5. Kết cấu khóa luận
2.2.3. Mô hình quản lý, phát triển tài nguyên rừng ở Thanh Hóa
+ Xã hội hóa lợi ích để giữ rừng
Điều quan trọng nhất của xã hội hóa lợi ích là cho người dân ý thức rõ lợi ích thiết thực của mình từ rừng thì họ sẽ phát huy cao nhất trách nhiệm bảo vệ và phát triển diện tích rừng được giao, như một người chủ thật sự. gắn liền trách nhiệm của mỗi người dân lên từng khoảng rừng để bảo vệ và chăm sóc. Đến nay tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất rừng cho các chủ rừng và các hộ gia đình với tổng diện tích là 629.100 ha, trong đó giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng 83.818, 6 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ: 80.590,9 ha; cho các doanh nghiệp nhà nước: 11.472,6 ha; cho lực lượng vũ
45
trang: 37.938,6 ha, cho các UBND xã 73.582,9 ha và cho các hộ gia đình 341.696,4 ha. Hiện nay sở NN và PTNT đang thực hiện dự án. “Phương án thí điểm giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2015”. Trên địa bàn huyện Thường Xuân thuộc khu vực hồ thủy điện hồ Cửa Đặt. Với mục tiêu Đến năm 2015, giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp diện tích 42.172,27 ha.
Giao đất giao rừng cho nhân dân các doanh nghiệp làm chủ xây dựng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Về tổ chức sản xuất: ổn định diện tích ba loại rừng theo kết quả điều tra bổ sung năm 2010. Đẩy mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo vùng: Vùng trồng luồng thâm canh diện tích 69.583 ha, vùng sản xuất gỗ lớn vật liệu xây dựng: 145.928 ha, vùng sản xuất nguyên liệu cho nhà máy MDF, bột giấy diện tích 85.405 ha, vùng cây đặc sản diện tích 640 ha, vùng kinh doanh lâm sản ngoài gỗ 90.638 ha, vùng trồng cao su diện tích 17.602 ha.
46
Bảng 2.4: Các trương trình dự án của tỉnh giai đoạn 2010-2020
STT Nội dung 2010 - 2015 2016 - 2020
1 Xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc ban quản lý x 2 Cải tạo rừng trồng (Trồng thay thế toàn bộ cây
nhập nội bằng cây bản địa)
x 3 Trồng bổ sung cây bản địa thay thế cây nhập nội x
4 Xây dựng khu dịch vụ hành chính x x
5 Xây dựng trạm Kiểm lâm; x
6 Xây dựng đường nội bộ x x
7 Trồng cây dưới tán x
8 Xây dựng hệ thống điện x
9 Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường x x 10 Tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng
sinh học với các xã khu vực xung quanh
x x
11 Tuyên truyền các luật pháp với cộng đồng x x
12 Xây dựng công trình bảo vệ rừng x x
13 Xây dựng trạm, chốt bảo vệ rừng và công trình phù trợ
x
14 Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy rừng
x
15 Xây dựng bảng nội quy x
16 Xây dựng đường băng cản lửa x
17 Trồng thử nghiệm một số loài cây dược liệu và đặc sản dưới tán rừng
x
19 Quy hoạch vùng đệm x x
20 Xây dựng đường tuần tra bảo vệ rừng x
21 Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng x x
47
Cần thực hiện tốt chiến lược bảo vệ vốn rừng hiện có, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất
Bảng 2.5: Kế hoạch khoanh nuôi bảo vệ 3 loại rừng giai đoạn 2011- 2020 TT Hạng mục ĐVT Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 1 Bảo vệ rừng phòng hộ ha 167.674 177.136 2 Bảo vệ rừng đặc dụng ha 78.102 79.977 3 Bảo vệ rừng sản xuất ha 333.143 328.510 Tổng ha 578.919 585.623
( Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa )
- Trồng rừng tập trung: Tổng diện tích trồng rừng giai đoạn 2011-2020 là: 162.864 ha (bình quân khoảng 16.286 ha/năm), trong đó:
+ Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc: 52.215 ha. + Trồng lại rừng sau khai thác: 55.127 ha.
+ Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng trồng kém chất lượng để trồng lại rừng: 55.522 ha.
Trồng cây phân tán giai đoạn 2011-2020: 16,527 triệu cây tương đương 10.016 ha, trồng cây phân tán ở những diện tích đất manh mún hoang hóa, dọc các trục đường giao thông, đê, kè các cơ sở công cộng như trường học, trụ sở cơ quan, trạm y tế, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, các khu công nghiệp, khu đô thị, …
Cải tạo 55.522 ha diện tích đất có rừng tự nhiên nghèo kiệt quy hoạch cho rừng sản xuất, có năng suất thấp, chất lượng gỗ kém, chu kỳ kinh doanh dài không mang lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng.
48
Làm giàu 21.063 ha diện tích rừng rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất sau khai thác nhưng quá trình phục hồi kém, tổ thành cây có giá trị kinh tế thấp, chất lượng tái sinh không đảm bảo cần đưa vào làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.
Bảng 2.6: Kế hoạch trồng và các loại cây ưu tiên trên đất trống đồi núi trọc
Vị trí Loại cây ưu tiên
Đỉnh Các cây lấy gỗ lâu năm…
Sườn Các cây lấy gỗ lâu năm, các cây giữ được nước có tính thẩm thấu.cây nhiều tán nhiều tầng… Chân Cây lấy gỗ, các cây công nghiệp…