1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý xuất nhập khẩu ở cục hải quan thành phố Hà Nội

96 475 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 401 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Thế kỉ 20 đã khép lại, dân téc ta cùng với nhân loại đang bước vào thiên niên kỉ mới - thế kỉ 21, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà đang đặt ra những yêu cầu rất khẩn trương, mới mẻ, trước nhiều thách thức và cơ hội. Điều đó cũng có nghĩa là nhiệm vụ sắp tới của Hải quan Việt nam sẽ có nhiều khó khăn và phức tạp. Quản lý Nhà nước vụ Hải quan là một mặt của công tác quản lý Nhà nước về kinh tế nó có vị trí quan trọng trong thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hải quan Việt nam là thành viên của tổ chức Hải quan thế giới đang phấn đấu hướng tới mục tiêu "xây dựng Hải quan thành lực lượng chuyên nghiệp có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và hiệu qủa cao". Trải qua hơn nửa thế kỉ cùng sự ra đời của chế độ mới và sự phát triển đất nước, Hải quan Việt nam được thành lập và không ngừng trưởng thành về mọi mặt, ngày càng khẳng định vai trò và góp phần đắc lực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước, đổi mới và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự xã hội. Qua mỗi giai đoạn cách mạng, nhiệm vụ và tên gọi Hải quan Việt nam có những thay đổi nhất định cho phù hợp, nhưng vai trò "là một binh chủng đặc biệt trên mặt trận kinh tế, chính trị, an ninh và đối ngoại". Như đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định là không thay đổi. Những thành tựu mà ngành Hải quan Việt nam đạt được trong 55 năm qua gắn bó máu thịt với các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự điều hành của Chính phủ, sự phối hợp của các ngành các địa phương, đùm bọc của nhân dân. Hà nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nơi có hoạt động xuất nhập khẩu khá sôi động với tốc độ tăng trưởng nhanh, do vậy cũng đặt ra những nhiệm vụ nặng nề trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở Cục Hải quan thành phố Hà nội. Qua thời gian thực tập tại Cục Hải quan thành phố Hà nội, em thấy vấn đề "Hoàn thiện công tác quản lý xuất nhập khẩu ở Cục Hải quan thành phố Hà nội" là một yêu cầu cấp bách. Đây là một đề tài rộng mang tính tổng quát, do trình độ và thời gian còn nhiều hạn chế, bài viết này không tránh khỏi thiếu sót và còn nhiều vấn đề liên quan khác chưa đề cập đến. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ Ých của thầy, cô giáo và độc giả để bài luận văn này có ý nghĩa thực tiễn hơn Cơ cấu luận văn tốt nghiệp gồm: Chương I: Lí luận chung về quản lý xuất nhập khẩu. Chương II: Thực trạng công tác quản lý xuất nhập khẩu ở Cục Hải quan thành phố Hà nội những năm qua. Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của Cục Hải quan thành phố Hà nội. CHƯƠNG I LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU I. nội dung và hình thức chủ yếu của hoạt động xuất nhập khẩu * Khái niệm - Nhập khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế nhằm bù đắp những hàng hoá, vật tư, nguyên liệu trong nước không có, hoặc sản xuất chưa đủ, hoặc sản xuất kém hiệu quả - Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. 1. Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất nhập khẩu. a. Nghiên cứu thị trường: Đây là bước cơ bản, quan trọng, quyết định tới sự thành bại của một doanh nghiệp tại một thị trường nhất định. Nghiên cứu thị trường bao gồm: nghiên cứu về môi trường luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hóa và con người (hành vi tiêu dùng), môi trường cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp phải tự điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho thích nghi với những đòi hỏi của thị trường. b. Tạo nguồn hàng xuất khẩu: Muốn xuất khẩu hàng hóa thì phải tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu có thể chia thành 2 loại hoạt động chính: - Loại những hoạt động sản xuất và tiếp tục qúa trình sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì hoạt động này là cơ bản và quan trọng nhất. - Loại những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu, thường do các tổ chức ngoại thương làm chức năng trung gian cho xuất khẩu hàng hóa. c. Lùa chọn đối tác kinh doanh. Để thâm nhập thành công thị trường nước ngoài, doanh nghiệp có thể thông qua một hoặc nhiều công ty đang hoạt động tại thị trường đó. Các công ty này có thể là công ty của nước sở tại hoặc công ty của nước khác đang kinh doanh trên thị trường đó, nhưng doanh nghiệp nên lùa chọn các công ty có kinh nghiệm uy tín trên thị trường để làm đối tác trong kinh doanh. Doanh nghiệp khi lùa chọn đối tác kinh doanh phải tìm hiểu kĩ đối tác thông qua các mối quan hệ bạn hàng sẵn có hoặc các công ty tư vấn, các sở giao dịch hoặc văn phòng thương mại đặt tại nước xuất khẩu. d. Đàm phán kí kết hợp đồng: Đàm phán được thực hiện - Chào hàng: là việc nhà kinh doanh giới thiệu mặt hàng xuất khẩu cùng với những điều kiện bán hàng kèm theo. - Hoàn giá (mặc cả): là khi người nhận được lời chào hàng không chấp nhận mức giá chào hàng mà đưa ra mức giá mới để thương lượng. - Chấp nhận: là sự đồng ý hoàn toàn tất cả các điều kiện mà bên kia đưa ra. - Xác nhận: là việc xác nhận lại những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận trước đó. Kết quả của cuộc đàm phán sẽ dẫn tới việc kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu là căn cứ pháp lý cho thương vụ giữa các bên. e. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu: Qúa trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu diễn ra sau khi hợp đồng được kí kết, nó bao gồm các bước công việc sau: - Xin giấy phép xuất nhập khẩu. - Kiểm tra L/C xem có đúng với hợp đồng đã kí không. - Chuẩn bị hàng để giao. - Kiểm tra hàng hóa. - Thuê hoặc ủy thác thuê tàu. - Mua bảo hiểm (nếu cần). - Làm thủ tục Hải quan. - Làm thủ tục thanh toán. - Khiếu nại trọng tài (nếu có). 2. Các hình thức xuất nhập khẩu. 2.1. Các hình thức xuất khẩu. a. Xuất khẩu trực tiếp: là việc nhà sản xuất trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Hình thức này được áp dụng khi nhà sản xuất đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình và kiểm soát trực tiếp thị trường. Tuy rủi ro kinh doanh có tăng lên xong nhà sản xuất có cơ hội thu lợi nhuận nhiều hơn nhờ giảm bớt các chi phí trung gian và nắm bắt kịp thời những thông tin về biến động thị trường để có biện pháp đối phó. b. Xuất khẩu gián tiếp: là việc nhà sản xuất thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Hình thức này được các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế áp dông. Ưu điểm của nó là doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều cũng như không phải triển khai lực lượng bán hàng, các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương ở nước ngoài. Hơn nữa rủi ro cũng hạn chế vì trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổ chức trung gian. Tuy nhiên, phương thức này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ, không liên hệ trực tiếp với nước ngoài, vì thế nên nắm bắt thông tin về thị trường cũng bị hạn chế, dẫn đến chậm thích ứng với các biến động thị trường. c. Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ): đây là hình thức mà doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo chỉ tiêu Nhà nước giao cho về một hoặc một số hàng hóa nhất định do Chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã kí kết giữa hai Chính phủ. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí do nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, tránh sự rủi ro trong thanh toán. d. Gia công quốc tế: là một hình thức kinh doanh theo đó một bên nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên kia (bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (tiền gia công). Đây cũng là hình thức đang phát triển mạnh mẽ. Bởi vì thông qua gia công, các quốc gia này sẽ có điều kiện đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị và kĩ thuật công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực sản xuất. e. Tái xuất khẩu: là việc xuất khẩu những hàng hóa mà trước đây đã nhập khẩu về nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Hình thức này cho phép thu lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị… chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu này nhất thiết phải có sự góp mặt của 03 quốc gia: nước xuất khẩu - nước nhập khẩu - nước tái xuất khẩu. 2.2. Các hình thức nhập khẩu. a. Nhập khẩu kinh doanh: là hoạt động nhập khẩu nhằm có được hàng hóa để kinh doanh. Hoạt động này hoàn toàn dùa trên những chi phí của doanh nghiệp nhập khẩu đồng thời bản thân doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm có liên quan đến hoạt động nhập khẩu và bảo đảm có lãi trong kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. Để thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp phải kí một hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài (bên xuất khẩu) để mua hàng hóa, hợp đồng này gọi là hợp đồng ngoại và một hợp đồng bán hàng hóa với doanh nghiệp trong nước có nhu cầu mua hàng hóa đó (gọi là hợp đồng nội). Khi nhập khẩu kinh doanh, doanh nghiệp được tính kim ngạch nhập khẩu doanh số và chịu thuế. b. Nhập khẩu ủy thác: là hoạt động nhập khẩu mà doanh nghiệp nhập khẩu (bên nhận ủy thác - bên B) tiến hành nhập khẩu dùa trên cơ sở đơn đặt hàng của doanh nghiệp trong nước (bên ủy thác - bên A). Trong hoạt động nhập khẩu ủy thác thì bên B hoạt động trên danh nghĩa của mình để nhập khẩu, mọi chi phí do bên A chịu để tiến hành nhập khẩu (không phải xin hạn ngạch nhập khẩu nếu có và phải chịu trách nhiệm với bên xuất khẩu trong phạm vi hợp đồng ngoại) sao cho có lợi nhất cho bên A. Đồng thời bên B cũng phải chịu mọi trách nhiệm trong phạm vi hợp đồng ủy thác với bên A. c. Nhập khẩu trên cơ sở liên doanh: hoạt động nhập khẩu trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các bên liên doanh (phải có Ýt nhất một bên có chức năng xuất nhập khẩu). Bên có chức năng xuất nhập khẩu sẽ đứng ra nhập khẩu trên cơ sở phối hợp với các bên liên doanh cùng nhau giao dịch đề ra các chủ trương, biện pháp sao cho hoạt động nhập khẩu có lợi nhất cho liên doanh. Các bên liên doanh sẽ phân chia quyền lợi và trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình. d. Nhập khẩu hàng đổi hàng: đây là hình thức của buôn bán đối lưu. Việc nhập khẩu thay vì thanh toán bằng ngoại tệ là thanh toán bằng hàng hóa với một giá trị tương đương với giá trị hàng hóa nhập khẩu. Yêu cầu cân bằng trong buôn bán đối lưu cũng như trong nhập khẩu hàng đổi hàng là: - Cân bằng về mặt hàng. - Cân bằng về giá cả. - Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa trao đổi. - Cân bằng về điều kiện giao hàng. e. Nhập khẩu tái sản xuất: hình thức nàygần giống như nhập khẩu kinh doanh. Điều khác biệt ở đây là nhập khẩu hàng hóa về thay vì để tiêu thụ trong nước thì lại để xuất khẩu sang một nước thứ ba (hàng hóa không qua chế biến ở nước tái sản xuất). Doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu tái sản xuất phải kí một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu, không phải chịu thuế xuất nhập khẩu mà phải chịu thuế VAT. II. sự cần thiết của quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. 1. Sự cần thiết của công tác quản lý xuất nhập khẩu. Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đối với nền kinh tế từng quốc gia và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng, phong phú và đang trở thành một trong những nội dung cực kì quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Vai trò quản lý của Nhà nước bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động lao động chung và do tính chất xã hội hoá của sản xuất qui định. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, trình độ xã hội hoá của sản xuất ngày càng cao thì phạm vi thực hiện vai trò này càng cần thiết và mức độ đòi hỏi của nó ngày càng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Như đã biết, nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường là bước phát triển tất yếu của kinh tế tự cấp, tự túc một trình độ cao của sự xã hội hoá sản xuất. Đặc biệt là khi quan hệ kinh tế quốc tế hình thành và phát triển thì các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước xâm nhập, tác động lẫn nhau, các nguồn lực bên trong và bên ngoài có thể di chuyển phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước, qui mô và cơ cấu nền kinh tế có thể chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý tối ưu hay lạc hậu bất hợp lý, mất cân đối, và nền kinh tế dân téc của mỗi quốc gia ở vào vị trí phụ thuộc hay là một mắt khâu cần thiết của hệ thống phân công lao động và quốc tế. 1.1. Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội. Trong những điều kiện lịch sử mới, vấn đề "mở cửa" nền kinh tế đang trở nên cấp bách và đang tạo cho nhiều quốc gia những cơ hội thuận lợi trong qúa trình đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên để hoạt động này có hiệu qủa thì cần phải có sự quản lý của Nhà nước. Để tăng tiềm năng ngoại thương thì tăng cường đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu là rất cần thiết. 1.2. Xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý kinh doanh XNK. Trong kinh doanh thương mại quốc tế hiện nay tình trạng lộn xộn, tranh xuất, tranh nhập diễn ra rất phổ biến gây rối loạn thị trường trong nước, dẫn đến Ðp giá. Bên cạnh đó, thủ tục nhiều cửa với những qui định rườm rà cũng gây không Ýt khó khăn cho nhà hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nguyên nhân chính là chưa có những qui định chặt chẽ, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ cũng như phạm vi can thiệp của các cơ quan quản lý dẫn đến sự chồng chéo trên một số lĩnh vực khác. Việc xử lý các vi phạm trong quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu chưa kịp thời nghiêm khắc.Thực trạng của kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước một cách hệ thống đúng đắn hơn, khoa học và kịp thời hơn. 1.3. Bảo vệ lợi Ých quốc gia. Xu hướng hoà nhập nền kinh tế dân téc của mỗi nước vào thị trường thế giới ngày một tăng. Những diễn biến kinh tế trong từng nước và giữa các nước gây ảnh hưởng rõ rệt đến lợi Ých của nhau. Việc ngăn ngõa hay khắc phục những ảnh hưởng bất lợi cũng như việc khai thác vào sử dụng những tác động có lợi đòi hỏi phải có vai trò của Nhà nước. Một tổ chức doanh nghiệp dù có qui mô to đến đâu cũng không thể thay thế được vai trò đó. Chỉ có Nhà nước và điều kiện thực hiện vai trò này bởi vì trong quan hệ quốc tế nói chung và trong hoạt động XNK nói riêng, Nhà nước là chủ thể của nền kinh tế độc lập, có chủ quyền, có lợi Ých kinh tế tách biệt, Nhà nước lại nắm trong tay những tiềm lực kinh tế quốc phòng quan trọng của đất nước. Để bảo vệ lợi Ých quốc gia, trong đó có lợi Ých giai cấp, Nhà nước của mỗi nước phải trực tiếp tác động đến các quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm khống chế những hoạt động bất lợi và phát huy những hoạt động có lợi cho nền kinh tế của đất nước, tạo ra các mối quan hệ kinh tế có lợi trong khu vực và quốc tế. 1.4. Mở rộng quan hệ thị trường . Vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và hoạt động XNK nói riêng không chỉ ở sự điều tiết khống chế định hướng bằng pháp luật, các đòn bẩy kinh tế và các chính sách, biện pháp kích thích mà còn bằng thực lực kinh tế của Nhà nước - tức sức mạnh của hệ thống kinh tế quốc doanh. Kinh nghiệm thực tế của các nước đã chỉ ra là, việc củng cố và tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp quốc doanh trong các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của nền kinh tế quốc dân vừa là công cụ quản lý vừa là lực lượng kinh tế trực tiếp để tham gia hình thành mở rộng quan hệ thị trường. 2. Các công cụ quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta và các công cụ quản lý xuất nhập khẩu đang được áp dụng. [...]... cksb nội bài Hỡnh 2 hq làm thủ tục đầu t gia công hq việt trì Mễ HèNH T CHC N V HI QUAN CA KHU Bộ phận trởng hải quan thu thuế hq cksb gia lâm và các khoản hq vĩnh phúc Bộ phận thu khác Báo cáo Các bộ phận giám sáttrởng phó Biên lai tổng hợp kiểm hóa hànghải quan hóa hq bu điện hn phó trởng phó trởng x-n kho bãi hải quan hải quan hq hà đông hq gia thụy hq đờng sắt lvqt Bộ phận chính sách Phúc tập-xử lý. .. cc Hi quan v c bn l phự hp Tuy nhiờn qua nghiờn cu r soỏt ln ny, ngh Tng cc Hi quan iu chnh, b sung, sa i li nhim v ca Cc Hi quan thnh ph H ni, c th nh sau: ngày 14/9/1994 của Tổng cục Hải quan về cơ bản là phù hợp Tuy nhiên qua nghiên cứu rà soát lần này, đề nghị Tổng cục Hải quan điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi lại nhiệm vụ của Cục Hải quan thành phố Hà nội, cụ thể nh sau: * Thc hin th tc Hi quan, ... sau: Hỡnh 1 Mễ HèNH T CHC B MY CC HI QUAN THNH PH H NI I KHI C QUAN cục trởng Thanh tra P.TCCB-ĐT PHó CụC TRƯởNG PHó CụC TRƯởNG P GQL đội tiếp nhận KTTT PHó CụC TRƯởNG P điểu tra cbl văn phòng đội đội p xử lý giám sát văn phòng p quản ội trị P kiểm hóa TH - TK P tài vụ II KHI N V Bộ phận tiếp P KTTT nhận đăng ký hồ sơ Bộ phận giám sát ph ơng tiện, hàng hóa, hành lý x-n Văn th Lu trữ Bộ phận tiếp nhận... láng Bộ phận điều tra chống buôn lậu hq bắc ninh Bộ phận chính sách tổng hợp Bộ phận kế toán thu Quản lý bảo đảm trang bị cơ sở vật chất Hỡnh 3 Mễ HèNH T CHC N V HI QUAN LM TH TC trởng hải quan phó trởng hải quan đội tiếp nhận KTTT Bộ phận tiếp nhận đăng ký hồ sơ đội văn phòng Văn th Lu trữ phó trởng hải quan đội kiểm hóa Bộ phận tiếp nhận hồ sơ Bộ phận tính thuế Bộ phận thu thuế và các khoản thu khác... dung qun lý hi quan i vi hot ng xut nhp khu 1.1 i tng qun lý nh nc v hi quan i tng qun lý nh nc v hi quan bao gm: Hng hoỏ, hnh lý, ngoi hi, tin Vit Nam , bu kin, bu phm, cỏc vt v ti sn khỏc xut khu , nhp khu, phng tin vn ti xut cnh, nhp cnh , quỏ cnh , mn ng Vit Nam khi cỏc i tng ny qua biờn gii Vit Nam 1.2 Chc nng qun lý nh nc v hi quan Chc nng qun lý nh nc v hi quan th hin hai mt: Qun lý bng chớnh... Tng cc Hi quan theo quy nh ca Ngnh v ch bỏo cỏo * Thc hin cỏc nhim v khỏc c Tng cc trng Tng cc Hi quan giao 3.1.3 Nhim v ca Cc Hi quan thnh ph H ni a Nhim v Giỏm sỏt qun lý v Hi quan Nhim v giỏm sỏt v qun lý Hi quan ó c quy nh c th, chi tit ti ngh nh 16/1999/N-CP ngy 27/3/1999 ca Chớnh ph v Thụng t hng dn s 01/1999/TT-TCHQ ngy 10/5/1999 ca Tng cc Hi quan v th tc Hi quan, giỏm sỏt qun lý v Hi quan v l... ca qun lý Vic kim tra giỏm sỏt c thc hin thụng qua :Qun lý hi quan v thc hin ch bỏo cỏo ca doanh nghip Cn c vo giy phộp u t , vn bn phờ duyt k hoch XNK hng hoỏ ca B Thng Mi hoc c quan c B Thng Mi u quyn duyt k hoch XNK C quan hi quan lm th tc XNK hng hoỏ theo quy nh ca phỏp lut v hi quan C quan hi quan kim tra s lng danh mc, tr giỏ hng xut nhp cú phự hp vi vn bn phờ duyt lm th tc cho thụng quan V... ca ngnh hi quan Vit Nam - Tin hnh th tc hi quan, thc hin kim tra giỏm sỏt, kim soỏt hi quan - Thc hin cỏc quy nh ca nh nc v XNK, v thu XNK ng v mt cụng tỏc ny, hi quan l ngi qun lý v th tc vi hot ng kinh t i ngoi, cỏc quy nh vi cỏc i tng c qun lý khụng phi do hi quan lm m c ban hnh bi cỏc ngnh khỏc v hi quan m bo thc hin; nu cỏc i tng kim tra hi quan khụng lm ỳng cỏc quy nh ca nh nc thỡ hi quan ca khu... cc Hi quan, quy nh chc nng, nhim v, quyn hn, t chc b mỏy v mi quan h cụng tỏc ca Cc Hi quan tnh, thnh ph Cn c quyt nh 155/Q - TCCB ngy 23/5/2000 ca Tng cc trng Tng cc Hi quan, v t chc b mỏy ca cc Hi quan thnh ph H ni 2 C cu t chc b mỏy hot ng ca Cc Hi quan thnh ph H ni Quyt nh ca Cc trng cc Hi quan thnh ph H ni quy nh tm thi v chc nng, nhim v, quyn hn, t chc b mỏy v quan h cụng tỏc ca Cc Hi quan thnh... trin c v chiu sõu v chiu rng, iu ú t ra yờu cu khỏch quan phi tng cng hn na qun lý Nh nc v hi quan i tng qun lý cng m rng, phc tp phong phỳ, cú trỡnh cao thỡ cụng tỏc qun lý cng phi tng cng tng xng mi ỏp ng yờu cu qun lý Nh nc s dng cụng c qun lý bng hi quan nhm nh ra cỏc chớnh sỏch, lut phỏp nhm iu chnh hot ng XNK, xut nhp cnh m bo cho vic phỏt trin quan h kinh t, vn hoỏ trong nc vi nc ngoi, gúp phn . quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở Cục Hải quan thành phố Hà nội. Qua thời gian thực tập tại Cục Hải quan thành phố Hà nội, em thấy vấn đề " ;Hoàn thiện công tác quản lý xuất nhập khẩu ở Cục Hải. chung về quản lý xuất nhập khẩu. Chương II: Thực trạng công tác quản lý xuất nhập khẩu ở Cục Hải quan thành phố Hà nội những năm qua. Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU. 1. Nội dung quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu. 1.1. Đối tượng quản lý nhà nước về hải quan. Đối tượng quản lý nhà nước về hải quan bao gồm: Hàng

Ngày đăng: 28/02/2015, 06:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w