Bài học rút ra để khai thác bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 30)

5. Kết cấu khóa luận

1.5.2. Bài học rút ra để khai thác bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh

Hóa

Đất nước ta đang tiến vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa để từng bước tiến dần lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề baor vệ và phát triển rừng một cách bền vững lại càng là ưu tiên số một. Là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước tiến lên chủ nghĩa xa hội Thanh Hóa cần chú trọng phát triển cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường bảo vệ tài nguyên rừng. vì thế cần Thực hiện tốt việc các việc làm sau.

Hệ thống quản lý cần phải được xây dựng trên một quan niệm đúng đắn về đối tượng và cần chú ý đến tương quan tổng thể, toàn cầu.

Xây dựng các hệ thống quản lí trồng chăm sóc và bảo vệ rừng như: chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp (các hệ thống chuyển đổi), tác động nhằm tạo ra rừng tự nhiên có năng suất cao hơn (các hệ thống chặt trắng), hoặc giảm thiểu tác động và sử dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy gỗ (các hệ thống tái sinh tự nhiên). Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống phục hồi bằng việc phục hồi lại rừng trên đất đã bị thoái hóa (các hệ thống phục hồi). [1]

Hệ thống quản lý rừng cần dựa trên sự hài hoà giữa kinh tế quốc dân nhà nước và kinh tế doanh nghiệp. Bất kỳ một khu rừng nào cũng có khả năng cung cấp lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái. Về nguyên tắc thì lợi ích kinh tế không

24

mâu thuẫn với lợi ích sinh thái, nếu giữa kinh tế quốc dân và kinh tế doanh nghiệp không tạo ra các hệ thống độc lập với nhau. Hệ thống quản lý rừng phải dựa trên các cơ sở khoa học về lâm sinh. Hệ thống quản lý rừng phải dựa vào toàn dân (xã hội hóa nghề rừng).

Về đối tượng: Bản chất kinh tế của rừng thể hiện ở 3 tính chất sau: Rừng vừa là sản phẩm, vừa là tư liệu sản xuất và là một khối thống nhất của hai yếu tố này; Rừng có giá trị sử dụng tổng hợp; Giá trị sử dụng của rừng mang tính tiềm năng, lợi ích của rừng được xác định bao gồm giá trị sử dụng của các lâm sản, dịch vụ và khả năng tái sản xuất ra những sản phẩm trên.

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch quản lý tài chính và giám sát, đánh giá từ tỉnh đến cơ sở.

Tiếp tục cũng cố vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các chủ rừng nhà nước, để làm nòng cốt trong việc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng trong công tác bảo vệ phát triển rừng và chế biến lâm sản.

Hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như: chính sách hưởng lợi từ rừng; chính sách khuyến khích phát triển chế biến lâm sản; chính sách phát triển vùng nguyên liệu; chính sách phát triển khoa học công nghệ; chính sách phát triển làng nghề thủ công, mỹ nghệ, …

Xây dựng các quy ước, cam kết tham gia quản lý bảo vệ rừng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương; thực hiện nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt, tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường lực lượng quản lý bảo vệ rừng, tổ chức truy quét các tụ điểm khai thác trái phép; chủ động phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại;

25

phát triển các mô hình quản lý rừng cộng đồng để nâng cao trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng.

Nâng cao nhận thức trong xã hội về vai trò của rừng phòng hộ ven biển liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh như khai thác khoáng sản, phát triển du lịch sinh thái. Tổ chức tốt các hoạt động quản lý bảo vệ và trồng rừng ven biển theo mô hình quản lý rừng cộng đồng, nhóm hộ gia đình để nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia bảo vệ rừng.

Phân vùng lâm nghiệp là biện phát tốt nhất để phát triển bên vững nguồn tài nguyên rừng.

Rà soát lại kết quả giao đất, giao rừng theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Liên bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức giao mới diện tích UBND xã đang tạm quản lý, để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ưu tiên cho các hộ miền núi, dân tộc thiểu số có nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế hộ; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng rừng cho chủ rừng.

26

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH THANH HÓA 2.1. Tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Số lượng, trữ lượng và phân loại tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa

Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tỉnh Thanh Hóa có tài nguyên rừng khá lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế xã hội. Theo kết quả kiểm kê đất đai về số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2013, diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 600.627,66 ha; tỷ lệ che phủ đạt 54%. Trong đó:

Rừng phòng hộ có diện tích 180.750,84 ha; chiếm 30,0% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây và một số ít ở ven biển. Chức năng của rừng là phòng hộ đầu nguồn các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Mực, sông Bưởi, Hồ Cửa Đặt, Hồ Yên Mỹ... và phòng hộ ven biển.

Rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia Bến En, một phần Vườn quốc gia Cúc Phương và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên và các di tích danh thắng như Lam Kinh, rừng Thông. Với tổng diện tích 82.005,9 ha, chiếm 14% diện tích đất lâm nghiệp. Chức năng của rừng là bảo tồn đa dạng sinh học, hệ động thực vật quí hiếm, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.

Rừng sản xuất có diện tích 337.871,49 ha, chiếm 56% diện tích đất lâm nghiệp; tập trung ở vùng đồi núi thấp và vùng trung du.

Rừng của Thanh Hóa chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá phong phú, đa dạng về giống loài. Về thực vật có các loại gỗ quý như lát, pơmu, trầm hương, lim, sến, vàng tâm…; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre…; ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh kiến. Tuy nhiên, trong những năm cuối thập kỷ trước do bị khai thác quá mức nên chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng, các loại thực vật quí hiếm như lim, lát chỉ còn rải rác ở một số địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các khu bảo tồn, vườn Quốc gia.

27

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích rừng của tỉnh Thanh Hóa

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của rừng trong tỉnh Thanh Hóa. Diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đang bị giảm dần nhưng vẫn duy trì được diện tích lớn đó là diện tích rừng phòng hộ là 81504,77 ha. Rừng đặc dụng là 191943.98 ha. Trong những năm vừa qua nhờ các chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng phát triển rừng mà diện tích rừng của tỉnh không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt là những cánh rừng mới ngày nhiều góp phàn phủ xanh đất trống đồi trọc. Diện tích rừng sản xuất được quy hoạch lại một cách khoa học năm 2013 diện tích rừng sản xuất của tỉnh là 355651,25 ha tạo nguồn nguyên liêu rồi rào cho việc phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất vì vậy hệ thống động thực vật ở đây cũng rất đa dạng và phong phú. Với 2 vườn quốc gia là Bến En, Cúc Phương và 05 khu bảo tồn thiên nhiên là: Pù Luông ( Bá Thước và Quan Hóa), Pù Hu (Quan Hóa, Mường Lát), Xuân Liên( Thường Xuân ), Sến Tam Quy (Hà Trung) và khu bảo tồn Nam Động. Nơi đây đã lưu giữ được rất nhiều loại động thực vật giá trị và nguồn ghen quý hiếm để phục vụ nghiên cứu phát triển và bảo tồn sinh vật.

Rừng Thanh hóa có nhiều loài gỗ quý hiếm có lát, pơmu, trầm hương. Gỗ nhóm I, II có samu, lim xanh, táu, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de,

12.96

30.51 57.63

28

chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ…các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su.

Đáng chú ý là vùng luồng, tre, nứa phân bố ở Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến bột giấy. Nhìn chung, vùng rừng giàu và trung bình hiện còn phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt – Lào, có độ cao trên 700 - 1.200 m, xa đường giao thông và các khu dân cư, chủ yếu là rừng đầu nguồn, phòng hộ. Còn vùng rừng ở độ cao dưới 700 m, gần các trục giao thông là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức, cần được cải tạo.

Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, bò tót, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát như trăn, rắn, rùa, ba ba, tắc kè, kỳ đà, tê tê, các loài chim và ong rừng… Đặc biệt ở vùng Tây Nam Thanh Hóa có rừng quốc gia Bến En, nơi lưu giữ và bảo vệ các nguồn gen động vật, thực vật quý, đồng thời là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Bảng 2.1: Tổng diện tích 3 loại rừng phân theo khu vực hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

STT Huyện Rừng phòng hộ (ha) Rừng đặc rụng ( ha ) Rừng sản xuất (ha) Tổng ( ha) 81504,77 191943.98 355651,25 1 Đông sơn 129,80 75.71 2 Bá Thước 12365,76 11698,03 26261.52 3 Cẩm Thủy 7192,52 11801.35 4 Hà Trung 518,50 2684,05 3405.05 5 Hậu Lộc 439,29 694,20 631.59 6 Hoàng Hóa 1394,40 226.46

29 7 Lang Chánh 15867,50 34765.08 8 Mường Lát 4410,70 31408,04 34678.24 9 Nông Cống 1994,84 827.75 10 Nga Sơn 780,00 168.76 11 Ngọc Lặc 2894,80 18713.90 12 Như Thanh 3900,90 9619.09 22746.11 13 Như Xuân 8132,1 12291,27 32190.63 14 Quảng Xương 467,70 287.40 15 Quan Hóa 23153,99 16943,58 43984.66 16 Quan Sơn 314423,27 48623.95 17 Thạch Thành 4669,6 6526,14 17057.71 18 Thọ Xuân 78,00 2854.85 19 Thường xuân 23475,05 28739,76 38203.15 20 TP.Thanh Hóa 221,97 7.03 166.93 21 Triệu Sơn 1654.42 3188.90 22 Tỉnh Gia 6943.23 10562.86 23 Tx. Bỉm Sơn 449.79 1132.26 24 Tx. Sầm Sơn 138,91 140.32 25 Vĩnh Lộc 2295.24 26 Yên Định 801.18

31

2.1.2. Vai trò của rừng đối với tỉnh Thanh Hóa

2.1.2.1. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết thì diện tích tỉnh Thanh Hóa có tới ¾ diện tích là đồi núi do đó việc phát triển nguồn tài nguyên rừng là rất thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao do rừng đem lại.

Giá trị tổng hợp của rừng trong tỉnh có thể chia thành 5 chức năng: Chức năng sản xuất (kinh tế); Chức năng phòng hộ môi trường; Chức năng giải trí (du lịch); Chức năng môi sinh; Chức năng bảo vệ đa dạng sinh học. Thứ tự tầm quan trong của các chức năng này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, theo từng địa phương và theo từng đối tượng rừng.

Giá trị của ngành không ngừng tăng nhanh qua các năm từ 300 tỷ đồng năm 2000 lên hơn 500 tỷ đồng năm 2010 giá trị tăng trưởng bình quân trong ngành đạt 7%. Cơ cấu của ngành giảm về tỷ trọng nhưng không ngừng tăng về mặt quy mô sản lượng. Để hiểu rõ hơn về giá trị kinh tế mà tài nguyên rừng đem lại, chúng ta có xem cơ cấu của ngành nông lâm thủy sản của tỉnh năm 2013.

Hình 2.2: Cơ cấu giá trị ngành nông- lâm - thủy sản năm 2013 78.4

6.1

15.5

32

Tuy chỉ đóng góp được hơn 6% trong tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhưng ngành lâm nghiệp đã đóng góp không nhỏ trong quá trình giải quyết việc làm cho nhân dân vùng núi trên địa bàn, góp phần ổn định kinh tế và an ninh chính trị.

Trữ lượng rừng của Thanh Hóa thuộc loại dưới trung bình, ước tính chỉ khoảng 16,6 triệu m3 gỗ và hơn 900 triệu cây tre nứa. Hơn 90% rừng gỗ hiện nay thuộc loại rừng non và rừng nghèo, các loại rừng tre nứa hỗn giao cũng đều ở tình trạng nghèo. Rừng giàu và trung bình chỉ chiếm 6,6% diện tích rừng gỗ trong tỉnh và chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố rải rác trên các dãy núi cao ở khu vực biên giới Việt - Lào và một số vùng ở Pù Man, Pù Rinh, Pù Kha, Pù Luông, Pù Hu... trên độ cao từ 700 mét - 1.200 mét, xa đường giao thông và các khu dân cư. Ở các vùng đồi núi thấp dưới 700 mét, gần các trục đường giao thông và khu dân cư thường là rừng nghèo vì bị khai thác quá mức. Phân cấp trữ lượng rừng gỗ tự nhiên cụ thể như sau:

Cấp trữ lượng II (226 - 300 m3/ha): 2.918,6 ha Cấp trữ lượng III (151 - 226 m3/ha): 10.159,1 ha Cấp trữ lượng IV (76 - 150 m3/ha): 42.315,1 ha Cấp trữ lượng IV (< 75 m3/ha): 65.155,4 ha Rừng non có trữ lượng: 22.259,8 ha Rừng non chưa có trữ lượng: 57.899,3 ha.

Sản phẩm gỗ cung cấp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay hầu như không có một ngành nào không dùng tới gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người sử dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Sản lượng khai thác gỗ là 66 ngàn m3 (năm 1995), 37,5 ngàn m3

33

54.350 m3 sản lượng khai thác gỗ giảm chứng tỏ các cấp các ngành trong tỉnh đã chú trọng hơn tới việc phát triển bền vững tài nguyên rừng chú trọng bảo vệ và phát triển chứ không chỉ hướng tới khai thác nguồn tài nguyên quý giá này. Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa, song mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.

Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản các loài chim thú cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách cho tỉnh. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng.

2.1.2.2. Vai trò của rừng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường sống của tỉnh

Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông nghiệp và nâng cao năng suất hoa màu. Ở những vùng núi cao trong tỉnh như Bá Thước, Quan Hóa Mường Lát…, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồn nước, điều tiết nước và cung

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 30)