6. Bố cục của đề tài
2.4.4. Tình hình huy động vốn
Đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của IVB trong những năm vừa qua.
Nguồn huy động của IVB chủ yếu bao gồm tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác. Trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá cao do các khách hàng đến mở tài khoản tại IVB chủ yếu để phục vụ nhu cầu thanh toán, mặt khác lại bị hạn chế trong việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong cư dân. Và trong hoàn cảnh chưa có điều kiên thuận lợi về mạng lưới hoạt động như phần lớn các Ngân hàng Việt Nam để huy động vốn, nhưng IVB đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả để thu hút khách hàng, bao gồm:
- Tích cực đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trực tiếp đến khách hàng là tổ chức kinh tế với các dịch vụ Ngân hàng trọn gói và hấp dẫn để thu hút nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong những tổ chức này.
35
Ngân hàng cũng như để giúp cho khách hàng trong việc quản lý và điều hành tài khoản một cách thuận lợi và hiệu quả.
- Thường xuyên duy trì phong cách dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nhân viên Ngân hàng.
Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động trong điều kiện thị trường đầy cạnh tranh đã cho thấy tính năng động và hiệu quả của IVB đồng thời khẳng định uy tín của IVB trên thị trường qua việc xây dựng và củng cố lòng tin khách hàng trong thời gian qua. Cụ thể khả năng huy động vốn của Ngân hàng Indovina được thể hiện qua bảng so sánh dưới đây:
Bảng 2.6: So sánh khả năng huy động vốn các NHLD tại Việt Nam
Đơn vị tính:USD
Ngân hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Indovina (IVB) 482.880.394 593.515.331 586.707.208
Việt-Thái (VSB) 75.300.862 73.210.275 66.663.998
Shinanvina (LVB) 482.662.949 584.174.860 568.202.416
(Nguồn: Báo cáo tài chính IVB, VSB, LVB năm 2011-2013)