skkn vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả cho học sinh trong giờ học giáo dục công dân lớp 12

32 803 0
skkn vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả cho học sinh trong giờ học giáo dục công dân lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN CÓ THẬT TRONG ĐỜI SỐNG NHẰM TẠO SỰ HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Người thực hiện: Hà Thị Thanh Hương Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn GDCD  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 1 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Hà Thị Thanh Hương 2. Ngày tháng năm sinh: 01 - 07 - 1982 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Số nhà 74, tổ 1, khu phố 11, phường An Bình, Biên Hoà, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613834289- 0613.834466 (CQ)/ (NR): 0613. 992909 6. Fax: 061.3 3933163. E-mail: thanhhuong@nhc.edu.vn 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên giảng dạy môn GDCD 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ - Năm nhận bằng cử nhân: Tháng 5/2005 - Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính trị - Năm nhận bằng Thạc sỹ: Tháng 6 /2012 - Chuyên ngành đào tạo: ĐH Vinh – Nghệ An – Ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Giáo dục chính trị III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD - Số năm có kinh nghiệm: 8 năm Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 2 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN CÓ THẬT TRONG ĐỜI SỐNG NHẰM TẠO SỰ HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong xu hướng hiện nay giáo dục không chỉ hướng vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ giá trị và những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực để cống hiến và sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc. Hiện nay giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Chính giáo dục có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển con người - nhân tố quyết định cuả sự phát triển xã hội và góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường có những yếu tố tác động không nhỏ đến việc học tập và sinh hoạt của học sinh. Một trong những ảnh hưởng đó là trong thời gian gần đây bạo lực học đường có sự gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng, bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau mà chúng đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. Học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ luật, nhắc nhở như vụ nam sinh đấm thầy giáo chảy máu đầu tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, TP Hồ Chí Minh), nữ sinh tát cô giáo dạy nhạc tại trường THCS Ngô Chí Quốc (Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh); hay là học sinh Nguyễn Thái Sơn (15 tuổi, ngụ ấp Đông Bắc, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) là học sinh của trường THCS Gia Kiệm đã cướp đi mạng sống của một bạn cùng lớp vì mâu thuẫn nhỏ. Tất cả những sự iệc trên đặt chúng ta trước một câu hỏi: Tại sao lại thế? Tại sao ở lứa học sinh, các em lại có những hành vi vi phạm pháp luật như vậy? Thực tế cho thấy ý thức đạo đức và ý thức thực hiện pháp luật của một bộ phận học sinh đang làm cho gia đình, nhà trường và cả xã hội hoang mang lo lắng. Chúng ta lại nghĩ đến vai trò môn Giáo dục công dân trong nhà trường, liệu đã được đầu tư và quan tâm đúng mức hay chưa? Với phần pháp luật trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 có vị trí, vai trò rất quan trọng sẽ trang bị cho các em được những kiến thức cơ bản về pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, giúp các em có ý thức, thái độ sống đúng đắn, có hành vi ứng sử văn minh, đúng pháp luật, rèn luyện thói quen và hành vi tự giác chấp hành luật pháp trong đời sống xã hội, nhất là các em học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào lứa tuổi trưởng thành, việc hiểu và thực hiện đúng pháp luật là hết sức cần thiết cho một công dân. Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 3 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 Kiến thức pháp luật trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 vốn rất khô khan, khó nhớ, khó tiếp nhận, mang tính khái quát cao vì thế để các em tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả thì không phải dễ dàng nên giáo viên dạy biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để gây được sự hứng thú ở học sinh. Có thể nói, phần giáo dục công dân lớp 12 vốn có nhiều kiến thức liên quan với cuộc sống hiện tại cho nên việc liên hệ giữa bài học và cuộc sống thực tiễn là điều hết sức cần thiết vì điều đó sẽ giúp học sinh hứng thú với môn học hơn và tiếp thu tri thức một cách sâu sắc, nhẹ nhàng và hiệu quả. Đó chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài : “ Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu qủa cho học sinh trong giờ học giáo dục công dân lớp 12” để chia sẽ kinh nghiệm và những trăn trở của mình trong quá trình dạy học. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Bất kỳ một phương pháp giáo dục hay phương pháp dạy học nào cũng đều được xây dựng nên từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Có như vậy việc dạy học mới đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, đem lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Việc vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu qủa cho học sinh trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 cũng không nằm ngoài yêu cầu chung đó. Nó sẽ góp phần quan trọng trong việc truyền tải tri thức bài học đến học sinh, từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học pháp luật vào đời sống. Vấn đề phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp tình huống nói riêng đã phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học đã được nhiều nhà tư tưởng, nhiều nhà giáo dục từ cổ chí kim, từ trong đến ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ thời cổ đại đã có các nhà tư tưởng nổi tiếng như Khổng tử, Xôcrát, Aristốt đã nói đến tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Khổng Tử đã nói: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa”. Chính Khổng Tử đã hướng học trò của mình tự biết phân tích, suy nghĩ để tìm ra chân lý. Vấn đề phương pháp dạy học bằng tình huống, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học được đề cập đến trong các công trình của các tác giả nổi tiếng thế giới như: Montaigne (1533 - 1592), nhà quý tộc Pháp, nhà giáo dục, người đề ra phương pháp giáo dục “học qua hành”. Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 4 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 Komensky (1592 - 1670), nhà tư tưởng, nhà giáo dục, người đưa ra quan điểm về phương pháp giáo dục hướng đến tích cực, tự do, sáng tạo. Phương pháp tình huống trong giáo dục và đào tạo có nguồn gốc từ thế kỷ 20. Từ năm 1908 ở Trường Thương Mại HarVard ở Boston ( Mỹ ) đã sử dụng trong việc đào tạo của các nhà kinh tế xí nghiệp, với mục đích chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên vào thực tiễn nghề nghiệp. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề dạy học tích cực nói chung và sự vận dụng phương pháp tình huống và những câu chuyện có thật trong đời sống vào quá trình dạy học đã được các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Có thể kể ra các công trình tiêu biểu như: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng với bài “Một phương pháp cực kỳ quý báu” đăng trên báo nhân dân ngày 18/11/1994; Vũ Hồng Tiến với cuốn “ Dạy và học môn GDCD ở trường THPT những vấn đề ly luận và thực tiễn”; Nguyễn Văn Cư với cuốn “Dạy và học môn GDCD ở trường THPT- những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều giáo viên đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học này và cũng đã có những thành công nhất định trong bài giảng của mình, nhưng sự thành công đó chưa hoàn phổ biến vì thế thực tiễn luôn đạt ra những yêu cầu là GV phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để có những tiết dạy hay hơn, hiệu quả hơn. 2. Cơ sở thực tiễn Mục tiêu của ngành giáo dục hiện nay là đổi mới, nội dung, phương pháp dạy và học để học sinh có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh hội tri thức, nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu đó, trong qúa trình dạy học phải tổ chức linh hoạt các nội dung học tập, học sinh chủ động giải quyết vấn đề bằng những hiểu biết của bản thân một cách sáng tạo, không thụ động, máy móc. Tư duy luôn luôn bắt đầu từ một vấn đề hoặc một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên hay nỗi băn khoăn thắc mắc trước một sự việc, hiện tượng. Sự lôi cuốn cá nhân vào quá trình tư duy được xác định bởi tình huống thực tiễn xẩy ra xung quanh họ.Vì vậy, việc dạy học bằng tình huống và vận dụng câu chuyện có thật trong đời sống trong giờ dạy là một trong những phương pháp dạy học tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, được xem như xu hướng đầu tư chiều sâu cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhất là môn giáo dục công dân- một môn học được đánh giá rất khô khan, trừu tượng và khó hiểu. Hiện nay thì cũng có nhiều giáo viên đã áp dụng những phương pháp dạy học tình huống và kết hợp với những câu chuyện có thật trong thực tiễn để cho bài giảng sinh động và HS thích thú với tiết học mà tiếp thu tri thức tốt hơn tuy nhiên Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 5 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 những phương pháp tình huống, câu chuyện có thật được lồng ghép đó chỉ áp dụng ở một số nội dung kiến thức bộ môn GDCD, trên thực tế thì cũng chưa thành công phổ biến vì thế tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi thêm để việc vận dụng phương pháp tình huống và những câu chuyện có thật trong đời sống trong giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12 giúp các em tiếp thu tri thức hiệu quả hơn, thích thú hơn. Có thể nói, đây là phương pháp dạy học khá hữu hiệu nhằm mang lại niềm vui, hứng thú, thắp lên ngọn lửa say mê, tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, từ đó hình thành ở học sinh nhân cách của người lao động mới, tự chủ, sáng tạo, có khả năng giải quyết tốt các tình huống do cuộc sống đặt ra. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Xuất phát từ thực trạng dạy và học trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo chú ý trong việc bồi dưỡng giáo viên dạy giáo dục công dân để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn như: cải tiến nội dung chương trình,sách giáo khoa, đào tạo bồi dưỡng giáoviên để nâng cao chất lượng đội ngũ, bổ sung thêm tài liệu, trang thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên bộ môn tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học nhằm tiếp thu hiệu qủa trong giờ dạy của giáo viên. Một số phương pháp dạy học tích cực đã được giáo viên vận dụng trong quá trình dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 như: phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp đóng vai…. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống vào giảng dạy phần Pháp luật trong chương trình giáo dục công dân lớp 12, để nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. 1. Phương pháp tình huống:  Khái niệm.  Phương pháp tình huống là phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống cụ thể trong thực tiễn và giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên.  Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, câu chuyện có thật hoặc được hư cấu theo tình huống có thể xẩy ra trong thực tế cuộc sống. Học sinh sau khi tiếp nhận tình huống phải đưa ra sự lựa chọn trên cơ sở cân nhắc các phương pháp giải quyết khác nhau.  Nội dung và yêu cầu Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 6 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12  Nội dung:  Tình huống đưa ra là hoàn cảnh thực tế, trong đó có chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột.  Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, có chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột, có tính phức hợp để minh chứng một số vấn đề trong cuộc sống  Tình huống có thể thật hoặc được mô phỏng từ thực tế cuộc sống  Yêu cầu:  Tình huống có thể dài hay ngắn với mức độ khó, dễ khác nhau tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ HS và thời lượng giảng dạy.  Tình huống cần chứa đựng mâu thuẫn, phản ánh tính đa dạng của cuộc sống hiện thực.  Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt vấn đề hoặc câu hỏi.  Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người học mà mở ra nhiều hướng giải quyết. Việc giải quyết tình huống trong thực tiễn không chỉ có một giải pháp duy nhất.  Tình huống cần vừa sức, phù hợp với điều kiện, thời gian và người học có thể giải quyết được trên cơ sở kiến thức, kỹ năng của họ.  Có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một tình huống hoặc mỗi nhóm nghiên cứu một tình huống khác nhau và lựa chọn đưa ra giải pháp phù hợp  Đánh giá về phương pháp tình huống:  Ưu điểm:  Nội dung tri thức của bài học được thực tiễn hóa, gắn lý thuyết với thực tiễn thông qua những tình huống gần gũi với học sinh.  Qua giờ học các em được tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng những phẩm chất của tư duy như: phê phán, sáng tạo, khả năng giao tiếp, quyết đoán, ra quyết định, tích cực hoá hoạt động của người học nhờ quá trình thường xuyên tiếp cận với các tình huống thực tế.  Nhược điểm:  Việc vận dụng phương pháp tình huống đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và năng lực, tâm huyết của người giáo viên trong khâu chọn lựa tình huống và quá trình triển khai trên lớp. Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 7 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12  Phương pháp xử lý tình huống chỉ phối hợp với việc vận dụng tri thức nhưng không phù hợp với việc truyền thụ tri thức với một cách hệ thống.  Phương pháp này đòi hỏi cao đối với giáo viên và cả học sinh vì GV cần làm việc với tư cách là người tổ chức, điều khiển quá trình học tập, học sinh là người lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.  Học sinh có thể bị lạc đề nếu tình huống của giáo viên đưa ra không khù hợp với nội dung bài học.  Quy trình thực hiện: Phương pháp tình huống được giáo viên sử dụng trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, nên có thể thực hiện ở phần mở đầu bài học, chuyển tiếp hoặc kết thúc bài học. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:  Giáo viên chuẩn bị các tình huống phù hợp với nội dung của bài học  Cho học sinh đọc, xem hoặc nghe tình huống và suy nghĩ về nó qua các phương tiện hổ trợ dạy học.  Giáo viên đưa ra câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống mà giáo viên đã cho.  Học sinh suy nghĩ, thảo luận và đưa ra cách giải quyết trong thời hạn nhất định, có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau và trái ngược nhau. Một số học sinh trình bày cách giải quyết trên bảng.  Giáo viên tóm tắt các cách giải quyết của HS đưa ra  Đối với phương án trả lời trái ngược nhau thì giáo viên có thể đặt thêm các câu hỏi phụ như: Theo em, nếu giải quyết hướng này sẽ dẫn đến điều gì? Nếu xẩy ra như vậy, em làm gì để hạn chế, khắc phục hậu quả? Giáo viên hướng dẫn học sinh những cách giải quyết tình huống, hướng nào nên, những cách giải quyết nào không nên hoặc không phù hợp, giúp HS có thêm kinh nghiệm sống và khả năng giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.  Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp tình huống  Tình huống được sử dụng trong quá trình dạy học của giáo viên cần vừa sức với học sinh trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, trình độ của học sinh và có thể giải quyết.  Nếu giáo viên đưa ra tình huống yêu cầu quá cao,học sinh sẽ không tìm được hướng giải quyết, không biết cách xử lý. Nếu tình huống với mâu thuẫn xung đột đơn giản HS không có nhiều cách lựa chọn, không rèn Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 8 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 luyện được kỹ năng phân tích tình huống tương tự xẩy ra trong cuộc sống  Với tình huống đưa ra giáo viên cần có dự kiến phương án mà HS có thể trả lời  Khi lựa chọn tình huống, giáo viên cần tránh sự cá biệt và nhạy cảm vì sẽ dễ làm cho học sinh hiểu sai và lệch lạc vấn đề.  Đối với các phương án trái ngược nhau thì giáoviên không nên phê phán đúng hay sai vì trong hoàn cảnh cụ thể cách suy nghĩ vấn đề của mỗi người có thể khác nhau tuỳ thuộc vào tâm lý độ tuổi, nhận thức và hoàn cảnh sống. 2. Câu chuyện có thật trong đời sống:  Quan niệm về câu chuyện có thật trong đời sống Câu chuyện có thật trong đời sống là những câu chuyện phản ánh những sự việc, những hành động, việc làm có thật diễn ra trong thực tiễn cuộc sống xã hội hàng ngày của con người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc ở các tạp chí, sách báo…  Vai trò của câu chuyện có thật trong đời sống  Trong quá trình giảng dạy khi sử dụng câu chuyện có thật trong đời sống vào nội dung của bài học sẽ tạo được ở học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng thú trong học tập, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức bài học một cách hiệu qủa hơn.  Học sinh học tập bằng dẫn chứng từ thực tiễn cuộc sống sẽ giúp cho các em tiếp thu bài có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khô khan của môn học. Những câu chuyện có thật mà giáo viên đưa ra sẽ giúp học sinh có hứng thú tìm tòi các tình tiết liên quan đến bài học để tìm ra hướng giải quyết hoặc phán đoán phù hợp với thưc tiễn cuộc sống và sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lí nhất, phù hợp với pháp luật hiện hành.  Nguyên tắc khi GV sử dụng câu chuyện có thật trong đời sống vào bài giảng:  Các câu chuyện trong thực tế cuộc sống phải sát với nội dung kiến thức bài học, tình tiết câu chuyện rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý độ tuổi của học sinh.  Giáo viên cần tóm tắt ngắn gọn, súc tích nội dung các câu chuyện, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, khó hiểu. Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 9 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12  Các câu chuyện phải có nguồn trích dẫn rõ rang. Nguồn thông tin đó phải là nguồn chính thống để qua đó cung cấp kiến thức pháp luật cho học sinh phù hợp với nội dung kiến thức bài học.  Các bước thực hiện: Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với nội dung kiến thức bài học. Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính của câu chuyện cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu để đưa vào bài học. Bước 2: Học sinh lắng nghe nội dung câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra từ nội dung câu chuyện. Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời, đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận liên hệ với nội dung kiến thức bài học.  Một số lưu ý khi sử dụng câu chuyện có thật trong cuộc sống  Để tiến hành có hiệu quả nội dung bài học thông qua câu chuyện pháp luật yêu cầu giáo viên và học sinh cần có bước chuẩn bị thật tốt.  Giáo viên có thề phô tô câu chuyện phát cho các em học sinh hoặc chiếu câu chuyện lên màn hình.  Nguồn sưu tầm các câu chuyện pháp luật để vận dụng trong giảng dạy cũng rất đa dạng. Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm trên các loại sách báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet và sưu tầm theo từng chủ đề, từng nội dung cụ thể trong bài dạy. 3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống trong dạy học giáo dục công dân lớp 12. 3.1. Thuận lợi: Pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội, gần gũi với thực tế cuộc sống con người. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu hiểu biết về pháp luật càng cao. Kiến thức pháp luật trong Giáo dục công dân lớp 12 luôn gắn với cuộc sống thực tiễn, học sinh có thể tiếp nhận tri thức từ bài học sẽ giúp các em thực hiện pháp luật tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày. Tình huống và những câu chuyện có thật trong đời sống được sử dụng vào bài giảng sẽ tạo ra được sự hứng thú cho HS, làm cho không khí lớp học sôi nổi, HS ghi nhớ bài học sâu sắc hơn 3.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên thì khi GV sử dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống có những khó khăn nhất định.  Về phía người dạy Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 10 [...]... kết quả tốt nhất Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 29 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 SGK Giáo dục công dân 12 - Bộ Giáo dục và Đào tạo - NXB Giáo Dục 2007 2 Sách giáo viên Giáo dục công dân1 2- Bộ Giáo dục và đào tạo - NXB Giáo Dục - 2007 3 Phương pháp dạy học. .. huống vào bài giảng để tạo sự hứng thú và hiệu quả trong dạy học chương trình giáo dục công dân 12 Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 11 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 Là một phương pháp, trong đó HS tự lực tìm hiểu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống. .. sử dụng phương pháp dạy Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 28 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 học phù hợp là cực kỳ quan trọng, tiết học có thành công hay không , các em học sinh có tiếp nhận tri thức bài học một cách hiệu quả hay không thì một phần lớn là nhờ sự vận dụng phương pháp. .. phóng online)  Em có nhận xét gì về hai câu chuyện trên? HS trả lời cá nhân GV nhận xét, kết luận 5 Một số giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu qủa cho học sinh trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 5.1 Đối với giáo viên: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan.. .Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 Để có những bài tập tình huống thực tế, giáo viên phải đầu tư thời gian và trí tuệ để tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau để xây dựng tình huống sát hợp với nội dung bài học Việc này đòi hỏi người GV phải có tâm huyết với nghề, có động cơ và nhu cầu... biệt là ở khu vực nông thôn và những nơi mặt bằng dân trí và hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 16 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12  Vấn đề mấu chốt trong tình huống này là sự hiểu sai quy định của Pháp lệnh Dân số về quyền quyết định số... chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 31 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ... pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 đạt Vì thế, giáo viên vừa là nhà khoa học và cũng là một nhà nghệ sĩ trong quá trình dạy học 5.2 Đối với học sinh: Trong quá trình dạy học, giáo viên giữ vai trò quan trọng, đó là tổ chức và điều khiển, hướng dẫn học sinh tiếp nhận tri thức một cách khoa học và hiệu quả nhưng để tiết... Cảnh 12 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 Tình huống 2: Các hành vi như: học sinh đến trường để học tập, nam công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhà máy không xả chất thải chưa được xử lý ra môi trường, Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép  Tất cả các hành vi trên có phải... đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải thực sự cố gắng trong việc trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức liên môn, vả cả kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, và những vốn sống, kinh nghiệm từng trải để linh hoạt vận dụng các phương pháp phù hợp trong giờ giảng của mình 4 Vận dụng phương pháp tình huống và những câu chuyện có thật trong đời sống vào bài giảng giáo dục công dân 12 4.1 Vận dụng phương pháp tình huống . thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN CÓ THẬT TRONG ĐỜI SỐNG NHẰM TẠO SỰ HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH. Cảnh 5 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 những phương pháp tình huống, câu chuyện có thật. 3 Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12 Kiến thức pháp luật trong chương trình Giáo dục công

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan