5. Kết cấu khóa luận
1.5.1. Những nghiên cứu trong nước
Trên thế giới một số nước như Thái Lan, Philippin, Nepal, Ba Lan… đã phát triển khá thành công phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng để bảo vệ và phát huy hết tiềm năng của rừng
Hiện nay trên nước ta đã và đang có những mô hình thực hiện phương hướng phát triển rừng một cách hiệu quả và đạt được những thành công nhất định. Thực tế cho thấy chính phủ Việt Nam đang có chủ trương phát triển phương pháp quản lý rừng cộng đồng thông qua các chính sách giao đất giao rừng, xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ rừng thôn, buôn.
Ví dụ nhưng trên đại bàn tỉnh Gia Lai đã thực hiện chủ trương xây dựng mô hình quản lí rừng và Tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bana. Nhằm hướng tới các mục tiêu: Thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Đưa các cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh nghề rừng, rừng có chủ thực sự.
Qua những chính sách thiết thực mô hình đã đạt được những mục tiêu như nâng cao đời sống của cộng đồng thông qua các hoạt động kinh doanh lâm nghiệp, sản xuất nông lâm kết hợp. Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động lâm nghiệp. Giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp, lấn chiếm đất đai, phá rừng trái phép. Duy trì và nâng cao giá trị sản xuất, tác dụng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường của các khu rừng trong khu vực. Nâng cao năng lực của cộng đồng trong quản lý tài nguyên, phát triển các kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp thích hợp. Phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc Bahnar, Jrai bản địa.
Trước những thành công bước đầu đạt được UBND tỉnh Gia Lai sẽ sớm nhân rộng mô hình và sẽ là phương hướng chính để phát triển nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững.
23
Bên cạnh đó Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (thuộc Hội KH-KT Lâm nghiệp Việt Nam) đã dự thảo xong Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng, đang trình Tổ chức chứng chỉ rừng của thế giới công nhận. Do vậy, việc cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam chưa được thực hiện mà đang trong quá trình thí điểm cấp chứng chỉ và xây dựng lộ trình để cấp chứng chỉ rừng. Đến năm 2006, ở Việt Nam mới có một đơn vị duy nhất được cấp chứng chỉ rừng của FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng của Công ty liên doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định).