Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 74)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.9.Phát triển nguồn nhân lực

Cần nhà quản lý rừng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn: Nhân tố cơ bản góp phân thành công trong quản lý rừng là những nhà quản lý rừng được đào tạo rất cơ bản và giàu kinh nghiệm thực tiễn. Thực tế cho thấy, sự yếu kém trong quản lý gây tác hại nhiều hơn bất kỳ nhân tố nào khác trong việc quản lý rừng nhiệt đới. Kiến thức tốt về kỹ thuật, tổ chức, điều phối, lập kế hoạch, lập dự toán và theo dõi giám sát các hoạt động là các nhân tố quan trọng giúp nhà quản lý có thể ra quyết định và ứng phó với những biến động thường xuyên của quá trình phát triển vì thế chúng ta cần.

Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn cho đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ nòng cốt ở các khu rừng đặc dụng.

Lựa chọn, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa cán bộ theo hướng chuyên sâu. Có chính sách thỏa đáng để tăng cường đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài; đào tạo cán bộ hướng dẫn viên du lịch; bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ.

Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho lực lượng kiểm lâm trong các khu rừng đặc dụng. Tăng cường tham quan học tập kinh nghiệm về chính sách đồng quản lý rừng ở các khu rừng đặc dụng trong và ngoài tỉnh.

Đào tạo cán bộ quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận; thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo cán bộ và định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho giai đoạn sau năm 2020.

Tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn theo hướng chuyên gia cho lực lượng kiểm lâm trong các khu rừng đặc dụng. Xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình đồng quản lý rừng.

67

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 74)