SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX LONG KHÁNH ******* Mã số……… Do HĐKH Sở GDĐT ghi “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở TTGDTX C
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX LONG KHÁNH
*******
Mã số……… (Do HĐKH Sở GDĐT ghi)
“Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở TTGDTX
Có đính kèm:Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2013-2014
x
Trang 2BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I Thông tin chung về cá nhân.
6 Fax: Email: bachdaoavgdtx@yahoo.com
7 Chức vụ: Phó giám đốc trung tâm GDTX Long Khánh
8 Đơn vị công tác: Trung tâm giáo dục thường xuyên Long Khánh
II Trình độ đào tạo.
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:
Cử nhân Anh văn Thạc sỹ quản lý.(2013)
- Năm nhận bằng: 1989
- Chuyên nghành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh Thạc sỹ quản lý
III Kinh nghiệm khoa học.
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý chuyên môn và Giảng dạyTiếng Anh
- Số năm kinh nghiệm: 25 năm
* Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây
- Phương pháp dạy ngữ pháp (Grammar)
- Phương pháp dạy tạo tiết học sinh động trong giờ học ngoại ngữ
- Phương pháp dạy đọc Tiếng Anh bằng cách nào cho đúng
- Quản lý chuyên môn
- Về công tác quản lý: Quản lý chuyên môn
Trang 33 Thực trạng về biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngphụ đạo học viên yếu kém
4 Một số kinh nghiệm thực tế liên quan đến biện pháp quản lý nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém
5 Vấn đề cần ưu tiên giải quyết, nguyên nhân
IV Kết luận và kiến nghị
1 Kết luận
2 Kiến nghị
V Hiệu qủa đề tài
VI Bài học kinh nghiệm
I Lý do chọn đề tài
Trong công tác quản lý hoạt động phụ đạo học viên yếu kém của TTGDTX hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả Để công tác này đạthiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay với xu thếhội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu Việc quản lý hoạt động phụ đạo
Trang 4học viên yếu kém của TT GDTX hiện nay đòi hỏi rất lớn về nguồn lực giảngdạy Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: đối tượng họcviên có một số lớn tuổi, vừa làm vừa học, nghỉ học nhiều năm nên việc tiếpthu kiến thức mới tương đối chậm và khó khăn; một số học viên vừa học vănhóa vừa học nghề nên hạn chế về thời gian cũng ảnh hưởng đến chất lượnghọc tập; một số học viên còn thiếu ý thức và động cơ học tập Tất cả giáo viêndạy phụ đạo đều phải soạn bài thật sự phù hợp với năng lực, kiến thức củahọc viên, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu, đáp ứng được việc phụ đạo họcviên yếu kém Bên cạnh đó giáo viên dạy phụ đạo vẫn phải hoàn tất công tácgiảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công táckhác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký HĐGD, hoặc công tác vềcông đoàn, đoàn thể…
Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác dạy phụ đạo cũng có phần
bị hạn chế Về góc độ chuyên môn Bản thân muốn đổi mới phương pháp hỗ
trợ cho công tác phụ đạo học viên yếu kém có hiệu quả trong tiết học nhằmphát huy khả năng và xu thế phát triển toàn diện mọi học viên trong nhàtrường cũng như học viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Việc đổi mới và đổi mới bắt đầu từ đâu quả là câu hỏi không dễ Theo tôi câutrả lời phải ở cả hai: giáo viên và học viên
- Thứ nhất từ phía học viên, các em cần được khuyến khích và hình
thành ý thức yêu và thích các môn học, nguyện vọng chính đáng của các em
là nắm được kiến thức qua phương pháp học mà giáo viên hướng dẫn đồngthời đạt được khối lượng kiến thức cơ bản có thể ứng dụng trong đời thường
- Thứ hai là do chính từ phía giáo viên Người giáo viên phải đầu tư
cách dạy sao cho phù hợp với từng kỹ năng của học viên Học viên biết cáchhọc và làm bài sao cho chuẩn, không bị nhàm chán và sai lệch Đó là lý do màbản thân tôi cũng như tất cả các giáo viên dạy tại trung tâm đều trăn trở vàmong muốn sao cho các tiết học được sinh động hơn và học viên biêt cách
Trang 5Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở TTGDTX tx Long Khánh – Đồng Nai” được các cấp ngành quan tâm.
II Tổ chức thực hiện đề tài.
mạnh dạn đưa ra ‘ Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở TTGDTX’
Thứ đến, cho học viên thấy được tầm quan trọng của quá trình rènluyện, học và hiểu bài để làm được bài tập một cách cơ bản từ dễ đến khó.Bên cạnh đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong nhiều hoàn cảnh và tìnhhuống đặc thù phong phú Với mục tiêu giáo dục phát triển ở TTGDTX làgiúp học viên phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ vàcác kỷ năng cơ bản, phát triển tính năng động và sáng tạo ở mỗi học viên.Tạo
sự hứng thú cho học viên trong các giờ học, đồng thời kích thích óc tò mò,hiếu kì cũng như khả năng sáng tạo của học viên khi tham gia bài học “Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: “ Phát huy tính tíchcực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học,đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng học sinhphương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
Trang 6vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và tráchnhiệm học tập cho học sinh”.
Tuy nhiên, với đối tượng là học viên của TTGDTX chúng ta thì việcdạy cũng như việc học có phần khó khăn gấp bội so với các trường phổ thông
Do đó tôi mạnh dạn đưa ra quan điểm về việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở TTGDTX tx Long Khánh – Đồng Nai
2 Tình hình thực tế liên quan đến Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở TTGDTX tx Long Khánh – Đồng Nai
Tình hình chung về Trung tâm:
Trung tâm đóng trên địa bàn thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai Họcviên của trung tâm đa số là con em của địa phương và các vùng lân cận Đờisống chủ yếu dựa vào trồng cây công nghiệp (cao su) và nông nghiệp
Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Long Khánh có đội ngũ từ lãnhđạo đến cán bộ, giáo viên, nhân viên rất nhiệt tình, trình độ chuyên môn vữngvàng, có tinh thần trách nhiệm cao, đời sống ổn định, có ý thức tự học tập, tìmhiểu để nâng cao trình độ và luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm
Trung tâm hợp đồng nhiều giáo viên nên khó khăn trong việc quản lý và sinh
hoạt chuyên môn
Thực trạng về cơ sở vật chất
Nhà điều hành Số phòng học sinh
Trang 7họp lãnh
đạo
hành chính
đa năng, có diện tích sân chơi, bãi tập tương đối thoáng
- Được sự quan tâm của các cấp ban ngành, và nhất là sự chỉ đạo sátsao của giám đốc trung tâm nên đã tạo mọi điều kiện cho việc nâng cao hoạtđộng dạy phụ đạo học viên yếu kém tại trung tâm
- Có sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong trung tâm như: Tổ trưởngchuyên môn, các tổ trưởng về văn hóa, tin học ngoại ngữ, công đoàn, và cácđoàn thể trong trung tâm…đã tạo nên một động lực lớn cho học viên học tập
và có sự thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, quản lýchặt chẽ việc dạy phụ đạo học viên yếu kém
a.Về phía học viên.
Đại đa số học viên có hoàn cảnh khó khăn Ngày đi làm và tối đi họcnên việc tiếp thu kiến thức rất hạn chế Chất lượng đầu vào thấp nên rất khócho giáo viên lên kế hoạch phụ đạo Ngoài ra còn có một số học viên lườihọc Qua quá trình giảng dạy, theo dõi, chúng ta nhận thấy được rằng các họcviên yếu kém phần lớn là những học viên có thể là học viên cá biệt, vào lớpkhông chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, khôngchuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường Còn
Trang 8một bộ phận nhỏ thì học viên không xác định được mục đích của việc học Cóhọc viên chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào nhữngnội dung đã học, thậm chí chỉ ghi qua loa,lấy lệ, sau đó về nhà hầu như khôngxem lại bài và không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì, hoặc một số dolớn tuổi, theo không kịp nên chán và dẫn đến tình trạng bỏ học, hoăc chưa cóphương pháp và động cơ học tập đúng đắn trong việc học.
Học viên không có thời gian cho việc tự học Đa số học viên của trungtâm đều ở xa, học ngày đi làm, tối đi học không có thời gian để học bài cũcũng như việc chuẩn bị bài hầu như không có, nên việc tiếp thu kiến thức rấthạn chế Hoặc nữa là gia đình chủ yếu sống bằng nghề làm nông, ruộng rẫy,các học viên ở nhà phải phụ giúp gia đình việc đồng án, chăn nuôi, thậm chí
có học viên phải đi làm thêm trái buổi để kiếm thêm thu nhập và trang trãihọc phí một phần
b Về phía giáo viên
Nguyên nhân học viên học yếu không phải hoàn toàn là ở học viên màmột phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên
- Một số giáo viên chưa nắm chắc những những yêu cầu kiến thức củatừng bài dạy phù hợp với trình độ học viên Viêc dạy học còn dàn trãi, cònnâng cao kiến thức một cách quá tùy tiện
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng họcviên yếu, kém Chưa theo dõi sát sao, kỹ càng và chưa xử lý kịp thời các biểuhiện giảm sút của học viên mà mình phụ trách
- Thêm vào đó là tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanhkhiến cho học viên yếu kém không theo kịp, từ đó dẫn đến việc chán nản và
bỏ học
Trang 9- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, việc giúp
đỡ học viên thoát khỏi yếu kém còn chậm, chưa theo kịp các tiến độ mà trungtâm đã đưa ra.Từ đó họ có thể mặc cảm, cam chịu, dần dần chấp nhận với sựyếu kém của chính mình và không tự vươn lên theo kịp bạn bè
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học viên yếu kém, chưathật sự gần gũi với các em, chưa thật sự lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyệnvọng của các em nên không gây được hứng thú cho học viên thích học môncủa mình phụ trách
c Về phía phụ huynh:
Còn một số phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học tập ở nhà của con
em mình Còn “khoáng trắng” mọi việc cho nhà trường và trung tâm Giađình học viên gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm nhiều lúccũng làm cho học viên trẻ không chú tâm vào học tập
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học viên yếu kém màbản thân tôi nhận thấy trong quá trình công tác quản lý hoạt đông phụ đạo họcviên yếu kém tại trung tâm
4 Một số kinh nghiệm thực tế liên quan đến biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém.
Mọi người đều muốn đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động phụ đạo cho học viên yếu kém tại cơ sở mà mình đang giảng dạy.Trên thực tế còn có rất nhiều yếu tố.Vì vậy trong phạm vi của bài viết.Tôi
muốn góp một chút ít về quan điểm trong lĩnh vực biện pháp quản lý các hoạt động của giáo viên trong việc dạy phụ đạo cho học viên yếu kém.
Đây là vấn đề mà tôi cảm thấy cần phải quan tâm và thật sự muốn chia sẻ,chăm lo cho việc học của học viên yếu kém nói chung và của trung tâm mìnhnói riêng
Trang 10Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở TTGDTX
Nhiều năm qua chất lượng giáo dục của trung tâm giáo dục thườngxuyên chưa cao Nên việc quản lý và có kế hoạch cho việc dạy phụ đạo họcviên yếu kém cũng là vấn đề bức xúc cho ngành giáo dục thường xuyên hiệnnay do những yếu tố khó khăn khác nhau mà tôi đã nêu ra như trên, Vì lẽ đótôi đã mạnh dạn nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phụđạo cho học viên yếu kém như sau:
Biện pháp1:
* Lựa chọn giáo viên
- Giáo viên giảng dạy phụ đạo các lớp yếu kém phải được lựa chọn chính xác và trên hết họ là những người phải có trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề, “ Yêu nghề , mến trẻ”
- Giáo viên phải đặt ra yêu cầu cho học viên biết được việc học trước hết
là phải nắm vững kiến thức cơ bản, từng bước một, điểm đến sau cùng là thi tốt nghiệp và hướng học viên vào các trường trung cấp và dạy nghề, định hướng tương lai cho học viên Với những lớp này nhà trường bố trí những giáo viên có kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng học và làm bài cho học viên
- Giáo viên dạy các lớp này phải biết chấp nhận mọi trình độ của học viên
Ví dụ: Có học viên đã học hết chương trình 12 mà vẫn hỏng kiến thứckhi kỳ thi tốt nghiệp gần kề, giáo viên phải dành thì giờ nhiều trong việc dạylại, nhắc lại bất kỳ phần kiến thức nào mà học viên không biết hoặc quên đi…Chúng ta quan niệm rằng “ Mưa dầm thấm đất”, nên mỗi ngày một ít, mỗi giờmột ít, giáo viên nhắc lại bất kỳ phần kiến thức nào có liên quan mà học viênquên và cho ghi lại, như các phép tính đơn giản nhất: Phép cộng, trừ, nhân,chia; các hằng đẳng thức đáng nhớ, cách giải phương trình bậc nhất, bậchai….chúng ta dạy lại cho học viên, họ sẽ cảm thấy chính mình đang được
Trang 11tôn trọng và họ sẽ ra sức cố gắng hiểu bài và ứng dụng vào bài làm cuả mìnhmột cách nhanh nhất.
kê theo từng tháng học, phân loại học viên, có bao nhiêu phần trăm học viên
từ yếu kém lên mức trung bình, hoặc khá…
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc bồi dưỡng học viên yếu kém Thực
hiện tốt chỉ thị “Hai không” với 4 nội dung của Bộ trưởng và phong trào thiđua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Tổ chức dạy học tựchọn cho học viên theo nguyên vọng của học viên và theo tình hình thực tiễncủa nhà trường
- Lập kế hoạch về công tác bồi dưỡng học viên yếu kém trong từng
tháng, học kì và trong từng năm học cụ thể.Tổ chức dạy phụ đạo cho nhữnghọc viên yếu kém ở các khối lớp 9(nếu có),10,11,12 ở các bộ môn môn trongtừng học kỳI và kỳ II Phân công và tăng cường số tiết cho từng bộ môn Giaochất lượng khảo sát đầu năm cho giáo viên bộ môn dạy phụ đạo
- Chỉ đạo và giám sát: Mỗi giáo viên tự lập kế hoạch phụ đạo học viên
yếu kém, tổ chức cho học viên ôn tập, nhằm giảm tỷ lệ học viên yếu kém của
bộ môn.Tổ chức, tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ của đồngnghiệp rút kinh nghiệm giúp đỡ nhau có hiệu quả Chỉ đạo dạy tự chọn cácmôn theo chủ đề bám sát ôn tập những kiến thức đã hỏng, những kiến thức
Trang 12chưa thật sự nắm được Tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá chất lượng vàchuyển giao chất lượng hàng tháng, hoặc từng học kỳ trong năm Thiết lập hồ
sơ theo dõi diễn biến chất lượng của từng học viên qua giáo viên bộ môn vàgiáo viên chủ nhiệm Chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nhập vàlưu giữ hồ sơ đầy đủ, kịp thời và chính xác
- Xây dựng cho được bộ hồ sơ quản lý, phụ đạo học viên yếu kém như: lên chương trình, kế hoạch dạy học, kiểm tra việc học bài ở nhà cũng
như ở trung tâm, soạn bài và làm bài tập Thiết lập sổ đầu bài theo dõi đánhgiá giờ dạy Kết hợp với hội cha mẹ học sinh có con em có học lực yếu kém
để có biện pháp phối hợp cùng giáo dục
- Dạy chậm, nói ngắn gọn, cụ thể, chi tiết và dễ hiểu
- Giới thiệu các thiết bị dạy học, hình ảnh trực quan, sinh động, để họcviên dễ hình dung, dễ nhớ và nhớ lâu
- Vì đối tượng học của học viên GDTX đa số là học viên yếu, nên việcyêu cầu học viên học thuộc lòng từng câu từng chữ trong bài là quan trọng,phải hướng dẫn cho học viên cách học bài, làm bài Luôn yêu cầu học viên
học thuộc lý thuyết, không học ở nhà thì đến lớp học Nên phân bổ thời gian
cho học viên thảo luận nhóm, hạn chế việc đọc chép, nên có biện pháp giúphọc viên có thể nắm nội dung, bài học tại lớp
Trang 13- Đối với các môn học tự nhiên, các bài có chứng minh các định luật,định lí, các khái niệm và bài tập, giáo viên phải dành thời gian cần thiết để ônkiến thức các môn học đó cho học viên Giáo viên không nên nóng vội cungcấp lượng kiến thức quá nhiều cùng một lúc sẽ gây rối cho học viên, chắcchắn học viên sẽ không nắm hết được, kinh nghiệm cho thấy, giáo viên chỉcung cấp kiến thức vừa đủ cho bài học đó hoặc bài tập đó mà thôi, giảm bớt
áp lực cho học viên và cho nhiều dạng bài tập tương tự để học viên dần thíchnghi Khi đó, tình hình học tập của học viên khá hơn, hứng thú hơn, giáo viên
sẽ đỡ mệt hơn trong lúc dạy
- Thực hiện tốt chỉ thị của Bộ trưởng về nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo
và việc học sinh ngồi nhầm lớp.Thực hiện tốt quy chế chuyên môn Tăngcường đổi mới PPDH và việc sử dụng các ĐDDH
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp chogiáo viên
- Lập danh sách những đối tượng học viên yếu kém, để có kế hoạchgiảng dạy phù hợp Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học viên yếu kém
- Cùng với việc dạy trên lớp, tổ chức học nhóm, tổ chức cho học viênđăng kí học phụ đạo những môn yếu - kém
- Có đủ các loại hồ sơ: kế hoạch, giáo án, danh sách học viên đăng kí học,danh sách học viên có lực học yếu kém từng môn Sổ ghi đầu bài, sổ gọi tênghi điểm học viên yếu kém…
* Học viên:
- Tích cực học tập, thực hiện tốt nội quy nhà trường và các quy định khácđối với học viên Học tập trên lớp và ở nhà đầy đủ và nghiêm túc
- Có đủ tài liệu vở ghi và các dụng cụ học tập Tham gia học phụ đạo đầy
đủ, ghi chép cẩn thận, thực hiện các nội quy nhà trường trong các buổi họcphụ đạo cũng như tham gia các phong trào khác phục vụ trong việc giảng dạy
và học tập tại trung tâm
Trang 14Biện pháp 3:
* Vai trò của người quản lý chuyên môn:
Người quản lý chuyên môn phải đưa ra được các các yêu cầu sau:
- Xây dựng được kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường trong việc đưa học viên có học lực yếu kém lên mức trung bình hoặc khá cao trong tương lai Phân công giáo viên đúng chuyên môn nghiệp vụ
- Bố trí thời khóa biểu hoạt động giảng dạy và theo dõi các hoạt động dạy phụ đạo học viên yếu kém tại trung tâm
- Sẵn sàng giải quyết mọi công việc, chịu trách nhiệm về các việc làm
và hành động của mình với cấp trên
- Xây dựng một ngôi trường thân thiện mà ở đó mọi người biết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau
- Quy định chức năng và quyền hạn của mỗi giáo viên
- Có kế hoạch cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ
- Biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đóng góp của giáo viên Làm sao giáo viên xem trung tâm, nơi làm việc như là nhà của mình thì họ mới an tâm công tác lâu dài Cố gắng tìm cách cải thiện đời sống tinh thần lẫnvật chất cho giáo viên Không được chuyên quyền, độc đoán trong mọi công việc
5 Vấn đề cần ưu tiên giải quyết, nguyên nhân
- Có biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo họcviên yếu kém ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Long Khánh ĐồngNai
- Xây dựng được kế hoạch chiến lược và kế hoạch năm học về công tácphụ đạo học viên yếu kém sát với tình hình thực tế của trung tâm và có tínhkhả thi cao
- Kiểm tra, đánh giá và ghi nhận kết quả của học viên và giáo viên một