Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Kiến

Một phần của tài liệu Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng và Thương mại C&T (Trang 25)

Kiến trúc Xây dựng và Thương mại C&T

Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng và Thương mại C&T tham gia hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên do nguồn lực, quy mô còn hạn chế, nên Công ty vẫn luôn chú trọng vào các hoạt động chính xuất hiện ngay từ những ngày đầu thành lập.

 Hoạt động thi công xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, công trình đường giao thông.

Đây là hoạt động kinh doanh chính mang lại doanh thu lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của công ty.Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực xây dựng, Công ty đã từng bước khẳng định được vị thế, chỗ đứng của mình trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong những năm

qua, Công ty đã thi công nhiều công trình có quy mô lớn đều đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật cao, tạo được uy tín tốt với các nhà đầu tư. Nền kinh tế thị trường hiện đang có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Doanh nghiệp tuy nhiên Công ty vẫn tập trung phát triển mảng hoạt động chính này thể hiện ở việc doanh thu mảng hoạt động này vẫn tăng đều qua các năm và vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Doanh nghiệp.

 Hoạt động sản xuất kinh doanh

Mảng hoạt động này của Công ty chủ yếu tập trung vào sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Hoạt động này giúp cung cấp nguồn vật tư cho việc thi công các công trình xây dựng, đồng thời cũng cung cấp ra thị trường bân ngoài. Thu nhập từ hoạt động này thường chiếm 15-20% thu nhập của công ty. Hoạt động này cần ít vốn, mang lại tỷ lệ lợi nhuận cao, tận dụng được năng lực sản xuất của công ty vì thế trong giai đoạn hiện nay Doanh nghiệp có xu hướng phát triển mảng hoạt động này.

 Hoạt động cung cấp dịch vụ:

Mảng này bao gồm các hoạt động như kinh doanh bất động sản, dịch vụ vui chơi giải trí, cho thuê thiết bị xây dựng phục vụ công trình, kinh doanh dịch vụ ăn uống…Mảng hoạt động này trong thời gian gần đây cũng được công ty chú trọng đầu tư, phát triển tuy nhiên do nển kinh tế thị trưởng có nhiều biến động, Doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt nên hoạt động này chỉ mang lại một phần doanh thu nhỏ cho công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty đang từng bước nghiên cứu, tìm giải pháp để hoạt động này phát huy được hiệu quả, đóng góp nhiều lợi nhuận hơn nữa cho Công ty.

Theo Bảng 1.1 (Trang 5) có thể thấy doanh thu của toàn Công ty thời gian vừa qua có sự biến động phức tạp, tổng Doanh thu thuần (DTT) năm 2010 tăng so với năm 2009 tuy nhiên lại nhỏ hơn DTT năm 2008. Tương tự với doanh thu các mảng hoạt động của công ty, doanh thu hoạt động xây dựng năm 2010 đều tăng so với năm 2008 và 2009 và chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của công ty. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng lại giảm dần qua các năm từ năm 2008 đến năm 2010. Hoạt động cung cấp dịch vụ cũng có DTT giảm dần qua các năm. Nhận thấy doanh thu của hai mảng hoạt động sản xuất kinh doanh

và cung cấp dịch vụ là thấp hơn nhiều so với mảng xây dựng công trình, vì thế công ty đang chú trọng phát triển hai mảng hoạt động này và có nhiều phương án mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm thu kết quả tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh.

Bảng 1.1: Cơ cấu doanh thu các mảng hoạt động

Đơn vị tính: Triệu đồng

Sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Hoạt động xây dựng 13.502 78.3 12.979 78.93 14.335 83.34 2. Hoạt động sản xuất kinh

doanh 2.821 16.36 2.779 16.9 2.336 13.45

3. Hoạt động cung cấp dịch

vụ 921 5.34 686 4.17 553 3.21

Tổng cộng 17.244 100 16.444 100 17.224 100

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán )

Theo Bảng 1.2, Tổng tài sản (nguồn vốn) năm 2010 so với năm 2009 giảm 4.167.430.345 đồng tương ứng với tốc độ giảm 15.76%, so với năm 2008 giảm 1.267.388.230 đồng tương ứng với tốc độ giảm 5.38%, trong đó:

Bảng 1.2: Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty:

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ (%) Số tiền (VNĐ) Tỷlệ (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ (%) TSNH 7.642.348.820 32.45 14.172.524.623 53.58 12.511.121.623 56.15 TSDH 15.908.429.895 67.55 12.368.296.207 46.42 10.722.268.862 43.85 Tổng TS 23.550.778.715 100 26.450.820.830 100 22.283.390.485 100 NPT 8.606.247.270 36.54 11.576.815.563 43.77 8.936.974.844 40.11 VCSH 14.944.531.445 63.46 14.964.005.267 56.23 14.346.415.641 59.89 Tổng NV 23.550.778.715 100 26.450.820.830 100 22.283.390.485 100 DTT 17.244.367.305 16.444.719.196 17.224.043.712 LNST 1.305.847.279 1.011.387.138 490.210.374 Nộp NSNN 255.065.618 262.310.691 151.060.694 TNBQ/tháng 2.202.607 2.675.057 3.036.000 ROA (lần) 0.04 0.02

ROE (lần) 0.068 0.033 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán )

Bảng 1.3: Phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh: Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 so với 2008 Chênh lệch 2010 so với 2009

Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %

1. TSNH 4.868.772.800 63.71 -1.661.403.000 - 11.72 2. TSDH -5.186.161.030 - 32.6 -1.646.027.345 - 13.31 3. Tổng TS -1.267.388.230 - 5.38 -4.167.430.345 - 15.76 4. NPT 330.727.574 3.84 -2.639.840.719 - 22.8 5. VCSH -598.115.804 -4 -617.589.626 - 4.13 6. Tổng NV -1.267.388.230 5.38 -4.167.430.345 - 15.76 7. DTT -20.323.593 0.12 779.324.516 4.74 8. LNST -815.636.905 62.46 -521.176.764 -51.53 9. Nộp NSNN -104.004.924 -40.78 -111.249.997 -42.41 10.TNBQ/tháng 833.393 37.84 360.943 13.49 11. ROA (lần) -0.02 -50 12. ROE (lần) -0.04 51.47 Nhận xét:

- Tài sản ngắn hạn (TSNH) năm 2010 so với năm 2009 giảm 1.661.403.000 đồng tương ứng giảm 13.31%, so với năm 2008 tăng 4.868.772.800 đồng tương ứng với tốc độ tăng 63.71%. Tài sản dài hạn (TSDH) năm 2010 so với năm 2009 giảm 1.646.027.345 đồng tương ứng giảm 13.31%, so với năm 2008 giảm 5.186.161.030 đồng tương ứng với tốc độ giảm 32.6%. Điều này cho thấy Công ty đã giảm bớt đầu tư TSNH và TSDH trong năm 2010 và tỷ lệ giảm đầu tư TSDH là nhiều hơn so với TSNH. Mặt khác nhìn vào bảng ta thấy cơ cấu giữa TSNH và TSDH trong các năm là tương đối hợp lý, có tính logic, nhằm năng cao chất lượng và hiệu quả cho Công ty. Đặc biệt Công ty đã chú trọng đến đầu tư TSDH như: đầu tư các phương tiện thiết bị, máy móc hiện đại hơn để phục vụ thi công công trình nhằm nâng cao tiến độ kịp thời,nâng cao hiệu quả tạo ra cơ sở vật chất tiền đề vững mạnh cho Công ty phát triển lâu dài và tạo niềm tin uy tín cho các bên.

- Nợ phải trả năm 2010 so với năm 2009 giảm 2.639.840.719 đồng tương ứng giảm 22.8%, so với năm 2008 tăng 330.727.574 đồng tương ứng với tốc dộ tăng 3.84%. Vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 giảm 617.589.626 đồng tương ứng giảm 4.13%, so với năm 2008 giảm 598.115.804 đồng tương ứng với tốc độ giảm 4%. Trong năm 2010 mặc dù công ty đã cố gắng giảm bớt nợ phải trả, cụ thể giảm so với năm 2009, nhưng lại tăng so với năm 2008. Đây là tín hiệu tốt cho thấy

công ty đã có biện pháp giảm vay nợ. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu giảm qua các năm, chứng tỏ Công ty đang làm việc không có hiệu quả.

- DTT của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 779.324.516 đồng tương ứng với tốc độ tăng 4.74%, so với năm 2008 giảm 20.323.593 đồng tương ứng với tốc độ giảm 0.12%. Chứng tỏ trong năm 2010 Công ty đã hoàn thành nhiều đơn đặt hàng, nhiều công trình, hạng mục công trình so với năm 2009, tuy nhiên mức DTT này lại giảm so với năm 2008. LNST của công ty năm 2010 so với năm 2009 giảm 521.176.764 đồng tương ứng với tốc độ giảm 51.53%, so với năm 2008 giảm 815.636.905 đồng tương ứng với tốc độ giảm 62.46%. Ta thấy DTT của công ty có tăng lên vào năm 2010 nhưng LNST lại giảm mạnh chứng tỏ Công ty không quản lý tốt các khoản mục chi phí, để cho các khoản mục chi phí tăng khá mạnh

- Các khoản phải nộp NSNN năm 2010 so với năm 2009 giảm 111.249.997 đồng tương ứng với tốc độ giảm 41.41%, so với năm 2008 giảm 104.004.924 đồng tương ứng với tốc độ giảm 41.78%. Điều này là do LNTT của công ty giảm mạnh.

- TNBQ/tháng của nhân viên công ty được cải thiện đáng kể qua các năm. Cụ thể năm 2010 TNBQ/tháng của 1 nhân viên tăng so với năm 2009 là 360.943 đồng tương ứng với tốc độ tăng 13.49%, tăng so với năm 2008 là 833.393 đồng tương ứng với tốc độ tăng 37.84%. Điều này thể hiện chính sách của công ty rất tốt của trong việc quan tâm tới đời sống của công nhân viên.

- Chỉ tiêu ROA năm 2010 so với năm 2009 giảm mạnh 0.02 lần tương ứng với tốc độ giảm 50%. Chứng tỏ trong năm 2010, công ty đã sử dụng TS không tốt, từ 1 đồng TS đem vào kinh doanh thu được ít đồng LNST hơn so với năm 2009. Đây là một tín hiệu xấu, công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này ngay, tăng cường các biện pháp sử dụng tốt TS, không để máy móc bị bỏ không, gây tình trạng lãng phí.

- Chỉ tiêu ROE năm 2010 so với năm 2009 giảm mạnh 0.04 lần tương ứng tốc độ giảm 51.47%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH của DN không cao. Công ty cần có các biên pháp tăng cường sử dụng nguồn VCSH, có biên pháp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI C&T

Một phần của tài liệu Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng và Thương mại C&T (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w