0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Dƣới ngòi bút trữ tình của Thanh Tịnh, hình tƣợng nhân vật người phụ nữ dƣờng nhƣ là tập trung tất cả những gì đẹp đẽ, chân thực nhất của

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 46 -49 )

I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA THANH TỊNH

a. Dƣới ngòi bút trữ tình của Thanh Tịnh, hình tƣợng nhân vật người phụ nữ dƣờng nhƣ là tập trung tất cả những gì đẹp đẽ, chân thực nhất của

phụ nữ dƣờng nhƣ là tập trung tất cả những gì đẹp đẽ, chân thực nhất của mỗi con ngƣời, và của cả cộng đồng làng xóm. Với cái nhìn của ngƣời nghệ sỹ đi tìm cái đẹp, Thanh Tịnh luôn tìm thấy ở họ những đức tính tốt, những tâm hồn trong sạch. Dù cuộc sống có nghèo khổ, cơ cực, nhƣng bao giờ tâm hồn họ cũng sáng lên những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong. Đó là những cô Phƣơng (Bến Nứa), Thảo (Quê mẹ), Duyên (Bên con đường sắt), Hoa (Con so về nhà mẹ), Sƣơng (Tình thư), Thìn (Hội chợ Huế), Hƣơng (Quê bạn), Nhung (Hội ghét đàn bà) …, những chân dung ngời sáng và đầy sức sống. Ở họ có những nét tính cách chung của những nhân vật nhƣ mẹ Tuyên (Cuộc sống), Lệ Hà (Người con gái) của Nguyên Hồng, mẹ thằng Dần (Sống nhờ) của Mạnh Phú Tƣ, cô Khuyên (Ngoại ô) của Nguyễn Đình Lạp, chị Yên của Hồ Dzếnh, mẹ Lê của Thạch Lam,… Các nhà văn nhƣ không hẹn mà cùng gặp gỡ nhau ở “hình tƣợng ngƣời phụ nữ

Việt Nam, ở cách xây dựng những mẫu ngƣời tốt đẹp gắn với truyền thống”.

Hình tƣợng người phụ nữ trong truyện ngắn của Thanh Tịnh gây ấn tƣợng trƣớc tiên là những người thiếu phụ. Đó là những ngƣời phụ nữ thôn quê có tâm hồn thật bình dị, chất phác. Họ vất vả tảo tần trong năm tháng để lo cuộc sống cho gia đình, cho con cái, “Nhƣng đời các cô ấy cũng nhƣ cô, nghĩa là cũng có chồng, có con và quãng đời làm dâu cũng vất vả, cũng phẳng lặng nhƣ nhau hết” (Quê mẹ). Dù cuộc sống nghèo khổ “cả nhà chỉ trông vào một mẫu ruộng tranh và hai mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác”, dù chỉ là những “ngƣời … ít hay chữ”, gọi “tiết trung thu” là “rằm tháng tám”, nhƣng họ, những cô con dâu nhƣ Thảo vẫn rất biết gìn giữ lễ giáo gia đình, một hai thƣa gửi khi nói chuyện với mẹ chồng, với chồng. Tấm lòng ngƣời phụ nữ ấy mới thơm thảo làm sao khi cô là “cô gái có chồng về nhà mẹ”, ở giữa những đứa em thơ “nụ cƣời trên môi cô không khi nào tắt”, cô “cho mỗi đứa năm xu”, và chỉ trong nháy mắt cô “đã phân phát tất cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm”. Để rồi sau đó “về nhà chồng cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhƣng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn”. Những ngƣời phụ nữ đó hàng ngày chèo đò đƣa thuyền cho khách qua sông, một mình nuôi con thơ khôn lớn (Bến Nứa). Những ngƣời phụ nữ đó vì thƣơng con, đã không ngại bụng mang dạ chửa, dù mệt nhọc, sắp đến ngày sinh nở vẫn phải đi mót lúa cho “đỡ cảnh nghèo ngặt”, vì “cơm ăn bữa đói bữa no, cô nhịn thì đƣợc chứ thấy đàn con nhịn, lòng cô không nỡ” (Con so về nhà mẹ). Cũng giống nhƣ cô Thảo, cô Phƣơng, ngƣời thiếu phụ tên Hoa trong Con so về nhà mẹ sống

an phận trong cảnh nghèo mà không một lời kêu than oán trách “Chồng cô cũng nghèo nên cô an phận làm ăn không dám than trách gì”. Đó phải chăng là những phẩm chất truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam đƣợc truyền lại từ đời này qua đời khác: tảo tần, chịu thƣơng chịu khó, yêu chồng, thƣơng con, hy sinh cả cuộc đời vì gia đình, chồng con. Con so về nhà mẹ đẹp nhƣ một bài ca về tình nghĩa vợ chồng. Ở đó, hình ảnh ngƣời phụ nữ ngời lên nhƣ một tâm điểm của lòng nhân hậu, nghĩa vợ chồng. Hình ảnh kết thúc truyện thật lắng đọng, gợi trong tâm tƣởng ngƣời đọc nhiều ý vị, dƣ ba: “Cô Hoa phần nhớ chồng, phần thƣơng con liền đƣa vạt áo nâu lên chặm nƣớc mắt”.

Nhân vật ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của Thanh Tịnh còn là

những cô gái có duyên phận hẩm hiu, lỡ dở trong không gian làng Mỹ Lý giai đoạn giao thời với những đổi thay mới. Những chuyến tàu đi qua làng đã phá vỡ không gian vốn bình yên xƣa nay của làng, phá vỡ những tâm hồn thiếu nữ vốn vẫn yên bình từ thuở cha sinh mẹ đẻ : “… từ ngày nhà nƣớc bắt con đƣờng sắt đi qua làng mình, trai trong làng ế vợ là thƣờng chứ con gái thì toàn đi lấy chồng thầy thông thầy ký ở các tỉnh lớn” (Tình thư). Những con tàu từ phƣơng xa đó đã mang đến cho Sƣơng (Tình thư), Duyên (Bên con đường sắt) những mối tình lãng mạn với các thầy xếp ga Xuân, Trƣu. Nhƣng những mối tình đó không vƣợt qua đƣợc sự khắc nghiệt của không gian, thời gian, hoàn cảnh mà họ đang sống. Những con tàu đến rồi đi, để lại trong tâm hồn ngƣời con gái nỗi thất vọng mơ hồ về một sự lỡ làng, dang dở. Tiếng còi tàu hú dƣờng nhƣ xé toang sự yên lặng tƣởng chừng vĩnh hằng của màn đêm làng Mỹ Lý, chặn đứng niềm hy vọng vừa mới nhen nhúm của ngƣời trinh nữ. Hƣơng trong Quê bạn, Thìn

trong Hội chợ Huế, Rosée trong Rosée lại dang dở theo kiểu khác. Đó là sự dang dở của những tình cảm mong manh đầu đời. Tình vừa chớm nở đã phải chia xa. Họ chƣa kịp thề non hẹn biển, mới chỉ là trao nhau những ánh mắt, nụ cƣời, lời đƣa, ý đón của đôi trai gái mới lớn. Lời văn của Thanh Tịnh tƣởng nhƣ không thể tinh tế hơn đƣợc nữa: “Trƣa hôm ấy Tuyên thẫn thờ qua hàng Thìn … Thấy Tuyên qua Thìn ngẩng đầu lên nhƣng nghẹn ngào không nói đƣợc câu gì”, “… Hôm nay nhớ đến Rosée, Xuân vẫn thấy lòng buồn man mác”, “… Và từ đó dòng sông Viên phẳng lặng, đồng làng Mỹ Lý vắng teo, trai bạn đi, lòng Hƣơng bơ phờ nhƣ cảnh vƣờn hoang chờ gió lạ”. Cái cảm giác mơ hồ, bàng bạc cứ lẩn khuất đâu đây, dƣờng nhƣ thất vọng, dƣờng nhƣ không.

Một phần của tài liệu TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH TRONG DÒNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH VIỆT NAM 1930-1945 (Trang 46 -49 )

×