Khoán bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 62)

5. Kết cấu khóa luận

3.1.4. Khoán bảo vệ rừng

Mục tiêu được đặt ra là phải làm thế nào để sử dụng có hiệu quả rừng và đất rừng với chi phí và lợi nhuận hợp lý nhất, đảm bảo tính liên tục, ổn định, lâu dài, hạn chế đến mức thấp nhất những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường, xã hội và chất lượng của rừng; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương sống gần và ven rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; tăng độ che phủ rừng, phát huy tối đa chức năng của rừng. Để quản lý, phát triển rừng bền vững cần nâng cao nhận thức và trình độ của cán bộ, công nhân viên và người dân; điều tra, đánh giá kỹ lưỡng về tài nguyên đất, tài nguyên rừng và xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi minh bạch, rõ ràng đối với cộng đồng, nhất là người dân sống ven lâm phần.

Chúng ta có thể áp dụng những mô hình của các nước phương tây đang sử dụng đó là một mô hình phát triển nhiều thế hệ, khi khai thác cần chú ý tới những lớp rừng kế cận tiếp theo đảm bảo diện tích rừng luôn được phủ xanh nhằm hướng tới một chiến lược phát triển ổn định lâu dài cho tương lai.

Có thể chúng ta phải mất nhiều thời gian và kinh phí để thực hiện mô hình khi chúng ta có thể phải bỏ nhiều tiền của và công sức nhưng phải mất một thời gian khá lâu mới có thể thu hoạch được nhưng hãy tính lợi ích lâu dài àm nó đem lại khi những cánh rừng đã trưởng thành thì chúng ta có thể vừa trồng vừa khai thác một cách liên tục.

55

Vì thế vì tương lai bền vững hãy chú trọng đến việc khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)