Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản thân
và không sao chép dưới bất kì hình thức nào Các số liệu sử dụng trong khóa
luận có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch Mọi tài liệu tham khảo đều được trích
dẫn nguồn theo đúng quy định về khóa luận tốt nghiệp mà Học viện đề ra
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Ngọc Hưng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến cô giáo Th.S Trần Thị Ninh là người đã hướng dẫn chỉ bảo
tận tình tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Quy
hoạch phát triển, Học viện Chính sách và Phát triển đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận này
Do năng lực và trình độ của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo,
cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Ngọc Hưng
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu khóa luận 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Tài nguyên rừng 5
1.1.1 Khái niệm và phân loại tài nguyên rừng 5
1.1.2 Vai trò của rừng 6
1.2 Phát triển bền vững 15
1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc phát triển bền vững 15
1.2.2 Nội dung phát triển bền vững 15
1.3 Nguyên lý quản lý rừng bền vững 16
1.3.1 Khái niệm 16
1.3.2 Nguyên tắc quản lý rừng bền vững 16
1.4 Cơ sở pháp lý 17
1.4.1 Các văn bản của nhà nước 17
1.4.2 Chủ trương chính sách của ngành 18
1.4.3 Chủ trương chính sách của địa phương 20
1.5 Kinh ngiệm khai thác bền vững tài nguyên rừng 22
1.5.1 Những nghiên cứu trong nước 22
1.5.2 Bài học rút ra để khai thác bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh Thanh Hóa 23
Trang 4CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG
TỈNH THANH HÓA 26
2.1 Tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa 26
2.1.1 Số lượng, trữ lượng và phân loại tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa 26
2.1.2 Vai trò của rừng đối với tỉnh Thanh Hóa 31
2.2 Tình hình khai thác tài nguyên rừng ở Thanh Hóa 35
2.2.1 Tình hình khai thác và bảo vệ rừng 35
2.2.1.1 Khai thác 35 2.2.2 Nguyên nhân và hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng 40
2.2.3 Mô hình quản lý, phát triển tài nguyên rừng ở Thanh Hóa 44
2.3 Đánh giá chung 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA TỈNH THANH HÓA 49
3.1 Phương hướng phát triển bền vững tài nguyên rừng 49
3.1.1 Trồng rừng 49
3.1.2 Khai thác 49
3.1.3 Khoanh nuôi phục hồi rừng 51
3.1.4 Khoán bảo vệ rừng 54
3.1.5 Định hướng, mục tiêu cho việc phát triển tài nguyên rừng 55
3.2 Giải pháp để quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng 59
3.2.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật trong công tác quản lý và phát triển tài nguyên rừng 59
3.2.2 Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định 60
3.2.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng của người dân trong tỉnh 61
3.2.4 Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng 62
Trang 53.2.5 Cũng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng chức năng 63
3.2.6 Hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống người dân vùng đệm 63
3.2.7 Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng 65
3.2.8 Ứng dụng khoa học công nghệ 65
3.2.9 Phát triển nguồn nhân lực 66
3.2.10 Hợp tác quốc tế 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Bảng 1.1: Đánh giá tổng giá trị kinh tế của tài nguyên rừng 6
Bảng 2.1: Tổng diện tích 3 loại rừng phân theo khu vực hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 28
Bảng 2.2 : Bảng diện tích rừng của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2008-2013 36
Bảng 2.3: Diện tích rừng suy giảm của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1995 - 2012 42
Bảng 2.4: Các trương trình dự án của tỉnh giai đoạn 2010-2020 46
Bảng 2.5: Kế hoạch khoanh nuôi bảo vệ 3 loại rừng giai đoạn 2011- 2020 47
Bảng 2.6: Kế hoạch trồng và các loại cây ưu tiên trên đất trống đồi núi trọc 48
Hình 1.1: Chu trình quang hợp của cây xanh 9
Hình 1.2: Quá trình giữ nước và chắn gió của cây xanh 12
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích rừng của tỉnh Thanh Hóa 27
Hình 2.2: Cơ cấu giá trị ngành nông- lâm - thủy sản năm 2013 31
Hình 2.3: Quá trình suy giảm tài nguyên rừng 36
Hình 2.4: Sự thay đổi về khối lượng nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh 38
Hình 2.3: Sản lượng khai thác gỗ của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1990-2012 39
Trang 7GIS Hệ thống thông tin địa lí
ITTO Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới
JICA Dự án phục hồi và quản lí rừng phòng hộ bền vững
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vốn được mệnh danh là "lá phổi " của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang
bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra
Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới (FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu hecta Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc hóa ngày càng gia tăng Nhiều loài động - thực vật, lâm sản quý bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật.v.v
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là
cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy
và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí Tuy là một quốc gia có rừng vàng biển bạc nhưng tài nguyên rừng
Trang 9không phải là vô tận, vì thế chúng ta cần có những phương pháp quản lý tốt để phát triển nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước với diện tích rừng và đất có rừng là 600.000 ha, chiếm 63,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng tự nhiên 322.003 ha, đất có rừng trồng 83.710 ha Rừng ở đây chủ yếu là rừng cây lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài…
Với hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú, nhưng với với tình trạng khai thác rừng quá mức và không có quy hoạch như hiện nay thì tài nguyên rừng trong tỉnh đang ngày một cạn kiệt Vì thế cần đưa ra các giải pháp để khai thác một cách bền vững nguồn tài nguyên rừng của tỉnh Thanh Hóa
Với tất cả những lý do trên, tôi chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
+ Đưa ra giải pháp cho các cấp chính quyền tỉnh để khai thác bền vững tài nguyên rừng
Trang 103 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề khai thác, trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, để đảm bảo tính khách quan và xác thực của thông tin cũng như thực tế tình hình khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tôi đã tiến hành thu thập các ý kiến, điều tra các huyện trong tỉnh Đồng thời qua đó thẩm định một số nghi vấn còn vướng mắc trong quá trình thu thập, xử lý tài liệu.
4.2 Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu
Tác giả tiến hành tìm hiểu thông và tổng hợp các cơ sở lý luận từ các công trình nghiên cứu mà các học giả trong và ngoài nước tiến hành đối với các phương án phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng bên cạnh đó xem xét thực tiễn các dự án phương án phát triển rừng từ đó học hỏi các kinh nghiệm nhằm phục vụ việc hoàn thành các mục tiêu mà khóa luận nêu ra
4.3 Phương pháp chi phí lợi ích
Quá trình có hệ thống để tính toán và so sánh lợi ích và chi phí của một dự án chính sách, hoặc quyết định Để xác định có nên ra quyết định đầu tư hay không (tính đúng đắn/ khả thi) Cung cấp một cơ sở để so sánh dự án Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có lớn hơn chi phí, và lớn hơn bao nhiêu
4.5 Phương pháp GIS
Đây là phương pháp sử dụng hệ thống các bản đồ thực trạng phân bố tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để chuẩn bị cho việc nghiên cứu, thu thập thông tin, đọc bản đồ
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đò máy tính Sử dụng phối kết hợp các phần mềm: Mapinfo, access, excel…trong việc sử lí số liệu
Trang 114.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp thông tin từ những thông tin, số liệu đã thu thập để thấy được con
số tuyệt đối từ những số liệu đã được tổng hợp, phương pháp tổng hợp được sử dụng để thấy được sự đóng góp của từng yếu tố riêng rẽ đến kết quả thu được
4.6 Phương pháp chuyên gia
Do trình độ năng lực còn nhiều hạn chế nên phương pháp này là phương pháp cần thiết nhằm định hướng và đưa ra những lời nhận xét đúng đắn giúp cho sinh viên có cái nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn
Chương 2: Hiện trạng khai thác, bảo vệ rừng của tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng của tỉnh Thanh Hóa
Trang 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tài nguyên rừng
1.1.1 Khái niệm và phân loại tài nguyên rừng
Rừng là bộ phận cấu thành quan trọng bậc nhất của hệ sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về rừng đã được đưa ra
Ở Việt Nam theo Luật Bảo vệ rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về
rừng như sau: “ Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó các cây
gỗ tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ Che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ hoặc đất rừng đặc dụng’’
Như vậy, theo khái niệm trên, rừng bao gồm các yếu tố: Thực vật rừng tự nhiên hoặc do con người trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng rừng, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiếm ưu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần
xã thực vật rừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1
Tuy nhiên định nghĩa này khó sử dụng vì nó không đưa ra các tiêu chí rõ ràng về rừng, như chiều cao của cây rừng ở mực tối thiểu là 2-5m Hơn nữa với việc xác định diện tích đất có độ che phủ rừng từ 10% trở lên được coi là rừng thì các diện tích đất trống đồi núi trọc cây trồng phân tán hoặc không có rừng
có thể được gọi là rừng Với cách phân loại này thì rất khó để bảo vệ và quản
lí rừng Theo tiêu chuẩn quốc tế không yêu cầu các quốc gia phải sử dụng tiêu chí xác định xác định mà mỗi nước có thể áp dụng tiêu chí phù hợp với mỗi quốc gia vì vậy chúng ta cân linh động hơn trong công tác quản lí bảo vệ rừng
và ban hành những chính sách hợp lí
Trang 131.1.2 Vai trò của rừng
a Tổng giá trị kinh tế
Như chúng ta đã biết, đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường thường không có giá thị trường và khó lòng xác định rõ giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng Vì vậy khi xem xét tổng giá trị kinh tế của rừng đem lại chúng
ta cần có một cái nhìn tổng quát hơn hiệu quả kinh tế mà rừng đem lại lợi ích
Bảng 1.1: Đánh giá tổng giá trị kinh tế của tài nguyên rừng
b Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp
Được hiểu là giá trị hàng hóa, dịch vụ môi trường phục vụ trực tiếp cho con người hoặc hoạt động kinh tế mà có thể nhìn thấy, cảm nhận được và thông thường có giá trên thị trường Những giá trị này thường được tính toán qua sự điều tra những hoạt động của một nhóm người đại diện thông qua sự giám sát việc thu lượm các sản phẩm tự nhiên và hoạt động xuất nhập khẩu Giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm:
- Giá trị tiêu thụ được đánh giá dựa trên các sản phẩm được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống của con người như củi đun, động thực vật rừng và các sản phẩm khác sử dụng tại địa phương Nhiều sản phẩm này không được bán trên thị trường nên hầu như chúng không đóng góp gì vào tổng thu nhập quốc
Tổng giá trị kinh tế
Giá trị lưu truyển
Giá trị nhiệm ý
Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị tồn tại
Giá trị không sử dụng Giá trị sử dụng
Giá trị sử
dụng trực
tiếp
Trang 14nội nhưng nếu không có những tài nguyên này thì cuộc sống của người dân sẽ gặp những khó khăn nhất định
- Giá trị sản xuất: Là giá bán các sản phẩm thu được từ thiên nhiên trên thị trường trong và ngoài nước như: củi, gỗ,cây làm thuốc, hoa quả, thịt và da động vật,… Giá trị sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất lớn, ngay cả những nước công nghiệp cũng cần phải sử dụng rất nhiều để phục vụ sản xuất
c Đánh giá giá trị sử dụng gián tiếp
Giá được sử dụng gián tiếp được hiểu là những giá trị mà ta không thể nhìn thấy, cảm nhận được, nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và liên quan đến chức năng của hệ sinh thái hay môi trường trong việc hậu thuẫn cho các hoạt động kinh tế xã hội cũng như khả năng ngăn chặn các thiệt hại gây ra cho môi trường Thông thường đối với giá trị loại này khó xác định giá trên thị trường và nhiều khi chúng là vô giá
Các hệ sinh thái của quả đất trong đó có loài người và hệ sinh thái rừng là
lá phổi xanh của thế giới Các cánh rừng đã góp phần quan trọng duy trì các quá trình sinh thái cơ bản như: quang hợp của thực vật, điều hòa nguồn nước, điều hoà khí hậu, bảo vệ làm tăng độ phì nhiêu của đất, hạn chế xói mòn đất, giảm lượng bụi trong không khí Rừng là một nhân tố quan trọng để tạo ra và giữ vững cân bằng sinh thái, tạo môi trường sống ổn định và bền vững cho con người Phá rừng buộc con người phải tìm các giải pháp khắc phục lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường, xây dựng các công trình nghỉ mát…Những công việc này không những phải trả một khoản tiền lớn, phải nộp thuế mà hậu quả đem lại thật nặng nề
- Giá trị của khả năng điều hoà khí hậu
Ảnh hưởng của rừng đến khí hậu trước hết thể hiện ở vai trò ổn định thành phần không khí Trong quá trình hoạt động sống, rừng lấy CO2 của khí quyển
để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ đồng thời cũng giải phóng O2 vào khí quyển Khi tạo ra một tấn gỗ khô, cây rừng đã giải phóng ra từ 1,39 đến 1,42 tấn O2, tuỳ từng loài Rừng như một " nhà máy " khổng lồ chế tạo" ôxy từ CO2
Trang 15Nhờ đó rừng có vai trò đặc biệt trong ổn định thành phần không khí của khí quyển Trong rừng hay quần thể thực vật nói chung thành phần không khí có những khác biệt nhất định so với ngoài nơi trống Một mặt, rừng với tầng tán rậm rạp ngăn cản sự trao đổi của không khí ở trong rừng với trên tán rừng Mặt khác, trong hoạt động sống, rừng đồng hóa, hấp thụ một số chất khí này và đưa vào khí quyển một số chất khí khác Trên tán rừng, những giờ ban ngày, khi trời lặng gió, hàm lượng CO2 thường xuyên cao, giá trị cao nhất là 0,07% Ngoài ra, thực vật rừng còn làm giầu khí quyển bằng các chất phi tôn xít, các chất thơm Phá rừng trong những năm gần đây dẫn đến thay đổi các chất khí của khí quyển, mà chủ yếu là tăng nồng độ CO2 ( hiện nay nồng độ CO2 là 0,03%)
Khi hàm lượng CO2 tăng lên, hiệu ứng nhà kính của khí quyển tăng lên Kết quả là làm cho trái đất nóng hơn Nếu tiếp tục phá rừng, hàm lượng CO2
tiếp tục tăng và nhiệt độ khí quyển diễn biến phức tạp là nguyên nhân của sự dâng cao mực nước biển, sự gia tăng của bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, phát triển những dịch bệnh v.v Trong thực tế con người vẫn chưa lường hết được những gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ trái đất đang không ngừng tăng lên Rừng còn tham gia duy trì tầng Ôzôn, bảo vệ trái đất khỏi các tia bức xạ Rừng cũng có khả năng làm giảm nồng độ các chất khí độc H2S, NO2, CH4, CO Rừng có vai trò như một nhân tố điều hòa khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Trang 16- Giá trị bằng tiền của ô xi mà rừng đem lại
Hình 1.1: Chu trình quang hợp của cây xanh
Một ha rừng trong một ngày đưa vào khí quyển 180 đến 200 kg ôxy Trung bình 1 ngày 1ha rừng đưa vào khí quyển (180 +200): 2 = 190 kg ôxi Vậy 1 năm 1 ha rừng đưa vào khí quyển 190 * 365 =69.350 (kg) O2 Ở đây
để cho đơn giản hóa chúng ta chỉ xét đến giá trị ôxy 1 năm còn trên thực tế thì việc nhả O2 của cây rừng sẽ diễn ra liên tục và cứ một năm 1ha rừng sẽ nhả ra 69.350 kg O2 Như vậy trên thực tế nếu chúng ta duy trì rừng, chúng
ta sẽ được lợi từ quá trình nhả O2 của rừng trong nhiều năm chứ không chỉ trong 1 năm Điều tra thực tế chúng xác định được một bình ô xy 150 (atf) chứa 6 kg ôxy giá 30.000 đồng
Như vậy giá 1 kg ôxy điều chế là 5000đồng Trên thực tế thì chất lượng ôxy cây rừng nhả có thể không tốt bằng ôxy điều chế nhưng nó là yếu tố liên quan đến sự sinh tồn của con người và động vật trên trái đất Con người không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu O2 Do đó chúng tôi coi giá của ôxy do cây rừng nhả ra bằng giá ôxy điều chế Như vậy lợi ích của quá trình nhả O2 hàng năm của rừng bằng giá trị của khối lượng ôxy đó tính theo giá ôxy điều chế Như vậy 1 tấn ôxy giá 5.000 * 1.000 = 5.000.000 ( đ)= 5 ( triệu)
Khối lượng O2 = Diện tích rừng * 69,35 (tấn) Giá trị O2= Khối lượng O2 * 5 (trđ)
Trang 17- Giá trị bằng tiền của việc hấp thụ CO2 của rừng
Một ha rừng trong một ngày hấp thụ được 220- 280 kg CO2 Trung bình một ngày 1 ha rừng sẽ hấp thụ được ( 220+ 280) :2 = 250 (kg) CO2 Vậy 1 năm
1 ha rừng sẽ hấp thụ được 91.250 (kg) CO2, còn nếu phá rừng thì chúng ta sẽ phải bỏ tiền để xử lý CO2 Như vậy giá trị của khả năng hấp thụ CO2 của rừng chính là chi phí phải bỏ ra để xử lý CO2 nếu phá rừng Qua điều tra thực tế chúng tôi xác định được : để xử lí 1 tấn CO2 mất khoảng 1 triệu đồng Khối lượng CO2 = Diện tích rừng * 91,25 (tấn) Tiền xử lý CO2 = Khối lượng CO2 *1 (tr.đ) Theo tính toán ở trên ta thấy diện tích rừng càng lớn thì khối lượng O2 đưa vào khí quyển và khối lượng CO2 được hấp thụ càng lớn tức là lợi ích từ khả năng điều hòa khí hậu càng lớn Như vậy quần xã thực vật có vai trò cực
kỳ quan trọng trong điều hoà khí hậu Trong khuôn khổ địa phương, thực vật
đã tạo ta bóng mát, thải và khuyếch tán hơi nước nên đã có tác dụng làm giảm nhiệt độ không khí khi nóng nực và làm hạn chế sự mất nhiệt trong nhà trong điều kiện khí hậu lạnh giá Trong khuôn khổ một vùng, thực vật có tác dụng điều hòa vòng quay hơi nước, nếu thảm thực vật mất sẽ làm rối loạn chu trình tuần hoàn nước nên gây ra hạn hán hoặc lũ lụt
Trong khuôn khổ toàn cầu, sự phát triển của thảm thực vật không chỉ gắn liền với chu trình tuần hoàn nước mà cả chu trình tuần hoàn khí CO2, N2
- Giá trị của khả năng hấp thụ bụi
Tán rừng như một “máy lọc xanh” có khả năng hấp thụ tro, bụi, cản trở sự lan truyền của chúng trong không gian
Một ha rừng có thể giữ được 50 đến 70 tấn bụi trong năm, giảm 30 –40% lượng bụi trong khí quyển Nhiều thực vật có khả năng đồng hóa các chất trong khí quyển, chẳng hạn các chất thơm, hợp chất cácbon, ete, tinh dầu, phenon v.v… Ở đây tôi tính giá trị của khả năng hấp thụ bụi của rừng thông qua việc đầu tư thiết bị xử lí bụi Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã đầu tư xử lí bụi cho thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2002-2007( 6 năm) với tổng chi phí khoảng 50.000 (tr.đ) Chi phí này bao gồm đầu tư mua sắm thiết bị chống bụi, xây dựng trạm cấp nước, trả lương cho cán bộ, công nhân viên Như vậy chi
Trang 18phí trung bình một năm là: 50.000 :6 =8.333 (tr.đ) Một năm công ty Môi trường
xử lý được 13.000(tấn) bụi Như vậy để xử lí một tấn bụi thì chi phí là: 8.333 : 13.000 =0,641 (tr.đ) Khối lượng bị hấp thụ = Diện tích * 60 (tấn) Tiền xử lí bụi = Khối lượng bụi hấp thụ * 0,641 (tr.đ)
- Giá trị của khả năng chống xói mòn
Như chúng ta đã biết rừng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ các hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước Tán rừng và lớp lá khô trên bề mặt đất đã ngăn cản sức rơi của các giọt nước mưa làm giảm tác động của mưa lũ trên mặt đất Hệ rễ cây không chỉ có tác động giữ nước, làm chậm tốc độ chảy của nước trong đất Do đó mất rừng, mất thảm thực vật sẽ làm tăng tốc độ xói mòn đất và đất trở nên kém màu mỡ Hàng năm từ 0,9- 2,1 cm tầng đất mặt trên đất trống đồi trọc nước ta bị xói mòn ứng với khoảng 1 tấn mùn/ ha và tương đương với mất 50 kg đam, 50 kg lân và 500 kg kali trên 1 ha.[5] Theo giá điều tra hiện nay ta có : 300 nghìn/ 1 tạ đạm, 100 nghìn/ 1 tạ lân, 250 nghìn/ 1 tạ kali Như vậy 1 ha rừng duy trì thì 1ha năm sẽ giảm được một khoản chi phí cải tạo đất là: 0.05 *300 +0,05 *100 + 0,5 *250 =145 (nghìn) Tiền chống xói mòn = Diện tích rừng *0,145 (triệu đồng) Diện tích rừng càng lớn thì lợi ích do chống xói mòn càng lớn Nếu chặt rừng thì đất bị xói mòn, thoái hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả cho nông, lâm, ngư nghiệp như: giảm năng suất mùa màng, cây
ăn quả và làm chết các loài gia cầm, gia súc khi có lũ lụt, xói mòn
- Giá trị gián tiếp khác
+ Phân huỷ chất thải
Các quần xã sinh học có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm như các kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác Các loài nấm và vi khuẩn là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phân hủy này Khi hệ sinh thái
bị tổn thương thì hoạt động phân giải này bị đình trệ và để thực hiện được các quá trình phân giải con người phải nghiên cứu các giải pháp tuy nhiên chi phí cho hoạt động này rất tốn kém
Trang 19+ Tích trữ và cung cấp nước
Hình 1.2: Quá trình giữ nước và chắn gió của cây xanh
Trong quan điểm trung, giá trị giữ nước của rừng có nghĩa là giữ và tích lũy nước ở bất kỳ dạng nào, bao gồm: làm tăng trữ lượng của nó trong đất, giảm thoát hơi nước mặt đất, tăng mực nước ngầm và qua đó làm tăng lượng nước sông suối, ổn định dòng chảy, suối cũng như làm sạch nước, cải thiện chất lượng của nó Khả năng giữ nước của rừng được quyết định bởi khả năng giảm dòng chảy mặt, tăng lượng nước ngầm Lượng nước giữ lại trên tán rừng phụ thuộc vào kiểu rừng, tuổi rừng, tổ thành loài, độ che phủ, điều kiện khí tượng, loại mưa, cường độ mưa, …Tính trung bình cho các kiểu rừng ở các điều kiện khí hậu khác nhau lượng nước bị giữ lại trên tán chiếm 30 – 35% tổng lượng giáng thuỷ Ở rừng lá kim, tuỳ thuộc vào độ dày, tán rừng giữ được chừng 25 – 40 % tổng lượng giáng thuỷ, cá biệt có thể tới 50% Rừng là rừng lá rộng nên tán rừng chỉ giữ được từ 8 –12% tổng lượng giáng thuỷ
+ Rừng làm giảm tốc độ và chệch hướng đi của gió
Trước hết rừng như một vật cản làm giảm tốc độ gió Khi gặp dải rừng gió
bị mất một phần động năng do phải thắng lực ma sát và làm rung cây Những xoáy khí được hình thành do ma sát của gió với tán rừng có tốc độ di chuyển thấp được xáo trộn vào các lớp không khí bên trên và làm giảm tốc độ của không khí bên trên tán rừng
- Giá trị giáo dục và khoa học
Trang 20Các sách giáo khoa, chương trình tivi, phim ảnh được xây dựng chủ đề thiên nhiên nhằm mục đích giáo dục và giải trí Nhiều nhà khoa học, các nhà sinh thai học và những người yêu thích thiên nhiên đã tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên với chi phí thấp, không đòi hỏi dịch vụ cao cấp nhưng đã mang lại những lợi nhuận to lớn Rừng cung cấp nhiều cây có ích cho công tác nghiên cứu khoa học, ngay bản thân việc nghiên cứu bảo vệ được hệ sinh thái rừng tái sinh thuần loại mở đầu cho việc xây dựng bền vững rừng đối với loài Castanopsis boisu đang có ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam Ngoài giá trị kinh tế thực thụ, họ còn nâng cao kiến thức tăng cường tính giáo dục và vốn sống của con người
- Giá trị về cảnh quan
Đây còn được gọi là những dịch vụ tự nhiên về nghỉ ngơi và du lịch sinh thái,
về sự thưởng thức và giải trí của con người Sự tồn tại của loài góp phần cải thiện đời sống của con người, ví dụ thưởng thức tiếng chim hót, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi rừng Hình ảnh các loài cỏ cây, các bông hoa đẹp, các giai điệu của tiếng chim đã làm sinh động và gợi cảm hơn các lời ca tiếng hát
d Đánh giá giá trị không sử dụng
Thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất thật của sự vật nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng thực tế, hoặc thậm chí việc chọn lựa sử dụng sự vật này Giá trị không sử dụng về cơ bản có hai loại : Giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền
- Giá trị tồn tại
Liên quan đến việc xem xét về nhận thức của các nguồn tài nguyên dưới bất cứ hình thức nào.Trong thực tế giá trị này của hoạt động môi trường khó qui đổi ra tiền tệ do đó giá trị này được đánh giá dựa trên khả năng sẵn sàng chi trả của các cá nhân cho nguồn tài nguyên sau khi họ đã hiêủ rất kỹ về nguồn tài nguyên đó
- Giá trị lưu truyền
Trang 21Đây là giá trị dịch vụ môi trường được xem xét không chỉ cho thế hệ trước mắt mà còn cho các thế hệ mai sau Do đó việc đánh giá loại giá trị này không thể dựa trên cơ sở giá của thị trường mà còn phải dự đoán khả năng sử dụng chúng cho tương lai Để đánh giá loại giá trị này người ta phải lập các phương pháp dự báo
Việc duy trì và phát triển rừng không chỉ đem lại giá trị sử dụng trước mắt
mà còn đem lại những giá trị trong tương lai Những giá trị này không có giá trị sử dụng ở hiện tại nhưng nó có giá trị tiềm năng sử dụng hoặc không sử dụng trong tương lai Loài hiện đang được coi là vô ích có thể trở thành loài hữu ích hoặc có một giá trị lớn nào đó trong tương lai tức là rừng có thể cung cấp các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội loài người vào một lúc nào đó trong tương lai
Qui mô tìm kiếm những sản phẩm mới trong tự nhiên là rất đa dạng Các nhà động vật học đang tìm kiếm những loài động vật là các tác nhân phòng trừ sinh học Các nhà vi sinh vật đang tìm kiếm các loài vi sinh vật để trợ giúp cho quá trình nâng cao năng suất Các cơ quan y tế và các công ty dược phẩm đang
có những nỗ lực lớn để tìm kiếm các loài có thể cung cấp những hợp chất phòng, chữa bệnh cho con người, ví dụ như việc phát hiện cây thuỷ tùng ở vùng Thái Bình Dương và vùng cổ Bắc Mỹ trong chữa bệnh ung thư là một giá trị mới cho giá trị tiềm năng của đa dạng sinh học trong những năm gần đây Nguồn gen tiềm năng có trong các loài hoang dại là một hướng nghiên cứu quan trọng đối với việc tăng năng suất và khả năng chống chịu của các loài vật nuôi, cây trồng trong tương lai
Rõ ràng chúng ta hiện chưa biết hết được giá trị của các loài, điều ẩn chứa trong loài là những tiềm năng trong tương lai, đó có thể là dược liệu, gen động thực vật trong tương lai Nhiều người trên thế giới tôn trọng cuộc sống hoang
dã và tìm cách bảo vệ những động thực vật rừng Công việc này gắn liền với nhu cầu một ngày nào đó được tham quan nơi sống và nhìn thấy nó trong thiên nhiên bằng chính mắt mình
Trang 221.2 Phát triển bền vững
1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc phát triển bền vững
Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX thế giới đã quan tâm đến "phát triển bền vững" Khái niệm "phát triển bền vững" hay "khả năng bền vững" được đưa ra trong "chiến lược bảo tồn thế giới" nhằm đáp lại nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp
môi trường toàn cầu “Quan điểm chung của sự phát triển bền vững là bảo đảm sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất
- Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được
- Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất
- Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình
- Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ
- Xây dựng một khối liên minh toàn cầu
1.2.2 Nội dung phát triển bền vững
- Phát triển bền vững về kinh tế
- Phát triển bền vững về xã hội
- Phát triển bền vững về môi trường
Phát triển bền vững trên cả 3 nội dung trên nhằm đạt được sự đầy đủ
về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên
Trang 231.3 Nguyên lý quản lý rừng bền vững
1.3.1 Khái niệm
Một định nghĩa về quản lý rừng bền vững được tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt
đới (ITTO) đưa ra như sau: Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý đất rừng
cố định để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường vật chất xã hội
Theo định nghĩa này thì quản lý rừng bền vững bao gồm việc bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng sản phẩm của rừng một cách hợp lý, khai thác sử dụng để đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cho tương lai Bảo vệ rừng là để cho rừng tiếp tục phát triển, ngược lại phát triển rừng cũng là cách để bảo vệ tài nguyên rừng
lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng
Nguyên tắc thứ hai là, trong quản lý bền vững tài nguyên rừng, sự phòng ngừa, nó được hiểu là ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng
và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trường
Trang 24Nguyên tắc thứ ba là, sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại một số ý kiến cho rằng, sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:
- Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc được cung cấp các tài nguyên từ rừng;
- Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau
Nguyên tắc thứ tư là tính hiệu quả Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái
1.4 Cơ sở pháp lý
1.4.1 Các văn bản của nhà nước
Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng
Các văn bản nghị định liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng
+ Văn kiện đại hội Đảng
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11
+ Luật đất đai số 13/2003/QH11
+ Nghị định thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng 23/2006/NĐ-CP + Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chinh phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng,phát triển rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản
+ Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Nghị định
Trang 25số 25/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
+ Quyết định số: 245/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp
+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng
+ Nghị quyết số 73/2007/NQ-HĐND, ngày 25/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015;
+ Quyết định số: 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 09 năm 2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 đến 2015;
+ Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND, ngày 17/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2020
+ Quyết định 3857/QĐ-UBND,ngày 31/10/2013 về việc quy hoạch phát triển rừng đặc dụng của tỉnh đến năm 2020
+ Quyết định 4364/QĐ-UBND, ngày 28/12/2011 về việc quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn tỉnh
1.4.2 Chủ trương chính sách của ngành
Để có những hướng đi tốt trong quá trình phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng của quốc gia Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đưa ra các chủ trương chính sách với những nội dung cơ bản sau
Xây dựng một hành lang pháp lý để thiết lập lâm phận quốc gia ổn định
và cắm mốc ranh giới trên thực địa Sửa đổi và hoàn thiện chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp Ưu tiên giao, khoán rừng phòng hộ cho các cộng
Trang 26đồng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đã duyệt
Xây dựng cơ chế đầu tư xây dựng cơ bản đặc thù và đổi mới phương thức đầu tư của Nhà nước cho ngành lâm nghiệp theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt, thay dần cho việc cấp vốn theo suất đầu tư hỗ trợ bình quân hiện nay
Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, đồng thời phải lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển vùng đệm và hành lang đa dạng sinh học Các dự án lâm nghiệp phải lồng ghép với các dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn, ở các vùng sâu, vùng xa Các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng
hộ, công ty lâm nghiệp hướng hoạt động kinh doanh vào cung cấp các dịch vụ hoặc tham gia quản lý dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Quy hoạch phân chia 3 loại rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất trên phạm vi toàn quốc
Phương án điều chế của một lâm trường thể hiện 3 nội dung chủ yếu sau
Quy hoạch các tiểu khu theo rừng phòng hộ và rừng sản xuất
Phân chia thành các phân trường hoặc đội sản xuất
Quy hoạch các biện pháp tác động: khai thác, trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, làm giầu rừng, nông lâm kết hợp
- Phần kế hoạch tác nghiệp
Trang 27Kế hoạch khai thác cho một luân kỳ 35 năm, từng giai đoạn 5 năm và trong 5 năm đầu
Xây dựng quy chế quản lý khai thác
Cục Lâm nghiệp đã xây dựng 1 phần mềm để quản lý khâu khai thác Các
số liệu khai thác từ năm 1993 được đưa vào quản lý và hiện nay đã cập nhật được thông tin của 11 tỉnh có diện tích khai thác lớn trong tổng số 20 tỉnh có khai thác rừng tự nhiên, chiếm 2/3 khối lượng khai thác của toàn quốc
Xây dựng chiến lược lâm nghiệp Ngày 22 tháng 1 năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 199/QĐ-BNN-PTLN phê duyệt “Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010” Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, Chiến lược phát triển lâm nghiệp được ban hành chính thức Tuy nhiên, để phù hợp với những thay đổi trong các luật vừa mới được sửa đổi như Luật Đất đai (2003), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004) và để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, vào đầu năm 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT
đã tiến hành xây dựng Chiến lược lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 thay thế Chiến lược lâm nghiệp cũ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2006
Ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg
về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020
1.4.3 Chủ trương chính sách của địa phương
Hoàn chỉnh hệ thống ranh giới các khu rừng đặc dụng, ranh giới các phân khu chức năng, làm cơ sở cho việc đóng mốc bổ sung, sửa chữa mốc, bảng nội quy của các khu rừng đặc dụng
Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng, trọng tâm là các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; tăng cường thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học
Trang 28Xây dựng các chương trình hoạt động, đề xuất được các giải pháp đồng
bộ cho quản lý bảo vệ rừng, phục hồi sinh thái, nghiên cứu khoa học, xây dựng
cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao trách nhiệm, nhận thức của chính quyền các cấp, sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng
Tiếp tục quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng, bảo vệ hiệu quả các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm Thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên sâu về bảo tồn, phát triển khu hệ động vật, thực vật rừng, bảo vệ
đa dạng sinh học như: Bảo tồn và phát triển loài Lim xanh tại Vườn Quốc gia Bến En; các loài Pơ mu, Sa mộc dầu, Bách xanh, các loài linh trưởng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên; các loài Lan, Bò tót tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Hu; loài Thông pà cò, Sến mật, Voọc mông trắng, Sơn dương tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; Sến mật tại Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy; Thông
pà cò, Đỉnh tùng, tùng sọc hẹp, tùng sọc rộng tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa
Phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao công nghệ, mô hình mới và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích cho cộng đồng vùng đệm Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm các khu rừng đặc dụng về cơ chế đồng quản
lý, tự nguyện tham gia bảo vệ rừng
Cơ bản hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng, tạo môi trường thuận lợi thực hiện đồng bộ các chương trình hoạt động bảo tồn thiên nhiên Phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh, khai thác hiệu quả lợi thế
đa dạng sinh học và các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa bản địa trong vùng Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia thuộc tỉnh quản lý theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng, Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ
Trang 291.5 Kinh ngiệm khai thác bền vững tài nguyên rừng
1.5.1 Những nghiên cứu trong nước
Trên thế giới một số nước như Thái Lan, Philippin, Nepal, Ba Lan… đã phát triển khá thành công phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng để bảo
vệ và phát huy hết tiềm năng của rừng
Hiện nay trên nước ta đã và đang có những mô hình thực hiện phương hướng phát triển rừng một cách hiệu quả và đạt được những thành công nhất định Thực tế cho thấy chính phủ Việt Nam đang có chủ trương phát triển phương pháp quản lý rừng cộng đồng thông qua các chính sách giao đất giao rừng, xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ rừng thôn, buôn
Ví dụ nhưng trên đại bàn tỉnh Gia Lai đã thực hiện chủ trương xây dựng
mô hình quản lí rừng và Tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bana Nhằm hướng tới các mục tiêu: Thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Đưa các cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh nghề rừng, rừng có chủ thực sự
Qua những chính sách thiết thực mô hình đã đạt được những mục tiêu như nâng cao đời sống của cộng đồng thông qua các hoạt động kinh doanh lâm nghiệp, sản xuất nông lâm kết hợp Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động lâm nghiệp Giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp, lấn chiếm đất đai, phá rừng trái phép Duy trì và nâng cao giá trị sản xuất, tác dụng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường của các khu rừng trong khu vực Nâng cao năng lực của cộng đồng trong quản lý tài nguyên, phát triển các kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp thích hợp Phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc Bahnar, Jrai bản địa
Trước những thành công bước đầu đạt được UBND tỉnh Gia Lai sẽ sớm nhân rộng mô hình và sẽ là phương hướng chính để phát triển nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững
Trang 30Bên cạnh đó Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (thuộc Hội KH-KT Lâm nghiệp Việt Nam) đã dự thảo xong Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng, đang trình Tổ chức chứng chỉ rừng của thế giới công nhận Do vậy, việc cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam chưa được thực hiện mà đang trong quá trình thí điểm cấp chứng chỉ và xây dựng lộ trình để cấp chứng chỉ rừng Đến năm
2006, ở Việt Nam mới có một đơn vị duy nhất được cấp chứng chỉ rừng của FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng của Công ty liên doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định)
1.5.2 Bài học rút ra để khai thác bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh Thanh Hóa
Đất nước ta đang tiến vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa để từng bước tiến dần lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề baor vệ và phát triển rừng một cách bền vững lại càng là ưu tiên số một Là một trong những tỉnh có nền kinh
tế phát triển góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước tiến lên chủ nghĩa xa hội Thanh Hóa cần chú trọng phát triển cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường bảo vệ tài nguyên rừng vì thế cần Thực hiện tốt việc các việc làm sau
Hệ thống quản lý cần phải được xây dựng trên một quan niệm đúng đắn
về đối tượng và cần chú ý đến tương quan tổng thể, toàn cầu
Xây dựng các hệ thống quản lí trồng chăm sóc và bảo vệ rừng như: chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp (các hệ thống chuyển đổi), tác động nhằm tạo ra rừng tự nhiên có năng suất cao hơn (các hệ thống chặt trắng), hoặc giảm thiểu tác động và sử dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy gỗ (các hệ thống tái sinh tự nhiên) Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống phục hồi bằng việc phục hồi lại rừng trên đất
đã bị thoái hóa (các hệ thống phục hồi) [1]
Hệ thống quản lý rừng cần dựa trên sự hài hoà giữa kinh tế quốc dân nhà nước và kinh tế doanh nghiệp Bất kỳ một khu rừng nào cũng có khả năng cung cấp lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái Về nguyên tắc thì lợi ích kinh tế không
Trang 31mâu thuẫn với lợi ích sinh thái, nếu giữa kinh tế quốc dân và kinh tế doanh nghiệp không tạo ra các hệ thống độc lập với nhau Hệ thống quản lý rừng phải dựa trên các cơ sở khoa học về lâm sinh Hệ thống quản lý rừng phải dựa vào toàn dân (xã hội hóa nghề rừng)
Về đối tượng: Bản chất kinh tế của rừng thể hiện ở 3 tính chất sau: Rừng vừa là sản phẩm, vừa là tư liệu sản xuất và là một khối thống nhất của hai yếu
tố này; Rừng có giá trị sử dụng tổng hợp; Giá trị sử dụng của rừng mang tính tiềm năng, lợi ích của rừng được xác định bao gồm giá trị sử dụng của các lâm sản, dịch vụ và khả năng tái sản xuất ra những sản phẩm trên
Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng; xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch quản lý tài chính và giám sát, đánh giá từ tỉnh đến cơ sở
Tiếp tục cũng cố vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các chủ rừng nhà nước,
để làm nòng cốt trong việc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp
tư nhân và cộng đồng trong công tác bảo vệ phát triển rừng và chế biến lâm sản
Hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như: chính sách hưởng lợi từ rừng; chính sách khuyến khích phát triển chế biến lâm sản; chính sách phát triển vùng nguyên liệu; chính sách phát triển khoa học công nghệ; chính sách phát triển làng nghề thủ công, mỹ nghệ, … Xây dựng các quy ước, cam kết tham gia quản lý bảo vệ rừng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương; thực hiện nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt, tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Tăng cường lực lượng quản lý bảo vệ rừng, tổ chức truy quét các tụ điểm khai thác trái phép; chủ động phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại;
Trang 32phát triển các mô hình quản lý rừng cộng đồng để nâng cao trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng
Nâng cao nhận thức trong xã hội về vai trò của rừng phòng hộ ven biển liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh như khai thác khoáng sản, phát triển du lịch sinh thái Tổ chức tốt các hoạt động quản lý bảo vệ và trồng rừng ven biển theo mô hình quản lý rừng cộng đồng, nhóm hộ gia đình để nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia bảo vệ rừng
Phân vùng lâm nghiệp là biện phát tốt nhất để phát triển bên vững nguồn tài nguyên rừng
Rà soát lại kết quả giao đất, giao rừng theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Liên bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổ chức giao mới diện tích UBND xã đang tạm quản lý, để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ưu tiên cho các hộ miền núi, dân tộc thiểu số có nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế hộ; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng rừng cho chủ rừng
Trang 33CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH THANH HÓA 2.1 Tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Số lượng, trữ lượng và phân loại tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa
Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tỉnh Thanh Hóa có tài nguyên rừng khá lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế xã hội Theo kết quả kiểm kê đất đai về số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2013, diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 600.627,66 ha; tỷ lệ che phủ đạt 54% Trong đó:
Rừng phòng hộ có diện tích 180.750,84 ha; chiếm 30,0% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây và một số ít ở ven biển Chức năng của rừng là phòng hộ đầu nguồn các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Mực, sông Bưởi, Hồ Cửa Đặt, Hồ Yên Mỹ và phòng hộ ven biển
Rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia Bến En, một phần Vườn quốc gia Cúc Phương và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên và các
di tích danh thắng như Lam Kinh, rừng Thông Với tổng diện tích 82.005,9 ha, chiếm 14% diện tích đất lâm nghiệp Chức năng của rừng là bảo tồn đa dạng sinh học, hệ động thực vật quí hiếm, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường
Rừng sản xuất có diện tích 337.871,49 ha, chiếm 56% diện tích đất lâm nghiệp; tập trung ở vùng đồi núi thấp và vùng trung du
Rừng của Thanh Hóa chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá phong phú, đa dạng về giống loài Về thực vật có các loại gỗ quý như lát, pơmu, trầm hương, lim, sến, vàng tâm…; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre…; ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh kiến Tuy nhiên, trong những năm cuối thập kỷ trước do bị khai thác quá mức nên chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng, các loại thực vật quí hiếm như lim, lát chỉ còn rải rác ở một số địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các khu bảo tồn, vườn Quốc gia
Trang 34Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích rừng của tỉnh Thanh Hóa
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của rừng trong tỉnh Thanh Hóa Diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đang bị giảm dần nhưng vẫn duy trì được diện tích lớn đó là diện tích rừng phòng hộ là 81504,77 ha Rừng đặc dụng là 191943.98 ha Trong những năm vừa qua nhờ các chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng phát triển rừng mà diện tích rừng của tỉnh không ngừng tăng qua các năm Đặc biệt là những cánh rừng mới ngày nhiều góp phàn phủ xanh đất trống đồi trọc Diện tích rừng sản xuất được quy hoạch lại một cách khoa học năm 2013 diện tích rừng sản xuất của tỉnh là 355651,25 ha tạo nguồn nguyên liêu rồi rào cho việc phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất
vì vậy hệ thống động thực vật ở đây cũng rất đa dạng và phong phú Với 2 vườn quốc gia là Bến En, Cúc Phương và 05 khu bảo tồn thiên nhiên là: Pù Luông (
Bá Thước và Quan Hóa), Pù Hu (Quan Hóa, Mường Lát), Xuân Liên( Thường Xuân ), Sến Tam Quy (Hà Trung) và khu bảo tồn Nam Động Nơi đây đã lưu giữ được rất nhiều loại động thực vật giá trị và nguồn ghen quý hiếm để phục
vụ nghiên cứu phát triển và bảo tồn sinh vật
Rừng Thanh hóa có nhiều loài gỗ quý hiếm có lát, pơmu, trầm hương Gỗ nhóm I, II có samu, lim xanh, táu, sến Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de,
12.96
30.51 57.63
phòng hộ đặc dụng sản xuất
Trang 35chò chỉ Các loại thuộc họ tre nứa gồm có luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ…các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su
Đáng chú ý là vùng luồng, tre, nứa phân bố ở Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến bột giấy Nhìn chung, vùng rừng giàu và trung bình hiện còn phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt – Lào, có độ cao trên 700 - 1.200 m, xa đường giao thông
và các khu dân cư, chủ yếu là rừng đầu nguồn, phòng hộ Còn vùng rừng ở độ cao dưới 700 m, gần các trục giao thông là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức, cần được cải tạo
Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, bò tót, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát như trăn, rắn, rùa, ba ba, tắc kè, kỳ đà, tê tê, các loài chim và ong rừng… Đặc biệt ở vùng Tây Nam Thanh Hóa có rừng quốc gia Bến En, nơi lưu giữ và bảo vệ các nguồn gen động vật, thực vật quý, đồng thời là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách
Bảng 2.1: Tổng diện tích 3 loại rừng phân theo khu vực hành chính trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa
hộ (ha)
Rừng đặc rụng ( ha )
Rừng sản xuất (ha)
Trang 382.1.2 Vai trò của rừng đối với tỉnh Thanh Hóa
2.1.2.1 Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa
Như chúng ta đã biết thì diện tích tỉnh Thanh Hóa có tới ¾ diện tích là đồi núi do đó việc phát triển nguồn tài nguyên rừng là rất thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao do rừng đem lại
Giá trị tổng hợp của rừng trong tỉnh có thể chia thành 5 chức năng: Chức năng sản xuất (kinh tế); Chức năng phòng hộ môi trường; Chức năng giải trí (du lịch); Chức năng môi sinh; Chức năng bảo vệ đa dạng sinh học Thứ tự tầm quan trong của các chức năng này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, theo từng địa phương và theo từng đối tượng rừng
Giá trị của ngành không ngừng tăng nhanh qua các năm từ 300 tỷ đồng năm 2000 lên hơn 500 tỷ đồng năm 2010 giá trị tăng trưởng bình quân trong ngành đạt 7% Cơ cấu của ngành giảm về tỷ trọng nhưng không ngừng tăng về mặt quy mô sản lượng Để hiểu rõ hơn về giá trị kinh tế mà tài nguyên rừng đem lại, chúng ta có xem cơ cấu của ngành nông lâm thủy sản của tỉnh năm 2013
Hình 2.2: Cơ cấu giá trị ngành nông- lâm - thủy sản năm 2013
78.4
6.1 15.5
Nông nghiệp Lâm Nghiệp Thuỷ sản
Trang 39Tuy chỉ đóng góp được hơn 6% trong tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhưng ngành lâm nghiệp đã đóng góp không nhỏ trong quá trình giải quyết việc làm cho nhân dân vùng núi trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và an ninh chính trị
Trữ lượng rừng của Thanh Hóa thuộc loại dưới trung bình, ước tính chỉ khoảng 16,6 triệu m3 gỗ và hơn 900 triệu cây tre nứa Hơn 90% rừng gỗ hiện nay thuộc loại rừng non và rừng nghèo, các loại rừng tre nứa hỗn giao cũng đều
ở tình trạng nghèo Rừng giàu và trung bình chỉ chiếm 6,6% diện tích rừng gỗ trong tỉnh và chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố rải rác trên các dãy núi cao ở khu vực biên giới Việt - Lào và một số vùng ở Pù Man, Pù Rinh, Pù Kha, Pù Luông, Pù Hu trên độ cao từ 700 mét - 1.200 mét, xa đường giao thông và các khu dân cư Ở các vùng đồi núi thấp dưới 700 mét, gần các trục đường giao thông và khu dân cư thường là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức Phân cấp trữ lượng rừng gỗ tự nhiên cụ thể như sau:
Rừng non chưa có trữ lượng: 57.899,3 ha
Sản phẩm gỗ cung cấp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình Ngày nay hầu như không có một ngành nào không dùng tới gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người sử dụng Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động của tiến bộ khoa học
và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng Sản lượng khai thác gỗ là 66 ngàn m3 (năm 1995), 37,5 ngàn m3
Trang 4054.350 m3 sản lượng khai thác gỗ giảm chứng tỏ các cấp các ngành trong tỉnh
đã chú trọng hơn tới việc phát triển bền vững tài nguyên rừng chú trọng bảo vệ
và phát triển chứ không chỉ hướng tới khai thác nguồn tài nguyên quý giá này Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa, song mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm
và có giá trị kinh tế cao Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người
Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản các loài chim thú cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách cho tỉnh Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng
2.1.2.2 Vai trò của rừng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường
sống của tỉnh
Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông nghiệp và nâng cao năng suất hoa màu
Ở những vùng núi cao trong tỉnh như Bá Thước, Quan Hóa Mường Lát…, rừng
có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồn nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọi sự biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng động trong các dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước, các hệ thống tưới tiêu của sông, các công trình thủy điện trong tỉnh Ở những vùng ven biển như Tĩnh Gia, Hoàng Hóa… rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di động của các cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng và bảo vệ đê ven biển