Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng và

Một phần của tài liệu Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng và Thương mại C&T (Trang 31)

dựng và thương mại C&T

Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm 12 người, trong đó kế toán đội là 6 người tương ứng với 6 đội thi công công trình, và phòng tài chính kế toán ở trụ sở công ty là 6 người theo mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Các thành viên trong phòng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Các kế toán viên được phân công công việc phù hợp với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và thường xuyên trao đỏi thông tin với nhau khi phát sinh các nghiệp vụ có liên quan và cung cấp thông tin cho kế toán trường.

Phòng kế toán của công ty có 3 người là cử nhân gồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và kế toán vật tư, tài sản cố định; 3 người có trình độ cao đẳng kinh tế là kế toán ngân hàng, kế toán thuế, kế toán theo dõi giá thành và 6 kế toán công trường tại các đội thi công có trình độ trung cấp kinh tế. Nhân viên trong bộ máy kế toán của công ty đều là những người có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng: là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán, chỉ đạo phòng Tài chính – Kế toán thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng điều lệ kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. Kế toán trưởng là người chỉ đạo chung, tham mưu cho lãnh đạo công ty về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc kế toán

Kế toán thuế Kế toán theo dõi giá thành Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán ngân hàng Kế toán tổng hợp

Kế toán các đội trực thuộc công ty Kế toán trưởng

viên đã làm sao cho hợp lý nhất. Ngoài ra kế toán trưởng phải duy trì chế độ báo cáo hàng tháng của các đơn vị sản xuất, quản lý và báo cáo thống kê hàng tháng của công ty, hoặc các báo cáo khác theo yêu cầu của công ty. Kế toán trưởng cũng có thể tham gia chỉ đạo, triển khai một số công trình.

- Kế toán tổng hợp: thường xuyên cập nhật, đối chiếu tổng hợp kiểm tra số liệu trên báo cáo của các đơn vị hàng tháng, hạch toán tổng hợp chi phí phát sinh, tính giá thành cho từng công trình, tổng hợp tất cả các vấn đề về kế toán trong doanh nghiệp, tổng hợp toàn bộ các phần hành kế toán khác như thuế, TSCĐ, nguồn vốn,… để lập sổ sách, báo cáo đồng thời cung câó báo cáo tình hình kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và báo cáo đầu kỳ, tháng, quý và các báo cáo khác theo yêu cầu của tổng giám đốc và kế toán trưởng.

- Kế toán ngân hàng:

Trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra và hướng dẫn hồ sơ vay vón của các đơn vị sản xuất, hoàn thiện hồ sơ giải trình ngân hàng đến khi hoàn thành các khoản vay, các loại bảo hành.

Trực tiếp viết các khoản tiền chi phí bằng ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền phục vụ cho sản xuất, theo dõi tiền về TK ngân hàng kịp thời, cập nhật theo dõi biểu tổng hợp tiền vay ứng của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Quản lý sec tiền mặt, giữ két tiền mặt, cập nhật sổ quỹ tiền mặt, sổ vay ngân hàng, sổ ký quỹ bảo lãnh, rút số dư hàng ngày để phục vụ báo cáo nhanh cho lãnh đạo điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Kế toán thuế:

Cập nhạt theo dõi bảng tổng hợp tình hình đăng ký, kê khai, thực hiện nộp thuế GTGT, tình hình viết hóa đơn GTGT của các công trình.

Kiểm tra kê khai thuế tại các đơn vị, lập biểu kê khai thuế hàng tháng của công ty, vào biểu tổng hợp kê khai nộp thuế toàn công ty. Đối chiếu thường xuyên với cán bộ phòng máy và cán bộ kiểm tra thuế của Chi Cục thuế Long Biên – thành phố Hà Nội để báo cáo giải quyết những vướng mắc. Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi chi tiết đăng ký kê khai thuế của các đội trong toàn công ty, kiểm tra đề nghị nộp thuế GTGT của các công trình ngoại tỉnh.

Có nhiệm vụ kiểm tra các hóa đơn chứng từ xem có đúng không, kiểm tra tình hình hoàn ứng của Công ty, từ đó tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán vật tư, TSCĐ:

Theo dõi sự biến động, tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vạt tư trong đơn vị theo từng đối tượng bán hàng, ghi phiếu xuất, nhập kho và vào sổ chi tiết, đề ra các biện pháp tiết kiệm vật tư dùng vào thi công, khắc phục hạn chế các trường hợp hao hụt, mất mát.

Kiểm tra đối chiết thẻ kho, sổ chi tiết vật tư hàng hóa của phòng kinh doanh vật tư, khối lượng vật tư mua bán của từng loại vật tư, hàng hóa.

Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng theo đúng chế độ.

- Kế toán các đội trực thuộc Công ty:

Các nhân viên ở các đội làm nhiệm vụ thống kê khối lượng, tập hợp chứng từ phát sinh hàng ngày như mua vật tư, xuất vật tư vào công trình, ngày công lao động của công nhân và các chi phí khác phát sinh từng công trình, đồng thời ghi sổ theo dõi cập nhật các khoản phát sinh đó. Cuối tháng tập hợp bảng kê chứng từ, bảng thanh toán lương… về phòng kế toán của công ty để báo trình duyệt vào lưu trữ, có trách nhiệm đối chiếu các khoản công nợ đã tạm ứng ở công ty để từ đó ghi vào sổ kế toán.

Một phần của tài liệu Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng và Thương mại C&T (Trang 31)