán hàng xuất khẩu càng cao thì nguồn vốn ngoại tệ thu về trên tài khoản NOSTRO càng lớn, số dư tiền gửi ngoại tệ của NHTM tại nước ngoài sẽ càng cao Đây chính là hiệu quả mà hoạt động TTQT đã mang lại cho ngân hàng
- Số vụ tranh chấp trong TTQT
Trong TTQT cũng có thể xảy ra những tranh chấp, gây đến rủi ro cho ngân hàng, dẫn đến doanh thu từ hoạt động này giảm Mặt khác, những vụ tranh chấp đó còn làm giảm uy tín của ngân hàng Vì vậy, số vụ tranh chấp trong TTQT cũng phản ánh chất lượng và hiệu quả TTQT của ngân hàng
- Thương hiệu của ngân hàng
Thương hiệu của ngân hàng ngày càng được nhiều người biết đến, khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định hay sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng
Trang 3125
- Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM
Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩy của NHTM Khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bộ chứng từ xuất khẩu theo L//C, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản vốn đã cho vay này Hoạt động TTQT càng phát triển thì các khoản tín dụng này sẽ càng nhiều, ngân hàng sẽ thu được nhiều lãi và phí dịch vụ từ những hoạt động cho vay này Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu nhằm tăng doanh số TTQT qua ngân hàng
1.5 Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một số NHTM
Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường Việt Nam đang ngày càng mở rộng, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO Trong khi các NHTM trong nước cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất, thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán Các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế hơn các NHTM Việt Nam về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và đặc biệt là cung ứng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế hoàn hảo Do đó, khi tham gia hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ đi vào phát huy những sản phẩm dịch vụ này Trong khi đó, mảng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó có hoạt động TTQT ở các NHTM Việt Nam ngoại trừ một số ngân hàng như VCB, Vietinbank, ACB, BIDV, Techcombank thì hầu hết chưa được quan tâm chú trọng phát triển Sau đây là những thành tựu và kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của một số ngân
hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải là sáng lập viên của tập đoàn HSBC Hiện nay HSBC có khoảng 9500 văn phòng đại diện và chi nhánh tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới HSBC hiện là Ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam
Trang 32Năm 2010, HSBC được tạp chí Global Finance bình chọn là ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân tốt nhất Việt Nam Hàng loạt những giải thưởng HSBC đã dành được như: Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam do Finance Asia bình chọn, Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008, 2009 do Asset Tripped A bình chọn, Ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Vi ệt Nam năm 2006, 2007, 2009 do tạp chí AsiaMoney bình chọn…
1.5.2 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng đầu đàn, chiếm uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán đối ngoại Tháng 4/1963, Ngân hàng Ngoại Thương chính thức khai trương, hoạt động như một ngân hàng đối ngoại độc quyền Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại Thương luôn đóng vai trò chủ đạo, duy trì vị trí số một, vững chắc trong thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh của cả nước với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm Với thế mạnh là một ngân hàng đối ngoại chủ lực của quốc gia, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.300 ngân hàng tại gần 90 quốc gia trên khắp các châu lục, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thanh toán của ngân hàng Năm 2009, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương đạt 25,62 tỷ USD Dù sự cạnh tranh khốc liệt về tỷ giá, lãi suất chiết khấu, phí thanh toán, thủ tục thanh toán, dịch vụ chăm sóc khách hàng… đã làm cho thị phần TTQT của ngân hàng bị chia sẻ nhưng Ngân hàng Ngoại Thương vẫn giữ được 20,4% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu cả nước trong năm 2009 Năm 2010, doanh số thanh toán XNK qua ngân hàng vẫn đạt thị phần 20% đạt gần 31 tỷ
Trang 3327
USD, tăng gần 21% so với năm 2009, khẳng định vị trí dẫn đầu trong hoạt động của NHTM Việt Nam về TTQT
1.5.3 Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Hoạt động TTQT tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thực hiện từ năm 1991 Sau 19 năm hoạt động, đặc biệt là trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền ngoại thương đất nước, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của NHCT cũng đạt những bước tiến đáng kể Cùng với sự tăng trưởng về doanh số thanh toán, các sản phẩm của thanh toán XNK cũng ngày càng đa dạng từ chuyển tiền đến nhờ thu, tín dụng chứng từ đến bảo lãnh, tái bảo lãnh và một số sản phẩm khác Năm 2010, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của NHCT đạt 15,96 tỷ USD, trong đó doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 10,29 tỷ USD tăng 28,8% so với 2009, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 5,67 tỷ USD tăng 26% so với năm 2009
Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà Nước thì có khoảng 50% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu thuộc về các NHTM Nhà nước bao gồm: NH Ngoại Thương, NH Công Thương, NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NH No&PTNT VN Tuy nhiên thị phần thanh toán của các NHTM Nhà Nước đang giảm sút, ngay đến NH Ngoại Thương Việt Nam năm 2003 chiếm 27,5% doanh số thanh toán XNK xả nước thì đến năm 2010 chỉ còn chiếm 20% Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các NHTM Nhà Nước lớn mà còn bị cạnh tranh rất lớn bởi hệ thống ngân hàng cổ phần và các ngân hàng nước ngoài Những thay đổi trên mang đến cho SeAbank cả cơ hội và những thách thức để phát triển hoạt động TTQT còn non trẻ của mình
Trang 3428
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương I đã trình bày những lý luận cơ bản TTQT nói chung: Khái niệm, vai trò, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT và một số phương thức TTQT chủ yếu Đồng thời chương I cũng trình bày các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM Qua đó chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động TTQT Đó là những cơ sở lý luận cho những phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank Và mục đích cuối cùng để tìm ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại SeABank trong thời gian tới
Trang 35Lịch sử hình thành và phát triển của SeABank nhƣ sau:
- Năm 1994: Được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ Viêt Nam đồng Phạm vi hoạt động của Ngân hàng khi mới thành lập là khá nhỏ hẹp, chủ yếu ở khu vực Hải Phòng
- Năm 2004: Ngân hàng mở chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại Hà Nội, đánh dấu 1 bước ngoặt trong hoạt động của Ngân hàng và cho sự phát triển sau này
- Năm 2005: là cột mốc hết sức quan trọng trong lịch sử phát triển khi SeABank thực hiện cùng lúc 2 bước đi chiến lược, đó là chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng về thủ đô Hà Nội và đặt bước chân đầu tiên và thị trường giàu tiềm năng nhất – Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 2007: SeABank đã có rất nhiều thành tựu đáng chú ý thể hiện rõ chiến lược trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, khi cùng lúc triển khai thành công giai đoạn 1 phần mềm quản trị ngân hàng T24 của hãng Temenos Thụy Sỹ và ký kết hợp đồng Hợp tác và Hỗ trợ kỹ thuật toàn diện với cổ đông chiến lược trong nước là công ty thông tin di động VMS – MobiFone
- Năm 2008: Sciete Generale trở thành cổ đông chiến lược và sở hữu 20% cổ phần của SeABank Societe Generale là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Châu Âu với tổng tài sản là khoảng 1700 tỷ USD cùng với mạng lưới rộng khắp 85 nước và có
Trang 3630
30 triệu khách hàng cá nhân trên khắp thế giới SeABank cũng là đối tác đầu tư Ngân hàng bán lẻ đầu tiên của Societe Generale tại khu vực Châu Á
- Năm 2009: SeABank tăng vốn điều lệ của mình lên đến hơn 5.068 tỷ đồng
(tăng 125% so với 2008) và là một trong 7 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất
Việt Nam Cùng với việc tái định vị hệ thống nhận diện thương hiệu, tháng 12/2009
SeABank đã chính thức khai trương Hội sở mới tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn
Kiếm, Hà Nội, mở đầu cho giai đoạn phát triển cả về chất và lượng SeABank cũng ứng dụng những thiết bị công nghệ thông tin hiện đại bậc nhất Việt Nam như: Data Center, hệ thống lưu trữ XP 24000, hệ thống IBM P595 servers… SeABank là doanh nghiệp đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á sử dụng giải pháp chuyển mạch Core Switch Nesus 7000 hiện đại nhất của hãng Cisco
- Năm 2010 SeABank cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo mô hình ngân hàng bán lẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội – ngoại thất, đội ngũ nhân sự, quy trình tác nghiệp… Ngoài ra, SeABank cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa & nhỏ
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Nguyên tắc tổ chức của Seabank
- Thống nhất về tổ chức: Seabank là một pháp nhân duy nhất và có các đơn vị trực thuộc Việc tổ chức bộ máy các cấp, quản lý và điều hành hoạt động, việc thi hành các chính sách, chế độ phải được tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống SeABank
- Tập trung về quản lý: SeABank là tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh; do đó việc quản các mặt hoạt động của toàn hệ thống phải được tập trung tại Hội sở
Trang 3731
Sơ đồ tổ chức của SeAbank như sau:
(Nguồn báo cáo thường niên SeABank 2010)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Trung tâm kinh doanh tiền tệ và đầu tư
Phòng nguồn vốn Phòng KD ngoại tệ
Phòng đầu tư
Trung tâm kinh doanh
Phòng kế toán giao dịch Phòng khách hàng và
thẩm định Phòng hỗ trợ hạch toán
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng tổ chức nhân sự
Trung tâm sản phẩm và thị trường Phòng hành chính
Phòng thanh toán quốc tế
Trung tâm thanh toán
Phòng thanh toán trong nước
Phòng phát triển mạng lưới và dịch vụ Phòng nghiên cứu và phát triển thị trường
Phòng phát triển khách hàng
Phòng quan hệ công chúng Phòng phát triển
sản phẩm Phòng khách hàng và
dịch vụ Phòng công nghệ Trung tâm giải pháp
tự động Phòng phát triển
sản phẩm thẻ
Trang 3832
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của SeABank giai đoạn 2007-2010
Năm 2010, SeABank đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo mô hình ngân hàng bán lẻ, đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội-ngoại thất, đội ngũ nhân sự, quy trình tác nghiệp… Ngoài ra, ngân hàng cũng không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ững mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong năm 2010, SeABank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững và đạt được những kết quả kinh doanh hết sức khả quan Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính SeABank đã đạt được giai đoạn 2007-2010:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của SeABank 2007-2010
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu/năm 2007 2008 2009 2010
Vốn điều lệ 3.000 4.068 5.068 5.335 Tổng tài sản 26.241 22.269 30.597 55.695 Lợi nhuận trước
thuế 408,75 238,19 600,32 836
(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank)
Nhìn vào bảng trên ta thấy các chỉ tiêu tài chính của SeABank không ngừng tăng nhanh qua các năm Tính đến 31.12.2010, vốn điều lệ của SeABank đạt 5.335 tỷ đồng và là một trong 8 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale chiếm 20% vốn cổ phần Tổng tài sản của SeAbank đạt 55.695 tỷ đồng, tăng 182% so với năm 2009
Trang 39Năm 2009
Năm 2010
Tổng vốn huy động 20.249 16.730 24.644
39.867
Phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi các tổ chức kinh tế 14.174 13.384 17.250
27.904 Tiền gửi tổ chức tín dụng 1.013 836,5 1.232 1.994 Tiền gửi dân cư 5.062 2.509,5 6.162 9.969
Phân theo kỳ hạn
TG không kỳ hạn 10.520 8.063 12.458
16.982 TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 6.045 5.078 7.566 12.34
4 TG có kỳ hạn trên 12 tháng 3.684 3.589 4620 10.54
1
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SeABank)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này khá đều đặn qua các năm, tuy không có sự tăng đột biến nhưng được duy trì khá ổn định Năm 2007 là 14174 tỷ đồng, năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nguồn vốn này đã giảm xuống còn 13384 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt mức 17250 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng là 129% Đến năm 2010, nguồn vốn đã có đến 27904 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng là 161% Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi giao dịch, chi phí trả lãi thấp Việc mở rộng tiền gửi doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác chính là
Trang 4034
tiền đề giúp ngân hàng các dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, các hợp đồng bảo lãnh, thanh toán L/C… Tuy nhiên, TCKT gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch, nên nguồn vốn có tính ổn định không cao
Tiền gửi của dân cư: cũng tăng trưởng về giá trị nhưng chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2008, tiền gửi dân cư là 2509,5 tỷ Đến năm 2009, tiền gửi dân cư đã tăng thêm 3652,5 tỷ, đạt mức 6162 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 245% Năm 2010 thì tiền gửi từ dân cư đã đạt mức 9969 tỷ đồng, tăng 3807 tỷ đồng, có tốc độ tăng là 161% Tỷ trọng tiền gửi dân cư trong tổng nguồn vốn huy động thấp cho thấy tính chất ổn định của nguồn vốn chưa cao Nguồn vốn của ngân hàng vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn mà chưa thu hút được nhiều từ tầng lớp dân cư Tuy nhiên, tiều gửi từ dân cư vẫn có xu hướng tăng dù không nhiều
Về cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp có tỷ trọng ngày càng cao tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí, hạ lãi suất Nguồn vốn không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, đến năm 2010 loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 43 % trong tổng nguồn vốn huy động Điều này là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế phần lớn là tiền gửi giao dịch qua ngân hàng Nguồn vốn dài hạn có xu hướng ngày càng giảm, nguồn vốn trung hạn tăng trưởng ổn định trong tổng nguồn vốn huy động
Tình hình sử dụng vốn
Với nguồn vốn huy động dồi dào, SeAbank không ngừng mở rộng nghiệp vụ tín dụng- nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân hàng Cùng với việc mở rộng quy mô cho vay và nâng cao chất lượng các khoản vay, ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp duy trì các khách hàng truyền thống, cũng như tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị phần, không ngừng hoàn thiện các quy trình tín dụng … ngân hàng đã sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được