Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng indovina chi nhánh hà nộ (Trang 86)

6. Bố cục của đề tài

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

-Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế.

Vấn đề tạo lập môi trường pháp lý rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế nói chung và càng có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, trong đó có công tác thanh toán quốc tế.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: bộ luật dân sự, luật thương mại, luật thuế,... Các văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng như: Luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng được quốc hội khoá 10, quyết định của Thủ tướng chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, những văn bản về qui chế mở L/C... Tuy nhiên, có thể nói trong đó có những văn bản pháp luật còn thiếu sót, ban hành

79 từ lâu không còn phù hợp với điều kiện mới.

Để tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho các Ngân hàng hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng thì những văn bản pháp lý nói chung thì những văn bản pháp lý mới cần được xây dựng và hoàn thiện một cách thực tế hơn.

- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân thanh toán quốc tế là công cụ tổng hợp và quan trọng để đánh giá và phân tích mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nó thể hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, hoạt động đầu tư và vay nợ, viện trợ nước ngoài. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế liên quan đến khả năng thanh toán của đất nước, của các Ngân hàng và tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của đất nước. Vì vậy, việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng. Để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc tế.

Trong giai đoạn vừa qua cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, cán cân thương mại thâm hụt lớn là một vấn đề báo động. Việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại là vấn đề quan trọng cấp bách. Để cải thiện cán cân thương mại quốc tế thì phải cần thiết là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ nhập khẩu.

Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước được mở rộng và có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn nghèo nàn, sản phẩm xuất khẩu chưa qua chế biến chiếm tỉ trọng lớn, định hướng phát triển nền kinh tế của nước ta nhiều khi còn quá thiên về thay thế hàng nhập khẩu.Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chúng ta cần phải có các biện pháp:

+ Đẩy mạnh hoạt động tham gia tổ chức kinh tế thương mại Thái Bình Dương và các tổ chức thương mại thế giới.

80

+ Khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên, sức lao động, đất đai.

+ Đầu tư thích đáng vào những sản phẩm mà Việt Nam có ưu thế như: gạo, cao su, hàng thuỷ sản và lâm sản,... Hướng xuất khẩu phấn đấu từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến.

+ Khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi xuất cho vay đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu,...

+ Bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, cần có giải pháp quản lý nhập khẩu. Có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Tăng cường công tác chống buôn lậu... Thực hiện tỷ giá hối đoái thích hợp, tỷ giá luôn đảm bảo có lợi cho nhà xuất khẩu.

- Đẩy mạnh kế hoạch hiện đại hóa công nghệ thanh toán Ngân hàng

Đây là một kế hoạch mang tính dài hạn, một chiến lược phát triển tổng quát nên chỉ riêng ngành Ngân hàng không thể thực hiện được mà cần phải có sự đầu tư hỗ trợ của Chính phủ. Đó là Chính phủ cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ, thẩm định chính xác các chương trình đầu tư cũng như các hợp đồng mua bán công nghệ trang thiết bị máy móc với nước ngoài để tránh trường hợp biến thị trường Việt nam thành “bãi rác công nghiệp”, gáy lãng phí nguồn ngoại tệ của quốc gia.

Bởi quá trình hiện đại hoá Ngân hàng là một kế hoạch lâu dài nên yêu cầu đặt ra phải có một đội ngũ các nhà khoa học có khả năng tự thiết kế, cải tạo các hệ thống công nghiệp hợp lý. Để làm được như vậy, ngay từ bây giờ Chính phủ cần phải có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu đào tạo các chuyên ngành khoa học cơ bản cũng như các chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các đế án nghiên cứu khoa học liên quan mang tính khả thi.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng indovina chi nhánh hà nộ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)