Hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống người dân vùng đệm

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 72)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.6.Hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống người dân vùng đệm

Quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật...

Chúng ta cần cân bằng giữa mục tiêu sản xuất khai thác tài nguyên rừng với môi trường và xã hội.

Gắn chặt quyền lợi của người dân với tài nguyên rừng, trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng.

Rà soát ổn định diện tích canh tác nương rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bước chuyển sang phương thức canh tác thâm

64

canh, cung cấp giống cây trồng phù hợp với lập địa, có hiệu quả kinh tế cao và hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào ở các huyện vùng núi cao.

Chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nhằm làm giảm quy mô của các hộ gia đình. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi quy mô hộ gia đình giảm xuống sẽ góp phần nâng cao mức thu nhập cho các thành viên trong hộ gia đình.

Hiện nay trong khu vực vùng đệm vẫn còn có những tập tục, tư duy lạc hậu như sinh nhiều, sinh con trai… dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn diễn ra. Trong điều kiện đất chật, người đông cùng với đó là thiếu các công việc phi nông nghiệp trên nhiều địa phương, dẫn đến đông con nhưng ít lao động và đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác tài nguyên rừng một cách nghiêm trọng nhằm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của hộ gia đình. Để thực hiện tốt giải pháp này, chính quyền, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu, rộng tới từng hộ gia đình. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể vào việc phát triển kinh tế xã hội tại các xã vùng đệm. Phối kết hợp giữa việc vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình với vận động và hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, vì chỉ khi nào gắn được những lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế với vận động thì khi đó cuộc vận động mới thành công.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình vùng đệm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gia đình hợp lý là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân vùng đệm nhằm thực hiện trước một bước công tác phòng chống khai thác trái phép rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên sự thay đổi này còn chậm và chủ yếu diễn ra ở những vùng có điều kiện tương đối thuận lợi. Thay đổi tập quán chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa và đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, chú trọng thế mạnh của chăn nuôi gia súc truyền thống theo phương thức thâm canh tuy nhiên cầnhạn chế sự phá hoại của gia súc đối với rừng.

65

Phát triển các ngành nghề phụ các hộ gia đình thuộc vùng đệm có điều kiện thuận lợi về lực lượng lao động trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp có hạn, nhưng lại không có nhiều ngành nghề phụ để giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, khu vực này lại có những nguồn nguyên liệu thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề như: tre, nứa, lá, khai thác đá, đất sét… Chính vì vậy, phát triển các ngành nghề hiện có và du nhập thêm các ngành nghề mới là giải pháp hữu hiệu để tăng thu nhập cho người dân vùng đệm. Các ngành nghề phụ có thể mở rộng như: Ngành nghề làm mành, làm cót, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làm gạch, khai thác vật liệu xây dựng,…

Bảo đảm việc làm để những người dân sống gần rừng và trong rừng có cuộc sống ổn định. Tổ chức thực hiện cơ chế hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ - TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phải tổng kết thực tiễn sớm sửa đổi, bổ sung chính sách về quyền hưởng lợi cho phù hợp với thực tiễn, để những người làm nghề rừng phải sống được bằng nghề rừng.

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 72)