Vai trò của rừng đối với tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 42)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.2.Vai trò của rừng đối với tỉnh Thanh Hóa

2.1.2.1. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết thì diện tích tỉnh Thanh Hóa có tới ¾ diện tích là đồi núi do đó việc phát triển nguồn tài nguyên rừng là rất thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao do rừng đem lại.

Giá trị tổng hợp của rừng trong tỉnh có thể chia thành 5 chức năng: Chức năng sản xuất (kinh tế); Chức năng phòng hộ môi trường; Chức năng giải trí (du lịch); Chức năng môi sinh; Chức năng bảo vệ đa dạng sinh học. Thứ tự tầm quan trong của các chức năng này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, theo từng địa phương và theo từng đối tượng rừng.

Giá trị của ngành không ngừng tăng nhanh qua các năm từ 300 tỷ đồng năm 2000 lên hơn 500 tỷ đồng năm 2010 giá trị tăng trưởng bình quân trong ngành đạt 7%. Cơ cấu của ngành giảm về tỷ trọng nhưng không ngừng tăng về mặt quy mô sản lượng. Để hiểu rõ hơn về giá trị kinh tế mà tài nguyên rừng đem lại, chúng ta có xem cơ cấu của ngành nông lâm thủy sản của tỉnh năm 2013.

Hình 2.2: Cơ cấu giá trị ngành nông- lâm - thủy sản năm 2013 78.4

6.1

15.5

32

Tuy chỉ đóng góp được hơn 6% trong tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhưng ngành lâm nghiệp đã đóng góp không nhỏ trong quá trình giải quyết việc làm cho nhân dân vùng núi trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và an ninh chính trị.

Trữ lượng rừng của Thanh Hóa thuộc loại dưới trung bình, ước tính chỉ khoảng 16,6 triệu m3 gỗ và hơn 900 triệu cây tre nứa. Hơn 90% rừng gỗ hiện nay thuộc loại rừng non và rừng nghèo, các loại rừng tre nứa hỗn giao cũng đều ở tình trạng nghèo. Rừng giàu và trung bình chỉ chiếm 6,6% diện tích rừng gỗ trong tỉnh và chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố rải rác trên các dãy núi cao ở khu vực biên giới Việt - Lào và một số vùng ở Pù Man, Pù Rinh, Pù Kha, Pù Luông, Pù Hu... trên độ cao từ 700 mét - 1.200 mét, xa đường giao thông và các khu dân cư. Ở các vùng đồi núi thấp dưới 700 mét, gần các trục đường giao thông và khu dân cư thường là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức. Phân cấp trữ lượng rừng gỗ tự nhiên cụ thể như sau:

Cấp trữ lượng II (226 - 300 m3/ha): 2.918,6 ha Cấp trữ lượng III (151 - 226 m3/ha): 10.159,1 ha Cấp trữ lượng IV (76 - 150 m3/ha): 42.315,1 ha Cấp trữ lượng IV (< 75 m3/ha): 65.155,4 ha Rừng non có trữ lượng: 22.259,8 ha Rừng non chưa có trữ lượng: 57.899,3 ha.

Sản phẩm gỗ cung cấp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay hầu như không có một ngành nào không dùng tới gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người sử dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Sản lượng khai thác gỗ là 66 ngàn m3 (năm 1995), 37,5 ngàn m3

33

54.350 m3 sản lượng khai thác gỗ giảm chứng tỏ các cấp các ngành trong tỉnh đã chú trọng hơn tới việc phát triển bền vững tài nguyên rừng chú trọng bảo vệ và phát triển chứ không chỉ hướng tới khai thác nguồn tài nguyên quý giá này. Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa, song mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.

Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản các loài chim thú cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách cho tỉnh. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng.

2.1.2.2. Vai trò của rừng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường sống của tỉnh

Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông nghiệp và nâng cao năng suất hoa màu. Ở những vùng núi cao trong tỉnh như Bá Thước, Quan Hóa Mường Lát…, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồn nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọi sự biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng động trong các dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước, các hệ thống tưới tiêu của sông, các công trình thủy điện trong tỉnh. Ở những vùng ven biển như Tĩnh Gia, Hoàng Hóa… rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di động của các cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng và bảo vệ đê ven biển.

34

2.1.2.3. Giá trị tài nguyên thực vật của tỉnh

Thanh Hóa là khu vực có hệ thực vật phong phú và đa dạng bậc nhất cả nước trong đó phải kể đến

Tập đoàn cây gỗ: có hơn 100 loài, cây quý hiếm 8 loài. Nhiều loài quý hiếm đưa vào sách đỏ cần bảo vệ như: Lim, Đinh, Sến, Táu, Gụ. Đó là những loài gỗ tứ thiết của Việt Nam, hiện còn sót lại trong những cánh rừng nguyên sinh của tỉnh. Tuy số lượng không nhiều, nhưng còn sót lại ở những huyện vùng cao nhưng Mường Lát, Quan Hóa… đây là nguồn gen quý hiếm cần giữ gìn, bảo vệ và có kế hoạch nhân giống ra. Với tập đoàn hơn 100 loài cây cho gỗ ở rừng, tỉnh Thanh đang chứng tỏ sự đa dạng tập đoàn cây gỗ và sự trù phú của những cánh rừng nguyên sinh. Tuy nhiên các loài cây thuộc chủng loại gỗ nhóm I, II rất ít và đang bị khai thác một cách cạn kiệt. Nhiều loại cây đã bị khai thác đến mức cạn kiệt, đang đứng trước nguy cơ bị biến mất trong khu vực. Điều đáng quan tâm rừng trong tỉnh hiện nay chủ yếu là rừng trồng kém chất lượng diện tích rừng tự nhiên luôn luôn bị xâm lấn ở phía chân đồi vì sự phát triển của những cánh đồng mía …Tuy nhiên một số cánh rừng nguyên sinh vẫn còn phong phú, đó là nền tảng để bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái của vùng như: giữ nước, điều hoà khí hậu, là lá phổi xanh cho sự phát triển của tỉnh trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Tập đoàn cây thuốc: Cho đến nay đã thống kê được hơn 156 loài có giá trị sử dụng làm thuốc đang tồn tại trong tỉnh. Các loài được thu hái toàn bộ cây hoặc từng bộ phận thân, rễ, lá, hoa, quả,vỏ… theo kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân. Nhìn chung tập đoàn cây thuốc phong phú và đa dạng vào đạng bậc nhất của cả nước. Đây là nguồn gen quý giá cần được bảo vệ và phát triển cho ngành y dược của tỉnh.

2.1.2.4. Giá trị tài nguyên động vật của tỉnh

Thanh Hóa là khu vực có hệ động vật phong phú và đa dạng bậc nhất cả nước. Thanh Hóa Trong một số khu rừng còn xuất hiện bò rừng, nai, hoẵng,

35

vượn, khỉ, lợn rừng và nhiều loại chim, thú, bò sát khác. Đặc biệt một số nơi còn có các loài động vật quý như hổ, báo, gấu, gà lôi, công trĩ. Riêng ở Vườn Quốc gia Bến En hiện còn hệ động vật rất phong phú gồm 162 loài chim, 53 loài thú, 39 loài bò sát.., trong đó có nhiều loài quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, do vậy cần được bảo vệ nghiêm ngặt.… bên cạnh sự phong phú về lớp thú thì tỉnh cũng khá đa rạng về các loài chim cũng như bò sát, điều này đã mang lại giá trị kinh tế không nhỏ trong tài nguyên sinh vật trong tỉnh.

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 42)