5. Kết cấu khóa luận
1.4.2. Chủ trương chính sách của ngành
Để có những hướng đi tốt trong quá trình phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng của quốc gia. Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đưa ra các chủ trương chính sách với những nội dung cơ bản sau.
Xây dựng một hành lang pháp lý để thiết lập lâm phận quốc gia ổn định và cắm mốc ranh giới trên thực địa. Sửa đổi và hoàn thiện chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp. Ưu tiên giao, khoán rừng phòng hộ cho các cộng
19
đồng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đã duyệt.
Xây dựng cơ chế đầu tư xây dựng cơ bản đặc thù và đổi mới phương thức đầu tư của Nhà nước cho ngành lâm nghiệp theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt, thay dần cho việc cấp vốn theo suất đầu tư hỗ trợ bình quân hiện nay.
Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp. Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, đồng thời phải lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển vùng đệm và hành lang đa dạng sinh học. Các dự án lâm nghiệp phải lồng ghép với các dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn, ở các vùng sâu, vùng xa. Các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, công ty lâm nghiệp hướng hoạt động kinh doanh vào cung cấp các dịch vụ hoặc tham gia quản lý dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quy hoạch phân chia 3 loại rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất trên phạm vi toàn quốc.
Phương án điều chế của một lâm trường thể hiện 3 nội dung chủ yếu sau - Phần hiện trạng
Vị trí địa lý : tỉnh, huyện, xã.
Diện tích, trữ lượng rừng phân theo trạng thái của toàn lâm trường. Diện tích đất trống trọc.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. - Phần quy hoạch
Quy hoạch các tiểu khu theo rừng phòng hộ và rừng sản xuất Phân chia thành các phân trường hoặc đội sản xuất.
Quy hoạch các biện pháp tác động: khai thác, trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, làm giầu rừng, nông lâm kết hợp...
20
Kế hoạch khai thác cho một luân kỳ 35 năm, từng giai đoạn 5 năm và trong 5 năm đầu.
Xây dựng quy chế quản lý khai thác
Cục Lâm nghiệp đã xây dựng 1 phần mềm để quản lý khâu khai thác. Các số liệu khai thác từ năm 1993 được đưa vào quản lý và hiện nay đã cập nhật được thông tin của 11 tỉnh có diện tích khai thác lớn trong tổng số 20 tỉnh có khai thác rừng tự nhiên, chiếm 2/3 khối lượng khai thác của toàn quốc.
Xây dựng chiến lược lâm nghiệp Ngày 22 tháng 1 năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 199/QĐ-BNN-PTLN phê duyệt “Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010”. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, Chiến lược phát triển lâm nghiệp được ban hành chính thức. Tuy nhiên, để phù hợp với những thay đổi trong các luật vừa mới được sửa đổi như Luật Đất đai (2003), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004) và để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, vào đầu năm 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành xây dựng Chiến lược lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 thay thế Chiến lược lâm nghiệp cũ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2006.
Ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.